Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo Cáo Thảo Luận một số ứng dụng về công nghệ và công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị logistics của công ty Olic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.68 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

————

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ LOGISTICS KINH DOANH
ĐỀ TÀI: Mô tả một số ứng dụng về công nghệ và công nghệ thông tin
trong hoạt động quản trị logistics tại các doanh nghiệp? Liên hệ thực tế
việc ứng dụng công nghệ và công nghệ thông tin trong hoạt động
logistics tại một doanh nghiệp cụ thể.”

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện
Lớp HP

: Phạm Thị Huyền
: 02
: 2104BLOG1511

HÀ NỘI - 2021
1


MỤC LỤC


Phần mở đầu :
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở
cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistic được các nhà quản lý coi
như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh


nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hiện đại, quản trị Logistics tạo ra giá trị gia tăng về
thời gian và địa điểm, cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả
đến khách hàng. Sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí
trong q trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh, Tiết kiệm và giảm chi phí trong
hoạt động lưu thông phân phối, Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận
tải giao nhận. Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang mang lại những cơ hội chiến
lược cho các doanh nghiệp trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Trong quản trị
Logistics các ứng dụng công nghệ đã tăng đáng kể tốc độ, tính chính xác và độ tin cậy
của q trình quản trị. Nó đóng vai trị quan trọng trong sự thành công của chuỗi cung
ứng nhờ vào việc tăng cường hiệu quả tổng thể của cả hệ thống Logistics. Các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đang ngày càng đầu tư mạnh mẽ vào việc ứng dụng công
nghệ và công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị Logistics của mình để nâng cao
hiệu quả quản trị Logistics và để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

3


A, Khái niệm và mơ hình quản trị Logistics
1. Khái niệm
Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ra đời từ cuối thể kỷ 20, tập trung vào việc
làm tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và tổ chức trên thị trường toàn
cầu.
Theo Douglas M.Lambert , quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quá trình
kinh doanh chủ yếu từ các nhà cung cấp ban đầu đến người sử dụng cuối cùng để cung
cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và cổ
đông của doanh nghiệp. Thực chất, quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động điều hành
hiệu quả các kênh vận động vật chất sản phẩm, được hiểu là đường dẫn các dòng luân
chuyển sản phẩm/nguyên vật liệu, dịch vụ, thơng tin và tài chính qua hệ thống mạng
lưới kết nối kho vận giữa những nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng nhằm
đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Theo quan điểm của Ronald Ballou, logistics là một tập hợp các hoạt động chức
năng được lặp đi lặp lại trong chuỗi cung cấp nhờ đó các nguyên liệu được biển đổi
thành phẩm và giá trị của chúng nhờ đó được tăng thêm trong mắt khách hàng. Vì vậy,
logistics là những hoạt động diễn ra trong chuỗi cung ứng bao gồm dịch vụ khách
hàng, quản lý hàng tồn kho, hoạt động cung ứng, phương tiện giao thông vận tải và
kho chứa hàng được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu của chuỗi cung ứng
Dựa vào sự phân định này, quản trị logistics được hiểu là một phần của một quá
trình chuỗi cung ứng bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự di chuyển
và dự trữ các sản phẩm dịch vụ và thơng tin có liên quan một cách hiệu quả từ các
điểm khởi nguồn đến các điểm tiêu dùng theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng.
2. Mô hình quản trị logistics tại doanh nghiệp
Trong phạm vi một doanh nghiệp, quản trị logistics được hiểu là một bộ phận của
quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm sốt có hiệu
lực, hiệu quả các dịng vận đơng và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cùng các thơng tin có liên
quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn yêu
cầu của khách hàng.

4


Sơ đồ này cho thấy logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi
các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi
yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản
phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân
lực mà cịn bao hàm cả dịch vụ, thơng tin, bí quyết và cơng nghệ. Các hoạt động này
cũng được phối kết trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ tầm
hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho, bảo
quản, vận chuyển đến thơng tin, bao bì, đóng gói…Và chính nhờ vào sự kết hợp này
mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo
ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ những giá trị

gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị Logistics
3.1.
Ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin đã và đang mang lại những cơ hội chiến lược cho các doanh
nghiệp trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Trong quản trị Logistics, các ứng dụng
công nghệ tin đã gia tăng đáng kể tốc độ, tính chính xác và độ tin cậy của q trình xác
định, thu thập, xử lý, phân tích và truyền đạt thông tin
5


Các ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất đang được sử dụng trong lĩnh vực
Logistics có thể bao gồm : Công nghệ nhận dạng tự động, Công nghệ truyền tin, Nhận
dạng bằng tần số sóng vơ tuyến, Cơng nghệ phân tích và xử lý thơng tin.
3.2.

Cơng nghệ nhận dạng tự động
Công nghệ nhận dạng tự động là thuật ngữ dùng để mô tả việc nhập dự liệu hoặc

thông tin vào hệ thống máy tính, bộ điều khiển hoặc bất kỳ thiết bị kiểm sốt vi sử lý
nào mà khơng cần thơng qua bàn phím. Có thể được sử dụng để theo dõi container,
bao bì, thùng carton hoặc xe tải chở hàng hóa…Những lợi ích của cơng nghệ nhận
dạng tự động bao gồm tăng tính chính xác, tốc độ, tiện lợi và tiết kiệm chi phí trong
hoạt động lưu trữ dữ liệu. Công nghệ nhận dạng tự động bao gồm : Nhận dạng bằng
mã vạch, tần số sóng vơ tuyến, nhận dạng bằng giọng nói
Mã vạch: Chứa đựng thơng tin đã được mã hóa mà có thể đọc được với sự trợ
giúp của máy quét. Thông tin in trên mã vạch bao gồm mã quốc gia, mã doanh nghiệp,
mã sản phẩm, mã kiểm sốt
Mã vạch mang lại lợi ích như :
+ Dễ xác định các mặt hàng dự trữ trong q trình bảo quản, giao nhận

+ Giảm cơng việc giấy tờ và thời gian xử lý, giảm lỗi con người
+ Tăng hiệu suất của hệ thống logistics thông qua tốc độ, độ chính xác và độ tin
cậy
Áp dụng mã vạch với các hoạt động logistics phổ biến :
+ Mua hàng : Những mã vạch được gắn trên các chi tiết, bộ phận sản phẩm mua
từ nhà máy sẽ chứa đựng thông tin về tên hàng, số lô, ngày sản xuất, số đơn hàng…
giúp cho việc xác định và theo dõi được dễ dàng
+ Kho hàng : mã vạch sẽ giúp xác định ngày nhập các loại hàng hóa vào kho
hoặc cửa hàng. Điều này tạo thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý dự trữ nhanh
chóng, chính xác.
Ví dụ : Vinmart sử dụng mã vạch để giúp khách hàng có thể thanh tốn nhanh,
tiết kiệm thời gian mua sắm, tra cứu tồn bộ thơng tin sản phẩm từ giá cả cho tới các
chương trình khuyến mãi... ngay trên smartphone.
3.3.

Nhận dạng bằng tần số sóng vơ tuyến ( RFID )
Ra đời vào năm 1980, là công nghệ nhận dạng tự động các vật thể bằng sóng vơ

tuyến. RFID có thể hoạt động trong mơi trường khắc nghiệt, có khả năng đọc dữ liệu
6


từ xa, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, bộ nhớ chứa nhiều thơng tin hơn, thơng tin
có thể sửa đổi và cập nhật một cách nhanh chóng
RFID hoạt động trên nền tảng sóng vơ tuyến két hợp máy tính quản lý. Hệ thống
RFID bao gồm : thẻ RFID, đầu đọc thẻ và máy tính chủ
Tùy theo khu vực giám sát, đối tượng giám sát cần được giám sát trong q trình
logistics, cơng nghệ này được ứng dụng khác nhau :
+ Nhận hàng : các container, thùng, pallet hàng… trước khi về kho sẽ được đính
thẻ RFID chứa mã ID riêng biệt của hàng để khi về đến cổng kho có gắn đầu đọc

RFID sẽ nhận diện và xác nhận các mặt hàng
+ Xếp dỡ/ Đưa vào sản xuất : Sau khi vào nhà máy/ kho, các thùng hàng được dỡ
và phân loại theo vị trí được hướng dẫn bởi RFID hoặc đưa vào sản xuất theo đúng
lịch trình đã định
+ Truy xuất quá trình sản xuất : Các mặt hàng, linh kiện sẽ tiếp tục được theo dõi
trong tồn bộ quy trình sản xuất
+ Phân phối và giao hàng : các hàng thành phẩm được RFID thông báo cho bên
giao hàng. Trong suốt quá trình vận chuyển hàng đi, thông qua hệ thống GPD, đầu đọc
RFID liên tục báo cáo trực tiếp tình hình chuyến hàng đến máy chủ doanh nghiệp
+ Quản lý tài sản : giúp tự động hóa hồn tồn q trình kiểm tra tài sản
Những lợi ích khi ứng dụng RFID trong quản trị Logistics
+ Tính thơng suốt : RFID cho biết rõ ràng nguồn gốc và hành trình của sản phẩm
từ nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất và thành phẩm, phôi phối và tới tận tay
người tiêu dùng
+ Lập kế hoạch logistics : thẻ FRID cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng
như chủng loại, tên sản phẩm, ngày nhập kho, giá…từ đó nhà quản trị có thể dễ dàng
lập kế hoạch tiếp theo cho sản phẩm trong dây chuyền cung ứng của mình
+ Hạn chế hàng giả hàng nhái : Với các thùng hàng được gắn thẻ RFID thì khả
năng tráo hàng là rất thấp, một khi không nhận diện đủ khối lượng hàng, đầu đọc và
hệ thống RFID sẽ tự động gửi cảnh báo về máy chủ
+ Giải quyết các lo ngại của khách hàng : nhận dạng lập tức các sản phẩm hết
hạn sử dụng, hỏng hóc bằng cách gưi cảnh báo qua email, tin nhắn,…thậm chí còn
đồng thời đáp ứng được nhu cầu truy suất nguồn gốc của sản phẩm.

7


+ Giảm chi phí Logistics : hệ thống nhận dạng dữ liệu RFID có thể giảm thiểu
các sai sót về địa điểm , mất cắp sản phẩm đến 90%, gia tăng hiệu suất tư 12-15%,
giảm thời gian kiểm đếm 35-40%, giảm lượng hàng tổn kho xuống 5-20% giúp doanh

nghiệp nâng cao năng suất lao động 15-40%
Ví dụ : Cơng ty Logisall Việt Nam ( sản xuất và bán các loại thùng nhựa cho
công nghiệp và nông nghiệp ) áp dụng cơng nghệ RFID vào Pallet giúp quản lý, kiểm
sốt hàng hóa dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
3.4.

Cơng nghệ truyền tin
Việc ứng dụng cơng nghệ truyền tin góp phần tăng tốc độ và độ chính xác trong

thơng tin liên lạc giữa các thành viên tham gia vào q trình logistics. Một số cơng
nghệ quan trọng:
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Là một cơng nghệ chuyển giao thơng tin giữa
các máy tính thông qua việc sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc
thông tin. Công nghệ này được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để tạo điều kiện cho
giao dịch và trao đổi thông tin trong các chuỗi cung ứng.
-Trạm thông tin vệ tinh cỡ nhỏ (VSAT): kênh truyền thơng vệ tinh đóng vai trị
quan trọng trong thu thập dữ liệu theo thời gian thực và trao đổi chúng, điều này rất có
ý nghĩa đối với việc nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng.
-Hệ thống định vị địa lý (GPS): là hệ thống được sử dụng để xác định vị trí chính
xác của một vật thể nào đó về kinh độ và vĩ độ với sự hỗ trợ của vệ tinh địa tĩnh.
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS): là phần mềm hiển thị vị trí cụ thể của bất kỳ
vật thể nào trên trái đất cùng hệ thống cơ sở dữ liệu về địa lý đã được lưu trữ.
- Công nghệ theo dõi trên Web: Bằng việc sử dụng công nghệ này, các nhà cung
cấp dịch vụ logistics có thể cung cấp dịch vụ theo dõi lô hàng trên trang web của họ.
- Hệ thống vận tải hướng tự động (AGVS): hệ thống này sử dụng phương pháp
dẫn đường từ tính hoặc quang học. Tuy nhiên, hệ thống này hiện nay ít được sử dụng
mà thay vào đó là các AVGS thế hệ mới hướng dẫn bằng video và không theo con
đường cố định.
- Hệ thống điều khiển thông tin (IDS): Trong hệ thống này, một máy tính trung
tâm sẽ điều khiển các thiết bị trong kho hàng thông qua tần số radio. IDS có thể điều

khiển nhiều hoạt động, phương tiện cùng lúc nhằm nâng cao năng suất và tính linh
hoạt của nghiệp vụ kho.
8



×