“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
MỤC LỤC
Lời nói đầu ........................................................................................................2
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................3
Phần I: Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ.................4
1. Khái niệm và vị trí của Chính sách tiền tệ.......................................................4
2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ ................................................................5
3. Các công cụ của chính sách tiền tệ .................................................................6
3.1. Chính sách chiết khấu ....................................................................................6
3.2. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc .....................................................................................8
3.3. Nghiệp vụ thị trường mở................................................................................9
3.4. Hạn mức tín dụng..........................................................................................10
3.5. Khung lãi suất tiền gửi và cho vay...............................................................11
Phần II: Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
trong những năm qua......................................................................................13
1. Sự đổi mới trong việc thực hiện chính sách tiền tệ ......................................13
2. Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam ................14
2.1.Dự trữ bắt buộc .............................................................................................14
2.2. Lãi xuất tái chiết khấu ..................................................................................15
2.3. Nghiệp vụ thị trường mở .............................................................................16
2.4. Hạn mức tín dụng..........................................................................................17
2.5. Lãi xuất tín dụng...........................................................................................18
2.6. Tỷ giá ............................................................................................................19
Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền
tệ ở Việt Nam ..................................................................................................21
1. Định hướng .....................................................................................................21
1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế.....................................................................21
1.2 Một số định hướng cơ bản.............................................................................22
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ.......................22
Kết luận............................................................................................................24
Tài liệu tham khảo...........................................................................................25
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
1
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới hiện nay chính sách tiền tệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan
trọng của mình trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ hoàn
hảo sẽ giúp cho mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn
định tiền tệ, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.... một cách có hiệu quả
hơn. Mặt khác việc điều hành chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia không chỉ
ảnh hưởng tới quốc gia đó mà còn ảnh hưởng theo cơ chế lan truyền tới thị
trường tiền tệ thế giới. Việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ là một
vấn đề quan trọng trong xây dựng phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ chế
chính sách của mỗi nước.
Đối với nước ta, ngay từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp
sang cơ chế thị trường Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò của chính
sách tiền tệ trong phát triển kinh tế. Vì vậy ngay từ những ngày đầu chúng ta
đã chú trọng trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù
hợp với nền kinh tế. Kết quả là nước ta đã thu được những kết quả đáng khích
lệ như đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người
dân ... góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy vậy nền kinh tế thị trường luôn biến động nên các mục tiêu của
chính sách tiền tề cũng phải luôn biến đổi theo cho phù hợp với các giai đoạn
phát triển của đất nước. Việc xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt là cần
thiết cho sự phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế chính sách tiền tệ của nước
ta sau một thời gian dài thực thi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế .
Việc tìm ra những thiếu sót và hạn chế đó để khắc phục và xây dựng hoàn
thiện chính sách tiền tệ là điều quan trọng nhất cần phải làm. Nhận thức được
vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền kinh tế đất nước, em đã chọn đề tài nghiên cứu là "Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam" làm
đề án môn học. Qua đó sẽ giúp em nâng cao thêm sự hiểu biết của mình về
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
2
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
các vấn đề kinh tế, môi trường kinh tế và các vấn đề có liên quan. Vì sự hiểu
biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy, cô
giáo và các bạn .
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTƯ : Ngân hàng trung ương
NHTG : Ngân hàng trung gian
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
CSTT : Chính sách tiền tệ
TCTD : Tổ chức tín dụng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
3
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
PHẦN I
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNG CỤ
CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .
1. Khái niệm và vị trí của Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTƯ) là một bộ phận
quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Chính
Phủ, nó là tổng hoà các phương thức mà NHTƯ thông qua các hoạt động của
mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai
hướng:
Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền
tệ chống thất nghiệp)
Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu
tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng -
chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
Vị trí chính sách tiền tệ
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính
sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực
tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập,
chính sách kinh tế đối ngoại.
Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách
chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm
làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
4
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ cũng như mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác đều có
mục tiêu riêng của nó, đó là mục tiêu: ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định
hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối, tăng trưởng kinh tế...
Bên cạnh đó, muốn cho một nền kinh tế phát triển thì phải tạo được
nhiều công ăn việc làm. Muốn tạo được nhiều công ăn việc làm thì Nhà nước
phải điều tiết nền kinh tế trước hết là điều tiết lượng tiền sao cho khuyến
khích khả năng đầu tư và sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế ổn định
nền kinh tế, từng bước xây dựng hoàn chỉnh những chính sách và điều kiện
pháp lý, kích thích người dân tham gia hoạt động sản xuất đi xây dựng các
khu vực kinh tế mới, đảm bảo cho sự phát triển đồng đều của nền kinh tế.
Ngoài ra, việc thực thi chính sách tiền tệ còn nhằm mục tiêu ổn định
giá cả mà thực chất là mục tiêu ổn định lạm phát. Muốn ổn định được lạm
phát thì chúng ta phải có những công cụ thích hợp để điều hoà được lượng
tiền trong lưu thông. Do hàng năm nếu nền kinh tế tăng trưởng thì ta phải tăng
thêm lượng tiền vào lưu thông với khối lượng đúng bằng tỷ lệ tăng trưởng đó.
Có như vậy thì giá cả mới được ổn định, tỷ lệ lạm phát được ổn định. Nếu
như ta vẫn ấn định một khối lượng tiền tệ cứng nhắc một lần cho khoảng thời
gian dài sẽ có tác dụng làm cho giá cả và lương giảm nếu sản xuất tăng nên
tạo ra nhiều căng thẳng trong hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối, ảnh
hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Như vậy việc duy trì giá cả hay mức lạm phát
ở mức hợp lý chính là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi
các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu tỷ lệ lạm phát dự kiến để từng bước điều
chỉnh tỷ lệ lạm phát trong tương lai.
Mặt khác, việc thay đổi cung ứng tiền tệ nhằm thay đổi lãi suất là một
nhiệm vụ của chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy lãi suất ảnh hưởng trực tiếp
tới đầu tư, tác động vào sản xuất sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ dự
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
5
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
trữ của ngân hàng thương mại... Do vậy, phải ổn định lãi suất thì nền kinh tế
mới phát triển một cách vững chắc được.
Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang phát triển, nhu cầu buôn bán
giao lưu quốc tế ngày càng tăng thì mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối
ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, nhà nước phải ổn định sức mua của
đồng tiền, tỷ giá, phải thu hút ngoại tệ phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Chính sách tiền tệ đóng vai trò quan trọng, góp phần rút ngắn thời gian
ngưng trệ và suy thoái kinh tế để chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế,
nhất là làm sao duy trì một mức độ tăng trưởng với lạm phát ở tỷ lệ chấp
nhận được, có thể là tỷ lệ lạm phát một con só, hay nói cách khác một tỷ lệ
lạm phát thấp với tỷ lệ thất nghiệp thấp.
3. Các công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ của NHTƯ về điều tiết cung ứng tiền để hình thành
lãi suất, dự trữ, tỷ giá... nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô được thực hiện thông qua
các công cụ của nó. Những công cụ này là những thao tác nghiệp vụ mà
NHTƯ thực hiện thường xuyên như những hoạt động bình thường mỗi ngày.
Có các loại công cụ chủ yếu sau:
3.1. Chính sách chiết khấu
Chính sách chiết khấu là công cụ của Ngân hàng trung ương trong việc
thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng
kinh doanh. Khi Ngân hàng trung ương cho vay các ngân hàng kinh doanh
làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng
tiền cung ứng.
Cơ chế tác động
Ngân hàng trung ương kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác
động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu).
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
6
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
Khi Ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu, tức làm cho giá
của khoản vay tăng, hạn chế cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả
năng cho vay đối với nền kinh tế của các ngân hàng kinh doanh giảm xuống,
lượng tiền cung ứng giảm.
Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suất cho vay tái chiết
khấu, giá của khoản vay rẻ hơn, khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh
doanh, làm cho khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh đối với nền kinh
tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên.
Nếu chính sách là thắt chặt: NHTƯ quyết định nâng cao lãi suất chiết
khấu. Lãi suất chiếu khấu tăng làm cho NHTG không thể vay NHTƯ nhiều và
dễ dàng như trước. NHTG phải hạn chế bớt những cơ hội cho vay để bảo đảm
dự trữ. Như vậy, tác động trước hết làm tăng dự trữ của các NHTG, giảm cho
vay, hậu quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo. Tác động tiếp theo làm cho
NHTG có ý thức rằng trong trường hợp khẩn cần vay nóng của NHTƯ thì
NHTG phải trả lãi suất cao buộc NHTG phải từ từ nâng lãi suất lên theo để
tránh thiệt hại khi phải vay của NHTƯ. Do đó lãi suất tiếp tục thắt chặt làm
ảnh hưởng đến cung ứng tiền và tác động đến nền kinh tế.
Ưu điểm
• Do việc vay mượn thực hiện trên nền các giấy tờ có giá nên thời hạn
vay mượn tương đối rõ ràng, việc hoàn trả tương đối chắc chắn.
• Thông qua biện pháp chiết khấu và tái chiết khấu cụ thể là thông qua lãi
suất chiết khấu, NHTƯ có thể thực hiện tốt hơn vai trò người cho vay
cuối cùng.
Hạn chế
• NHTƯ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các
NHTM phải đi vay tức là NHTM có quyền tự do vay hoặc không. Do
vậy NHTƯ khó có thể kiểm soát được việc cung ứng tiền một cách có
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
7
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
hiệu quả. Hơn nữa lại rất khó trong việc đảo ngược những thay đổi
trong chính sách chiết khấu.
• Khi NHTƯ ấn định một lãi suất đặc biệt nào đó tạo ra sự biến động
khoảng cách giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường, dẫn tới
thay đổi ngoài dự kiến khối lượng tiền vay, khó kiểm soát cung tiền tệ.
3.2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà
không được dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do Ngân hàng trung
ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách
hàng tại các tổ chức tín dụng.
Cơ chế tác động
Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền
tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Mặt khác khi
tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm
(tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng
tiền giảm (tăng)
Ưu điểm
• Có thể thấy, dự trữ bắt buộc là công cụ tiềm năng của chính sách tiền
tệ, nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng và tác động mạnh tới
cung tiền.
• Khi sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì nguồn vốn tư bản nước ngoài
không thể theo con đường gián tiếp mà phải đầu tư trực tiếp có lợi cho
nền kinh tế.
• Tạo điều kiện cho sự kiểm soát tín dụng của NHTƯ đối với NHTM,
đồng thời tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng.
Hạn chế
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
8
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
Sẽ rất vất vả để thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ
bằng cách thay đổi RR bởi vì phải tốn kém rất nhiều để quản lý những thay
đỏi trong RR. Thực tế cho thấy đây là một công cụ quá mạnh, chỉ cần tăng
một lượng nhỏ RR sẽ làm cho
1
D = x R giảm xuống một lượng rất lớn gây ra những cú sốc.
rr
Mặt khác, RR có thể gây rắc rối với vấn đề thanh khoản của NHTM.
Đối với những NHTM có ER ở mức thấp làm cho hệ số sử dụng vốn của các
NHTM quá thấp ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách lãi suất
của các NHTM này. Gây ra sự bất lợi cho kinh doanh và huy động vốn của
các NHTM và làm đình đốn tín dụng.
3.3. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là những hoạt động mua bán chứng khoán do
NHTƯ thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó
điều tiết lượng tiền cung ứng.
Cơ chế tác động
• Khi Ngân hàng trung ương mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền tệ,
qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng.
• Khi Ngân hàng trung ương bán chứng khoán, làm thu hẹp cơ số tiền tệ,
qua đó làm giảm lượng tiền cung ứng.
Ưu điểm
• Nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất
cứ mức độ nào. Nó có thể thực hiện mong muốn thay đổi mức dự trữ
bằng việc mua và bán trái phiếu cổ phiếu. Nếu muốn mức thay đổi nhỏ,
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
9
“Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”
NHTƯ có thể mua, bán ít trái phiếu. Còn nếu muốn thay đổi lớn thì
NHTƯ mua hoặc bán nhiều trái phiếu hơn.
• Nghiệp vụ thị trường mở rất dễ dàng đảo ngược lại: nếu NHTƯ thấy
cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do sức mua trên thị trường tự do quá
nhiều thì có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ
bán trên thị trường tự do.
• Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ có thể điều tiết lượng tiền
như ý muốn vì các NHTM có quyền tự do trong việc mua hay không
mua trái phiếu.
• Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, ít tốn
kém về chi phí và thời gian.
Hạn chế
NHTƯ có thể không đạt được mục tiêu đã đề ra do nghiệp vụ thị
trường mở chỉ thực sự hữu hiệu khi nền kinh tế đã phát triển rất cao, cơ chế
thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển.
Ngoài 3 công cụ được sử dụng một cách thường xuyên như trên, đối
với các nước khác nhau thì có những đặc điểm về kinh tế và chính trị, xã
hội... khác nhau. Do đó việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ được
mở rộng thêm như hạn mức tín dụng , khung lãi suất tiền gửi và cho vay.
3.4. Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà NHTƯ có thể cung
ứng cho tất cả các NHTM trong thời kỳ nhất định (năm hay quý), phù hợp với
mức tăng trưởng kinh tế của thời kỳ đó.
Khi ổn định hạn mức tín dụng cho mỗi thời kỳ, NHTƯ thường căn cứ
vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế cộng với chỉ số lạm phát cho phép trong thời
kỳ đó. Hạn mức tín dụng này không phải là chỉ tiêu ấn định cho toàn bộ nền
Sinh viên: Nguyễn Đức Quỳnh GVHD: Đoàn Phương Thảo
10