Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi con 6 tháng tuổi Tuần 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.24 KB, 5 trang )




Khi con 6 tháng tuổi -
Tuần 4
Ở 25 tuần tuổi, dù rằng bé vẫn chưa thể học nói thì bạn vẫn có thể bắt
đầu dạy ngôn ngữ ký hiệu cho bé để giúp bé diễn đạt ý muốn của mình.
Bé cũng đã dần biết làm chủ các trò chơi, mẹ hãy để bé thử làm quản
trò nhé. Về phần mẹ, hãy luôn nhớ rằng bé là cá thể duy nhất và hạn
chế việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác, trực giác của người
mẹ sẽ mách bảo bạn nếu con thực sự có vấn đề.
Ngôn ngữ ký hiệu dành cho bé

Bé chưa biết nói, nhưng mẹ có thể dạy con cách ra dấu để diễn đạt ý muốn
của mình - Ảnh: Inmagine
Nếu bạn muốn dạy cho bé ngôn ngữ ký hiệu thì đây là thời điểm thích hợp.
Khả năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng vận động của bé phát triển nhanh hơn
khả năng nói. Ví dụ hầu hết các bé đều biết vẫy tay (lúc khoảng 9 tháng tuổi)
và biết đưa ngón tay chỉ chỏ (vào lúc 1 tuổi) trước khi biết nói “bye bye”
hoặc nói “nhìn kìa”
Cho bé phương tiện để diễn tả ý muốn của bản thân sẽ làm bé đỡ bực bội
hơn. Ngôn ngữ ký hiệu không chắc sẽ giúp bé không còn khóc và bực bội
nhưng bé có khả năng học loại ngôn ngữ này rất tốt.
Để bắt đầu, bạn hãy sử dụng bàn tay để ra dấu mỗi khi nói đến những từ
thông thường như “sách” (chụm hai bàn tay lại và mở lòng bàn tay ra) hoặc
“đói bụng” (đưa ngón tay lên môi). Về sau, bé sẽ có thể diễn tả những ý
niệm phức tạp hơn như “Con uống nước trái cây xong rồi” bằng cử chỉ đặt
lòng bàn tay của mình lên ngang vai. Và đừng lo lắng, ngôn ngữ ký hiệu
không ảnh hưởng gì đến quá trình học nói của bé cả. Thực tế nó còn giúp bé
phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.
Thuận tay nào?


Bé có thể thích cầm nắm đồ bằng một tay rồi sau đó đổi qua tay kia. Nhưng
phải đến khi bé khoảng 2, 3 tuổi bạn mới biết bé thuận tay trái hay tay phải.
Đừng buộc bé phải thay đổi khuynh hướng tay thuận (vì điều này đã được
quyết định từ lúc bé còn trong bụng mẹ). Bắt bé phải dùng tay phải trong khi
bé thuận tay trái có thể làm bé lẫn lộn và dẫn đến các vấn đề trong việc phối
hợp giữa tay và mắt, sự khéo léo và chữ viết về sau này.
Chơi trò chơi
Bé thích các trò chơi thay phiên nhau, đặc biệt là những trò liên quan đến âm
thanh và ngôn ngữ. Thỉnh thoảng nên nhường cho bé làm người dẫn dắt trò
chơi và bắt chước cách phát âm của bé. Khi đến phiên bạn là người điều
khiển trò, bạn hãy chơi trò bắt chước tiếng động vật kêu (gâu gâu, quạc
quạc) vì đó là một trò rất hay để dạy bé học và làm bé vui.
Một ưu điểm của loại trò chơi này là có thể chơi được bất cứ nơi đâu. Bé có
thể đập nước kêu bì bõm trong chậu tắm hay dùng các khối xếp hình gõ cọc
cọc lên nền nhà. Hướng dẫn bé cách tạo ra các âm thanh vui nhộn trước rồi
sau đó để bé thử làm.

Hãy để con chủ động trong các trò chơi - Ảnh: Inmagine
Cuộc sống của bạn: So sánh con mình với con người khác
Hầu như chẳng có cha mẹ nào mà lại không lén nhìn những đứa trẻ khác để
so sánh với con mình cả. Khi nghe một đứa trẻ khác dường như phát triển
hơn con mình ở một lĩnh vực nào đó, rất bình thường nếu bạn cảm thấy lo
lắng hoặc ít nhất là cũng băn khoăn không biết con mình có phát triển bình
thường không. Mỗi bé tăng trưởng và phát triển với tốc độ riêng của mình.
Đặc biệt là từ khoảng 6 tháng tuổi trở đi, không bé nào giống bé nào về khả
năng vận động và phát triển ngôn ngữ cả.
Nếu bạn lo lắng về bé, bạn có thể tìm hiểu các chuẩn tăng trưởng bình
thường của trẻ thay vì đi so sánh với các trẻ khác. Và thậm chí cả chuẩn tăng
trưởng cũng chỉ là bảng hướng dẫn chung thôi. Con bạn có thể đi chệch ra
khỏi chuẩn vì bé đang tạm thời tập trung và một kỹ năng nào đó hơn các kỹ

năng khác hoặc bởi vì bé cần thêm chút ít thời gian. Đừng lo lắng nếu thấy
bé có vẻ chậm trong một lĩnh vực nào đó, không có nhiều khả năng bé bị
chậm phát triển đâu. Tuy nhiên cũng nên tin vào trực giác của mình – nếu
bạn vẫn cảm thấy lo lắng, hãy gọi cho bác sĩ.

×