Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.87 KB, 13 trang )

1
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
TRONG CHĂN NUÔI
Người trình bày:
TS. Nguyễn Văn Khanh
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
2
1. Tiêu hủy vật nuôi nhiễm bệnh
Khi có dịch bệnh trong trại thì biện pháp
chôn lấp thường được sử dụng

Ưu: nhanh, ít tốn kém

Nhược: ảnh hưởng đến môi trường
Biện pháp đốt ít được sử dụng hơn vì tốn
kém, gây phiền phức và thu hút sự chú ý
3
Ô nhiễm môi trường do chôn lấp phụ thuộc vào
các yếu tố sau:

Số lượng gia súc, gia cầm bị chôn lấp trên một
đơn vị diện tích

Điều kiện thổ nhưỡng ở nơi chôn lấp

Vị trí chôn lấp

Hệ vi sinh vật khu chôn lấp

Kỹ thuật chôn lấp


Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm đất

Ô nhiễm nước
4
Để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường,
cần chú ý:

Chọn vị trí chôn lấp

Đào hố và chôn lấp: sâu trên 2m, chiều dài và
rộng phụ thuộc vào số lượng xác cần chôn.
Đáy hố phủ vật liệu chống thấm, phun thuốc
sát trùng (hoặc rải một lớp vôi bột). Xác thú
được đổ vào hố chôn, nén chặt. Phun thuốc
sát trùng hoặc rải vôi bột phủ lớp trên cùng
xác chết, lấp đất và nén thật chặt.

Trong vòng 1-3 tuần đầu, cần thường xuyên
kiểm tra hố chôn. Kiểm tra chặt chẽ nguồn
nước giếng.
5
2. Các biện pháp phòng ngừa và
ứng phó dịch bệnh trong chăn nuôi

Chuồng trại phải đủ chỗ cho gia súc xoay trở

Thông gió tốt


Chuồng nuôi được giữ sạch sẽ. Mặt và nền
chuồng nhẵn, không thấm nước, có thể cọ rửa
và tiêu độc định kỳ một cách dễ dàng.
6

Quét dọn, thu gom, tiêu hủy phân rác,
chất độn chuồng. Rửa sạch dụng cụ chăn
nuôi. Thuốc sát trùng thích hợp như nước
vôi 10-20%, formol 2%, cressyl 5%, … 3
lần/tuần

Nước rửa chuồng trại phải được tập trung
xử lí.

Nuôi dưỡng thú tốt, khỏe mạnh.

Tiêm phòng đầy đủ để bảo hộ đàn gia
súc.

Khi dịch bệnh xảy ra phải cách ly thú
bệnh, chăm sóc và điều trị đặc biệt, diệt
ruồi, …
7
3. Bệnh đối với vật nuôi

Nhà chăn nuôi quan tâm đến những dịch
bệnh truyền nhiễm cao, lây lan mạnh như:
lở mồm long móng, tụ huyết trùng, cúm
gia cầm, dịch tả heo, các bệnh đường hô
hấp và sinh sản, … quan trọng nhất là

những đường truyền lây chủ yếu: tiêu
hóa, hô hấp, qua da và lây truyền cơ giới
qua chất độn chuồng, xe cộ, dụng cụ chăn
nuôi
8

Chú ý tới mức độ lan tràn và những vùng
lãnh thổ có dịch bệnh truyền nhiễm.

Chú ý tới những bệnh do ảnh hưởng môi
trường chăn nuôi.

Viêm vú.

Bệnh tụ huyết trùng, sốt vận chuyển

Độc tố nấm mốc: Mycotoxins.

Ngộ độc hóa chất nông nghiệp.
9
4. Các biện pháp, hình thức chăn
nuôi sạch:

Củng cố khâu nguyên liệu để sản xuất
thức ăn hỗn hợp

Giảm sử dụng kháng sinh, hoặc sử dụng
kháng sinh hợp lí.

Tăng cường sử dụng vitamin, probiotics.


Tiến tới xây dựng trại sạch bệnh (SPF).
10

Tăng cường bảo vệ môi trường chăn nuôi:
nước uống, không khí.

Không sử dụng các hóa chất độc hại,
hormone để kích thích thú tăng trọng
nhanh.
11
5. Quy hoạch phát triển chăn nuôi:

Quy hoạch số lượng và quy mô đàn gia
súc, không phát triển quá lớn mà nên tập
trung để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Quy hoạch vùng chăn nuôi phù hợp và
phải kiểm soát được môi trường chăn nuôi
ở vùng này.

Quy hoạch các nông trại kiểu mẫu, điển
hình tiên tiến để nhân rộng.
12

Chú ý hơn nữa tới hiệu quả kinh tế của
trại. Nhà nước nên có quy định về qui mô
chăn nuôi.
13
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ VỊ

ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI !

×