Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

sáng kiến: Tổ chức hoạt động khởi động trong dạy đọc hiểu văn bản văn học hiện đại Việt Nam lớp 11 tại trường THPT Lạng Giang số 3.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.3 KB, 13 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1.

Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động khởi động trong dạy đọc hiểu văn bản

văn học hiện đại Việt Nam lớp 11 tại trường THPT Lạng Giang số 3.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 25/10/2021
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
- Dưới đây là một số giải pháp cũ tổ chức hoạt động khởi động trong dạy đọc
hiểu văn bản văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11 giáo viên trường THPT Lạng Giang
số 3 đã, vẫn làm như sau:
+ Giáo viên bỏ qua, không tổ chức hoạt động khởi động mà vào ngay hoạt động
hình thành kiến thức mới. Giáo viên tiến hành giải pháp này cho rằng hoạt động khởi
động không cần thiết, mất thời gian, chưa thấy được vai trò của hoạt động khởi động
trong tiến trình dạy học.
+ Giáo viên có tổ chức hoạt động khởi động nhưng cịn sơ sài, chủ yếu mang
tính gợi dẫn, sử dụng các phương pháp truyền thống như kiểm tra bài cũ, dùng vài
lời giới thiệu, thuyết trình để dẫn vào bài mới, chưa tìm ra hình thức tổ chức hoạt
động khởi động giờ học hiệu quả. Giáo viên tiến hành giải pháp này chỉ coi khởi
động là hoạt động có tính chất mở đầu giờ học, khởi động chỉ đơn giản là để đảm
bảo tiến trình giờ học. Giáo viên chưa nắm được bản chất và quy trình của hoạt động
khởi động, tổ chức tuỳ tiện, theo ngẫu hứng, khơng đảm bảo tính quy trình, khơng


có phương pháp, kĩ thuật, không hướng tới mục tiêu tạo tâm thế tiếp nhận bài học
và rèn luyện, phát triển năng lực, phẩm chất người học.


2

+ Giáo viên chú trọng tìm tịi, đổi mới tổ chức hoạt động khởi động, có sử dụng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, có tn thủ quy trình tổ chức khởi động
nhưng chưa đạt hiệu quả như mong đợi do hạn chế về nhiều mặt, nhất là về hạn chế
về mặt phương pháp, kĩ thuật dạy học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.
Chẳng hạn giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức khởi động không phù hợp với nội
dung bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; khơng có sự
phối hợp nhuần nhuyễn trong việc triển khai các bước khởi động, khởi động dàn trải,
khơng có trọng tâm, trọng điểm, không khơi gợi được tối đa tâm thế mức độ hoạt
động của học sinh.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
- Thứ nhất là xuất phát từ yêu cầu đổi giáo dục. Giáo dục chuyển từ giáo dục
định hướng nội dung sang định hướng, phát triển năng lực, phẩm chất. Chương trình
giáo dục mới chủ trương giúp người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà cịn phải
biết làm thơng qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết
các tình huống do cuộc sống đặt ra. Học khơng chỉ dừng lại ở lí thuyết mà phải gắn với
thực tiễn đời sống. Nếu như chương trình định hướng nội dung chủ yếu yêu cầu người
học trả lời câu hỏi “Biết cái gì?” thì chương trình định hướng phát triển năng lực luôn
đặt ra câu hỏi “Biết làm gì từ những điều đã biết”. Nói cách khác, nói đến năng lực là
phải nói đến khả năng thực hành, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu về lí
thuyết. Yêu cầu này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn về giáo dục, đào tạo nguồn nhân
lực mới, cơng dân tồn cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên,
chúng ta đã và đang từng bước đổi mới căn bản, toàn diện từ mục tiêu đến phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Một giờ học theo phương pháp mới
diễn ra theo tiến trình gồm 5 bước: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng

và tìm tịi mở rộng. Mỗi bước trong q trình dạy học như trên có nhiệm vụ riêng nhưng
đều nhằm hướng tới mục tiêu hình thành năng lực, phẩm chất cho người học.
- Thứ hai là xuất phát từ vai trò của phần khởi động trong hoạt động dạy học.
Hoạt động khởi động có vai trị rất quan trọng trong tồn bộ tiến trình dạy học. Đây là
hoạt động đầu tiên, tác động mạnh đến cảm xúc, trí tuệ của người học, có vai trị tạo
khơng khí, tâm thế học tập cho học sinh tiếp nhận bài học. Vì thế, nếu tổ chức tốt hoạt


3

động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, “lôi kéo” học sinh vào giờ học một cách tự
nhiên ngay từ những giây phút đầu tiên. Hơn nữa, nếu càng đa dạng hố hình thức tổ
chức hoạt động khởi động sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị. Học sinh sẽ khơng cịn
cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ kiểu
gọi sổ. Các em sẽ được thoải mái chủ động tham gia vào hoạt động học tập một cách tự
nhiên mà không hề hay biết. Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động khởi động sẽ giúp
giờ học thêm sôi nổi, nhẹ nhàng, bớt sự căng thẳng, khô khan.
- Thứ ba là xuất phát từ vai trò của các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và thực tiễn tổ chức hoạt động khởi động giờ đọc
hiểu văn bản văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11 tại trường THPT Lạng Giang số 3.
Mảng văn xuôi hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 11 thuộc phần
chương trình cốt lõi. Đây là đơn vị kiến thức trọng tâm trong chương trình, gồm những
tác phẩm thuộc giai đoạn văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945,
đánh dấu q trình hiện đại hố văn học. Với giá trị nội dung tư tưởng lớn lao và giá trị
nghệ thuật đặc sắc, giúp học sinh đào sâu khám phá giá trị của các văn bản văn xuôi giai
đoạn này không phải là một việc dễ dàng. Mặt khác, đa phần giáo viên khi dạy đọc hiểu
văn bản văn xuôi hiện đại Việt Nam chưa chú trọng hoạt động khởi động, chưa tìm ra
cách thức tổ chức hoạt động khởi động giờ học, khởi động giờ học bằng các phương
pháp truyền thống như kiểm tra bài cũ, dùng lời giới thiệu, thuyết trình để dẫn vào bài,
chưa khơi gợi được tâm thế hứng thú tiếp nhận ở học sinh. Một số giáo viên đã chú

trọng, đổi mới tổ chức hoạt động khởi động nhưng chưa đạt hiệu quả như mong đợi do
hạn chế về nhiều mặt, nhất là về hạn chế về mặt phương pháp, kĩ thuật dạy học và khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên mới chỉ coi khởi động là hoạt động mở
đầu để đảm bảo tiến trình giờ học. Hoạt động khởi động chưa mang tính tiến trình, tổ
chức cịn sơ sài, chủ yếu mang tính chất gợi dẫn, chưa chú trọng quy trình, phương pháp,
kĩ thuật dạy học nhằm rèn luyện, phát triển năng lực, phẩm chất người học.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
- Sáng kiến góp phần thay đổi cách nhìn nhận của giáo viên về hoạt động khởi
động, làm rõ vai trị, mục đích, u cầu của hoạt động khởi động đối với giờ đọc
hiểu văn bản văn xuôi hiện đại Việt Nam. Khởi động không chỉ tạo tâm thế, lôi


4

cuốn học sinh vào bài mới mà còn củng cố, gợi nhớ kiến thức cũ và quan trọng
hơn là định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
- Đề xuất những giải pháp tổ chức hoạt động khởi động trong dạy đọc hiểu văn
bản văn xuôi hiện đại Việt Nam. Thơng qua việc xây dựng một quy trình khởi
động trọn vẹn, có áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp
với việc ứng dụng công nghệ thông tin, tôi mong muốn cung cấp tư liệu tham khảo
góp phần khắc phục những hạn hạn chế của các hình thức tổ chức hoạt động khởi
động theo phương pháp truyền thống.
6. Nội dung
6.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
* Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi
- Nội dung:

+ Giáo viên tổ chức hoạt động khởi động bài học bằng phương pháp trị chơi, có
sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cho

học sinh trực tiếp tham gia chơi trò chơi nhằm củng cố kiến thức cũ, huy động
kiến thức nền của học sinh vào quá trình tiếp nhận kiến thức mới, bước đầu kiểm
tra khả năng nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới,
tạo tâm thoải mái, khát khao tìm hiểu, lĩnh hội tri thức ở học sinh.
+ Sử dụng phương pháp trò chơi trong tổ chức hoạt động khởi động phải đảm bảo
tính vừa sức, phù hợp với nhiệm vụ học tập, đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở
vật chất; đảm bảo thời gian phù hợp; đảm bảo tính đa dạng, linh hoạt.
+ Các trị chơi có thể áp dụng vào tổ chức hoạt động khởi động rất phong phú, đa
dạng, tuỳ vào văn bản, điều kiện thực tiễn mà giáo viên lựa chọn trò chơi để tổ
chức khởi động giờ học cho phù hợp. Có thể sử dụng các trò chơi phỏng theo các
trò chơi trên truyền hình như trả lời nhanh, đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ, lật mảnh
ghép, tiếp sức, cướp cờ…
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:


5

+ Bước 1: Chuẩn bị
 Tuỳ vào hình thức tổ chức trị chơi, giáo viên có thể thơng báo chủ đề,
yêu cầu học sinh tìm hiểu trước ở nhà hoặc yêu cầu học sinh chuẩn bị
trước những đồ dùng, vật dụng, trang thiết bị cần thiết để tiến hành trò
chơi.
 Giáo viên chuẩn bị sẵn điều kiện cần thiết để tiến hành trò chơi: những
trang thiết bị, tư liệu cần thiết, quà tặng để cung cấp, trao thưởng cho học
sinh sau trò chơi.
+ Bước 2: Tiến hành trò chơi
 Giới thiệu tên trò chơi
 Phổ biến luật chơi (Hướng dẫn học sinh tham gia chơi)
 Bấm giờ và cho học sinh bắt đầu chơi trò chơi.
+ Bước 3: Nhận xét sau trị chơi

 Thái độ
 Chuẩn bị, tìm hiểu chủ đề được giao
 Mức độ nhanh nhẹn, cố gắng, nỗ lực
 Tinh thần tập thể, đoàn kết
 Khả năng phối hợp giữa các thành viên
 Kết quả
 Kiểm tra kết quả của từng đội chơi
 Công bố công khai kết quả của từng đội chơi và kết luận về đội chơi chiến
thắng
 Công bố phần thưởng cho đội đoạt giải, hình phạt cho đội thua cuộc.
+ Bước 4: Dẫn vào bài mới
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:

+ Học sinh chuẩn bị tốt nhiệm vụ được giao
+ Học sinh được tham gia trị chơi sơi nổi, nhiệt tình


6

+ Giúp học sinh gợi nhớ kiến thức cũ liên quan đến bài học
+ Học sinh có tâm thế hào hứng, thoải mái tiếp nhận bài mới
+ Học sinh được rèn luyện, củng cố những năng lực, phẩm chất cần thiết.
* Giải pháp 2:
- Tên giải pháp: Tổ chức hoạt động khởi động bằng tranh ảnh, video
- Nội dung:

+ Khởi động bằng video, tranh ảnh là cách khởi động giờ học bằng phương pháp
trực quan. Giáo viên cho học sinh trực tiếp quan sát, nhìn ngắm, xem tranh ảnh,
video liên quan đến nội dung bài học nhằm tạo hứng thú, tâm thế thoải mái, dẫn
dắt học sinh vào bài học đồng thời huy động những tri thức vốn có của mình liên

quan đến bài học để tiếp nhận bài học một cách có hiệu quả nhất.
+ Khi sử dụng video, tranh ảnh cần lưu ý tranh ảnh, video được lựa chọn là phương
tiện dạy học cần được xem xét kỹ lưỡng, phù hợp với thời gian tổ chức hoạt động
khởi động, nội dung bài học, tâm lí lứa tuổi học sinh, không chứa các nội dung
phản cảm, không đúng với văn hóa.
+ Giáo viên cần đưa ra định hướng cụ thể cho học sinh khi quan sát tranh ảnh, xem
video, có thể bằng phiếu học tập nếu cần. Hệ thống câu hỏi khai thác tranh ảnh,
video phải phù hợp với đối tượng học sinh.
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp (cần minh họa bằng các bản vẽ, thiết

kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm, đĩa, bảng biểu, số liệu:...)
+ Bước 1: Chuẩn bị
 GV chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho hoạt động khởi động dưới dạng file mềm
(nếu giáo viên có máy tính, sử dụng CNTT hỗ trợ trong quá trình dạy học), dưới
bản cứng photo, bản in, dán lên khổ giấy A0 (Nếu giáo viên khơng có máy tính,
khơng sử dụng CNTT hỗ trợ trong quá trình dạy học)
 Để hoạt động khởi động sinh động, hấp dẫn hơn nữa, giáo viên có thể thiết kế
video bằng cách cắt ghép những hình ảnh, video thành một video, có ghép nhạc,


7

chèn chữ dựa trên các phần mềm capcut, kinemaster hoặc sử dụng những video
có sẵn trên internet.
 Đối với các đối tượng học sinh khá, giỏi (các lớp chọn), giáo viên cung cấp chủ
đề, khuyến khích học sinh tự sưu tầm, thiết kế video, tranh ảnh.
+ Bước 2: Tiến hành trình chiếu, cho học sinh xem video, tranh ảnh
 Giáo viên trình chiếu video hoặc treo tranh ảnh đã chuẩn bị lên bảng cho
học sinh xem.
 Học sinh quan sát hình ảnh/xem video theo định hướng, kết nối những

hình ảnh, thơng tin, hồn thành phiếu học tập (nếu có)
+ Bước 3: Trao đổi, thảo luận sau khi xem video, tranh ảnh
Giáo viên

Học sinh

- Đặt ra những câu hỏi khai thác - Đưa ra thông tin tiếp nhận được sau khi
những thông tin học sinh tiếp nhận xem tranh ảnh, video theo câu hỏi gợi
được từ việc xem tranh ảnh, video

dẫn của giáo viên

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Trình bày kết quả trong phiếu học tập
trong phiếu học tập

của mình

- Mời học sinh khác nhận xét, bổ - Nhận xét, bổ sung phần trình bày của
sung

bạn

- Chuẩn hoá, chốt kiến thức

- Lắng nghe, kiểm tra, bổ sung thông tin

+ Bước 4: Dẫn vào bài mới
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:

+ Học sinh sưu tầm, thiết kế được tranh ảnh, video

+ Học sinh khám phá tốt thơng tin từ tranh ảnh, video
+ Học sinh có tâm thế hào hứng, sôi nổi, chủ động học tập.
+ Học sinh được rèn luyện, củng cố những năng lực, phẩm chất cần thiết.


8

* Giải pháp 3:
- Tên giải pháp: Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương pháp đóng vai
- Nội dung:

+ Bản chất đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử”
một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là giải pháp có sự
phối kết hợp, giao thoa của nhiều phương pháp dạy học tích cực như phương pháp
đóng vai, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học nhóm nhằm giúp học
sinh có suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của
người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai
của mình, rèn luyện những năng lực, phẩm chất thiết yếu đối với một cơng dân
tồn cầu.
+ Phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số nội dung học tập như vào
vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học, chuyển thể một văn bản văn học thành
một kịch bản sân khấu, xử lý một tình huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn
đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau…
+ Việc “diễn” khơng phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng
là phần thảo luận sau “diễn”.
+ Khi sử dụng phương pháp đóng vai để tổ chức hoạt động khởi động cần chú ý
tới tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ học sinh và điều kiện, hồn cảnh lớp học. Tình huống không nên quá dài
và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép. Tình huống cần để mở, có nhiều cách
giải quết để học sinh tự tìm ra cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho

trước “kịch bản”, lời thoại mà học sinh phải tự nghiên cứu tài liệu, tự viết kịch bản.
+ Mỗi tình huống giáo viên có thể phân cơng một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai,
dành thời gian phù hợp cho học sinh thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng
vai. Giáo viên cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm. Trong
khi học sinh luận và chuẩn bị đóng vai, giáo viên cần theo dõi, lắng nghe, gợi ý,
giúp đỡ học sinh kịp thời.


9

+ Các vai diễn nên để học sinh xung phong hoặc tự phân cơng nhau đảm nhận.
Giáo viên nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
+ Hoạt động đóng vai nên có hố trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính sinh động,
hấp dẫn
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp

+ Bước 1: Chuẩn bị
Giáo viên
- Phát phiếu học tập nghiên cứu bài học

Học sinh
- Nhận phiếu học tập, nghiên cứu bài học

- Thông báo với học sinh về ý tưởng chủ - Lắng nghe, tiếp nhận thơng tin.
đề đóng vai, thời gian đóng vai
- Khuyến khích học sinh nhận nhiệm vụ
đóng vai, viết kịch bản.
- Nhận xét, góp ý kịch bản cho các học
sinh đóng vai, gửi kịch bản đến tất cả học


- Nhận nhiệm vụ đóng vai, viết kịch bản
theo chủ đề được giao, báo cáo giáo viên.
- Sửa chữa kịch bản theo góp ý của giáo
viên, đọc, nắm nội dung kịch bản

sinh trong lớp để tiện cho theo dõi phần
đóng vai (nếu cần)
- Theo dõi, hỗ trợ học sinh trong quá trình

- Luyện tập đóng vai theo kịch bản

luyện tập đóng vai.
+ Bước 2: Tiến hành đóng vai
 Học sinh nhận nhiệm vụ đóng vai tiến hành đóng vai theo kịch bản và vai
diễn đã được giao.
 Những học sinh còn lại theo dõi, quan sát, đưa ra nhận xét góp ý cho các
học sinh tham gia đóng vai (theo phiếu tiêu chí nhận xét hoạt động đóng
vai đã được phát trước đó) sau khi phần đóng vai kết thúc.
+ Bước 3: Đánh giá sau đóng vai


10

Giáo viên

Học sinh

- Trên cơ sở quan sát phần đóng vai, phiếu tiêu - Thảo luận theo cặp đôi, căn cứ vào
chí nhận xét hoạt động đóng vai (làm việc cá phiếu tiêu chí nhận xét hoạt động
nhân), giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi, thảo đóng vai của mình đưa ra nhận xét về

luận theo cặp đơi (theo bàn), nhận xét về phần hoạt động đóng vai vừa xem.
đóng vai của các bạn. Giáo viên mời nhóm
xung phong nhanh nhất nhận xét.
- Học sinh lắng nghe, nhận phần
- Giáo viên đánh giá về phần đóng vai của các

thưởng từ giáo viên.

học sinh, công bố phần thưởng cho học sinh
tham gia đóng vai.
+ Bước 4: Dẫn vào bài mới
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
+ Học sinh viết được kịch bản theo chủ đề
+ Học sinh hoàn thành việc đóng vai theo yêu cầu
+ Học sinh hào hứng tiếp nhận bài mới.
6.2. Hiệu quả áp dụng các giải pháp của sáng kiến
- Kết quả bài kiểm tra thường xuyên (sau khi kết thúc phần văn xuôi hiện đại
Việt Nam)
Nhóm lớp đối chứng

Nhóm lớp thực nghiệm
26

24

22
18

20


20
16

2 1
GIỎI

21 22

KHÁ
11A1

6

TRUNG
BÌNH
11A2

11A8

8 7
0 0 0
YẾU

10 11

12

5

GIỎI


2 4 5
KHÁ
11A3

TRUNG
BÌNH

YẾU

11A4

11A5


11

- Mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học

Sau khi áp dụng sáng kiến

Trước khi áp dụng sáng kiến

25

28

23

29

27

21
17

18

15
13

4

14
12

5

3 2 3

3

HỨNG THÚ

BÌNH
KHƠNG
THƯỜNG HỨNG THÚ

11A1

11A2


HỨNG THÚ

BÌNH
KHƠNG
THƯỜNG HỨNG THÚ
11A1

11A8

11A2

11A8

- Mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học
Sau khi áp dụng sáng kiến

41 41 41
28 29 27

13 12 14

3
TÍCH CỰC

11A1

2

3


BÌNH
THƯỜNG
11A2

0

0

THỤ ĐỘNG

11A8

3 2 3

0
TÍCH CỰC

BÌNH
THỤ ĐỘNG
THƯỜNG
11A1

11A2

11A8


12


- Mong muốn của học sinh đối với việc áp dụng sáng kiến

41

41

41

3
TIẾP TỤC

2

3

HẠN CHẾ
11A1

11A2

0

0

0

LOẠI BỎ
11A8

6.3. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến

Sáng kiến“Tổ chức hoạt động khởi động trong dạy đọc hiểu văn bản văn văn xuôi
hiện đại Việt Nam lớp 11 tại trường THPT Lạng Gang số 3” đã được áp dụng, góp phần
nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy phần văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11 nói
riêng và bộ mơn Ngữ văn nói chung tại 03 trường THPT trên địa bàn huyện Lạng Giang
và Tân Yên: Trường THPT Lạng Giang số 3 (Trám - Mỹ Hà - Lạng Giang - Bắc Giang),
Trường THPT Lạng Giang số 1 (Ao Luông - Yên Mỹ - Lạng Giang - Bắc Giang), trường
THPT Tân Yên số 2 (Kép Vàng - Lam Cốt - Tân Yên - Bắc Giang).
6.4. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
- Lợi ích kinh tế: Sáng kiến khơng có giá trị làm lợi tính thành tiền nhưng có vai
trị tiết kiệm chi phí kinh tế cho hoạt động dạy và học.
- Lợi ích xã hội: Sáng kiến có giá trị tham khảo đối với giáo viên giảng dạy bộ
mơn Ngữ văn, có lợi ích trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ
văn. Đồng thời sáng kiến có tính mở, có khả năng phát triển, áp dụng đối với nhiều
đối tượng khác, đơn vị khác, có thể áp dụng đối với chương trình giáo dục hiện
hành và cả chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018.


13

* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến
Tác giả sáng kiến

(Chữ ký, dấu)

Dương Ngọc Phương




×