Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐỊA LÍ 10 CHUYÊN Chương 12 Địa lí ngành dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.63 KB, 17 trang )

CHƯƠNG XII: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
VAI TRỊ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ
I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ
1. Khái niệm
- Là ngành sản xuất phi vật chất phục vụ cho sản xuất tiêu dùng và công cộng.
2. Cơ cấu
- Hết sức đa dạng, phức tạp, được chia thành 3 nhóm:
+ Dịch vụ kinh doanh: GTVT, thơng tin liên lạc, thương mại, bảo hiểm, bất động
sản,…
+ Dịch vụ tiêu dùng: Du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao, …)
+ Dịch vụ công: Hoạt động đồn thể, Hành chính,...
3. Vai trị
- Kinh tế: + Thúc đẩy sản xuất vật chất phát triển.
+ Đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
+ Tăng thêm nguồn thu ngoại tệ (Du lịch, Ngoại thương).
- Xã hội: + Giải quyết việc làm.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Giảm sự chênh lệch giữa các vùng miền.
- Tài nguyên và mơi trường: Góp phần sử dụng và khai thác tốt hơn tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên nhân văn (di tích lịch sử), thành tựu KH - KT hiện đại phục vụ cho con
người.
- Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng với nhiều nước, nó được ví như
ngành cơng nghiệp khơng khói.
II. Các nhân tố ảnh hưởng
1. Trình độ phát triển nền kinh tế, năng suất lao động xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế cao, nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, áp dụng KH -KT, tự
động hóa trong sản xuất dẫn đến năng suất lao động trong ngành sản xuất cao (ngành cơng
nghiệp và nơng nghiệp) từ đó chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.
=> Vì vậy, quá trình phát triển và phân bố ngành dịch vụ phải cân đối với trình độ
chung của phát triển kinh tế với các ngành sản xuất vật chất.


2. Dân số và cơ cấu dân số


- Quy mô dân số, cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới, tỉ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến
quy mô phát triển, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu các loại hình dịch vụ.
VD: Quy mơ dân số đông -> nhu cầu dịch vụ lớn -> Thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển
-> các loại hình dịch vụ đa dạng -> mạng lưới dịch vụ đa dạng.
3. Phân bố dân cư, các loại hình quần cư
- Phân bố dân cư: Những nơi tập trung dân cư đông đúc, mạng lưới đô thị dày đặc =>
quy mô dịch vụ lớn, các loại hình dịch vụ đa dạng, mạng lưới rộng khắp, đặc biệt là Dịch Vụ
tiêu dùng.
- Các thành phố, thị xã thường là các trung tâm hành chính, chính trị => phát triển dịch
vụ hành chính, xã hội.
4. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán
- Loại hình dịch vụ:
+ Phân bố.
+ Sự phát triển.
5. Mức sống, thu nhập của người dân
- Ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ tăng trưởng, các loại hình dịch vụ.
6. Sự phân bố tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch: Tự nhiên và nhân văn.
- Ảnh hưởng sự phát triển và phân bố ngành du lịch.
III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
- Tỉ trọng ngành dịch vụ trong có cấu GDP có sự khác nhau giữa các nước.
+ Những nước phát triển có tỉ trọng ngành Dịch vụ cao: >70% (Mỹ, Australia, một
số nước châu Âu).
+ Những nước đang phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ thường thấp: <50% - <30%.
- Tuy nhiên, ngành dịch vụ có trong cơ cấu GDP ngày càng cao.
- Các thành phố cực lớn đồng thời cũng là trung tâm cực lớn của thế giới có vai trị lớn
trong kinh tế tồn cầu (Dịch vụ về tiền tệ, GTVT, viễn thông,…)

Các trung tâm lớn nhất về cung cấp các loại các loại dịch vụ là New York, London, và
Tokyo.
Các trung tâm lớn thứ 2 là Los Angeles, Chicago, Washington, Xao Paolo, Bruc – xen,
Phran – phuốc (Đức), Paris, Duy – rích (Thụy sĩ), Singapore,…
- Ở mỗi quốc gia lại có các TP chun mơn hóa về một số loại dịch vụ nhất định.


- Trong nước các TP lớn thường tập trung các trung tâm giao dịch thương mại ngân
hàng, siêu thị.
- Ở nước ta, các TP, TX thường có khu hành chính (phần “đô”), và khu buôn bán, dịch
vụ (phần “thị”). Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm giao dịch, thương mại.

VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Vai trị và đặc điểm của ngành giao thơng vận tải
1. Vai trò
- Là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ
và có nhiều sự tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham gia vào hầu hết quá trình sản xuất, nối liền sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu
dùng, phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân.


- Tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc
tế.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, vùng núi xa xơi.
- Những tiến bộ của giao thơng vận tải có tác động to lớn, làm thay đổi phân bố sản
xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
2. Đặc điểm
a. Sản phẩm đặc thù của ngành giao thông vận tải là sự chuyên chở

- Ngành giao thông vận tải không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và thông qua sự
vận chuyển từ nơi này sang nơi khác thì sản phẩm với tư cách là hàng hóa được tăng thêm
giá trị, thậm chí là tăng lên nhiều lần.
- Chất lượng của sản phẩm được tính bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn
cho hành khách và hàng hố.
* Các tiêu chí đánh giá hoạt động giao thơng vận tải
- Khối lượng luân chuyển:
+ Là khối lượng hàng hóa và hành khách do ngành giao thơng vận tải đã vận chuyển
được, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển.
+ Đơn vị: Hàng hoá: tấn, tỉ tấn.
Hành khách: người, triệu lượt người.
- Khối lượng luân chuyển:
+ Là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài
quãng đường vận chuyển.

+ Công thức:

Khối lượng luân chuyển = Khối lượng vận chuyển x Cự li quãng đường
+ Đơn vị: Hàng hoá: tấn.km
Hành khách: người.km, triệu người.km
- Cự li vận chuyên trung bình:
+ Là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi nhận hoặc hành
khách từ nơi đi đến nơi đến.
+ Đơn vị: km, nghìn km.
+ Được dùng làm căn cứ để tính giá cước vận chuyển hoặc giá vé.
b. Ngành GTVT sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu


- Ngành GTVT cần rất nhiều nhiên liệu (gần ¼ nhiên liệu khai thác trên thế giới được
sử dụng cho GTVT).

- Ngành GTVT cần rất nhiều nguyên liệu như sắt, thép để sản xuất phương tiện, xây
dựng đường ray, xây dựng các bến cảng, đường bộ,...
- Ngành GTVT tiêu thụ 1/3 sản phẩm luyện kim đen và khoảng 70% sản lượng cao su
thế giới.
- Ngành GTVT thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.
c. Sự phân bố có tính đặc thù
- Sự phân bố mang tính chất đầu mối, đầu nút.
- Hoạt động vận tải diễn ra với mạng lưới các tuyến đường và đầu mối giao thông (Hà
Nội, TP.HCM).
II. Các nhân tố ảnh hưởng
1. Tự nhiên
- Ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của các loại hình giao thơng vận tải:
+ Vị trí địa lí: giáp biển, ngã tư hàng hải -> phát triển giao thơng vận tải biển.
+ Địa hình: ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế thi công và khai thác các cơng trình
giao thơng vận tải.
+ Khí hậu: ảnh hưởng mạnh, sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
VD: + Mùa khô -> GTVT sông, hồ - tàu thuyền khó di chuyển.
+ Lạnh -> đóng băng -> tàu thuyền không qua lại được.
+ Sương mù dày đặc -> GTVT hàng khơng khó khăn.
- Sơng ngịi ảnh hưởng đến loại hình GTVT sơng, hồ.

2. Kinh tế - xã hội
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế:
+ Quyết định đến sự phát triển và phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Vì các ngành kinh tế là khách hàng của giao thông vận tải:
. Ngành công nghiệp: Sự phân bố ngành cơng nghiệp cho phép duy trì cung cấp cơ sở
vật chất kỹ thuật cho ngành giao thông vận tải.
. Ngành nơng nghiệp: Cung cấp hàng hóa cho ngành giao thơng vận tải.
+ Trình độ phát triển kinh tế của các vùng và mối quan hệ giữa nơi sản xuất và tiêu
dùng sẽ quy định mật độ mạng lưới loại hình vận tải và hướng các vùng vận chuyển.

+ Quan hệ quốc tế.


- Phân bố dân cư và loại hình quần cư ảnh hưởng đến mạng lưới, loại hình giao thơng
và phương tiện vận tải:
+ Dân cư đông đúc nên mạng lưới giao thơng vận tải dày đặc, nhiều loại hình giao
thơng vận tải.
+ Quần cư: đô thị, thành phố lớn nên mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, hoạt động
vận tải phát triển, hình thành loại hình vận tải đặc biệt của thành phố như xe buýt, taxi,...

ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Đường sắt
1. Ưu điểm
- Chở được hàng nặng, cồng kềnh.
- Vận chuyển được các hàng hoá trên những tuyến đường xa.
- Có tốc độ nhanh, ổn định.
- Giá thành rẻ.
2. Nhược điểm
- Không cơ động, chỉ chạy trên 1 tuyến cố định sẵn là đường ray.
- Địi hỏi nhiều chi phí đầu tư lớn vào hệ thống đường ray, nhà ga.
- Cần có đội ngũ cơng nhân viên lớn để quản lí và điều hành cơng việc.
3. Sự phát triển và phân bố
a. Sự phát triển
- Sự phát triển mạng lưới đường sắt phản ánh khá rõ ràng sự phát triển kinh tế và phân
bố công nghiệp.
- Tổng chiều dài đường sắt trên toàn thế giới là: 1,2 triệu km.


- Vận tải đường sắt ra đời từ thế kỉ XIX đến nay được đánh giá là hiện đại và hồn
thiện.

- Các khổ đường ray có sự phát triển:
+ Đường ray hẹp: 0,6m - 0,9m
+ Đường ray trung bình: 1,1m - 1,435m
+ Đường ray rộng: 1,6m
- Các hình thức đường ray ngày càng phát triển từ làm bằng thép đến bằng điện, rồi
bằng đệm từ.
- Vận tải bằng đường sắt thường để chở hàng, chở khách hoặc chuyên dụng.
- Đầu máy có sự phát triển: chạy bằng hơi nước rồi chạy bằng dầu, bằng điện rồi bằng
đệm từ.
- Tốc độ ngày càng nhanh từ 40 - 50km/h lên 500km/h.
- Đường sắt bị cạnh tranh khốc liệt bởi đường ô tô.
b. Phân bố
Vận tải đường sắt phát triển ở các nước phát triển như: Tây Âu, Anh, Pháp, Đức...
II. Đường ô tơ
1. Ưu điểm
- Tiện lợi, có tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
- Có hiệu quả kinh thế cao trên các cự li ngắn và trung bình.
- Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng.
- Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.
2. Nhược điểm
- Tốn nhiên liệu vận chuyển.
- Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường.
- Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
- Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trong
về môi trường.
3. Sự phát triển và phân bố
a. Sự phát triển
- Ngày càng chiếm ưu thế.
- Phương tiện di chuyển đa dạng.
- Chất lượng các tuyến đường ngày càng được nâng cao, mật độ ngày càng nhiều, có

sức cạnh tranh lớn.
- Có nhiều tiến bộ vượt bậc:


+ Các tuyến đường phát triển từ đơn giản đến hiện đại, có nhiều loại đường chất
lượng cao.
+ Phương tiện vận tải phát triển mạnh, đa dạng.
+ Vận tốc di chuyển của các phương tiện ngày càng nhanh.
b. Phân bố
Phát triển rộng khắp trên thế giới. Phát triển mạnh như ở Hoa Kì, EU, Nhật Bản.
III. Đường ống
1. Ưu điểm
- Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ, ít hao hụt, ít gây ơ
nhiễm môi trường.
- Không tốn mặt bằng xây dựng.
2. Nhược điểm
- Tốc độ vẫn chuyển chậm.
- Phụ thuộc vào địa hình.
- Khơng vận chuyển được chất rắn.
- Khó xử lí khi gặp sự cố.
3. Sự phát triển và phân bố
a. Sự phát triển
- Là loại hình trẻ, phát triển mạnh.
- Đường ống ngày càng hiện đại.
- Chiều dài đường ống trên thế giới tăng lên khơng ngừng.
- Ở Việt Nam, có khoảng 150km đường ống dẫn dầu vào các khu vực mỏ dầu, 244km
đường ống dẫn dầu vào cảng dầu B12,...
- Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu vận chuyển dầu mỏ, các
sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
- Hoa Kì là nước có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới.

b. Phân bố
Phân bố ở các vùng Trung Đông, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì, những nơi có
nhiều dầu mỏ, khí đốt.
IV. Đường sơng, hồ
1. Ưu điểm
- Có thể dùng được nhiều loại phương tiện: Thuyền, bè, phà,...
- Giá cước rẻ.
- Thích hợp để vận chuyển hàng hố nặng, cồng kềnh.


2. Nhược điểm
- Vận chuyển chậm, không liên tục.
- Phụ thuộc vào các lưu vực vận tải.
- Phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.
3. Sự phát triển và phân bố
- Nâng tốc độ vận chuyển lên 100km/h từ sớm.
- Cải tạo sơng ngịi, đào các kênh nỗi liền với các lưu vực vận tải với nhau.
- Phương tiện ngày càng đa dạng.
- Phân bố chủ yếu ở Hoa Kì, Liên Bang Nga, Canada,....
V. Đường biển
1. Ưu điểm
- Vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn.
- Vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài.
- Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới.
2. Nhược điểm
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Thời gian vẫn chuyên lâu, tốc độ chậm.
- Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước.
- Giá thành cao.
3. Sự phát triển và phân bố

a. Sự phát triển
- Đảm nhiệm quan hệ, giao lưu quốc tế.
- Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới.
- Ra đời sớm, phát triển nhanh.
- Gắn với sự phát triển dầu khí.
- 2/3 số hải cảng nằm ở 2 bờ Đại Tây Dương bởi vì:
- Có 2 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mĩ, Tây Âu.
- Có nhiều vũng vịnh, địa hình khuất gió nên có điều kiện thuận lợi để xây dựng hải
cảng.
- Các cảng lớn: Thượng Hải, Mác-xây, Rôt-tec-đam....
- Hoạt động hàng hải diễn ra nhiều nhất là ở Trung Quốc. Trung Quốc có 7 cảng lớn
nhất trên thế giới.
- Ngày càng phát triển các cảng côn-te-nơ để đáp ứng xu hướng vận chuyển.
- Đào kênh biển Xuy-ê, Panama để tăng tốc độ vận chuyển.


- Đội tàu buôn trên thế giới không ngừng phát triển (Nhật Bản có đội tàu bn lớn nhất
thế giới).
VI. Hàng không
1. Ưu điểm
- Tốc độ vận chuyển nhanh.
- Đảm nhiệm việc vận chuyển hành khách.
- Vận chuyển được quãng đường xa.
2. Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Gây ô nhiểm khơng khí.
- Q trình quản lí khắt khe.
- Vốn đầu tư lớn.
- Khơng vận chuyển được hàng hố có khối lượng lớn, cồng kềnh.
- Phụ thuộc vào thời tiết

3. Sự phát triển và phân bố
- Phát triển vượt bậc.
- Sử dụng có hiệu quả các thành tự khố học kĩ thuật.
- Có 30 hãng hàng khơng lớn chất lượng cao.
- Phương tiện phát triển, hiện đại
- Có nhiều tuyến nối Đại Tây Dương với Bắc Mĩ và Nam Mĩ, tuyến nối Hoa Kì với các
nước trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương.


ĐỊA LÍ NGÀNH THƠNG TIN LIÊN LẠC
I. Vai trị của ngành thông tin liên lạc
- Đảm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời
- Tạo mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương và các nước, thúc đẩy q trình tồn
cầu hố.
- Làm thay đổi cách thức tổ chức kinh tế.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm.
- Thông tin liên lạc là thước đo của nền văn minh.
II. Tình hình phát triển và phân bố ngành thơng tin liên lạc
1. Viễn thông
Viễn thông gồm các thiết bị thu và phát, cho phép truyền các thơng tin, âm thanh, hình
ảnh đến các khoảng cách xa trên trái đất.
2. Các dịch vụ viễn thơng
- Điện báo: Truyền thơng tin khơng có lời thoại.
- Điện thoại: Truyền tín hiệu âm thanh
- Telex: Thiết bị điện báo hiện đại, có thể truyền tin nhắn và số liệu trực tiếp giữa các
thuê bao.
- Fax: Thiết bị truyền văn bản và hình ảnh đồ hoạ.
- Radio: Hệ thống thông tin đại chúng truyền âm thanh.
- Vơ tuyến truyền hình: hệ thơng tin đại chúng truyền âm thanh, hình ảnh.
- Máy tính cá nhân và Internet: Thiết bị thông tin đa phương tiện truyền âm thanh, hình

ảnh, văn bản.
3. Phân bố
- Phát triển mạnh ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển: Hoa Kì, EU, Bắc Âu,
Australia.
- Những nước đang phát triển: Ngành này còn hạn chế.


ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm thị trường
1. Thị trường
- Là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua để trao đổi hàng hóa.
2. Hàng hóa
- Là vật trao đổi trên thị trường.
- Đặc điểm:
+ Đa dạng, phong phú.
+ Là sản phẩm lao động của con người.
+ Có một số hàng hóa đặc biệt: sức lao động, khoa học kĩ thuật - cơng nghệ,…
- Thuộc tính:
+ Giá trị: là tất cả các chi phí để sản xuất ra hàng hóa (nguyên liệu, máy móc trang
bị,…).
+ Giá trị sử dụng: là cơng dụng, vai trị, chức năng của sản phẩm.
+ Giá cả: là giá trao đổi sản phẩm trên thị trường.
=> Giá trị sẽ chi phối giá cả.
3. Vật mang giá
- Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ thì cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện tại
là tiền, vàng, bạc,…
- Tiền tệ là thước đo giá trị của hàng hóa, là phương tiện lưu thơng, cất giữ, thanh tốn,
trao đổi quốc tế.
4. Hoạt động thị trường
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu.

+ Cung > cầu: hàng hóa thừa, giá giảm, giảm dưới giá trị. Do đó người mua có lợi, sản
xuất bị đình đốn -> Khủng hoảng thừa.
+ Cung < cầu: hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng hơn nhiều so với giá trị -> có lợi cho
nhà sản xuất, thị trường xuất hiện khủng hoảng thiếu.
+ Cung = cầu: thị trường ổn định.
=> Cần phải tiếp cận thị trường qua marketing.


II. Ngành thương mại
1. Khái niệm
- Là cầu nối giữa sản xuất, tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa
người bán và người mua.
- Thương mại bao gồm :
+ Nội thương: hoạt động trao đổi hàng hóa trong nước.
+ Ngoại thương: hoạt động xuất, nhập khẩu; trao đổi hàng hóa giữa thị trường trong
và ngồi nước.
2. Vai trò
* Thương mại
- Kinh tế:
+ Điều tiết sản xuất: Thương mại phát triển giúp trao đổi mở rộng, thúc đẩy sản xuất
hàng hóa; cung cấp nguyên nhiên vật liệu, vật tư máy móc, tiêu thụ sản phẩm.
+ Hướng dẫn tiêu dùng: Đáp ứng tiêu dùng, tạo ra thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng mới.
- Xã hội:
+ Giải quyết việc làm cho lao động.
+ Cân bằng kinh tế giữa các vùng, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Môi trường :
+ Tạo cảnh quan cho môi trường.
* Nội thương
- Đẩy mạnh chuyên mơn hóa sản xuất, tạo thị trường thống nhất.

- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ (Khái niệm: Mỗi lãnh thổ dựa vào thế
mạnh của mình để sản xuất ra các hàng hóa, trao đổi với các lãnh thổ khác; mặt khác, lại tiêu
thụ các sản phẩm của lãnh thổ khác mà mình cần. Mỗi lãnh thổ tham gia vào phân cơng lao
động với cả hai khía cạnh: cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa).
* Ngoại thương
- Tăng cường giao lưu quốc tế.
- Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Gắn thị trường trong nước với quốc tế.
- Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.
- Góp phần bình thường hóa hoặc căng thẳng quan hệ.
III. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
1. Cán cân XNK


- Khái niệm : là quan hệ so sánh giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
- Công thức : GTXK – GTNK
- Xuất siêu : Cán cân ( + )
- Nhập siêu : Cán cân ( - )
2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
- Các mặt hàng xuất khẩu:
+ Nguyên liệu chưa qua chế biến: gỗ, lâm sản, khoáng sản,…
+ Các sản phẩm đã qua chế biến: giấy,…
- Các mặt hàng nhập khẩu :
+ Tư liệu sản xuất: nguyên liệu, máy móc, thiết bị
+ Hàng tiêu dùng: giầy, quần áo,…
- Ngồi ra cịn XNK: dịch vụ thương mại.
- Cơ cấu mặt hàng XNK có sự khác nhau giữa hai nhóm nước .
Nhóm nước

Sản phẩm xuất - nhập khẩu

SPXK
SPNK

Cán cân
X-N

Nhóm nước
phát triển

Máy cơng cụ, thiết bị
tồn bộ

Khống sản, ngun,
nhiên liệu

Chủ yếu
xuất siêu

Nhóm nước
đang phát triển

Cây cơng nghiệp,
khống sản, lâm sản

Máy công cụ, lương
thực, thực phẩm

Chủ yếu
nhập siêu


THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
I. Đặc điểm của thị trường thế giới
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu.
- Thị trường thế giới luôn luôn biến động.
- Khối lượng bn bán trên tồn thế giới tăng liên tục.


- Các nước tư bản phát triển kiểm soát thị trường thế giới:
+ Chiếm tỉ trọng lớn nhất thế giới về giá trị xuất khẩu nhưng chủ yếu là trao đổi thương
mại giữa các nước phát triển với nhau.
+ Ngoại tệ mạnh là đồng tiền của các nước tư bản phát triển, như: đồng đơ la (Hoa Kì),
đồng ơrơ, đồng bảng Anh, đồng Yên.
IV. Các tổ chức thương mại thế giới
1. Tổ chức thương mại thế giới
- WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, thành lập 1/1/1995, với 150 thành viên
(2007). Việt Nam chính thức gia nhập 1/1/2007 sau 11 năm đàm phán.
- Chức năng cơ bản của WTO:
+ Quản lí và thực hiện các hiệp định đa phương và nhiều bên tạo nên tổ chức này.
+ Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương.
+ Giải quyết tranh chấp thương mại.
+ Giám sát chính sách thương mại quốc gia.
+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách KT tồn
cầu.
2. Các hiệp ước liên minh khu vực
- ANDEAN: Các nước vùng núi An – Đét.
- APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á.
- CEFTA: Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu.
- EU: Liên minh châu Âu.
- MERCOSUR: Cộng đồng Thị trường chung Nam Mỹ.

- NAFTA: Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ.
- SAPTA: Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á.

CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1: Tại sao ngành dịch vụ trên thế giới ngày càng phát triển?
- Ngành dịch vụ trên thế giới ngày càng phát triển do nó có vai trò rất quan trọng:
+ Kinh tế: Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển
Đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người
Góp phần tăng thêm nguồn thu ngoại tệ
+ Xã hội : Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước


Góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm
sự chênh lệch giữa các vùng, miền
+ Tài nguyên: Góp phần khai thác và sử dụng tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự
ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa lịch sử cũng như các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện
đại để phục vụ con người
- Trên thế giới hiện nay có nhiều thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ:
+ Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản
xuất vật chất ngày càng tăng ảnh hưởng đến số lượng lao động vào quá trình phát triển và
phân bố các ngành dịch vụ
+ Số dân, cơ cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số sức mua của dân cư tác động đến
quy mô nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của ngành dịch vụ
+ Sự phát triển của đô thị làm cho cả 3 loại hình dịch vụ đều phát triển.
Câu 2: Tại sao nói khu vực dịch vụ có cơ cấu phức tạp?
- Dịch vụ là ngành phục vụ cho yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt. Nhu cầu về sản
xuất và sinh hoạt cực kì đa dạng và phức tạp, nên cơ cấu của khu vực dịch vụ cũng hết sức
phức tạp.
- Người ta quan niệm những ngành không thuộc KV I, KV II, đều thuộc vào KV III.
Những ngành đó rất đa dạng và phức tạp.

Câu 3: Giải thích tại sao các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm dịch
vụ lớn?
- Dân cư thành phố có mật độ tập trung dày đặc, nhìn chung có mức sống cao, nhu cầu
về dịch vụ rất đa dạng và phức tạp, đồng thời, phần lớn nhu cầu của dân cư được đáp ứng nhờ
nguồn cung cấp từ bên ngoài (lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước sinh hoạt,…). Do
vậy, hoạt động dịch vụ phát triển rất mạnh ở các thành phố lớn.
- Các thành phố cũng thường là các trung tâm cơng nghiệp, do đó các loại dịch vụ kinh
doanh phải được phát triển một cách tương xứng.
- Nhiều thành phố, thị xã còn là trung tâm chính trị của cả nước, của địa phương; vì vậy
các dịch vụ về hành chính, văn hóa, giáo dục… cũng được tập trung ở đây.
Câu 4: CMR: các điều kiện KT-XH có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát
triển và phân bố ngành GTVT.
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển và phân vố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.


+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thơng vận tải. Tình
hình phân bố các cơ sở cơng nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế
giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, hướng và
cường độ của các luồng vận chuyển.
Ví dụ, sự phát triển các trung tâm cơng nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất
công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở
rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, phát triển các
trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ cơng nghiệp sẽ làm tăng khối lượng
hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.
+ Sự phát triển của ngành cơng nghiệp cơ khí vận tải, cơng nghiệp xây dựng cho phép
duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đơ thị có ảnh
hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 5: Tại sao GTVT là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, khác với sản xuất CN

và NN?
- Công nghiệp và nông nghiệp là các ngành sản xuất vật chất. GTVT là ngành sản xuất
vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chât sản xuất phi vật chất.
- Q trình sản xuất chính là q trình vận chuyển.
- Sản phẩm của GTVT là sự vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, thơng qua
vận chuyển hàng hóa đã tăng thêm giá trị cho hàng hóa. Chất lượng của sản phẩm được đánh
giá bằng một số tiêu chí như: tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an tồn,… Đơn vị tính
của GTVT là khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. Giá của sản phẩm chính là
giá cước.
- GTVT sử dụng nhiều nguyên liệu từ các ngành khác: GTVT sử dụng nhiều sản phẩm
của các ngành kinh tế khác với nguồn lao động đông đảo. GTVT cần nhiều nguyên liệu như
xăng dầu… ngồi ra cịn các ngun liệu để sản xuất phương tiện GTVT.
- GTVT có sự phân bố rất đặc thù. Phân bố theo mạng lưới với các tuyến cà đầu mối
GTVT.



×