Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận môn kinh tế khu vực công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.08 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN LÃNH ĐẠO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH CƠNG

TIỂU LUẬN
MƠN: KINH TẾ KHU VỰC CÔNG
Đề tài: Bảo vệ quan điểm: giữa hiệu quả kinh tế và cơng
bằng xã hội có mâu thuẫn.

Học viên: Cao Lâm Ngọc Vân
Đơn vị công tác: Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc
Lớp: Cao học Lãnh đạo học khóa 27

Vĩnh Phúc, tháng 3/2021


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất của xã hội lồi người,
trong đó, thực hiện cơng bằng trong phân phối là một hình thức cụ thể của cơng
bằng xã hội. Đây là sự phân phối một cách hợp lý, phản ánh đúng tương quan
giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa trách nhiệm và lợi ích. Thực hiện cơng bằng
trong phân phối có ý nghĩa quyết định đến việc phát huy nội lực các thành phần
kinh tế, đến từng thành viên xã hội, là động lực cho sự phát triển của đất nước.
Ở Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, tồn Đảng,
tồn dân ta ln kiên định trên con đường xã hội chủ nghĩa, không ngừng xây
dựng và phát triển đất nước, quyết tâm làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội, do vậy, ta luôn ý thức cần phải xác định phương thức phân
phối vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế về đảm bảo công bằng xã hội. Trong suốt quá


trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra những chủ
trương, chính sách phân phối cụ thể, thích hợp nhằm đảm bảo thực hiện công
bằng xã hội. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo hơn 30 năm qua đã dẫn đến sự thay đổi về mọi mặt của đời
sống, trong đó có việc thực hiện cơng bằng trong phân phối.
Xuất phát từ tình hình trên, sau khi được học mơn Kinh tế khu vực công,
tôi quyết định chọn đề tài: “Bảo vệ quan điểm: Giữa hiệu quả kinh tế và cơng
bằng xã hội khơng có mâu thuẫn” để làm tiểu luận.
2. Mục đích:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi sẽ bảo vệ quan điểm: Giữa hiệu quả
kinh tế và cơng bằng xã hội khơng có mâu thuẫn.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:


2

Đối tượng nghiên cứu là Chính phủ với vai trị phân phối lại thu nhập và
đảm bảo công bằng xã hội; chính sách phân phối thu nhập nhằm xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu Chính phủ với vai trị phân phối lại
thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội; chính sách phân phối thu nhập nhằm xóa
đói giảm nghèo ở Việt Nam.
- Về thời gian: giai đoạn hiện nay.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tiểu luận này, tôi đã sử dụng ba phương pháp nghiên cứu sau
đây: phương pháp nghiên cứu tiểu sử; phương pháp phân tích sản phẩm, hoạt
động
4. Dự kiến kết quả nghiên cứu:

Tiểu luận này giúp bản thân tôi dành thời gian nghiên cứu sâu hơn về kinh
tế khu vực công, nhất là về vai trị của chính phủ trong phân phối lại thu nhập và
đảm bảo cơng bằng xã hội, từ đó giúp tôi nâng cao nhận thức về hiệu quả kinh tế
và cơng bằng xã hội.
Tiểu luận này cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
đồng chí cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức trong Sở Ngoại vụ nơi tôi đang
công tác.
5. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung tiểu luận
gồm các phần sau:
- I. Cơ sở lý luận
- II. Sự can thiệp của Chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội:
- III. Kết luận.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục
tiêu kinh tế của một thời kì nào đó.
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở việc đạt được các mục tiêu ở mức độ càng cao
cáng tốt, gồm các mục tiêu sau:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế;


3

+ Tổng sản phẩm quốc nội;
+ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;
+ Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường
được nghiên cứu ở giác độ quản lí vĩ mô.

2. Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập:
2.1. Khái niệm:
Cơng bằng xã hội là tình trạng mà mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành
viên xã hội có và được thực hiện phù hợp với các giá trị xã hội.
Công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng
kinh tế như nhau, tức là khơng có sự phân biệt đối xử của chính sách do chính
phủ ban hành đối với các cá nhân có tình trạng kinh tế như nhau.
Cơng bằng dọc là sự đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm
sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác
biệt sẵn có. Tức là, chính sách của chính phủ được phép đối xử có phân biệt với
những người có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện sau khi chịu tác động
của chính sách thì những khác biệt đó phải được giảm bớt.
2.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập:
- Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản: do được thừa kế tài
sản, do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm, do kết quả kinh doanh.
- Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động: do khác nhau về
khả năng và kỹ năng lao động, khác nhau về cường độ làm việc, khác nhau về
nghề nghiệp và tích chất cơng việc…
II. CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRỊ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP VÀ
ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI:
1. Lý do can thiệp của Chính phủ nhằm đảm bảo cơng bằng xã hội:
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị
trường có thể tác động đến phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lưc xã hội, nhưng lại không tác động được để xã hội có cơng bằng hơn.
Vì vậy, Chính phủ phải can thiệp thông qua các công cụ và chính sách về phân
phối lại thu nhập nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng thu nhập xã hội.
Thứ hai, phân phối lại thu nhập tuy không làm gia tăng của cải chung của
xã hội nhưng có khả năng làm tăng mức phúc lợi xã hội. Đó là vì nếu mỗi cá
nhân đều tuân theo qiu luật độ thỏa dụng biên giảm dần thì việc chuyển giao một
đồng thu nhập từ người giàu sang cho người nghèo sẽ khiến người giàu mất đi

một độ thỏa dụng nhất định và người nghèo có thêm một độ thỏa dụng khác từ


4

đồng thu nhập đó. Tuy nhiên, do thu nhập của người nghèo tập nên độ thỏa dụng
mà anh ta có thêm sẽ lớn hơn độ thỏa dụng mà người giàu (đang ở mức thu nhập
cao) mất đi. Kết quả, tổng thỏa dụng của xã hội và tương ứng là tổng phúc lợi xã
hội sẽ tăng lên.
Thứ ba, phân phối lại thu nhập có tác dụng động viên giúp đỡ người
nghèo, qua đó giải tỏa tâm lý bất mãn, nghi ngờ chính phủ và giảm bớt các tệ
nạn xã hội. Do đó, phân phối lại thu nhập có thể được coi như đã tạo ra một ngợi
ứng tích cực.
Do vậy, việc Chính phủ phải can thiệp để nâng cao sự bình đẳng trong
phân phối thu nhập trở thành một điều cần thiết.
2. Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội khơng có mâu thuẫn:
2.1. Sự khơng mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế và cơng bằng xã hội:
Chính phủ ln nỗ lực giải quyết vấn đề phân phối thu nhập để giảm bớt
bất công xã hội và khi sự bất bình đẳng được giảm bớt sẽ tạo động lực để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, nghĩa là làm nâng cao tính hiệu quả. Bởi:
- Tăng thu nhập cho người nghèo sẽ kích cầu trong nước đối với các nhu
yếu phẩm, điều này sẽ kích thích sản xuất phát triển tạo thêm việc làm và đầu tư
trong nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh và đông đảo quần
chúng tham gia vào sự tăng trưởng đó.
- Một sự phân phối thu nhập công bằng hơn giảm được mức độ nghèo đói
của dân chúng sẽ kích thích phát triển lành mạnh, tạo tâm lý và khuyến khích
vật chất để mở rộng sự tham gia của quần chúng vào quá trình phát triển. Ngược
lại, chênh lệch thu nhập quá lớn và nghèo đói phổ biến sẽ là một cản trở về vật
chất và tâm lý đối với tiến bộ kinh tế.
- Thu nhập thấp và mức sống thấp của người nghèo sẽ ảnh hưởng đến sức

khỏe, dinh dưỡng và giáo dục, làm tăng nguy cơ ốm đau bệnh tật, và thất học, có
thể làm giảm năng suất lao động của họ. Vì thế, sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm
chậm tiến trình phát triển chung.
- Thực tế cho thấy khơng có gì để chứng tỏ người giàu ở các nước đang
phát triển lại có xu hướng tiết kiệm một phần lớn trong thu nhập của mình để
đầu tư vào nền kinh tế, ngược lại họ thường sử dụng thu nhập vào việc mua các
hàng hóa tiêu dùng xa xỉ. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế dựa trên sự bất
công là một cơ hội để giữ lại đặc quyền, đặc lợi cho những tầng lớp thượng lưu
mà cái giá là do tuyệt đại đa số người dân phải trả.


5

Những nội dung trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và cơng bằng xã hội
khơng có mâu thuẫn. Một quốc gia muốn phát triển nhanh và ổn định thì khơng
thể để tình trạng phân phối thu nhập q bất cơng, khiến nó trở thành một lực
cản đối với tiến trình phát triển. Trái lại, nếu quá nhấn mạnh đến sự cơng bằng,
quyết tâm đạt được nó bằng mọi giá thì có thể gây ra những méo mó nghiêm
trọng trong động cơ và hành vi hoạt động của từng cá nhân. Vì vậy, cần có sự
kết hợp hài hịa giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội.
2.2. Phân tích chính sách phân phối thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam:
Chính sách phân phối thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo ở nước ta là
tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà Nhà nước thực hiện
để tác động lên các quan hệ kinh tế - xã hội và điều tiết các mối quan hệ này,
nhằm đạt được mục tiêu phân phối các nguồn lực và cơ hội một cách công bằng,
hiệu quả cho người nghèo. Do vậy, đối tượng của loại chính sách này là người
nghèo, người có thu nhập thấp, những đối tượng dễ gặp rủi ro trong xã hội.
Hiện nay, các đối tượng nghèo được chia theo ba dạng chính: nghèo do
hạn chế về năng lực cá nhân; nghèo do gặp rủi ro; nghèo do hạn chế về cơ hội

phát triển. Để giải quyết các vấn đề này, Nhà nước sử dụng các chính sách hỗ trợ
người nghèo có kỹ năng lao động, có sức khỏe tốt để tham gia vào thị trường lao
động, giúp giảm khó khăn và ổn định cuộc sống. Bao gồm các chính sách về tiền
lương, thuế thu nhập cá nhân và trợ cấp.
a) Chính sách tiền lương:
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương
theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (Theo
Bộ luật Lao động).
Theo Văn kiện Đại hội XI của Đảng: “Tiền lương, tiền công phải được
coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước”.
Nhìn chung, sức lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả sức lao động
được trao đổi, thuận mua, vừa bán theo quan hệ cung - cầu trên thị trường có sự


6

quản lý của Nhà nước, nhằm bảo vệ người lao động trong việc thỏa thuận, chống
bóc lột và đói nghèo. Do đó, chính sách tiền lương là cơ sở và căn cứ để từng
bước Nhà nước hiện thực chính sách phân phối thu nhập hướng đến mục tiêu
nâng cao đời sống cho người lao động và xóa đói giảm nghèo.
Đối với người nghèo hay người có thu nhập thấp, ngồi tiền cơng, tiền
lương họ khơng có nguồn thu nhập từ tài sản nào khác. Do vậy, chính sách tiền
lương là một công cụ điều tiết của Nhà nước nhằm hỗ trợ có hiệu quả đời sống
của người nghèo, người có thu nhập thấp. Chính sách tiền lương của Nhà nước
trong thời gian qua đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận như:
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu của Nhà nước theo mức độ trượt giá
đã tăng thu nhập cho người lao động làm công ăn lương, nhất là những người có
thu nhập thấp, đáp ứng được một phần cơ bản nhu cầu cuộc sống của họ.

- Việc điều chỉnh hệ số lương, thay đổi thang bảng lương là bước thay đổi
quan trọng trong tiến trình cải cách tiền lương của Nhà nước, không những tăng
thu nhập, mà còn tạo ra tâm lý phấn khởi cho người lao động, thúc đẩy tăng
năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.
- Việc thống nhất mức lương tối thiểu chung cho khu vực doanh nghiệp
nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi xóa bỏ mức độ bất
bình đẳng thu nhập về tiền lương giữa hai khu vực như trước đây.
b) Chính sách thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích
nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước
sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả
năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân khơng đánh vào những cá nhân có thu
nhập thấp, vừa đủ ni sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Do đó, việc
nộp thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh
lệch giữa các tầng lớp dân cư.
c) Chính sách trợ cấp:
Chính sách hay chế độ trợ cấp là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy
định cho người lao động và một số thành viên trong gia đình họ thực tế được


7

hưởng một khoản tiền trong những trường hợp cần thiết, phù hợp với khả năng
chi trả và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Nội dung chế độ trợ cấp
thường bao gồm các chế độ ngoài thù lao lao động như chế độ bảo hiểm xã hội,
chế độ trợ giúp khi khó khăn, chế độ cấp tiền khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trợ cấp là những chính sách ưu đãi thể hiện chính sách quan tâm đối với
những người có cơng với cách mạng thể hiện ở Nghị định số 58/2019/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Qui định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi

đối với người có cơng với cách mạng, hoặc Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày
13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
Trợ cấp cho người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, người có thu
nhập thấp là một trong những chính sách phân phối lại thu nhập của nhà nước.

2. Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập:

2. Công bằng xã hội
3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hội trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:


8

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng Việc thực hiện cả hai mục tiêu trên quả là không
đơn giản chút nào, chúng ta không thể ngồi chờ kinh tế phát triển cao, dân giàu
lên, mới thực hiện sự công bằng và tiến bộ xã hội. Chúng ta cũng không thể hi
sinh sự tiến bộ, công bằng xã hội để phát triển kinh tế một cách thuần túy. Bài
toán giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội quả
là một bài tốn khó nhưng khơng phải là khơng có lời giải.
Tại Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức giữ vai trị chủ
đạo, vị trí then chốt trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp cơng và thực hiện chính
sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, thực tế cho thấy việc tổ
chức hệ thống các đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn nhiều hạn chế như: mạng lưới
các đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn cồng kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo
về chức năng, nhiệm vụ; chi tiêu ngân sách nhà nước cho các đơn vị này rất lớn
do các đơn vị này phần lớn chưa thể tự chủ nên gây gánh nặng cho ngân sách…
Kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
cơng lập, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, Sở Ngoại vụ nói riêng đã tích cực đổi mới,
sắp xếp lại tổ chức trong các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, có cơ cấu
hợp lý, giảm đầu mối gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
đơn vị.
Có thể nói, việc sáp nhập, hợp nhất các cơ quan hành chính nhà nước
trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cần thiết, bảo đảm cho bộ máy hành chính
nhà nước được tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Khi tiến hành sáp nhập, hợp
nhất các đơn vị sự nghiệp công lập đã, đang và sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn,
phức tạp, tuy nhiên, tin tưởng rằng với sự quyết tâm, ủng hộ của cán bộ lãnh đạo
các cấp, sự nghiêm túc thực thi của đội ngũ cơng chức, viên chức và người dân
thì kết quả của việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ mang
lại nhiều hiệu quả thiết thực.


9

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU:

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích


2

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

2

4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3

5. Kết cấu của tiểu luận

3

NỘI DUNG:

4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

1. Thiết kế tổ chức

4

2. Đơn vị sự nghiệp công lập
II. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI SỞ
NGOẠI VỤ TỈNH VĨNH PHÚC

1. Giới thiệu chung về Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc

7
8
8

2. Đánh giá việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức trong các đơn
vị sự nghiệp công lập tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc

11

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ĐỔI MỚI,
SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP TẠI SỞ NGOẠI VỤ VĨNH PHÚC

21

KẾT LUẬN:

22


10



×