Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.34 KB, 3 trang )
Mẹo nâng cao hình ảnh nơi công sở
Chuyển tải tốt thông điệp qua giọng nói
Hãy lắng nghe những gì mình nói. Những từ “như là”, “à”, “ờ” có
thường xuất hiện trong lời nói của bạn? Bạn có lên giọng ở cuối câu
khiến người khác nghĩ là bạn đang đặt câu hỏi trong khi thực chất đó
là câu khẳng định? Bạn có nói quá nhanh hoặc quá nhỏ?
Những yếu tố này sẽ khiến thông điệp của bạn mất đi sức ảnh
hưởng cần thiết. Hãy tập luyện để luôn có giọng nói đủ âm lượng và
tốc độ vừa phải. Khi nói, cũng cần chú ý nhấn nhá, ngắt nghỉ những
điểm quan trọng.
Văn phòng không phải là khu giải trí
Đừng biến văn phòng thành khu giải trí – bạn thoải mái chơi game,
trò chuyện rôm rả và “úp mở” tình cảm công sở. Dĩ nhiên bạn bè
đồng nghiệp cần có những phút thư giãn nhưng đừng quá lạm dụng.
Đây không phải là những yếu tố giúp bạn thăng chức, ngược lại, nó
có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng nếu câu chuyện đùa
đi quá xa.
Đừng đưa chuyện riêng “lên sóng”
Thẻ tín dụng quá hạn? Bạn vừa mới chia tay với người yêu? Chủ
nhà đòi tăng tiền thuê? Bạn có thể chia sẻ những khó khăn trong
cuộc sống với đồng nghiệp thân, nhưng đừng khiến đó trở thành
“chương trình thời sự” đặc biệt mỗi ngày.
Một điều đáng chú ý nữa là bạn không nên bàn luận chuyện riêng
trong thang máy hoặc nhà vệ sinh – đó không phải là những nơi an
toàn dù bạn không quen bất cứ ai có mặt tại đó. Trái đất tròn và bạn
sẽ không biết những chuyện bạn bàn luận sẽ đến tai ai.
Đừng biến chỗ làm việc thành phòng ngủ
Cho dù khối lượng công việc chất đống và bạn phải làm thêm giờ,
bạn cũng nên giữ cho bàn làm việc tương đối ngăn nắp. Chẳng may
sếp đến chỗ bạn lấy hồ sơ và bạn phải đào bới cả đống tài liệu, khăn
ăn, sách báo mới tìm được thứ mà sếp cần, bạn đã mất điểm hoàn