Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN APPLICATION OF NEW TECHNOLOGY ON AQUACULTURE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 27 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
APPLICATION OF NEW TECHNOLOGY ON AQUACULTURE













Nha Trang, tháng 11 năm 2012


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
APPLICATION OF NEW TECHNOLOGY ON AQUACULTURE













Nha Trang, tháng 11 năm 2012


3
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THAY THẾ CHO
NGHỀ NUÔI TÔM HE THƯƠNG PHẨM HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
Lục Minh Diệp
Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang
1. MỤC ĐÍCH
Giới thiệu phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm he thương phẩm bằng cách ứng
dụng công nghệ tạo biofloc: bổ sung C hữu cơ, tạo nên tỉ lệ C/N phù hợp để vi sinh vật
chuyển hóa được lượng N thừa thải ra từ thức ăn, tạo sinh khối vi sinh giàu dinh dưỡng làm
thức ăn cho tôm.
2. NỘI DUNG
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hiện trạng nghề nuôi tôm tại Việt Nam và các giải pháp thay thế:
Hai loài tôm he chủ yếu đang được nuôi tại Việt Nam là tôm sú (Penaeus monodon) và
tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm sú là loài tôm bản địa, là đối tượng nuôi chủ
lực của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam từ 2007 trở về trước. Tuy nhiên, gần đây diện
tích và sản lượng nuôi loài tôm này giảm sút do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Tôm
thẻ chân trắng được di nhập vào Việt Nam từ 2001, bắt đầu mở rộng diện tích nuôi từ năm
2004. Từ năm 2008, tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng nuôi thay thế tôm sú ở các vùng
nuôi thâm canh. Năm 2011, với tổng diện tích nuôi tôm tại Việt Nam là 656.426 ha, diện tích
nuôi tôm sú: 623.377 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng: 33.049 ha, chỉ chiếm hơn 5%. Tuy
nhiên, sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2011 là 139.400 tấn, chiếm đến 32,42% sản lượng

tôm nuôi cả nước (430.000 tấn). Tuy nhiên, sau vài năm phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh, nghề nuôi tôm tại Việt Nam lại phải đối đầu với dịch bệnh. Năm 2011, dịch
bệnh bùng phát tại đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tôm nuôi bị bệnh lên đến 85.000
ha, với lượng giống thả khoảng 15 tỷ con, trong đó Sóc Trăng thiệt hại nhiều nhất, trên 80%
diện tích nuôi tôm toàn tỉnh. Năm 2012, dịch bệnh diễn ra đều khắp ở các vùng nuôi tôm của
cả nước. Nghề nuôi tôm Việt Nam cần có phương pháp nuôi mang tính ổn định và bền vững.
Một số giải pháp nên được lưu ý: (1) Giảm mật độ nuôi. Tôm chân trắng nên nuôi với
mật độ khoảng 80 con/m
2
. (2) Áp dụng phương pháp cho ăn nhiều lần, hoặc sử dụng máy cho
ăn để giảm lượng thức ăn sử dụng nhưng không giảm sinh trưởng của tôm nuôi. (3) Luân
canh, xen vụ: Có thể nuôi cá chẽm,…., nhằm thay đổi ký chủ. (4) Ứng dụng công nghệ
Biofloc. (5) Ứng dụng công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (race-
way system) và tái sử dụng nước (RAS).

4
Nuôi tôm siêu thâm canh là hướng mà nghề nuôi tôm nước ta cần vươn tới. Với hiện
trạng nghề nuôi tôm hiệ nay, ứng dụng công nghệ biofloc có thể được xem là một giải pháp
thay thế tích cực có thể áp dụng rộng rãi, thay cho công nghệ nuôi tôm sử dụng vi tảo để giải
quyết lượng nitơ thải ra từ thức ăn gây nên sự biến đổi bất lợi cho môi trường ao nuôi.
 Sự chuyển hóa N trong ao nuôi tôm và các giải pháp tái sử dụng nguồn N thải ra từ thức ăn.
Ước tính chỉ khoảng 20-40% (trung bình 25%) lượng N từ thức ăn được tích lũy thành
sinh khối cơ thể tôm. Lượng dinh dưỡng còn lại sẽ bị thải vào môi trường theo sản phẩm bài
tiết của tôm và từ thức ăn thừa. Trong ao nuôi thâm canh, 90% lượng N tích lũy trong chất
thải ở dạng Amonium (NH
3

hoặc NH
4
+

). Amonium hình thành trong ao có thể do tôm thải
trực tiếp chất bài tiết hoặc từ quá trình khoáng hóa chất hữu cơ tạo nên (do vi khuẩn).
Trong môi trường ao nuôi, Amonium là khí độc, gây chết tôm nếu tồn tại với tỷ lệ cao ở
dạng NH
3
(phụ thuộc vào pH); gây nên sự phì dưỡng, dẫn đến sự nở hoa của tảo. Tảo tàn lụi
sẽ gây nên sự căng thẳng về môi trường. Xác tảo bị phân hủy, tái khoáng hóa lại tạo thành
Amonium.


Hình 1: Sơ đồ chuyển hóa N trong ao nuôi tôm
(Nguồn: Burford et al., 2004)

Các giải pháp quản lý và tái sử dụng nguồn nitơ:
(i) Thay nước: Thay nước sẽ giúp đào thải trực tiếp khỏi môi trường ao nuôi nguồn nitơ
thải ra từ thức ăn. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây nên sự ô nhiễm môi trường chung,
tốn nhiều nước sạch (Ước tính cần 20 m
3
nước sạch cho 1 kg tôm thẻ chân trắng thương
phẩm), không tái sử dụng được nguồn dinh dưỡng bị đào thải, và không phù hợp với
nghề nuôi tôm hiện nay: nuôi ít thay nước để hạn chế rủi ro do thay nước thường xuyên gây ra.

5
(ii) Áp dụng công nghệ nuôi tôm sử dụng vi tảo:
Trong môi trường ao nuôi tôm mà vi tảo chiếm ưu thế (Green water system), vi tảo được
xem như một yếu tố quan trọng để kiểm soát chất lượng nước. Với công nghệ này, nguồn N
thải được chuyển thành nguồn dinh dưỡng trong tảo (chủ yếu), rong biển và thực vật thủy sinh
khác, sau đó:
 Quản lý vi tảo, cố gắng duy trì sự ổn định của tảo bằng nhiều giải pháp. Đào thải vi tảo
thông qua thay nước: Hạn chế thay nước vào đầu vụ, tăng tỷ lệ thay nước vào cuối vụ.

Một phần N được đào thải qua bùn đáy (xác tảo, sản phẩm bài tiết, thức ăn,….). Đây là
giải pháp chính của nghề nuôi tôm hiện nay.
 Chuyển nguồn dinh dưỡng từ tảo và thực vật thủy sinh sang động vật ăn tảo và ăn thực
vật thủy sinh: (1) Nuôi ghép trực tiếp trong ao các loài ăn tảo và thực vật thủy sinh như
cá măng biển, cá đối,…. Khả năng ứng dụng của giải pháp này rất hạn chế do cần sinh
khối lớn các loài cá nuôi ghép (có giá trị thấp) để giải quyết sự bùng phát của vi tảo. (2)
Sử dụng hệ thống ao nuôi nước tuần hoàn kín: Nước từ ao nuôi tôm  ao nuôi động vật
thân mềm hai vỏ  ao nuôi cá măng biển, cá đối, rô phi  ao trồng rong biển  sục
khí  ao chứa 1  ao chứa 2  ao nuôi tôm. Giải pháp này đã được thực nghiệm vào
đầu những năm 1990 nhưng không được ứng dụng rộng rãi do cần diện tích lớn (60%
tổng diện tích) cho việc xử lý nước.
Sự bất lợi của công nghệ nuôi tôm sử dụng vi tảo:
+ Để chuyển hóa N thải thành N trong tảo, phải qua các quá trình trung gian như quá trình
nitrat hóa với tốc độ chậm.
+ Tảo hấp thụ N không liên tục (ban đêm, những ngày trời mây mù, trời mưa).
+ Tảo không thể hấp thụ hết lượng N thải ra trong ao nuôi thâm canh. Một ví dụ tính toán:
Trong tảo, tỷ lệ N/C = 1/6. Trong ao nuôi thâm canh mà tảo chiếm ưu thế (green water
system), năng suất sinh học sơ cấp trung bình đạt: 4 g C/m
2
/ngày
Khả năng hấp thụ nitơ của tảo: 4 x 1/6 = 0,66 g N/m
2
/ngày.
Trong khi đó, ví dụ ở ao nuôi tôm có năng suất 10 tấn/ha, thức ăn có hàm lượng protein
28%, khẩu phần: 3% khối lượng thân (BW), lượng N cung cấp cho 1m
2
ao nuôi (thời
điểm cuối vụ):
1000 g tôm/m
2

x 3%/ngày x 28% x 16% = 1,34 g N/m
2
/ngày.
(16% là tỷ lệ nitơ có trong protein)
75% lượng N này bị thải ra môi trường, tương đương với:
1,34 g N/m
2
/ngày x 75% = 1,005 g N/m
2
/ngày

6
Ví dụ trên cho thấy: ngay cả khi vi tảo phát triển ổn định nhất cũng không thể hấp thụ
hết lượng nitơ thải ra từ thức ăn.
+ Sự phát triển không ổn định của vi tảo sẽ tạo nên những thời điểm căng thẳng về môi
trường ao nuôi.
(iii) Sử dụng trực tiếp nguồn dinh từ mùn bã hữu cơ và sinh khối vi sinh vật phát triển trên
mùn bã hữu cơ:
Nuôi ghép trực tiếp trong ao các loài ăn mùn bã hữu cơ như cá rô phi. Bên cạnh việc
cần sinh khối lớn cá nuôi ghép và sự hạn chế về giá trị sản phẩm nuôi ghép, cần lưu ý mùn bã
hữu cơ có giá trị dinh dưỡng thấp. Nguồn dinh dưỡng quan trọng là sinh khối vi sinh vật phát
triển trên mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên, trong điều kiện ao nuôi bình thường (chưa có tác động
kỹ thuật), chỉ khoảng 7% N và 6% P từ thức ăn được chuyển thành sinh khối của vi khuẩn
(trong khi lượng N mất từ thức ăn khoảng 60 – 80%, trung bình 75%).
(iv) Sử dụng công nghệ biofloc:
Bổ sung thêm C hữu cơ để vi sinh vật sử dụng hiệu quả nguồn N thải ra từ thức ăn,
chuyển thành sinh khối vi sinh vật làm thức ăn cho tôm. Quản lý môi trường dựa vào biofloc
có các ưu điểm: Giảm amonium hiệu quả do quá trình hấp thu N của vi khuẩn liên tục, diễn ra
cả ngày và đêm, và nhanh gấp 10 lần quá trình nitrat hóa. Tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng
từ thức ăn: Lượng N thức ăn được tôm tích lũy trong cơ thể tăng lên, trung bình: 45% (thay vì

chỉ 25%), lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho tôm nuôi giảm khoảng 20%. Hệ vi sinh có
lợi kiềm hãm các vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, sử dụng công nghệ biofloc sẽ nâng cao hiệu
quả quản lý môi trường ao nuôi, giảm dịch bệnh, giảm lượng thức ăn thông qua việc sử dụng
hiệu quả nguồn dinh dưỡng của thức ăn.
Nhược điểm của công nghệ này là cần oxy hòa tan. Do đó, phải chú trọng đến việc sục
khí trong suốt quá trình nuôi.
Tại Indonesia, đến năm 2009 đã có 33 trang trại nuôi tôm áp dụng công nghệ này và đạt
hiệu quả cao. Ao nuôi được lót bạt HDPE hoặc bê tông. Mật độ thả tăng lên đến 250 - 260
con/m². Năng suất nuôi có thể đạt tới 38 - 49 tấn/ha/vụ, thường từ 24 - 25 tấn/ha/vụ. Chi phí
sản xuất giảm khoảng 15 - 20%, năng suất và kích thước tôm khi thu hoạch đều được cải
thiện, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thấp do không cần phải thay nước.
Công nghệ biofloc được áp dụng không chỉ cho nghề nuôi tôm mà còn được sử dụng
trong nuôi cá, như cá rô phi.

7
Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều công ty, người nuôi tôm đang thử áp dụng công nghệ này.
Các cơ quan chức năng phụ trách về nuôi thủy sản của nhiều tỉnh rất chú trọng đến việc áp
dụng công nghệ biofloc.
2.2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Khái niệm biofloc.
Biofloc (kết tủa sinh học / kết dính sinh học), hoặc Activated sludge (bùn hoặc tính) là
tập họp các loại vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết lại thành khối, bông xốp, màu
vàng nâu, với trung tâm là hạt chất rắn lơ lửng trong nước.



Hình 2: Biofloc trong ao nuôi tôm

Điều kiện để tạo nên biofloc: Phải có sự hiện diện của các vi sinh vật có khả năng sinh
ra polymer sinh học (bio-polymer) là Polyhydroxy alkanoate (PHA), đặc biệt là Poly -

hydroxy butirate. Các polymer sinh học có tác dụng kết dính các thành phần khác tạo thành
biofloc ở dạng bông, lơ lửng trong nước. Poly -hydroxy butirate còn có khả năng loại bỏ vi
khuẩn gây bệnh


Poly -hydroxy butirate

Các loài vi sinh vật có khả năng tạo polymer sinh học: Zooglea ramigera, Escherichia
intermedia, Paracolobacterium aerogenoids, Bacillus subtilis, Bacillus cereus,
Flavobacterium, Pseudomonas alcaligenes, Sphaerotillus natans, …

8
Thành phần biofloc bao gồm: Hỗn hợp các vi sinh vật dị dưỡng (vi khuẩn tạo floc và vi
khuẩn sợi), mảnh vụn, keo, polymer sinh học, cation, tế bào chết, muối tinh thể,….
Bám vào biofloc còn có vi tảo (tảo sợi, tảo silic), nấm, động vật nguyên sinh, động vật
phù du (luân trùng,…), giun tròn,…,
Trong biofloc, vật chất hữu cơ chiếm 60-70%, vật chất vô cơ chiếm 30-40%. Trong vật
chất hữu cơ, vi khuẩn sống chiếm khoảng 2-20%. Mật độ sinh khối vi khuẩn trung bình: 1 g
tươi/ml biofloc.
Biofloc có cấu trúc rỗng, xốp (99% thể tích là khoảng không), kích thước không nhất
định, có thể biến đổi: 0,1 – 2 mm, tốc độ chìm lắng chậm: 1-3 m/giờ.
 Tỉ lệ C/N và tính toán lượng carbohydrate cần bổ sung.
Vấn đề mấu chốt trong công nghệ biofloc là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật dị dưỡng
phát triển, hấp thụ amonium, tạo sinh khối làm thức ăn cho vật nuôi.
Vi sinh vật dị dưỡng sử dụng C hữu cơ được bổ sung và nguồn nitơ thải ra từ thức ăn để
tổng hợp nên protein. Nếu bổ sung C với tỷ lệ thích hợp sẽ tăng cường quá trình chuyển hóa
nitơ vô cơ thành protein trong sinh khối vi sinh vật.
Tỷ lệ C:N tối ưu để hình thành biofloc: >12,5 : 1. Với C:N = 10:1, vi khuẩn dị dưỡng có
thể hấp thụ hoàn toàn 10 mgNH
4

+
-N / lít nước ao nuôi trong 5 giờ. Quá trình hấp thụ
amonium sẽ chậm hơn 26 lần nếu không cung cấp thêm nguồn C hữu cơ từ bên ngoài vào.
Nguồn carbon hữu cơ bổ sung có thể làm thay đổi số lượng, thành phần của polymer
sinh học trong biofloc (Nguồn C hữu cơ là Acetate (CH
3
COO
-
), polimer sinh học tạo thành
là Poly -hydroxy butirate Nếu bổ sung Propionate (C
2
H
5
COO
-
), polimer sinh học là 3-
hydroxy-2-methylvalerate và polyhydroxyvalerate).
Carbon hữu cơ thường được bổ sung thông qua các carbohydrate như: tinh bột, rỉ
đường, cám gạo, glycerol,…, hoặc bằng cách thay đổi thành phần thức ăn: tăng hàm lượng
carbohydrate và giảm protein (Tỷ lệ C trong carbohydrate thường là 50%). Carbohydrate nên
được bổ sung định kỳ để tạo ra sự luân phiên giữa điều kiện phú dưỡng và cạn kiệt tạm thời.

Các chỉ số áp dụng khi tính toán lượng C bổ sung:
 Lượng N thải vào môi trường từ thức ăn:
Trong sản xuất, để đơn giản, lượng nitơ (N) trong amonium tổng số có thể được tính
toán dựa vào: Lượng thức ăn đã sử dụng (W thức ăn). Tỷ lệ N trong thức ăn (%N thức ăn =
%Pr thức ăn x 16%, với 16% là tỉ lệ N trung bình có trong protein). Và %N thải ra chuyển
thành amonium (thường ước tính khoảng 50% ).

9

N = W thức ăn x %N thức ăn x %N thải
= W thức ăn x %Pr thức ăn x 16% x 50%
= 0,08 x W thức ăn x %Pr thức ăn
(N là lượng nitơ vi sinh vật chuyển hóa được. Trong trường hợp này, chúng ta mong
muốn toàn bộ lượng nitơ thải ra từ thức ăn đều được chuyển hóa thành sinh khối vi sinh vật,
cho nên N cũng chính là lượng nitơ thải ra từ thức ăn).
 Hiệu quả chuyển hóa C của vi sinh vật:
E = C đồng hóa (C
mic
) / C hấp thụ (C)
E thường: 40-60% (chọn gần đúng: E = 40% = 0,4)
 Tỷ lệ C:N thích hợp cho hình thành biofloc là 10 hoặc 12.
 Trong cơ thể vi sinh vật, tỷ lệ C/N thường là 4/1 (C
mic
/ N =4)
 CH là lượng carbohydrate cần bổ sung. Tỉ lệ C trong carbohydrate bổ sung thường là
50%. Vì vậy: C/ CH = 50%
Lượng N được vi sinh vật hấp thụ để tổng hợp protein:
N = C
mic
: 4 = 0,4 x C : 4 = 0,4 x 0,5 x CH : 4 = 0,05 x CH
Hay: CH = N/0,05
Tức là: Để vi khuẩn chuyển hóa 1g NH
4
+
-N/m
3
, cần cung cấp 20 g carbohydrate/m
3
.


Có thể tính lượng carbohydrate cần thiết trực tiếp theo lượng thức ăn sử dụng:
Ví dụ: Ao nuôi 5000 m
2
. Độ sâu: 1,5 m. Tổng khối lượng tôm trong ao: 7.500 kg. Thức
ăn có 28% protein. Khẩu phần: 2,5%. Chọn C:N = 12:1.
Tính cho 1 m
3
nước ao nuôi:
Mật độ sinh khối tôm: 1 kg/m
3

Lượng thức ăn: 1 x 2,5% = 0,025 kg/m
3
/ngày = 25 g/m
3
/ngày
N = 0,08 x W thức ăn x %Pr thức ăn = 0,08 x 25 x 28%
= 0,56 g/m
3
/ngày
Nhu cầu C: C = 12 x N = 12 x 0,56 = 6,72 g/m
3
/ngày
Lượng carbohydrate cần bổ sung:
CH = C : 50% = 6,72 : 0,5 = 13,44 g/m
3
/ngày
(Có thể thấy: Lượng carbohydrate bổ sung hơn 50% lượng thức ăn đã cho ăn).



10
o Nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc (hoàn toàn không có vi tảo): Lượng carbohydrat
bổ sung bằng khoảng 50% lượng thức ăn.
o Nuôi tôm với công nghệ semi-biofloc (có kèm theo vi tảo): Lượng carbohydrat bổ sung
bằng khoảng 20% lượng thức ăn.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì biofloc trong ao nuôi tôm.
i. Tỷ lệ N/P
Tỷ lê N/P quyết định thành phần tảo (tự dưỡng) hay vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế
trong ao.
N/P < 10, dinoflagellata (tảo giáp) chiếm ưu thế
N/P = 10-20, tảo lục, tảo silic, tảo giáp và vi khuẩn sẽ cân bằng
N/P > 20, vi khuẩn chiếm ưu thế
Trong ao nuôi với công nghệ biofloc, cần duy trì N/P > 20, bằng cách dùng zeolite để
hấp thụ bớt P. Không dùng urea để nâng N/P, vì sẽ làm cho tảo nhanh chóng chiếm ưu thế.
ii. Độ kiềm:
Duy trì độ kiềm 100-200 mgCaCO
3
/lít bằng vôi CaCO
3
hoặc Dolomite (1-20 ppm, mỗi
1-2 ngày).
iii. Oxy hòa tan (DO):
Trong ao nuôi áp dụng biofloc, nhu cầu oxy cao, cần thiết cho sự hoạt của các vi sinh
vật hiếu khí. Yêu cầu: > 4 mgO
2
/lít. Sục khí để bảo đảm DO và bảo đảm sự lơ lửng của
biofloc nhưng không ảnh hưởng đến cấu trúc của floc. Thực nghiệm cho thấy: Năng lượng
dùng cho đảo nước ở mức 0,1-10 W/m

3
, floc được tạo thành tốt.
iv. Nhiệt độ:
Theo các nghiên cứu nước ngoài: 24 -26
o
C là nhiệt độ tối ưu.
Tuy nhiên, nghiên cứu tại Việt Nam, nhiệt độ trong khoảng 28 - 30
o
C thích hợp nhất. Ở
nhiệt độ này, hệ vi khuẩn phát triển tối ưu, hệ vi khuẩn sinh polymer sinh học có hoạt lực cao,
kết dính các hạt floc, vì vậy làm tăng chỉ số FVI (chỉ số thể tích của floc, đơn vị: ml/g. FVI
yêu cầu > 200 ml/g)
v. pH:
pH thích hợp nhất cho biofloc: 7,2-7,8. Tuy nhiên, floc vẫn được tạo thành và duy trì tốt
ở pH tốt nhất cho tôm (7,8-8,2)
 Một số trường hợp biến đổi bất lợi của biofloc và giải pháp khắc phục.

11
Biofloc nổi bọt: Do vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh. Xử lý: Calcium peroxide (CaO
2
):
10 ppm. Sau đó thay nước 5-6 ngày. Sau 6 ngày nếu vẫn còn nổi bọt, bón tiếp Calcium
peroxide: 10 ppm và lặp lại quy trình.
Biofloc quá dày: Loại bỏ bớt biofloc bằng cách thay nước hoặc cho nước chảy tràn qua
ống chống tràn.
Biofloc giảm, nước có màu xanh lá cây: Không pha loãng nước 5-6 ngày, diệt tảo lam
hoặc tảo lục.
Biofloc giảm, nước có xu hướng chuyển sang màu nâu đỏ: Không pha loãng nước 5-6
ngày. Bón CaCO
3

20 ppm hàng ngày. Sử dụng Calcium peroxide.

 Thông tin về quy trình nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc đang thực nghiệm
Viêt Nam.
Phương pháp áp dụng biofloc đang thực nghiệm (tại Phòng Kinh tế Cần Giờ):
Ao lót bạt HDPE (với ao không lót bạt, chỉ thích hợp cho ứng dụng semi-biofloc). Tăng
sục khí: 30-32 HP /ha
Chuẩn bị ao nuôi: Gây màu biofloc thay cho gây màu bằng vi tảo.

Ngày trước
khi thả
giống
Công việc
15
Cải tạo ao nuôi, bơm nước
12
Gây màu biofloc: Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 20 kg bột
mì (hoặc bột gạo), và 15 kg NutriLake
11
Yêu cầu độ kiềm: 100-200 mgCaCO
3
/lít.
Nếu < 90 mgCaCO
3
/lít, bón 50 kg Dolomite
10
Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 10 kg mật đường
9
Nếu độ kiềm < 100 mgCaCO
3

/lít, bón 50 kg Dolomite
8
Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 20 kg bột mì
7
Nếu độ kiềm < 100 mgCaCO
3
/lít, bón 50 kg Dolomite
6
Bón 20 kg thức ăn + 20 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 20 kg bột mì
5
Kiểm tra pH, độ kiềm, DO.

12
Điều chỉnh độ kiềm bằng CaCO
3
và Dolomite
3
Bón 10 kg thức ăn + 10 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 10 kg bột mì hoặc mật
đường.
(Nếu độ trong > 50cm, bón lượng gấp đôi)
1
Nếu độ trong > 40cm, bón 10 kg thức ăn + 10 g Pro-W đã ủ qua đêm, và 5 kg
bột mì hoặc mật đường

Trong quá trình nuôi:
Bổ sung bột mì/mật đường 3 lần/tuần với lượng bằng 50% lượng thức ăn cho ăn trong tuần.
Kiểm tra lượng biofloc: Lấy mẫu lúc 10-11 giờ. Dùng 3 bình nón 1lít (hình 2), lấy mẫu
trước quạt nước ở độ sâu 15 cm, để lắng 30 phút. Yêu cầu lương biofloc: 3-11 ml
Nếu lượng biofloc <3ml, tăng lượng thức ăn 100-200% (lượng bột mì/mật đường bổ
sung tăng theo thức ăn)

Nếu lượng biofloc > 15ml, ngưng bón bột mì/mật đường
Lưu ý theo dõi ngày nuôi 25-50, khi môi trường chuyển sang hoàn toàn biofloc.
Không thay nước, chỉ bổ sung nước

2.3. KẾT LUẬN
 Ứng dụng công nghệ biofloc đang được ứng dụng hiệu quả ở một nước, là giải pháp có
thể được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, mang lại hiệu quả quản lý môi trường, giảm
lượng thức ăn.
 Ứng dụng công nghệ biofloc đang được quan tâm bởi nhiều công ty, doanh nghiệp nuôi
tôm tại Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Avnimelech, Y., 1999. Carbon/Nitrogen ratios as a control element in aquaculture
system. Aquaculture 176, 227-235.
2.
Boyd, C.E., 1998. Pond water aeration systems. Aquaculture Engineering 18, 9-40.
3.
Burford, M.A., Lorenzen, K., 2004. Modeling nitrogen dynamics in intensive shrimp
ponds: the role of sediment remineralization. Aquaculture 229, 129–145
4.
De Schryver, P., Crab, R., Defoirdt, T., Boon, N., Verstraete, W., 2008. The basics of
bioflocs technology : The added value for aquaculture. Aquaculture 277, 125-137.

13
5.
Ekasarin J., Crab, R. and Verstraete, W., 2012. Primary nutritional content of bio-flocs
cultured with different organic carbon sources and salinity. HAYATI Journal of
Biosciences September, Vol. 17 No. 3, 125-130
6.

Hollender, J, vander Krol, D. Kornberger, L., Gierden, E., Dott, W., 2002. Effect of
different carbon source on the enhanced biological phosphorus removal in a sequencing
batch reactor. World Journal of Microbiology and Biotechnology 18, 355-360.
7.
Kuhn, D.D., Boardman, G.D., Craig, S.R., Flick, G.J., McLean, E., 2008. Use of
microbial flocs generated from tilapia effluent as a nutritional supplement for shrimp,
Litopenaeus vannamei, in recirculating aquaculture system. J. World Aquaculture Soc.
39(1), 72-82.


14
TÍNH TOÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN (RAS)
Phùng Thế Trung
Bộ môn kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang

1. MỤC ĐÍCH
Bài báo cáo chia sẻ các bước tính toán xử lý chất thải trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần
hoàn tiếp thu được từ lớp tập huấn RAS-C2C.
2. NỘI DUNG BÁO CÁO
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) là hệ thống nuôi khép kín ưu việt, đặc trưng ở
năng suất cao ổn định và không chất xả thải ra môi trường, là chọn lựa hàng đầu cho nuôi
trồng thủy sản tương lai [1]. Tuy nhiên, việc thiết kế và vận hành RAS thường gặp phải khó
khăn trong tính toán chất thải, sức tải cũng như chọn lựa phương tiện xử lý chất thải tối ưu
cho hệ thống [3,4]. Vì thế, việc tính toán xử lý chất thải trong RAS cực kỳ quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, hiệu quả và sự ổn định của cả hệ thống. Báo cáo này
trình bày các bước cần thiết trong tính toán xử lý chất thải nhằm thiết kế được một hệ thống
RAS vận hành hiệu quả với mức kinh phí phù hợp.
2.2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trong hệ thống Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn, chất thải sinh ra có mối liên hệ mật thiết với
lượng thức ăn sử dụng trong hệ thống. Các dạng chất thải trong hệ thống bao gồm thức ăn dư
thừa, chất thải từ quá trình tiêu hóa và bài tiết của động vật thủy sản và sản phẩm phân hủy
của vi sinh vật. Vì hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn là hệ thống gần như khép kín, tất cả
các dạng vật chất này đều có nguồn gốc chuyển hóa từ thức ăn sử dụng. Do đó, lượng chất
thải sinh ra trong hệ thống hoàn toàn có thể tính toán xử lý được dựa trên khối lượng thức ăn
cùng một số thông số đặc trưng về đối tượng nuôi và phương tiện xử lý.
Dựa trên kiến thức tiếp thu được từ lớp tập huấn Hệ thống tuần hoàn trong nuôi trồng thủy
sản (RAS-C2C) tháng 9/2012 cùng một số tài liệu chuyên ngành liên quan, tác giả rút ra một
số nội dung cô đọng và quan trọng nhất để trình bày trong báo cáo. Các nội dung này bao
gồm: (i) cấu trúc chung của RAS, (ii) tính toán sức tải thiết kế của hệ thống, (iii) chọn lựa
phương tiện xử lý chất thải phù hợp, (iv) tính toán xử lý chất thải trong RAS.
2.2.1. Cấu trúc chung của Hệ thống Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)

15
Một hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn cơ bản thường gồm một số bể nuôi đối tượng
thủy sản, bể tách chất thải rắn (TSS), bể chứa với máy bơm và bể lọc sinh học. Ngoài ra, hệ
thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn có thể có thêm một hoặc các bộ phận như: bể phản
nitrate, dụng cụ khử trùng, bể periphyton hoặc bể rong bèo.







Hình 1. Cấu trúc chung của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)
2.2.2. Tính toán sức tải thiết kế của hệ thống
Sức tải thiết kế của hệ thống khả năng tải được sinh khối cá mong muốn, lượng thức ăn tối đa
có thể sử dụng trong ngày hoặc lượng chất thải tối đa mà hệ thống có thể xử lý. Để tính toán

được sức tải của hệ thống, người thiết kế cần thiết phải thu thập được thông tin chi tiết về đối
tượng nuôi, xác định được sản lượng mong muốn và đỉnh sinh khối trong hệ thống, thông tin
về loại thức ăn sử dụng và lương sử dụng thức ăn tối đa trong hệ thống trong ngày.
Thông tin về đối tượng nuôi thường được thu thập qua tài liệu tham khảo với mức chi tiết
càng cao càng tốt. Các thông tin quan trọng nhất thuộc về đặc điểm dinh dưỡng và sinh
trưởng của đối tượng nuôi cùng các giới hạn sinh thái của đối tượng. Đặc điểm dinh dưỡng
giúp người nuôi chọn được loại thức ăn với các thành phần thức ăn phù hợp. Đặc điểm sinh
trưởng của đối tượng nuôi giúp người thiết kế quyết định được kích thước giống thả, số lượng
giống thả, kích thước thu hoạch, thời gian nuôi, khẩu phần thức ăn,… Ngoài ra, các giới hạn
về nhiệt độ, oxy, CO
2
, pH, TSS, TAN, độ mặn,… cũng là những thông số rất cần thiết cho
việc duy trì chất lượng nước trong hệ thống nuôi.
Dựa trên sản lượng mong muốn thu hoạch từ hệ thống, người thiết kế có thể xác định được kế
hoạch thả giống, số lần thả và thu hoạch trong năm, từ đó xác định được sinh khối cá tối đa
trong hệ thống. Nhằm ổn định khối lượng thức ăn sử dụng hàng ngày cũng như lượng chất
thải sinh ra, cá trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn thường được thả cùng lúc nhiều
vụ với số lần thu hoạch khác nhau trong các bể nuôi khác nhau. Do đó, sinh khối cá trong hệ

16
thống là tổng hợp sinh khối của các vụ nuôi khác nhau. Dựa trên đường sinh trưởng của cá,
người thiết kế có thể vẽ được đường biến động sinh khối cá trong hệ thống nuôi từ đó xác
định được đỉnh sinh khối trong hệ thống.

Hình 2. Ví dụ biểu diễn dường sinh trưởng của cá nuôi trong hệ thống RAS
Vì lượng thức ăn sử dụng liên quan mật thiết đến sinh khối cá nuôi, người thiết kế có thể tính
toán được lượng thức ăn sử dụng khi sinh khối cá lớn nhất. Đó chính là lượng thức ăn tối đa
mà hệ thống có thể tải được.

Hình 3. Ví dụ về biến động sinh khối cá trong hệ thống nuôi


17

Hình 4. Ví dụ biểu diễn biến động lượng thức ăn sử dụng theo ngày trong RAS
Từ lượng thức ăn tối đa sử dụng trong ngày, lượng chất thải tối đa sinh ra trong hệ thống cũng
có thể được ước lượng một cách khoa học. Các dạng chất thải quan trọng nhất cần quan tâm
trong hệ thống gồm total ammonia nitrogen (TAN), CO
2
, chất thải rắn (TSS) sinh ra và lượng
oxy hòa tan (DO) cần cung cấp hàng ngày cho hệ thống.
Có nhiều công thức khác nhau để xác định lượng thải các vật chất trên từ thức ăn sử dụng.
Công thức các chi tiết và phức tạp thường có độ chính xác càng cao. Các công thức đơn giản
của Timon (2005) cũng có thể được sử dụng, chi tiết như sau:
 Lượng TAN sinh ra = lượng thức ăn sử dụng x protein thức ăn x 0,092
 Lượng O
2
cần cung cấp = lượng thức ăn sử dụng x 0,5
 Lượng CO
2
sinh ra = 1,375 x lượng O
2
cần cung cấp
 Lượng TSS sinh ra = 0,25 x lượng thức ăn sử dụng
Từ lượng thức ăn sử dụng tối đa trong ngày, dựa vào các công thức trên, người thiết kế RAS
có thể tính toán được các chất thải với lượng tối đa sinh ra trong hệ thống. Với thể tích nước
nuôi đã biết trong hệ thống, hàm lượng các chất thải trên cũng có thể tính toán được để so
sánh với các giới hạn thích nghi của đối tượng nuôi.
2.2.3. Chọn lựa phương tiện xử lý chất thải phù hợp
Có rất nhiều phương tiện xử lý chất thải có thể ứng dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản
tuần hoàn. Các phương tiện này được chia làm 2 loại: lọc chất thải rắn TSS và lọc sinh học.

Các dạng lọc TSS thông dụng gồm lọc lắng, lọc lưới, lọc tạo bọt và lọc oxy hóa. Các dạng lọc
sinh học thông dụng gồm lọc nhỏ giọt, lọc giá thể chuyển động, lọc dòng đáy và lọc lắng kết
hợp (lọc hạt). Chi tiết các thiết bị này được thể hiện trong các hình sau.




18
Bảng 1. Đặc điểm của các loại lọc TSS có thể sử dụng trong hệ thống RAS
Nguyên lý
Kỹ thuật
Nguyên lý lọc
Cỡ hạt (m)
Lắng trọng lực
Bể lắng
Khối lượng riêng
> 100

Bể hình phễu
Khối lượng riêng
>1-75

Tấm nghiêng
Khối lượng riêng
>75
Lọc
Lọc bằng lưới
Cỡ hạt
>40


Lọc bằng hạt
Cỡ hạt
>20

Xốp tổ ong
Cỡ hạt
>0,1
Nổi
Tạo bọt
Bám lên bọt khí
< 30
Ozone
Xử lý ozone
Oxy hóa
< 30


Hình 5. Bể lắng lọc chất thải rắn

Hình 6. Bể lắng tấm nghiêng lọc TSS


19

Hình 7. Bể lắng xoáy lọc TSS


Hình 8. Lọc trống và lọc đĩa



Hình 9. Một số dạng lọc tạo bọt (protein skimmer)


20

Hình 10. Lọc sinh học chảy nhỏ giọt


Hình 11. Lọc giá thể chuyển động


Hình 12. Lọc lắng kết hợp (lọc hạt)


21
Với chất thải dạng khí CO
2
và nhu cầu oxy của hệ thống, người nuôi có thể sử dụng các dụng
cụ sục khí và khử (hút) khí.
2.2.4. Tính toán xử lý chất thải trong RAS
Sau khi tính toán được các hàm lượng chất thải và chọn lựa được phương tiện xử lý từng loại
chất thải phù hợp, người thiết kế phải tính toán lưu lượng nước tối ưu để xử lý hiệu quả chất
thải trong hệ thống. Để làm được việc này, trước tiên người thiết kế tính toán lưu tốc nước cần
thiết để mỗi đơn vị phương tiện xử lý được lượng chất thải hình thành. Sau đó, người thiết kế
sẽ điều chỉnh loại phương tiện, số lượng và kích cỡ phương tiện để đưa ra được lưu tốc nước
xử lý chất thải hệ thống tối ưu.
Công thức chung tính toán lưu lượng nước Q = P/(C1 – C2). Với, Q là lưu lượng dòng nước
qua thiết bị (m
3
/ngày), P là sản lượng chất thải tối đa hình thành trong ngày (g/ngày), C1 là

hàm lượng chất thải tối đa trong hệ thống (g/m
3
) và C2 là hàm lượng chất thải sau xử lý (cũng
là ngưỡng thích nghi của đối tượng).
2.3. KẾT LUẬN
Việc áp dụng RAS trong nuôi trồng thủy sản chưa phổ biến do thiếu cái nhìn toàn diện và vẫn
được cho là phức tạp [3]. Thực ra, thiết kế RAS đơn giản chỉ là tính toán xử lý chất thải trong
hệ thống [8]. Việc tính toán theo đúng các bước trên trong thiết kế RAS sẽ nâng cao hiệu quả,
khả năng áp dụng hệ thống vào thực tế sản xuất. Việc tính toán xử lý chất thải trong hệ thống
nuôi trồng thủy sản tuần hoàn gồm các bước sau.
 Thu thập thông tin chi tiết về đối tượng nuôi
 Xác định sản lượng mong muốn và sinh khối tối đa của hệ thống
 Thông tin về loại thức ăn sử dụng và lượng thức ăn cho ăn tối đa trong ngày
 Tính toán lượng chất thải tối đa trong ngày sinh ra trong hệ thống
 Chọn lựa phương tiện xử lý từng loại chất thải
 Tính lưu tốc nước hệ thống cần thiết cho mỗi đơn vị phương tiện xử lý chất thải
 Điều chỉnh loại, số lượng và kích thước các đơn vị xử lý chất thải
 Chọn lưu tốc xử lý chất thải tối ưu cho hệ thống
Tài liệu tham khảo:
1. Animal Science Group of Wageningen University, 2010. Recirculation Aquaculture System.
Lecture Notes for RAS-C2C Project Training.
2. Halachmi, I. (2007). Biomass management in recirculating aquaculture systems using queuing
networks. Aquaculture, 262, 514-520.

22
3. Losordo, T.M., Masser, M.P. và Rakocy, J. (1998). Recirculating Aquaculture Tank Production
Systems - An Overview of Critical Considerations. SRAC Publication, No 451.
4. Losordo, T.M., Masser, M.P. và Rakocy, J.E. (1999). Recirculating Aquaculture Tank Production
Systems - A Review of Component Options. SRAC Publication, No. 453.
5. Masser, M.P., Rakocy, J. và Losordo, T.M. (1999). Recirculating Aquaculture Tank Production

Systems - Management of Recirculating Systems. SRAC Publication, No 452.
6. Pedersen, L F., Pedersen, P.B., Nielsen, J.L. và Nielsen, P.H. (2009). Peracetic acid degradation
and effects on nitrification in recirculating aquaculture systems. Aquaculture, 296, 246-254.
7. Pfeiffer, T.J., Osborn, A. và Davis, M. (2008). Particle sieve analysis for determining solids
removal efficiency of water treatment components in a recirculating aquaculture system.
Aquacultural Engineering, 39, 24-29.
8. Seginer, I., Mozes, N. và Lahav, O. (2008). A design study on the optimal water refreshment rate
in recirculating aquaculture systems. Aquacultural Engineering, 38, 171-180.

23
CÔNG NGHỆ SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CÁ CHẠCH ĐÀI LOAN
(Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) TẠI KHÁNH HÒA
Võ Ngọc Thám
Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chạch Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) còn có tên gọi cá chạch bùn,
thuộc họ cá chạch Cobitidae, bộ cá chép Cypriniformes. Trên thế giới cá chạch Đài Loan phân
bố ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc (Đài Loan ), Lào, Thái Lan và Nhật Bản. Theo Bùi
Huy Cộng và CTV ở Việt Nam cá chạch Đài Loan phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và các
tỉnh miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cá chạch Đài Loan có kích thước cá
thể nhỏ, trung bình 15 - 20 cm, chiều dài lớn nhất đạt khoảng 28 - 30 cm. Cá chạch Đài Loan
có thể sống ở sông, hồ, ao và ruộng lúa nơi có đáy bùn và nước chảy nhẹ. Thịt cá béo, có mùi
vị thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao. Cá chạch Đài Loan là một loại thực phẩm có giá trị
thương mại và có vai trò trong y học, có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương,
trợ lực, thanh nhiệt .
I.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.1 Vật liệu nghiên cứu: cá chạch giống di nhập từ Đài Loan
I.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.1 Di và nuôi cá hậu bị: Số lượng cá giống: 1000con, chiều dài trung bình cá L
tb

=
3,5±0,25cm. Chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh về Nha Trang bằng ô tô. Cá nuôi trong bể xi măng
có thể tích 5m
3
, mật độ nuôi: 20con/m
3
thời gian nuôi 60 ngày. Thức ăn Cargill dạng viên nổi
có đường kính 1mm, khẩu phần cho ăn 5-7% khối lượng thân cá, ngày cho cá ăn 2 lần.
2.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ: Cá nuôi trong bể xi măng có thể tích: 1m
3
. Cá bố mẹ tuyển chọn từ
đàn cá hậu bị: 400con, chiều dài trung bình cá L
tb
= 105±0,34mm, khối lượng trung bình cá
W
tb
= 9,2±0,41gam. Mật độ nuôi: 0,5kg/1m
2
. Thời gian nuôi: 50 ngày. Thức ăn Cargill dạng
viên nổi có đường kính 1mm, khẩu phần cho ăn: 3-5% khối lương thân cá, ngày cho cá ăn 2 lần.
2.3 Cho cá đẻ nhân tạo: Cho cá đẻ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Kích thích cho cá
đẻ bằng phương pháp tiêm kích dục tố với phép tiêm 2 liều. Kỹ thuật cho cá đẻ: Vuốt trứng và
tinh dịch, cho thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp trứng đã khử dính trong bình vây.
2.4 Ương nuôi cá giống:
- Ương từ cá bột lên cá hương: Cá ương trong bể có thể tích 1m
3
, mật độ thả 100 com/lít, thức
ăn bao gồm: thức ăn tổng hợp Sea Grass Powder (No 1), 60% artemia nhân tạo và thức ăn

24

động vật phù du, khẩu phần cho ăn 20-100% khối lượng thân cá. Thay 30-50% nước, 1
lần/ngày.
- Ương từ cá hương lên cá giống: Cá ương trong bể có thể tích 2 m
3
,mật độ thả 50 con/lít,
thức ăn bao gồm: Thức ăn tổng hợp và động vật phù du, khẩu phần cho ăn 5-10% khối lượng
than cá. Thay 30% nước, 1 lần/2 ngày.
II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Di và nuôi cá hậu bị
Để có đàn cá bố mẹ chúng tôi đã chuyển cá giống từ Tp. Hồ Chí Minh về nuôi tại Nha Trang.
Kết quả nuôi cá hậu bị được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Kết quả nuôi cá hậu bị
TT
Các chỉ tiêu khảo sát
Đơn vị tính
Giá trị
1
Thể tích bể nuôi
M
3

5
2
Số lượng cá
Con
1000
3
Chiều dài trung bình cá khi thả
Cm/con
3,5±0,25

4
Thời gian nuôi
Ngày
60
5
Chiều dài cá trung bình khi thu
Cm/con
10,5±0,34
6
Khối lượng cá trung bình khi thu
Gam/con
9,2±0,41
7
Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài
Mm/ngày
1,17±0,21
8
Tỷ lệ sống
%
75

II.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ
2.1 Kết quả tuyển chọn cá bố mẹ
Đàn cá hậu bị nuôi từ đàn cá giống chuyển về từ Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn cá bố mẹ
đưa vào nuôi vỗ được tuyển chọn từ đàn cá hậu bị, có kích cỡ trung bình từ 8 -15g/con . Cá bố
mẹ được tuyển chọn dựa vào khối lượng, chiều dài và đồng thời cũng dựa vào lỗ sinh dục của
cá trước khi đưa vào nuôi vỗ trong các bể A1, A2, B1 và B2. Kết quả tuyển chọn đàn cá bố
mẹ được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 2: Kết quả tuyển chọn đàn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ
Bể nuôi

Thời gian đưa vào
nuôi vỗ
Khối lượng
trung bình
(g/con)
Chiều dài
trung bình
(mm/con)
Mật độ
nuôi
(kg/m
2
)
Tổng số
lượng cá
(con)
A1
1/3-3/3/2012
15,2
130
0,75
100

25
A2
1/3-3/3/2012
13,1
125
0,65
100

B1
1/3-3/3/2012
9,8
110
0,49
100
B2
1/3-3/3/2012
8,6
102
0,43
100

Ở cá chạch Đài Loan, cá đực có thể xác định được bằng cách vuốt tinh ra khi chúng thành
thục sinh dục. Kết quả giải phẫu của nhiều mẫu cá để quan sát tuyến sinh dục và kết hợp với
quan sát hình thái bên ngoài của cá chạch Đài Loan đực và cái cho thấy rằng, có một vài đặc
điểm có thể xác định được giới tính và sự xác định này chỉ có độ chính xác cao trong mùa vụ
sinh sản của cá.
2.2 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ
Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ được thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 3: kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ
TT
Các chỉ tiêu khảo sát
Đơn vị tính
Giá trị
1
Thể tích bể nuôi
m
3


1
2
Chiều dài trung bình cá thả
cm/con
10,5±0,34
3
Khối lượng trung bình cá thả
Gam/con
9,2±0,41
4
Mật độ cá thả
Con/m
3
100
5
Thời gian nuôi
Ngày
50
6
Chiều dài trung bình khi thu
cm/con
13,04±0,23
7
Khối lượng trung bình khi thu
Gam/con
15,26±0,35
8
Tỷ lệ sống
%
100

9
Tỷ lệ thành thục
%
73,7
10
Hệ số thành thục
%
6,75
11
Sức sinh sản tuyệt đối
Trứng/cá cái
365-2994
12
Sức sinh sản tương đối
Trứng/gam
42-196

II.3 Cho cá đẻ nhân tạo
3.1 Kết quả chọn và kích thích cho cá chạch đẻ nhân tạo
Cá chạch Đài loan đực thường có kích cỡ lớn thon dài hơn cá cái, gai sinh dục dài nên dễ
dàng phân biệt chúng với những con cá cái.Cá chạch Đài Loan cái có tuyến sinh dục phát
triển, bụng thường to hơn cá đực, da bụng mỏng, gai sinh dục tù, hơi tròn đây là đặc điểm
chính giúp ta phân biệt cá chạch Đài Loan đực và cái trong mùa vụ sinh sản.

×