Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Xử lý môi trường trong chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.2 KB, 3 trang )

Xử lý môi trường trong chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành đặc biệt quan trọng bởi cung cấp cho con người nguồn thực phẩm:
trứng, sữa, thịt... là nhu cầu thiết yếu của con người. Do vậy, để chăn nuôi phát triển vững
mạnh đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, thì công tác xử lý môi trường
trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số
biện pháp nhằm đảm bảo môi trường trong chăn nuôi như sau:
1. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý:
Chuồng nuôi xây dựng phải được đảm bảo mỹ quan, tách biệt với nơi sinh hoạt của con
người, không bị gió lùa; thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phải giữ ấm vào
mùa đông, mát về mùa hè, thuận tiện về nguồn nước và tiện cho công tác thu gom xử lý
chất thải. Chuồng trại phải được xây xa đường giao thông chính, tránh được tiếng ồn và
những hoạt động qua lại của con người.
2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi:
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề
kháng bệnh của vật nuôi, song hầu như ít được tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong tổ
chức bố trí sản xuất, do đó đã tạo ra một môi trường kém về độ thông thoáng, dễ phát sinh
dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh cao.
Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến cáo quy định về những khuyến
cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất đạt tối ưu.
Đối với đại gia súc mật độ nuôi nên đảm bảo từ 3 -5m
2
/con, tiểu gia súc từ 0,5 -2m
2
/con,
gia cầm 9-10con/m
2
đối với gà thịt và 4-5con/m
2
đối với gà giống.
3. Bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi hợp lý
Trong một trang trại chăn nuôi hoặc một hộ sản xuất khi xây dựng chuồng trại cần đảm


bảo khoảng cách tối thiểu giữa các dãy chuồng từ 5 - 7m, như vậy sẽ thuận tiện trong quá
trình sản xuất, dễ áp dụng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, thuận tiện cho việc cách ly
để điều trị khi có dịch bệnh xảy ra và phân tách được các lứa tuổi vật nuôi theo từng dãy
chuồng. Thông thường đối với nông hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thì chuồng nuôi nên
chia thành các ngăn để thuận tiện cho việc thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng
và công tác phòng trị bệnh.
4. Xây dựng công trình xử lý chất thải
- Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp nên xây hầm Biogas là
biện pháp hữu hiệu để xử lý chất thải và tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt.
- Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng nuôi phải xây dựng
bể chứa chất thải lỏng và ủ phân. Hàng ngày tiến hành thu gom phân rác để tập trung về hố
ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng (xử lý phân và các chất thải rắn bằng cách
trộn lẫn với vôi bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh hoặc trấu, ủ hoai mục). Nền
chuồng nuôi và hố xử lý chất thải phải được xây và láng xi măng để dễ dàng cho quá trình
cọ rửa vệ sinh và tránh được sự thẩm thấu chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo được độ yếm
khí của hố ủ, giúp phân chóng hoai mục. Đối với chất thải lỏng tiến hành xử lý tại bể chứa
bằng vôi bột hoặc các chất hoá học sát trùng trước khi dẫn ra ao nuôi các hoặc tưới nước
cho cây trồng (ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc có trồng cỏ thuỷ sinh và bèo
tây để xử lý).
5. Công tác vệ sinh chuồng trại
Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nước tiêu vật nuôi, thì cần định kỳ
hàng tuần quy định 1 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi, thu
gom rác về nơi quy định để đốt và phun khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng
để tiêu diệt nguồn mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn trong môi trường.
6. Trồng cây xanh
Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió
lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO
2
và thải khí O
2

rất tốt cho môi
trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng….
Như vậy, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định
đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Tuy nguồn chất
thải của vật nuôi có những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và hiệu quả chăn nuôi
xong bên cạnh đó nếu chúng ta tuân thủ và xử lý triệt để nguồn chất thải thì đây là nguồn
phân hữu cơ chủ yếu để phục vụ cho ngành trồng trọt, góp phần đẩy mạnh phát triển song
song giữa trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra môi trường trong sạch và bảo vệ sức khoẻ con
người.

×