Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.33 KB, 3 trang )
Mẹo bảo quản thực phẩm mùa nóng
Thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm càng phải được chú ý nhiều hơn để
tránh vi khuẩn tấn công gây ngộ độc, hoặc lãng phí tiền bạc vì phải đổ bỏ thực
phẩm hư hỏng.
Thực phẩm chín
Theo bếp trưởng Huỳnh Như - Nhà hàng Abai, cần chú ý nấu sôi lại các loại thức
ăn thừa và để nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Để riêng từng loại thực phẩm, dùng
màng bọc thực phẩm bọc kín khi cất vào tủ lạnh. Tốt nhất, nên sử dụng các loại
hộp thức ăn có nắp đậy kín để các loại thức ăn thừa không lẫn lộn vào nhau. Phải
nấu lại cho sôi kỹ trước khi dùng lại các món ăn này và chỉ nên ăn lại một lần sau
đó.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên, những món canh chỉ để tủ
lạnh trong khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá ba ngày và bảo
quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Nhiều bà nội trợ có thói quen để rất nhiều
món ăn thừa vào tủ lạnh và để quên nhiều ngày sau đó. Để tránh thực phẩm để quá
lâu và lẫn lộn, nên ghi chú ngày tháng trên nắp hộp.
Các món chiên, rô ti… nên đổ ngập dầu khi để vào ngăn mát tủ lạnh để món ăn
không bị khô.
Không nên để thức ăn đã qua chế biến quá hai giờ dưới nhiệt độ bình thường. Tốt
nhất nên nấu sôi, để nguội và cất vào tủ lạnh ngay sau khi vừa sử dụng xong. Nếu
gia đình không có tủ lạnh hoặc trong những ngày cúp điện, có thể bảo quản phần
thức ăn thừa trong thùng đá hoặc cho phần thức ăn thừa vào hộp đựng thực phẩm
và đặt đá xung quanh hộp. Cho vào tủ lạnh ngay khi có điều kiện. Tuyệt đối không
sử dụng những thức ăn đã có mùi ôi thiu hoặc màu sắc thay đổi bất thường.
Thực phẩm đông lạnh
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, theo bếp trưởng
Huỳnh Như, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi
đi chợ về, để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng.