Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI METRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.54 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập,Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng. Đặc
biệt, với mức sống được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua sắm của người dân ngày một
tăng , các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại dần được hình thành và phát triển trong
mối quan hệ với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại Việt Nam cùng với chính
sách mở cửa thị trường bán lẻ của Nhà nước trong những năm gần đây đã thu hút
nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam tạo nên thị
trường bán lẻ vô cùng sôi động. Theo đó ,hình thức kinh doanh phân phối bán buôn
cũng đang ngày càng được mở rộng để bắt nhịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Nắm bắt được cơ hội đó: Công ty METRO Cash & Carry Việt Nam (MCCVN) chính
thức tham gia vào thị trường phân phối tại Việt Nam với việc khai trương trung tâm
METRO đầu tiên - METRO BÌNH PHÚ, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là công ty buôn bán sỉ của nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động ở Việt Nam.
Là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với lợi thế về kinh nghiệm trong lĩnh
vực phân phối bán buôn tại nhiều quốc gia trên thế giới, công ty TNHH Metro
Cash&Carry Việt Nam đã và đang tạo được vị thế trong thị trường phân phối tại Việt
Nam. Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn được tìm hiểu sâu về loại hình
kinh doanh này, em đã chọn công ty TNHH Metro Cash&Carry chi nhánh Metro Bình
Phú là cơ sở thực tập tốt nghiệp.
Qua tìm hiểu và qua thời gian hơn một tháng được thực tập ở bộ phận kho hàng của
trung tâm METRO BÌNH PHÚ, em thấy rằng: Hệ thống trung tâm Metro nói chung
và Metro Bình Phú nói riêng cung cấp cho khách hàng các chủng loại sản phẩm đa
dạng và toàn diện, từ các sản phẩm thực phẩm đến phi thực phẩm với chất lượng tốt
nhất và với giá thấp nhất. Khác với các siêu thị bán lẻ, trung tâm bán sỉ của MCC
nhắm vào đối tượng khách hàng có nhu cầu lớn về hàng hóa như nhà hàng, khách sạn,
bệnh viện, doanh nghiệp, văn phòng không phải là người tiêu dùng riêng lẻ. Vì vậy,
nguồn hàng doanh nghiệp cần được cung cấp với số lượng lớn.
Vấn đề đặt ra là: làm sao để đáp ứng được nguồn hàng đảm bảo cả về số lượng và
chất lượng cho khách hàng , nhất là đối với ngành hàng thiết yếu như ngành hàng
thực phẩm tươi sống?
Với mối quan tâm đã nêu, em quyết định nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nhằm cải


thiện và nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm nguồn cung ứng và đảm bảo chất
lượng cho ngành hàng thực phẩm tươi sống tại chi nhánh Metro Bình Phú”.
Nội dung bài báo cáo của em gồm:
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiều quá trình điều phối phân phối sản phẩm ra thị trường và quá trình nhập hàng,
xuất hàng, tình trạng về chất lượng sản phẩm ngành thực phẩm tại bộ phận điều phối
của chi nhánh Metro Bình Phú và có những giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát tốt
hơn.
Nội dung nghiên cứu:
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
- Quy trình điều phối hàng hóa tại bộ phận Delivery (phân phối) của chi nhánh
Metro Bình Phú.
- Các nhà cung ứng, tỷ lệ chất lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng so với đơn
đặt hàng.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua hóa đơn, sổ sách điều phối
hàng hóa do chi bộ phân Delivery cung cấp.
- Phương pháp tham khảo thông tin:
+ Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực tập.
+ Tham khảo ý kiến lãnh đạo, các cô chú tại bộ phận thực tập.
+ Tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu: chọn lọc, tổng hợp và xử lý các thông tin và số liệu
của chi nhánh Metro Bình Phú cung cấp.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu,tìm hiểu nguyên nhân ảnh hường đến chất lượng và thiếu hụt hàng hóa để
phục vụ cho công tác điều phối hàng hóa tại bộ phận điều phối của chi nhánh Metro
Bình Phú.
Em rất hi vọng đề tài của em sẽ phần nào giải quyết được vấn đề của Trung tâm
METRO BÌNH PHÚ. Tuy nhiên, do thời gian tiếp cận thực tế tại công ty chưa nhiều
cũng như chiều sâu về kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài

báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy cô để bài báo cáo trở nên hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
Chương 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH METRO
CASH AND CARRY VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1 Giới thiệu chung
1.1.2 Lịch sử ra đời công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam
1.1.3 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1 Chức năng của công ty
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
1.3 Hình thức sở hữu và lĩnh vực kinh doanh của công ty
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty
1.4.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của chi nhánh Metro Bình Phú
1.4.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.5 Khách hàng của Metro
Chương 2- CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cơ sở lý luận chất lượng sản phẩm
2.1.1 khái niệm về chất lượng
2.1.2 Sự hình thành chất lượng sản phẩm
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.1.3.1 yếu tố vĩ mô
2.1.3.2 yếu tố vi mô
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
2.3 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng sản phẩm
2.3.1 Khái niệm về quản lý chất lượng
2.3.2 Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng
2.3.3 Các phương pháp quản lý chất lượng

2.3.3.1 Phương pháp kiểm tra chất lượng
2.3.3.2 Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện
2.3.3.3 Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality
Managenment)
2.3 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng
2.4 Sự cần thiết của quản lý chất lượng trong một doanh nghiệp
2.5 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng
2.5.1 khái niệm chuỗi cung ứng
2.5.2 Quản lý chuỗi cung ứng
Chương 3- THỰC TRẠNG
3.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng cung ứng tại công ty
3.2 Các đơn vị cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho chi nhánh
3.3 Thực trạng về ngành hàng thực phẩm tươi sống tại chi nhánh Metro Bình Phú
3.3.1 Trình trạng thiếu hụt về hàng hóa thực phẩm tươi sống
3.3.1.1 Tình hình nhận đơn hàng và xuất kho hàng hóa thực phẩm tươi sống tại chi
nhánh Metro Bình Phú
3.3.1.2 Tình hình thiếu hụt hàng hóa thực phẩm tại chi nhánh Metro Bình Phú.
3.3.1.3 Những nguyên nhân làm thiếu hụt hàng hóa
+ Nguyên nhân bên trong
+ Nguyên nhân bên ngoài
3.3.2 Tình hình chất lượng thực phẩm tươi sống tại chi nhánh Metro Bình Phú.
3.3.2.1 Tình hình chất lượng thực phẩm tươi sống tại chi nhánh Metro Bình Phú
3.1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo chất lượng thực phẩm
+ Nguyên nhân bên trong
+ Nguyên nhân bên ngoài
CHƯƠNG 4: “ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TÌM KIẾM NGUỒN CUNG ỨNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
CHO NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHI NHÁNH METRO
BÌNH PHÚ
4.1 Định hướng và phát triển thêm nguồn cung ứng thực phẩm

4.1.1 Nguồn cung nội địa
4.1.2 Nguồn cung ngoại địa
4.1.3 Định hướng mô hình tự cung tự cấp
4.2 Giải pháp cho chất lượng ngành hàng thực phẩm
4.2.1 Giải pháp về trang thiết bị, cơ sở vật chất trong kho
4.2.2 Giải pháp quy trình quản lý kho
4.2.3 Đào tạo nhân viên quản lý kho chuyên nghiệp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH METRO
CASH AND CARRY VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1- Giới thiệu chung
• Tên công ty : CÔNG TY TNHH METRO CASH AND
CARRY VIỆT NAM
• Tên viết tắt : MCCVN
• Văn phòng chính : Lô B, Khu Đô thị mới An Phú – An
Khánh, Phường An Phú, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
• Điện thoại : +84 (8) 35 190 390.
• Fax : +84 (8) 35 190 370
• Giấy Chứng Nhận Đầu Tư: số 411043000980 ngày 20
tháng 7 năm 2009 do Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành,
sửa đổi lần thứ 3 ngày 20 tháng 4 năm 2011.
• Mã Số Thuế : 0302249586.
1.1.2- Lịch sử ra đời công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam
Năm 1964, trung tâm METRO đầu tiên được thành lập ở Mülheim an der Ruhr,
Đức với phương châm hoạt động: khách hàng đến tự mua hàng và vận chuyển hàng
hóa của họ thay vì phải đặt hàng thông qua nhiều nhà cung cấp. Đây cũng chính là triết
lý kinh doanh độc đáo và duy nhất của METRO Cash & Carry.
Ngày nay, METRO đã trở thành nhà bán buôn hàng đầu thế giới, với 706 trung tâm
ở 30 quốc gia. Với nhiều trung tâm buôn bán được nhân rộng khắp nơi trên toàn thế
giới, METRO Cash & Carry đang một lần nữa khẳng định vị thế vượt trội của mình so

với các đối thủ cạnh tranh.

• METRO đem đến sự đa dạng, chất lượng tuyệt hảo, giá cả cạnh tranh về sản
phẩm, dịch vụ - từ giao nhận đến giải pháp kinh doanh có sẵn.
• METRO là chuyên gia xuất sắc trong việc cung cấp các sản phẩm tươi sống.
• Các trung tâm của METRO được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu “one-stop
shopping” (Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tại một địa điểm mua sắm duy nhất).
• METRO cung cấp các mặt hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng ở từng địa
phương.
Tính tới đầu năm 2007, METRO có cửa hàng ở hầu hết các châu lục trên thế giới.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Châu
Á. Nhận thấy được tiềm năng kinh tế to lớn đó, Metro Cash & Carry là một trong
những tập đoàn phân phối quốc tế đầu tiên quyết định phát triển cùng với thị trường
Việt Nam.
Đánh dấu bước đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam là sự ra đời của công ty
TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam với trung tâm Metro Bình Phú vào năm 2002.
Cho đến nay, công ty Metro Cash & Carry Việt Nam đã có 19 trung tâm bán sỉ đang
hoạt động rộng khắp toàn quốc: 3 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 trung tâm ở
thủ đô Hà Nội, và các trung tâm khác ở thành phố Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình
Định,Nha Trang, An Giang, Bình Dương, Quảng Ninh, Buôn Ma Thuột,Nghệ An, Hạ
Long, Vũng Tàu và một số thành phố khác trên cả nước. Với một đội ngũ lao động hơn
5000 nhân viên,METRO Cash & Carry trở thành một trong những nguồn sử dụng lao
động lớn nhất Việt Nam.
1.1.3- Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
 Năm 2002
Tháng Ba
 28.3.2002: Công ty METRO Cash & Carry Việt Nam (MCCVN) chính
thức tham gia vào thị trường phân phối tại Việt Nam với việc khai trương
trung tâm METRO đầu tiên - METRO BÌNH PHÚ, tại thành phố Hồ Chí
Minh.

Tháng Mười Hai
 05.12.2002: Cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, MCCVN tưng bừng khai
trương trung tâm METRO thứ hai - METRO AN PHÚ.
 Năm 2003
Tháng Bảy
 31.07.2003: Trung tâm METRO thứ ba - METRO THĂNG LONG,
khai trương tại thủ đô Hà Nội. Đây cũng là trung tâm bán sỉ trả tiền mặt và tự
vận chuyển đầu tiên tại khu vực phía Bắc của Việt Nam.
 Năm 2004
Tháng Mười Hai
 22.12.2004: Trung tâm METRO HƯNG LỢI chính thức khai trương tại
Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, trung tâm buôn bán kinh doanh phát triển nhất ở
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cùng với đó, công ty cũng nổ lực hỗ trợ
phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm của khu vực, và tạo điều kiện
thâm nhập vào một số thị trường ngoài nước.
 Năm 2005
Tháng Mười
 05.10.2005: Công ty MCCVN tưng bừng khai trương trung tâm
METRO ở thành phố Hải Phòng - METRO HỒNG BÀNG.
Tháng Mười Hai
 13.12.2005: Khai trương trung tâm METRO ĐÀ NẴNG tại thành phố
phát triển nhất khu vực miền Trung, Đà Nẵng.
 Năm 2006
Tháng Mười Hai
 14.12.2006: Tiếp theo sự thành công từ loại hình kinh doanh mới này,
một trung tâm METRO nữa ở thành phố Hồ Chí Minh được khai
trương, METRO HIỆP PHÚ.
 Năm 2007
Tháng Chín
 19.09.2007: Trung tâm METRO thứ 2 tại thủ đô Hà Nội, METRO

HOÀNG MAI, khai trương và đi vào hoạt động chính thức.
 Năm 2009
Tháng Một
 16.01.2009: Lễ Động Thổ, xây dựng trung tâm bán sỉ trả tiền mặt và tự vận
chuyển tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tháng Bảy
 09.07.2009: Tưng bừng khai trương METRO BIÊN HÒA, tỉnh Đồng
Nai.
Tháng Chín
 11.09.2009: MCCVN ký hợp đồng đầu tư tại tỉnh An Giang, xây dựng
trung tâm bán sỉ trả tiền mặt và tự vận chuyển tại thành phố Long Xuyên.
 Năm 2010
Tháng Một
 20.01.2010: MCCVN thông báo xây dựng trung tâm METRO tại thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam.

Tháng Ba
 31.03.2010: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO tại thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Tháng Năm
 07.05.2010: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO QUY NHƠN.
Tháng Chín
 02.09.2010: MCCVN khai trương trung tâm METRO thứ 10, tại thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - METRO LONG XUYÊN. Đây là trung tâm
METRO thứ 2 tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tháng Mười
 13.10.2010: Khai trương trung tâm METRO thứ 11, tại thành phố biển
miền Trung, Quy Nhơn, Bình Định - METRO QUY NHƠN.
Tháng Mười Một
 17.11.2010: Khai trương trung tâm METRO thứ 12, tại tỉnh Bình

Dương - METRO BÌNH DƯƠNG.
Tháng Mười Hai
 23.12.2010: Khai trương trung tâm METRO thứ 13, METRO VŨNG
TÀU, tại thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
 Năm 2011
Tháng Năm
 05.05.2011: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO tại thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, nơi có kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới, vịnh
Hạ Long.
Tháng Bảy
 08.07.2011: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO tại thành phố
du lịch xinh đẹp, nổi tiếng, Nha Trang.
Tháng Tám
 18.08.2011: Lễ Động Thổ xây dựng trung tâm METRO tại thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung Bộ.
Tháng Chín
 21.09.2011: Khai trương trung tâm METRO thứ 14, tại tỉnh Nghệ An
- METRO VINH.
 29.09.2011: Khai trương trung tâm METRO thứ 15, METRO HẠ
LONG, tỉnh Quảng Ninh.
Tháng Mười Hai
 15.12.2011: Khai trương trung tâm thứ 16 - METRO NHA TRANG
.
 Năm 2012
Tháng Tư
 05.04.2012: Trung tâm METRO thứ 17 - METRO BUÔN MA THUỘT, đi
vào hoạt động.
1.2- Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1 Chức năng của công ty
Chức năng đầu tiên của công ty là chịu trách nhiệm về việc tổ chức lưu thông

hàng hóa, phân phối hàng hóa của các nhà cung cấp cũng như của chính Metro đến
với khách hàng thông qua hệ thống các kho (hay còn gọi là các siêu thị) của Metro.
Chức năng thứ hai mà Metro phải đảm nhiệm là: công ty có vai trò là cầu nối
giữa nhà sản xuất với khách hàng thông qua việc tổ chức hoạt động kinh doanh mua
và bán sản phẩm tại hệ thống các siêu thị Metro trên cả nước. Công ty giữ chức năng
quan trọng trong mạng lưới phân phối hàng hóa trên thị trường, có chức năng giao
tiếp, phối hợp giữa các công ty với nhà cung cấp và bạn hàng của mình từ đó đẩy
mạnh quá trình cung ứng hàng hóa và sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng.
Ngoài ra, Metro còn có chức năng quản lý và giám sát nguồn hàng, hình thành
khối lượng hàng hóa dự trữ và bảo vệ quản lý chất lượng hàng hóa nhằm bảo đảm
tính liên tục, ổn định trong kinh doanh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách
hàng về phẩm chất hàng hóa.
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Để thực hiện được chức năng là cầu nối giữa nhà cung cấp sản phẩm với
khách hàng, công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
Chịu trách nhiệm tìm kiếm, ký kết hợp đồng kinh doanh mua bán hàng hóa với
nhà cung cấp sản phẩm, cung ứng nguồn hàng cho tất cả các kho của công ty.
Tổ chức quản lý và giám sát, kiểm tra các mặt hàng kinh doanh tại kho. Giám
sát về số lượng, chất lượng từng mặt hàng khi nhập về các kho; điều chỉnh và bình ổn
mức giá, luôn đảm bảo mức giá bán buôn cạnh tranh nhất, bảo vệ quyền lợi của
khách hàng.
Bài trí, sắp xếp các gian hàng trong kho một cách khoa học; quy trình mua
hàng đơn giản, thuận tiện, thống nhất trong tất cả các kho nhằm tạo ra tính đồng bộ,
mang đến sự hài lòng cho tất cả khách hàng.
Tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh được thường xuyên và liên tục,
tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, không ngừng cố gắng phấn đấu cải
thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó,
Metro đã và đang cố gắng tạo ra một môi trường làm việc đầy năng động, sáng tạo và
đoàn kết trong toàn công ty.
1.3- Hình thức sở hữu và lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam là công ty TNHH 100% vốn
nước ngoài, chịu sự giám sát và quản lý của nhà nước Việt Nam, theo pháp luật Việt
Nam.
Metro là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa theo hình
thức bán buôn. Một phương thức kinh doanh mới và đã thành công trên thế giới.
Hình thức kinh doanh bán sỉ hiện đại này tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách
hàng chuyên nghiệp, như nhà hàng khách sạn, căn-tin, cũng như các nhà phân phối,
đại lý, tạp hóa lớn và nhỏ. Metro Cash & Carry không những mang đến cho nhóm
khách hàng chuyên nghiệp điều kiện mua sắm thuận lợi nhất mà còn xây dựng cả một
hệ thống hậu cần chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng phát triển công việc kinh
doanh của họ, thông qua việc: đưa ra giải pháp “one-stop-shopping” (đến một nơi mà
bạn có thể mua tất cả hàng hóa), cải thiện chủng loại hàng hóa của họ, đưa đến cho
họ những sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý và ổn định.
Hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành thông qua các phòng chức năng
riêng biệt, phục vụ từng đối tượng khách hàng riêng biệt nhưng vẫn có mối liên hệ
mật thiết trên toàn hệ thống về thông tin khách hàng, giá cả các mặt hàng, chủng loại
và số lượng các mặt hàng tồn tại trong kho.
1.4- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Để hoàn thành tốt công tác kinh doanh, bộ máy của Metro Việt Nam được tổ
chức theo quan hệ trực tuyến từ Tổng giám đốc đến giám đốc các khu vực, giám đốc
các kho và các phòng ban thuộc các kho. Hiện nay, hệ thống Metro có tất cả 17 kho
tương ứng với 17 bộ máy quản lý nhỏ nhưng được vận hành theo cùng 1 quy chế và
chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc.

Sơ đồ 1-1: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH MCCVN
Tổng giám đốc
Giám đốc Metro An Phú
Giám đốc khu vực phía Bắc
Giám đốc khu vực miền Trung và Nam
Giám đốc Metro Hoàng Mai

Giám đốc Metro Thăng Long
Giám đốc Metro Bình Phú
Giám đốc Metro Hồng Bàng
Giám đốc Metro Hiệp Phú
Giám đốc Metro Hưng Lợi
Giám đốc Metro Đà Nẵng
Giám đốc Metro Biên Hòa
Giám đốc Metro Hạ Long
Giám đốc Metro Long Xuyên
Giám đốc Metro Quy Nhơn
Giám đốc Metro Bình Dương
Giám đốc Metro Vũng Tàu
Giám đốc Metro Vinh
Giám đốc Metro Nha Trang
Giám đốc Metro Buôn Ma Thuột
1.4.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của chi nhánh Metro Bình Phú
Ở mỗi kho sẽ có một bộ máy quản lý riêng biệt, chịu sự điều hành trực tiếp của giám
đốc phụ trách kho dựa theo những quy định chung của công ty. Dưới đây là mô hình
các phòng ban của mỗi kho:
Sơ đồ 1-2: Cơ cấu tổ chức kho của công ty MCCVNGiám đốc trung tâm
Phòng kỹ thuật
Phòng quản lý sàn
Phòng nhân sự
Phòng tài chính kế toán
Phòng Hậu mãi
Phòng hỗ trợ bán hàng
Phòng Decor
Phòng Customer Marketing
Phòng Tele Marketing
1.4.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :

• Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, nắm quyền điều hành chung, do tập
đoàn bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của công ty, quyết định toàn bộ hoạt động kinh
doanh của công ty dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tập đoàn tại nước ngoài. Đồng
thời tổng giám đốc cũng là người đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho toàn
bộ công ty và cho mỗi kho, tùy theo tình hình thực tế của mỗi kho.
• Giám đốc khu vực: chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc về tình hình triển
khai và tiến độ thực hiện các mục tiêu của toàn bộ khu vực quản lý.
• Giám đốc trung tâm: trực tiếp điều hành hoạt động tại mỗi kho; đồng thời nắm bắt
tình hình của toàn công ty để có những điều chỉnh linh hoạt; thực hiện các hoạt động
theo sự chỉ đạo của giám đốc khu vực; thường xuyên báo cáo tình hình của kho mà
mình quản lý cho giám đốc khu vực.
• Các phòng ban nghiệp vụ:
• Phòng nhân sự:
Chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự tại mỗi kho: tuyển
dụng, sắp xếp bố trí nhân sự, giải quyết các vấn đề khác liên quan đến nhân sự như
chế độ nghỉ ốm, thuyên chuyển vị trí…
• Phòng tài chính kế toán:
Thực hiện chức năng kế toán, quản lý tài chính, thực hiện các chế độ hạch toán,
theo dõi tình hình thu chi và cung cấp đầy đủ chính xác và kịp thời các thông tin, số
liệu và kết quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho công tác điều hành hoạt động kinh
doanh của giám đốc.
• Phòng Customer Marketing:
Thực hiện các chương trình xúc tiến bán đối với các khách hàng trọng điểm
(khách hàng HORECA), tập trung chăm sóc những khách hàng này, đồng thời tìm
kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường.
• Phòng Tele Marketing:
Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng bằng điện thoại, các cuộc thăm
viếng để duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhắc nhở, kêu gọi khách hàng đến mua
sắm tại Metro.
• Phòng hỗ trợ bán hàng:

Hỗ trợ các bộ phận bán hàng gom hàng hóa theo đơn đặt hàng, thanh toán và hỗ
trợ vận chuyển hàng đến tay khách hàng theo hợp đồng đã ký trước.
• Phòng hậu mãi:
Chịu trách nhiệm trả hàng khuyến mãi, thực hiện các thủ tục bảo hành, bảo trì sản
phẩm, giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại của khách hàng.
• Phòng quản lý sàn:
Nắm bắt thông tin về tình hình số lượng, chất lượng sản phẩm, khách hàng, doanh
số bán tại kho hàng, đồng thời đưa ra các biện pháp kích thích doanh số bán nhằm đạt
được mục tiêu chung của cả kho.
• Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho toàn kho: các vấn đề liên quan đến máy móc,
thiết bị, cơ sở vật chất của kho.
• Phòng Decor:
Chịu trách nhiệm trang trí, tạo môi trường cảnh quan cho toàn kho theo yêu cầu
của cấp trên; thực hiện các bảng pano, bảng khuyến mãi theo từng thời gian cụ thể
nhằm kích thích sự chú ý của khách hàng.
`1.5 Khách hàng của Metro
Với đặc thù là một công ty phân phối, tham gia vào thị trường bán buôn, Metro đã xác
định khách hàng của mình là những đối tượng mua với số lượng lớn hoặc mua với số
lượng theo đơn vị tính của Metro
 Khách hàng HORECA: là những khách sạn, nhà hàng, quán bar hay căng-tin lớn, có
nhu cầu mua sắm hàng hóa với số lượng lớn để phục vụ cho công việc kinh doanh của
mình. Những sản phẩm chủ yếu mà nhóm khách hàng này tiêu thụ là các thực phẩm
khô, thực phẩm tươi sống, hóa phẩm, các dụng cụ phục vụ nhà bếp, sản phẩm dệt may
giành cho buồng, phòng và đồng phục của nhân viên. Khách hàng HORECA mua sắm
thường xuyên theo đơn đặt hàng hằng ngày và thường yêu có những yêu cầu về hỗ trợ
vận chuyển. Tuy số lượng khách hàng HORECA chỉ chiếm khoảng 20% số khách
hàng của toàn Metro nhưng doanh thu từ nhóm khách hàng này chiếm đến 65% doanh
số bán của Metro. Điều này cho thấy, đây là mảng khách hàng rất tiềm năng. Tuy
nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các nhà hàng, khách sạn không thu hút được

nhiều khách như trước dẫn đến nguy cơ cắt giảm số lượng hàng hóa mua sắm tại
Metro. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các cấp lãnh đạo chiến lược của
Metro nhằm duy trì doanh số bán và lợi nhuận trong thời kỳ khủng hoảng khi nhóm
khách hàng trọng điểm cắt giảm tiêu dùng.
 Khách hàng là các công ty, văn phòng, trường học: có nhu cầu mua hàng hóa phục
vụ nhu cầu của nội bộ. Nhóm khách hàng này mua sắm không thường xuyên nhưng
giá trị mỗi đơn hàng thường lớn. Các sản phẩm chủ yếu mà nhóm khách hàng này có
nhu cầu là đồ văn phòng phẩm. Tỷ lệ nhóm khách hàng này so với tổng thể khách
hàng mục tiêu chiếm khoảng 11%. Hiện nay,Metro đang đẩy mạnh chiến lược bán
hàng tập trung vào nhóm khách hàng này, đặc biệt là nhóm khách hàng trường học.
Bởi đây là nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu dùng khá lớn và ổn định ngay cả khi nền
kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái.
 Khách hàng Trader: là những khách hàng mua buôn số lượng lớn để bán lẻ ra ngoài
thị trường. Khách hàng Trader mua sắm hầu hết các loại sản phẩm của Metro. Đây
cũng là nhóm khách hàng có số lượng đông đảo (chiếm khoảng 60% tổng số khách
hàng của Metro). Nhóm khách hàng này đến tận kho để mua hàng và tự vận chuyển.
Giá trị mỗi hóa đơn mua hàng khá lớn với rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau.
Khách hàng Trader không đến kho mua hàng thường xuyên mà theo định kỳ hoặc tùy
thuộc vào thị trường, khối lượng hàng hóa mà các khách hàng trực tiếp của họ tiêu
thụ.
 Khách hàng Family: là những khách hàng mua hàng hóa theo đơn vị tính của Metro
để phục vụ cho tiêu dùng. Khi xã hội ngày càng phát triển, công việc bận rộn khiến
các bà nội trợ không thể đi mua sắm thường xuyên. Chính vì thế, xu hướng mua sắm
tại siêu thị để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình đang ngày càng phát triển. Nhóm
khách hàng này hiện tại chưa được phát triển và chưa phải là khách hàng mục tiêu của
Metro. Tuy nhiên,trên thực tế lượng khách hàng này đến mua sắm tại Metro là khá
lớn. Đây chính là những khách hàng tiềm năng mà Metro cần xem xét để có chiến
lược bán hàng hợp lý.
Với mỗi đối tượng khách hàng, công ty đều có những chính sách bán hàng khác nhau
bằng việc áp dụng các mức giá, chương trình khuyến mại, dịch vụ vận chuyển và các

chính sách khác nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.

×