Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Luận văn thạc sỹ - Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.82 KB, 139 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
chưa bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, tháng 7 năm 2011
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

PGS. TS Nguyễn Văn Phát

Nguyễn Huệ

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều
tập thể và cá nhân. Trước hết xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo, PGS.TS Nguyễn
Văn Phát, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này, xin
chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng KHCN-HTQT-ĐTSĐH, các thầy giáo, cô
giáo, cán bộ, nhân viên của Trường đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ trong
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến các cán bộ, chuyên viên Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục Thống kê, Chi
cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Bình; cán bộ, chiến sĩ Đồn


biên phịng cửa khẩu Quốc tế cửa Gianh, Đồn biên phòng Nhật Lệ; Thạc sĩ Mai
Hồng Ngọc, Thạc sĩ Phạm Sinh Bích; các chủ tàu, các hộ gia đình khai thác hải sản,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài.

ĐẠI HỌC KINH TÊ
H

Do cịn hạn chế về nhiều mặt nên luận văn chắc chắn vẫn còn những thiếu

sót nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo
và các bạn đồng nghiệp để luận văn này hoàn thiện tốt hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Huệ


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Nguyễn Huệ
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp; Niên khoá: 2009 - 2011

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Phát
Tên đề tài: Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản
tỉnh Quảng Bình
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khai thác nguồn lợi hải sản để sinh sống là một nghề có từ lâu đời của cộng

đồng dân cư ven biển của tỉnh. Trong những năm qua, nghề khai thác hải sản đã có
những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Quảng
Bình. Tuy vậy, so với tiềm năng và nguồn tài ngun hải sản sẵn có thì sản lượng
và giá trị khai thác chưa cao. Đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng ngư dân
mặc dù đã từng bước được cải thiện, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn...
Làm thế nào để nghề khai thác hải sản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội là vấn đề được chính quyền tỉnh, các ngành, các địa phương có nghề khai

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

thác hải sản hết sức quan tâm nhằm đề ra những chính sách phù hợp thúc đẩy nghề
khai thác phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Xuất phát từ yêu cầu cần
thiết trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác
hải sản tỉnh Quảng Bình” để làm luận văn thạc sỹ.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp; tổng hợp, phân tích, xử
lý số liệu và toán kinh tế; phương pháp chuyên gia và chuyên khảo.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và những nhân tố ảnh hưởng
đến khai thác hải sản. Dựa vào luận cứ khoa học để đánh giá thực trạng và các nhân
tố ảnh hưởng đến khai thác hải sản ở Quảng Bình, đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm thúc đẩy nghề khai thác hải sản ở địa phương phát triển.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình qn


CNH

Cơng nghiệp hố

CN-XD

Cơng nghiệp xây dựng

CT – XH

Chính trị xã hội

CV

Đơn vị cơng suất - Mã lực

đ.vị nghề

Đơn vị nghề

FAO

Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KH – CN


Khoa học công nghệ

KTBQ

Khai thác bình quân

KTHS

Khai thác hải sản



Lao động

NGO

Các tổ chức phi chính phủ

NN và PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ
NS

Năng suất

NSLĐ


Năng suất lao động

ODA

Vốn viện trợ chính thức

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXKTBQ

Sản xuất khai thác bình qn

tấn/CV/năm

Tấn /đơn vị cơng suất/năm

tấn/lđ/năm

Tấn /lao động//năm

TĐTTBQ

Tốc độ tăng trưởng bình quân

triệu đ/CV/năm

Triệu đồng/đơn vị công suất/năm


triệu đ/lđ/năm

Triệu đồng/lao động/năm

TM-DV

Thương mại dịch vụ

TSCĐ

Tài sản cố định

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2. 1. Sản lượng hải sản khai thác thời kỳ 2007-2010....................................52
Sơ đồ 2.2. Giá trị sản xuất khai thác hải sản khai thác thời kỳ 2007-2010..............54


ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Trữ lượng hải sản, tiềm năng và khả năng khai thác...............................41
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế..41
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Quảng Bình giai đoạn 2007-2010...................................42
Bảng 2.4: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thời kỳ 2007-2010.....45
Bảng 2.5: Tổng hợp tàu thuyền KTHS toàn tỉnh thời kỳ 2007 -2010.....................47
Bảng 2.6: Trang bị ngư cụ và cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
thời kỳ 2007 - 2009................................................................................48
Bảng 2.7: Lao động ngành thuỷ sản và nghề KTHS thời kỳ 2007 - 2010...............51
Bảng 2.8: Sản lượng hải sản khai thác thời kỳ 2007 - 2010...................................52
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất khai thác và tỷ trọng trong giá trị sản xuất thuỷ sản qua
các năm theo giá thực tế........................................................................53
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu tổng hợp về khai thác hải sản của
tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2007- 2010......................................................55
Bảng 2.11: Chi phí nhóm tàu có cơng suất <20 CV.................................................57

ĐẠI HỌC KINH TÊ
H

Bảng 2.12: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế nhóm tàu có cơng suất <20CV...............58
Bảng 2.13: Chi phí nhóm tàu có cơng suất 20CV- 49CV.........................................59
Bảng 2.14: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế nhóm tàu có cơng suất 20CV- 49CV......60
Bảng 2.15: Chi phí nhóm tàu có cơng suất 50CV- 89CV.........................................61
Bảng 2.16: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế nhóm tàu có cơng suất 50CV- 89CV......62
Bảng 2.17: Chi phí nhóm tàu có cơng suất 90CV- 249CV.......................................63
Bảng 2.18 : Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế nhóm tàu có cơng suất 90CV- 249CV.......64

Bảng 2.19: Chi phí nhóm tàu có cơng suất từ 250 CV trở lên.................................66
Bảng 2.20: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế nhóm tàu công suất từ 250CV trở lên..........67
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của ngư trường khai thác đến thu nhập của các hộ ngư dân. . .72
Bảng 2.22. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập có tính loại hình liên kết.............73


MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.............................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................iv
Danh mục các sơ đồ...................................................................................................v
Danh mục các bảng..................................................................................................vi
Mục lục...................................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN................................................................................5
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THUỶ SẢN.............................5
1.1.1. Khái niệm ngành thủy sản...............................................................................5
1.1.2. Phân loại ngành thủy sản.................................................................................5

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

1.1.3. Đặc điểm ngành thuỷ sản.................................................................................6
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN..............7
1.2.1. Khái niệm nghề khai thác hải sản....................................................................7
1.2.2. Phân loại nghề khai thác hải sản......................................................................7
1.2.3. Đặc điểm của nghề khai thác hải sản...............................................................8

1.3. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN
TRONG NỀN KINH TÊ QUỐC DÂN.............................................................10
1.3.1. Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người.....................10
1.3.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế........................................................................11
1.3.3. Đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. .11
1.3.4. Góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu...............................................................12
1.3.5. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập.................................................13
1.3.6. Góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo quốc phòng-an ninh của đất
nước...............................................................................................................13


1.4. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN.................14
1.4.1. Khái niệm phát triển kinh tế........................................................................... 14
1.4.2. Khái niệm, quan điểm và định hướng phát triển khai thác hải sản.................15
1.4.2.1. Khái niệm................................................................................................... 15
1.4.2.2. Quan điểm phát triển ngành thủy sản và khai thác hải sản ở Việt Nam......16
1.4.2.3. Định hướng phát triển nghề khai thác hải sản ở Việt Nam.........................17
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khai thác hải sản................................18
1.4.3.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 18
1.4.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - kỹ thuật................................................................. 19
1.4.3.3. Nhân tố nguồn nhân lực.............................................................................. 23
1.4.3.4. Cơ chế, chính sách của nhà nước................................................................ 24
1.4.3.5. Nhân tố kinh tế đối ngoại............................................................................ 26
1.5. KINH NGHIỆM KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN THÊ GIỚI VÀ MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG TRONG NƯỚC.............................................................................. 27
1.5.1. Khai thác hải sản của một số nước trên thế giới............................................. 27

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ


1.5.1.1. Khai thác hải sản ở Nhật Bản..................................................................... 27
1.5.1.2. Khai thác hải sản ở Trung Quốc.................................................................. 29
1.5.2. Khai thác hải sản của một số địa phương trong nước..................................... 30
1.5.2.1. Khai thác hải sản ở Đà Nẵng....................................................................... 30
1.5.2.2. Khai thác hải sản ở Nam Định.................................................................... 31
1.5.2.3. Khai thác hải sản ở Bình Định.................................................................... 33
1.5.3. Tổng kết những kinh nghiệm rút ra từ nghề khai thác hải sản ở các nước và
các tỉnh trong nước........................................................................................ 34
1.5.3.1. Từ các nước tiên tiến................................................................................... 34
1.5.3.2. Từ các địa phương trong nước.................................................................... 35
1.6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU...............35
CHƯƠNG 2. THỰC

TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA TỈNH QUẢNG

BÌNH THỜI KỲ 2007-2010...................................................................................37
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TÊ - XÃ HỘI QUẢNG BÌNH 37


2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên hải sản.......................................................37
2.1.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................37
2.1.1.2. Địa hình...................................................................................................................37
2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu......................................................................................................38
2.1.1.4. Đặc điểm về hải văn................................................................................................38
2.2.1. Tài nguyên nguồn lợi hải sản.........................................................................39
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................41
2.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế..........................................................41
2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng........................................................................................................42
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA TỈNH QUA CÁC NĂM........46
2.2.1. Số lượng và cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản qua các năm.......................46

2.2.2. Trang bị ngư, lưới cụ và cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản......................47
2.2.3. Lao động khai thác hải sản.............................................................................50
2.2.4. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghề khai thác hải sản.............................51
2.2.5. Sản lượng hải sản khai thác...........................................................................51

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

2.3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA CÁC CHỦ TÀU, HỘ NGƯ
DÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRA..................................................................................55

2.3.1. Nhóm tàu cơng suất <20CV...........................................................................56
2.3.2. Nhóm tàu cơng suất 20CV- 49CV..................................................................59
2.3.3. Nhóm tàu cơng suất 50CV- 89CV..................................................................61
2.3.4. Nhóm tàu cơng suất 90CV-249CV................................................................63
2.3.5. Nhóm tàu cơng suất từ 250 CV trở lên..........................................................65
2.4. PHÂN TÍCH CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN HIỆU QUẢ KHAI THÁC
HẢI SẢN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH.............................................................68
2.4.1. Mơ hình sản xuất hàm Cobb-Douglas............................................................68
2.4.2. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập khai thác hải sản của các
hộ ngư dân bằng phương pháp hồi quy tương quan.......................................70
2.4.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố đào tạo, tập huấn kỹ thuật khai thác đối với thu
nhập của hộ ngư dân...................................................................................70


2.4.2.2. Ảnh hưởng của ngư trường khai thác đến thu nhập của các hộ ngư dân....71
2.4.2.3. Ảnh hưởng của loại hình liên kết khai thác đến thu nhập của các hộ ngư dân..73
2.4.3. Đánh giá của các hộ ngư dân về mức độ đảm bảo của các yếu tố đối với khai
thác hải sản....................................................................................................74
Chương 3. GIẢI PHÁP CHỦ YÊU PHÁT TRIỂN NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN

TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI KỲ 2011-2015...........................................................80
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỦY SẢN.........................................80
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển thủy sản Việt Nam........................................80
3.1.1.1. Về mục tiêu phát triển.............................................................................................80
3.1.1.2. Về định hướng phát triển khai thác hải sản đối với vùng Bắc Trung bộ và

duyên hải miền Trung..................................................................................81
3.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình............82
3.1.2.1. Mục tiêu......................................................................................................82
3.1.2.2. Phương hướng phát triển khai thác thủy sản...............................................82

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển khai thác

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

hải sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2015.........................................................84

3.1.3.1. Thuận lợi.....................................................................................................84
3.1.3.2. Khó khăn....................................................................................................85
3.1.3.3. Cơ hội.........................................................................................................86
3.1.3.4. Thách thức..................................................................................................87

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YÊU PHÁT TRIỂN NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN Ở
QUẢNG BÌNH.................................................................................................87
3.2.1. Giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........................87
3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư.................................................................................89
3.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức bộ máy và quản lý, chỉ đạo............................91
3.2.4. Giải pháp về khoa học - công nghệ................................................................92
3.2.5. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất hậu cần, dịch vụ..............................94

3.2.6. Giải pháp về bảo đảm an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển....................95
3.2.7. Một số giải pháp khác....................................................................................96


3.2.7.1. Triển khai các chính sách liên quan đến khai thác hải sản..........................96
3.2.7.2. Quản lý môi trường, bảo vệ nguồn lợi hải sản............................................97
3.2.7.3. Chuyển đổi nghề khai thác ven bờ..............................................................97
3.2.7.4. Nghiên cứu hình thức tổ chức sản xuất hợp lý............................................98
3.2.7.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ hải sản.............................................................98

PHẦN III...............................................................................................................100
KÊT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ...............................................................................100
1. KÊT LUẬN...........................................................................................................100
2. KIÊN NGHỊ...........................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................103
PHỤ LỤC

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ


PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc
Trung Bộ, có bờ biển dài 116,04km, vùng đặc
quyền lãnh

hải




diện tích

khoảng

20.000km2, gấp hơn 2,5 lần diện tích đất liền,
có 5 đảo nhỏ là: Hịn La, Hịn Gió, Hịn Nồm,
Hịn Cỏ, Hịn Vũng Chùa; có 5 cửa sơng
chính đổ ra biển, trong đó có cửa sông Gianh
và sông Nhật Lệ, lại nằm ở cửa ngõ phía nam
của Vịnh Bắc Bộ nên nguồn lợi hải sản đa
dạng và phong phú với trên 1600 giống, loài.
Trữ lượng hải sản ước tính 20 triệu tấn, đặc
biệt có nhiều lồi hải sản q hiếm có giá trị
kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Đó là những
tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề khai
thác hải sản. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV,
nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định một trong
những nhiệm vụ chủ yếu là: "Đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết
lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa X
về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020"
với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả, cơ cấu
ngành nghề phù hợp, đa dạng, từng bước hiện
đại. Phấn đấu đến năm 2015, nâng tỷ trọng
của kinh tế biển đạt khoảng 16% GDP của
tỉnh", "Khai thác tiềm năng, thế mạnh các
nguồn lực để phát triển kinh tế biển, trong đó

phát triển ngành thuỷ sản thực sự trở thành
một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đầu
tư, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hậu cần nghề

12


cá, cảng cá, khu

khai thác chủ yếu tập trung ở vùng lộng và

neo

tàu

ven bờ, quy mô nhỏ, một số trường hợp sử

thuyền tránh, trú

dụng các hình thức đánh bắt mang tính chất

bão…”

huỷ diệt làm suy giảm nguồn lợi hải sản.

đậu

Khai

thác


Nguồn vốn đầu tư mua sắm tàu thuyền, ngư

nguồn lợi hải sản

lưới cụ phục vụ hoạt động khai thác, kỹ thuật

là một nghề có từ

đánh bắt cịn hạn chế; dịch vụ hậu cần chưa

lâu đời của cộng

đáp ứng yêu

đồng dân cư ven
biển của tỉnh. Hiện
nay Quảng Bình
có 23 xã, phường

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

thuộc 04 huyện và

01 thành phố có
nghề khai thác và

chế biến hải sản


với trên 32 nghìn

nhân khẩu. Trong
những năm qua,
nghề khai thác hải
sản đã có những
đóng
trọng

góp
vào

quan
sự

nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội
của tỉnh. Tuy vậy,
so với tiềm năng


nguồn

tài

nguyên hải sản sẵn
có thì sản lượng
và giá trị khai thác
cịn thấp và chưa
ổn định; phạm vi


13


cầu. Giá trị chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Lực lượng lao động
trong ngành thủy sản và vùng ven biển chưa được phát huy; đời sống vật chất, tinh
thần của cộng đồng ngư dân mặc dù đã từng bước được cải thiện, nhưng vẫn cịn
nhiều khó khăn...
Làm thế nào để nghề khai thác hải sản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội trong thời gian hiện tại và tương lai là vấn đề được chính quyền tỉnh,
ngành nơng nghiệp và phát triển nơng thơn cũng như các địa phương có nghề khai
thác hải sản hết sức quan tâm nhằm đề ra những chính sách và có giải pháp phù hợp
thúc đẩy nghề khai thác phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hàng năm
Sở nông nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Quảng Bình đều có báo cáo đánh giá
tổng kết tình hình khai thác hải sản nhưng các báo cáo này chỉ đơn thuần là các
chỉ tiêu thống kê về sản lượng khai thác, biến động của tàu thuyền, công tác quản
lý tàu cá … Về nghiên cứu khoa học cho đến nay mới có một số đề tài đề cập đến
từng mặt của hoạt động khai thác và thu nhập của hộ ngư dân tại một ít xã ven
biển. Các đề tài này cũng chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên hiện trạng nghề khai thác

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

hải sản, ít đề cập đến việc đề xuất các chính sách cần thiết, cụ thể nhằm cải thiện và
phát triển ngành này một cách bền vững. Xuất phát từ yêu cầu cần thiết trên, tác giả
đã chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh
Quảng Bình” để làm luận văn thạc sỹ.
2. Câu hỏi nghiên cứu

2.1. Vì sao phải phát triển nghề khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình?

2.2. Tình hình khai thác hải sản ở Quảng Bình thời gian qua như thế nào?

(Những kết quả đạt được? Những khó khăn tồn tại? Nguyên nhân?)
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nghề khai thác hải sản?
2.4. Cần có những giải pháp nào để phát triển nghề khai thác hải sản của tỉnh

trong thời gian tới?
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích chung

Mục đích của luận văn là hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận
chung liên quan đến nghề khai thác hải sản, xác định xu thế phát triển hợp lý của


nghề sản xuất này dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Trên
cơ sở đó gợi ý, đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, hộ gia đình ngư dân
và các chủ tàu thực hiện một số giải pháp chính nhằm đảm bảo cho nghề khai thác
hải sản của tỉnh phát triển bền vững.
3.2. Mục đích cụ thể
-

Phân tích thực trạng, kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại, tìm ra các nhân tố,
nguyên nhân ảnh hưởng đến nghề khai thác hải sản trên địa bàn.

-

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nghề khai thác hải sản
tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :

- Các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác hải sản
- Các chủ tàu, hộ gia đình ngư dân khai thác hải sản
- Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: Các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và thành phố Đồng Hới là

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

các địa phương khai thác hải sản có sản lượng lớn nhất tỉnh Quảng Bình
+ Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2007-2010;
+ Các giải pháp đề xuất từ năm 2011-2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập số liệu
-

Thu thập số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, quy hoạch, kế hoạch ngành thủy sản,
các đề tài, đề án, bài báo khoa học, cơng trình, tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu đã được công bố.
- Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn các chủ tàu, hộ ngư dân khai thác hải sản bằng
phiếu điều tra khảo sát và bảng hỏi. Quá trình phỏng vấn kết hợp với quan sát và
trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Thu thập thơng tin từ các chun gia, chuyên viên quản lý ngành thủy sản tại
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản tỉnh, cán bộ quản lý thủy sản các địa phương có nghề khai thác hải sản.


5.2. Tổng hợp số liệu


Tiến hành phương pháp phân tổ theo các tiêu thức khác nhau tùy vào mục
đích nghiên cứu.
5.3. Phương pháp phân tích số liệu

+ Phương pháp phân tích thống kê: Q trình phân tích thống kê sẽ được
tính tốn thơng qua các số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ tăng bình qn. ..
+ Phương pháp tốn kinh tế: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và
SPSS là phần mềm đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Mơ hình kinh tế lượng
được xây dựng thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas nhằm phân tích các yếu tố
tác động tới hiệu quả hoạt động khai thác hải sản của tỉnh, từ đó đề xuất các giải
pháp thiết thực nhằm phát triển bền vững nghề khai thác hải sản.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm:
Chương 1: Lý luận chung về ngành thuỷ sản và phát triển nghề khai thác hải

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

sản . Chương 2: Thực trạng khai thác hải sản của tỉnh Quảng Bình trong
thời kỳ

2007-2010.

Chương 3: Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản của tỉnh

Quảng Bình thời kỳ 2011-2015.



Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THUỶ SẢN
VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THUỶ SẢN
1.1.1. Khái niệm ngành thủy sản
Ngành thủy sản là một ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
nghĩa rộng và cũng là một ngành trong cơ cấu kinh tế biển (bao gồm hàng hải; thủy
sản; khai thác chế biến dầu khí; du lịch biển; làm muối, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ,
cứu nạn; kinh tế đảo). Từ trước đến nay, các tài liệu về kinh tế thủy sản ở trong
nước và nước ngoài đều thống nhất chung một khái niệm: Ngành thủy sản là ngành
sản xuất vật chất và kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy
sinh, tiềm năng các vùng nước để thu được những sản phẩm thuỷ sản đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của con người và xã hội.

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

1.1.2. Phân loại ngành thủy sản

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động thủy sản bao gồm 4 loại

nghề chủ yếu: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm thủy sản, cơ khí và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Khai thác thuỷ sản là nghề sử dụng các phương tiện khai thác tài nguyên sinh vật

trong vùng nước tự nhiên như biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên
khác có giá trị kinh tế, khoa học để phục vụ nhu cầu của con người.
- Nuôi trồng thủy sản là nghề sử dụng mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá,


sơng, ngịi, kênh, rạch; mặt nước biển và ven biển... để nuôi các loại động, thực vật
sinh sống dưới nước.
- Chế biến thủy sản và tiêu thụ sản phẩm là nghề sử dụng các loại nguyên liệu thuỷ

sản từ khai thác và nuôi trồng để làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Thơng qua
chế biến có thể làm tăng chất lượng sản phẩm thuỷ sản, giữ nguyên chất lượng hoặc
chất lượng giảm khơng đáng kể, nhằm có thể tiêu thụ trên nhiều địa bàn và trong
một thời gian nhất định.


- Cơ khí và dịch vụ hậu cần nghề cá bao gồm các hoạt động đóng mới, sửa chữa tàu

thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, các hoạt động cung ứng nguyên, nhiên liệu liệu, vật tư
kỹ thuật, thông tin tiếp thị, tư vấn và tài chính tín dụng, hoạt động xuất, nhập khẩu...
1.1.3. Đặc điểm ngành thuỷ sản
Ngành thuỷ sản là một bộ phận cấu thành của ngành nông nghiệp, vì vậy nó
mang những đặc điểm chung vốn có của ngành nơng nghiệp. Đó là:
- Thuỷ vực là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người không thể thay thế được. Tính đặc
biệt đó thể hiện ở chỗ có nhiều loại thuỷ vực khác nhau: nước ngọt, nước mặn, nước
lợ, phân bố trên một không gian rộng lớn, nhưng vị trí cố định và diện tích mặt
nước có thể sử dụng vào sản xuất thuỷ sản có giới hạn nhất định.
- Đối tượng sản xuất ngành thuỷ sản là những sinh vật sống trong nước, có chu kỳ
sản xuất dài, có đặc điểm sinh lý, sinh trưởng khác nhau, nó phản ứng rất nhạy cảm
với những biến đổi của điều kiện tự nhiên. Những quy luật khách quan đó địi hỏi
người lao động phải gắn mình với đối tượng sinh học, phải có kinh nghiệm, hiểu

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

biết theo dõi tồn bộ q trình sản xuất, khơng thể chun mơn hố, phân đoạn máy

móc như trong cơng nghiệp. Cơng cụ sản xuất trong thuỷ sản dù có hiện đại bao
nhiêu đi nữa vẫn không thể nào thay thế được tính chất sinh học của đối tượng sản
xuất của ngành thuỷ sản.

- Do quy luật sinh học của sinh vật nên tính thời vụ trong ngành thuỷ sản là một hiện
tượng khơng thể khắc phục được. Ngồi ra sản xuất thuỷ sản thường trải dài trên
một không gian rộng lớn và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên nên tính
thời vụ cũng được quy định rất chặt chẽ. Vì vậy vào những lúc thời vụ căng thẳng,
hoặc vào những thời điểm đứng trước sự đe doạ của thiên nhiên (lũ lụt, bão tố, dịch
bệnh...) nó địi hỏi một thái độ lao động nghiêm túc, một sự chịu đựng vất vã và đức
hy sinh lớn lao với một tinh thần hồn tồn tự nguyện mới có thể mang lại kết quả
thiết thực.
- Cũng như trong nông nghiệp, trong ngành thuỷ sản quá trình tái sản xuất kinh tế và
q trình tái sản xuất tự nhiên ln đan xen và quấn quýt vào nhau. Mặt


khác, quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật thuỷ sinh là một q trình liên tục,
hồn chỉnh không thể chia cắt về mặt thời gian, không gian. Ngồi ra do có sự mâu
thuẫn giữa chi phí sản xuất mỗi khâu và thu nhập gắn với sản phẩm cuối cùng; có
sự khác nhau về năng suất lao động và kỹ năng lao động, do đó địi hỏi phải có sự
thống nhất giữa đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối [42].
- Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất mang tính liên ngành cao bao gồm nhiều lĩnh vực
hoạt động mang những tính chất cơng nghiệp, nơng nghiệp, thương mại và dịch vụ,
cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Các
nghề khai thác, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, chế biến và
bảo quản thuỷ sản trực thuộc cơng nghiệp; q trình tiêu thụ sản phẩm thủy sản
thuộc ngành thương mại; các dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư, nguyên, nhiên
liệu, lương thực, thực phẩm và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ; ni
trồng thuỷ sản mang đặc tính của ngành nông nghiệp.
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN

1.2.1. Khái niệm nghề khai thác hải sản

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

Như đã trình bày ở trên, khai thác hải sản được xem là một nghề chủ yếu của

ngành thuỷ sản. Đây là một trong những nghề có từ lâu đời nhất trong quá trình
hình thành và phát triển của lịch sử loài người (săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá...)
nhằm khai thác nguồn lợi sẳn có trong tự nhiên đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Từ
trước đến nay đã có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về khai thác hải
sản. Căn cứ vào Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng
-2006 và tổng hợp những khái niệm của các tác giả nói trên thì:
Khai thác hải sản là quá trình hoạt động của con người sử dụng các loại
phương tiện như tàu, thuyền, các cấu trúc nổi khác và các loại ngư cụ để thu được
những nguồn lợi sinh vật từ biển và đại dương nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người.
1.2.2. Phân loại nghề khai thác hải sản
- Theo cơ cấu nghề nghiệp: Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 25 loại nghề khai thác

hải sản khác nhau, trong đó có 6 họ nghề chính sau đây [65]:
+ Họ lưới kéo ( gồm lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, lưới kéo tôm)


+ Họ lưới vây (gồm lưới vây ánh sáng, lưới rùng).
+ Họ lưới vó, mành (lưới vó, rớ, lưới vó ánh sáng, mành chà, mành đèn).
+ Họ lưới rê (Rê thu ngừ, rê chuồn, rê 3 lớp đánh mực, rê thường, rê đa loài).
+ Họ câu (Câu mập, câu chân rạn, câu mực, câu tay).
+ Họ nghề khác (lưới trủ, giã cào...).
- Theo năng lực phương tiện khai thác: Gồm có các loại tàu có cơng suất dưới 20CV,


cơng suất từ 20 - 49 CV, công suất từ 50 - 89 CV, công suất từ 90 - 249 CV, công
suất 250 CV trở lên.
- Theo ngư trường:

+ Ngư trường vùng ven bờ và vùng lộng <50m nước sâu: Vùng ven bờ từ 20
m sâu trở vào chủ yếu là ngư trường khai thác của các phương tiện thủ công, các tàu
thuyền có cơng suất nhỏ chun hoạt động bằng nghề ven bờ như: xăm trủ, te giã
ruốc, giã tôm, rê 3 lớp, khai thác nhuyễn thể. Vùng nước sâu từ 20-40 m là ngư
trường khai thác chủ yếu của các loại tàu, thuyền gắn máy có cơng suất từ 20-60CV
chun sử dụng các nghề mành ánh sáng, mành rút, giã kéo tơm cá, lừ bóng, câu

ĐẠI HỌC KINH TÊ
H

chụp mực.

+ Ngư trường khơi từ 50m – 90m nước sâu đòi hỏi trang bị tàu, thuyền có

cơng suất trên 60CV, chịu được sóng, gió cấp 5-6, hoạt động chủ yếu bằng các nghề
lưới vây, rê khơi, câu khơi.

+ Ngư trường khơi từ 90 m nước sâu trở lên đòi hỏi phải trang bị tàu công

suất trên 90 CV, các tàu khai thác có khả năng chịu được sóng gió cấp 6-7, đánh bắt
dài ngày trên biển bằng các nghề vây rút, chụp mực và câu khơi.
Thực tế sản xuất, mỗi vùng biển có một cách bố trí sản xuất khác nhau phụ
thuộc vào nghề nghiệp khai thác và quy mô, mức độ trang bị tàu thuyền, ngư lưới
cụ phục vụ sản xuất. Vì vậy, phân loại thành ba vùng chủ yếu:
- Xa bờ (độ sâu nước biển trên 50 m)

- Gần bờ (độ sâu nước biển dưới 20 m)
- Ngư trường kết hợp gần bờ và xa bờ.

1.2.3. Đặc điểm của nghề khai thác hải sản
- Nghề khai thác thủy sản phụ thuộc vào ngư trường: Ngư trường là vùng biển có

nguồn lợi hải sản tập trung được xác định để tàu cá đến khai thác. Mỗi loại


ngư trường có vị trí địa lý khác nhau, điều kiện địa hình, chế độ thuỷ triều khác
nhau và nguồn thực vật, động vật phù du khác nhau do đó có trữ lượng nguồn lợi
hải sản khác nhau. Vì vậy, xác định đúng ngư trường là điều kiện hết sức cần thiết,
là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định năng suất khai thác của
nghề cá hiện nay.
- Nghề khai thác hải sản mang tính thời vụ:

Ở vùng biển Việt Nam, đặc biệt là vùng biển vịnh Bắc Bộ, thời tiết phân mùa
rõ rệt do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam. Vào mùa xuân đa
số các loài cá di cư vào những vùng nước nóng gần bờ và ven các đảo, nơi có nhiệt
độ và địa điểm phù hợp để sinh sản. Vào mùa hè một số loài vẫn tiến hành sinh sản,
một số loài đã kết thúc giai đoạn đẻ rộ. Các lồi cá nhỏ cịn phân bố ở vùng gần bờ,
các loài lớn di chuyển dần ra các vùng nước sâu hơn.
Vào mùa thu và đông, do ảnh hưởng của khí hậu lục địa, nhiệt độ vùng nước
gần bờ giảm thấp, các loài cá trưởng thành di chuyển ra các vùng nước sâu có nhiệt
độ cao hơn [70].

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

Vì vậy hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển Quảng Bình được chia


thành 2 vụ chính:

Vụ cá Nam bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 8 cùng với gió mùa Tây Nam.

Tuy thời gian ngắn nhưng đây là vụ khai thác chính, có năng suất và sản lượng cao,
các tàu cá tập trung khai thác hải sản vào mùa này. Sản lượng khai thác thủy sản vụ
cá Nam thường chiếm từ 60-65% tổng sản lượng khai thác trong năm [7].
Vụ cá Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau cùng với gió mùa Đông
Bắc. Vào vụ này các đàn cá tập trung kiếm mồi ở vùng nước sâu, vì vậy các tàu cá
thường tập trung đánh bắt ở ngư trường xa bờ.
- Khai thác hải sản chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết: Với đặc điểm khí hậu nhiệt

đới gió mùa, hoạt động khai thác hải sản chỉ có thể tiến hành vào những lúc thời tiết
thuận lợi, gió từ cấp 6-7 trở xuống. Vào những thời điểm này các loại phương tiện
khai thác, lao động nghề cá được huy động tối đa. Ngược lại vào những lúc thời tiết
xấu (biển động) các tàu thuyền phải neo đậu và trú, tránh ở các cảng, cửa sông, cửa
lạch. Nếu thời tiết bất lợi thì tầu thuyền khơng thể ra khơi khai thác


có khi kéo dài nhiều tháng trong năm, ngồi việc khơng có thu nhập, các chủ
phương tiện cịn phải lo bảo vệ và bảo dưỡng máy móc, thiết bị tàu thuyền với chi
phí khá lớn.
- Khai thác hải sản là nghề có độ rủi ro cao: Khai thác hải sản bắt buộc hoạt động xa

đất liền, biển khơi mênh mông ln ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm đối với tính mạng
và tài sản ngư dân, đặc biệt đối với vùng biển Việt Nam hiện tượng thời tiết diễn
biến phức tạp, khó lường. Mơi trường hoạt động khai thác hải sản rất khắc nghiệt,
sóng to, gió lớn, tai nạn, sự cố, bão lốc,... khơng thể dự báo trước được làm chìm tàu
thuyền, cuốn trôi ngư lưới cụ, đe dọa đến sự an tồn tính mạng của ngư dân, nhất là

đối với các tàu thuyền khai thác xa bờ. Hơn thế nữa, q trình hoạt động của tàu
thuyền trên biển cịn bị tàu thuyền nước ngoài bắt giữ trái phép, tước đoạt tài sản…
Vì vậy, cần tổ chức tốt hệ thống thơng tin liên lạc, cảnh báo thiên tai, tổ chức ứng
cứu kịp thời khi có rủi ro, bảo đảm an tồn cho ngư dân là yêu cầu hết sức cần thiết
trong quá trình hoạt động của ngư dân trên biển.
1.3. VAI TRỊ, VỊ TRÍ CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.3.1. Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người

Thủy sản là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và thiết yếu cho cuộc

sống của con người, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người
dân Việt Nam. Theo tính tốn của ngành thủy sản khoảng 50% sản lượng hải sản ở
vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam
Bộ, Tây Nam Bộ là nguồn thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Sản
phẩm thủy sản bao gồm các loại sản phẩm tươi, sản phẩm khô, sản phẩm đông lạnh,
sản phẩm chế biến bằng các hình thức truyền thống khác đều có hàm lượng dinh
dưỡng rất cao cung cấp chất đạm cần thiết cho sự phát triển của con người. Giá cả
của sản phẩm thủy sản rẻ hơn so với các loại thực phẩm khác và phù hợp với nhiều
mức thu nhập khác nhau của nhiều tầng lớp trong xã hội. Mức tiêu thụ trung bình
sản phẩm thủy sản bình qn tồn quốc của người dân Việt Nam năm 2001 là 19,4
kg/người/năm, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo
(17,1kg/người/năm) và thịt gia


cầm (3,9kg/người/năm). Những nghiên cứu cho thấy rằng mức tiêu thụ thủy sản có

xu hướng tăng khi thu nhập tăng lên (không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở khắp nơi
trên thế giới), đồng thời càng giàu có người ta càng sử dụng các lồi thực phẩm
thủy sản có giá cao hơn [32].
Theo dự báo của FAO thì mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam
năm 2010 khoảng 26,4kg/người/năm. Trong lúc nguồn cung các loại sản phẩm từ
nuôi trồng không đáng kể (chiếm từ 5-9% sản lượng thủy sản) và truyền thống sử
dụng các sản phẩm hải sản là động lực thúc đẩy nghề khai thác hải sản phát triển
mạnh mẽ hơn [20].
1.3.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế
Với lợi thế tự nhiên và tiềm năng về biển, sơng ngịi, bãi triều, mặt nước và
nguồn lợi thuỷ sản, khai thác thủy, hải sản đã và đang đóng vai trò hết sức quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Năm 2006, sản lượng khai thác cả nước đạt 2,026 triệu tấn, giá trị khai thác
đạt 25.144 tỷ đồng. Năm 2007, sản lượng khai thác cả nước đạt 2,074 triệu tấn, giá

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ

trị khai thác đạt 29.411 tỷ đồng, năm 2008, sản lượng khai thác cả nước đạt 2,136
triệu tấn, giá trị khai thác đạt 41.894 tỷ đồng, năm 2009, sản lượng khai thác cả
nước đạt 2,277 triệu tấn, giá trị khai thác đạt 48.450 tỷ đồng. Sự phát triển của
ngành thủy sản trong nhiều năm qua đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm, ngư nghiệp và
trong kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Tính trong thời kỳ 2001 – 2009, tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành thủy sản đạt 7,56 % (riêng tốc độ
tăng sản lượng khai thác hải sản ở mức 5,5%) đã góp phần duy trì tốc độ tăng
trưởng cao hàng năm của nền kinh tế quốc dân [35].
1.3.3. Đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
Hoạt động khai thác hải sản, từ một nghề cá thủ cơng, có tính truyền thống,
quy mơ nhỏ, hoạt động vùng gần bờ, đã chuyển dịch theo hướng trở thành nghề cá

cơ giới, hướng vào các đối tượng có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu. Phát
triển khai thác hải sản xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm khai


thác phục vụ xuất khẩu, ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ
phát triển nguồn lợi môi trường sinh thái. Chủ trương phát triển khai thác xa bờ, ổn
định khai thác ven bờ của Nhà nước đã khuyến khích ngư dân đầu tư, đóng mới tàu
thuyền công suất vươn khơi. Số lượng tàu thuyền công suất lớn đủ khả năng khai
thác xa bờ không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2006 là 21.232 chiếc với tổng
cơng suất 3046,9 CV đến năm 2009 có khoảng 24.990 chiếc với tổng công suất
3721,7 CV [35]. Hệ thống hậu cần dịch vụ nghề cá tuyến khơi xa, tuyến ven bờ gắn
với các trung tâm dịch vụ nghề cá đã bước đầu hình thành. Đây là nền tảng cơ sở
vật chất kỹ thuật quan trọng để công nghiệp hóa nghề cá biển, phát triển khai thác
hải sản xa bờ, góp phần chuyển đổi ngành kinh tế thủy sản mang nặng sắc thái nơng
nghiệp với tính chất thủ cơng truyền thống trở thành ngành công nghiệp sản xuất
hiện đại mang tính cơng nghiệp cao; từ ngành kinh tế sản xuất nhỏ, trình độ thấp
kém sang ngành kinh tế với cơ cấu ngành nghề, vùng thích hợp theo hướng sản xuất
hàng hóa dựa trên cơ sở áp dụng tiến bộ KH-CN để nâng cao năng suất lao động,
tăng thu nhập; phát triển kết cấu hạ tầng và từng bước đô thị hóa nơng thơn ven

ĐẠI HỌC KINH TÊ
H

biển, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng ngư dân, bảo vệ mơi trường
và phát triển bền vững.

1.3.4. Góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu

Đến năm 2008, Việt Nam đã có 544 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mơ


cơng nghiệp, trong đó 410 cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành
về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, 414 doanh nghiệp đã áp dụng các quy phạm
GMP, SSOP, HACCP, ISO 14001..., đạt tiêu chuẩn sản xuất sạch hơn, được phép
xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang
Nga [66]. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 đạt 4,53 tỷ USD, năm 2009 do
ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu, xuất khẩu thủy sản vẫn đạt 4,25 tỷ USD.
Năm 2010, đạt 4,94 tỷ USD, là 1 trong số 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
chính của cả nước. Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục là một trong nhóm hàng có tốc độ
phát triển cao nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Thủy sản Việt Nam đã có
vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ 3


về nuôi thủy sản và thứ 7 về xuất khẩu thủy sản. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản
quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật và Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng
kim ngạch xuất khẩu [67]. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở khoảng 160 thị
trường trên thế giới, chiếm 3,7% thị phần thế giới và 0,3% tổng kim ngạch của toàn
thế giới [68]. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 2 sau Thái Lan về
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản .
1.3.5. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
Ngành thủy sản nói chung và khai thác hải sản nói riêng là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho sự phát triển của một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
tạo thêm việc làm cho xã hội, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng
phát triển. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lao động từ 15 tuổi trở lên làm
việc hằng năm trong ngành thủy sản năm 2007 là 1,6728 triệu người, năm 2008 là
1,7422 triệu và năm 2009 là 1,7665 triệu người. Số lượng lao động khai thác hải sản
tăng từ 270.587 người (năm 1999) lên khoảng gần 700.000 người (năm 2007), bình
quân mỗi năm tăng 23.155 người [69]. Phát triển khai thác hải sản đã tạo việc làm

ĐẠI HỌC KINH TÊ
HUÊ


cho hàng loạt lao động trong các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong
việc đóng và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí hàng hải, sản xuất ngư lưới cụ, dịch vụ
cung ứng (xăng dầu, lương thực, đá lạnh..), các bến cá, chợ cá. Bên cạnh đó, khai
thác hải sản cịn thu hút được lực lượng lao động đáng kể theo mùa vụ, lao động nữ
trong việc chế biến, dệt vá lưới và tham gia vào nhiều công đoạn sản xuất khác.
1.3.6. Góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo quốc phịng-an ninh của
đất nước
Việt Nam có vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 , lớn gấp 3 lần
diện tích lãnh thổ phần đất liền với hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, (trong đó có nhiều đảo
có cư dân sinh sống như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Cồn Cỏ,
Lý Sơn…). Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc,
Thái Lan, Malayxia, Philipin, Inđơnêxia, có vị trí địa - chính trị rất quan trọng trong
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hàng chục ngàn tàu khai thác hải sản xa bờ
của Việt Nam thường xuyên có mặt trên các vùng biển, đảo là sự khẳng định về chủ


×