Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận Tự động hoá trong công nghệ hoá học Quá trình công nghệ công đoạn sấy và hấp thụ trong dây chuyền công nghệ sản xuất axít Sunphuric

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.85 KB, 15 trang )

KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

MỤC LỤC


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

MỞ ĐẦU
Ngày nay tự động hóa các quá trình công nghệ trong các nhà máy công nghiệp
là rất cần thiết, việc tự động hóa cá nhà máy công nghiệp mang lại hiệu quả to lớn
cho nhà máy nói riêng và xã hội nói chung. Một số lợi ích khi tụ động hóa các quá
trình công nghệ hóa học:
+ Năng suất thiết bị tăng trên cơ sở duy trì các thông số tối ưu của công nghệ.
+ Chất lượng sản phẩm ổn định.
+ Giảm tổn thất, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trong sản xuất.
+ Cho phép sử dụng công nghệ tiên tiến có độ phức tạp cao.
+ Năng suất lao động tăng.
+ Giảm kích thước nhà xưởng, tiết kiệm mặt bằng.
+ Cải thiện môi trường lao động, nhất là những công việc độc hại, nặng nhọc.
Trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển gần như các nhà máy công
nghiệp được tự động hóa hoàn toàn. Ở Việt Nam, việc ứng dụng tự động hóa trong
các nhà máy công nghiệp là rất ít và gặp rất nhiều khó khăn. Trong các phân xưởng,
các nhà máy của ngành công nghệ hoá học, việc điều khiển và tối ưu hoá quá trình
công nghệ là nhiệm vụ mà người kỹ sư luôn phải tìm hiểu và thực hiện.
Môn học Tự động hoá trong công nghệ hoá học đã trang bị cho các học viên
những kiến thức cơ bản, cách thức, trình tự, nguyên lý của các phép đo, điều khiển
để tiến hành tự động hoá các quá trình công nghệ trong các nhà máy công nghiệp.
Tiểu luận: “ Tự động hoá quá trình công nghệ công đoạn sấy và hấp thụ
trong dây chuyền công nghệ sản xuất axít Sunphuric” trình bày phương án ứng


dụng tự động hóa trong nhà máy sản xuất axít Sunfuric. Do mới tìm hiểu về môn
học và thời gian ngắn nên nội dung tiểu luận và phương án đo lường điều khiển còn
nhiều sai sót. Vì vậy rất mong thầy góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

PHẦN I:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂY CHUYỀN

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT AXÍT SUNPHURIC
1. Công suất, quy cách sản phẩm và yêu cầu nguyên liệu
+ Công suất thiết kế của xưởng là: ~ 420.000 Tấn/năm .
+ Quy cách sản phẩm:
Nồng độ H2SO4 :

98,5% ± 0,2% trọng lượng.

Chất lượng sản phẩm:
-

Fe (% khối lượng)
: ≤ 0,01%
Cặn (% khối lượng) : ≤ 0,02%
Sản phẩm axít có nhiệt độ tối đa đến 40oC

+ Yêu cầu nguyên liệu: Lưu huỳnh rắn 99,5%, chất lượng như sau:
-


S
:
99,5 – 99,8%
Độ ẩm :
≤ 2%
Độ tro
:
0,1-0,5%
Axít (như H2SO4)
:
≤ 0,005%
Tạp chất hữu cơ
:
0,04 – 0,08%
Tạp chất Asen :
không
Dạng
:
Hạt rắn

2. Kỹ thuật công nghệ sản xuất
Xưởng sản xuất axít Sunphuríc bao gồm các công đoạn chính như sau:
2.1 2.1. Kho lưu huỳnh: Lưu huỳnh rắn được nhập vào kho. Lưu huỳnh từ kho
được cấp đến công đoạn nấu chảy lưu huỳnh.
2.2. Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh: Lưu huỳnh rắn được vận chuyển
từ kho chứa lưu huỳnh sang. Tại đây, lưu huỳnh được làm nóng chảy bằng
tác nhân nóng là hơi nước. Lưu huỳnh nóng chảy được bơm sang lò đốt lưu
huỳnh của công đoạn đốt và tiếp xúc.
2.3. Công đoạn đốt và tiếp xúc: Đây là một trong những giai đoạn cơ

bản trong công nghệ sản xuất axít Sunphuríc. Lưu huỳnh lỏng được đốt cháy


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

(Oxy hóa) trong không khí thành dạng lưu huỳnh dioxit (SO2) sau đó được
Oxy hóa (chuyển hóa) tiếp thành lưu huỳnh trioxit (SO3). Các phản ứng như
sau:
S + O2 = SO2
SO2 + 1/2 O2 = SO3
Hỗn hợp SO3 sau đó được đưa sang công đoạn sấy hấp thụ. Tổng hiệu
suất chuyển hóa SO2 sang SO3 trong toàn bộ quá trình chuyển hóa nói trên
đạt ~99,9%.
2.4. Công đoạn sấy và hấp thụ: Mấu chốt của công đoạn này là lưu
huỳnh trioxit (SO3) kết hợp với nước (H2O) thành axít Sunphuríc (H2SO4)
theo phản ứng húa học sau:
SO3 + H2O = H2SO4.
Các bước chính trong công đoạn sấy và hấp thụ như sau:
Sấy không khí: Không khí được hút vào thiết bị lọc không khí (20.4X041) và vào tháp sấy (20.4-T041) nhờ một quạt hút dẫn động bằng tua bin
hơi nước (20.4-C041). Tại tháp sấy, không khí được sấy trực tiếp bởi axít
tuần hoàn 98,5%. Không khí được tách nước và mù axít cuốn theo sau khi
qua tấm lưới khử mù được lắp ở đỉnh của tháp sấy. Quạt hút (20.4-C041)
cung cấp động lực để đưa khí qua tháp sấy. Quá trình hấp thụ nước của axít
trong tháp sấy sẽ tỏa nhiệt và đồng thời làm tăng nhiệt độ của không khí khô
(không khí đã được hấp thụ hết hơi nước). Không khí khô sau đó được cung
cấp cho lò đốt lưu huỳnh để Oxy hóa lưu huỳnh lỏng.
Hấp thụ trung gian: Khí đã được làm nguội sau khi ra khỏi thiết bị tận
dụng nhiệt sau lớp 3 lần 2 vào tháp hấp thụ trung gian (20.4-T042). Trong
tháp hấp thụ trung gian (20.4-T042) khí SO 3 được tách ra khỏi dòng hỗn hợp

khí SO3 bằng cách hấp thụ vào dung dịch axít Sunphuríc tuần hoàn. Hỗn hợp
khí SO2 sau khi qua tháp hấp thụ trung gian (20.4-T042) và hệ thiết bị khử


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

mù axít (20.4-X044) sẽ quay lại công đoạn chuyển hóa để chuyển hóa hết khí
SO2 thành SO3.
Hấp thụ cuối: Hỗn hợp khí SO3 ra khỏi thiết bị tận dung nhiệt sau lớp 5
lần 2 đi vào tháp hấp thụ cuối (20.4-T043) trước khi thải ra ngoài thông qua
ống thải khí. Tại tháp hấp thụ cuối cùng, SO 3 trong dòng khí phản ứng với
nước có trong axít tuần hoàn 98,5%.
Hệ thống Axít hấp thụ: Trong tháp hấp thụ trung gian (20.4-T042) và
tháp hấp thụ cuối (20.4-T043), SO 3 trong dòng hỗn hợp khí SO 3 phản ứng
với nước có trong axít tuần hoàn 98,5%. Nhiệt độ của axít tuần hoàn qua
tháp hấp thụ tăng do sự tỏa nhiệt của phản ứng hấp thụ. Axít ra khỏi tháp hấp
thụ trung gian và thấp hấp thụ cuối quay lại thùng chứa axít (20.4-V041). Mù
axít có chứa SO3 tương đương H2SO4 100% thải ra nhỏ hơn 35mg/Nm 3 do đó
lọc tách qua các thiết bị khử mù.
Hệ thống axít hấp thụ gồm một thùng chứa axit (20.4-V041) và các
bơm axít (20.4-P041, P044) có một vách ngăn ở giữa, vách ngăn này giúp
cho axít của tháp hấp thụ cuối tách khỏi phần khác của hệ thống, vì vậy SO 2
hòa tan sẽ không bị thải trực tiếp tới ống thải khí nhà máy (20.4-S041). Ngăn
của bể có bơm (20.4-P044) tuần hoàn axít hấp thụ cuối, bơm này cung cấp
axít qua thiết bị làm lạnh axít cuối (20.4-E044) rồi tới tháp hấp thụ cuối. Axít
hấp thụ cuối sẽ quay lại chính ngăn này, một phần axít ra khỏi tháp sấy được
bổ sung tới ngăn chứa axít hấp thụ cuối này để kiểm soát nồng độ của axít
theo yêu cầu. Axít thừa từ ngăn axít hấp thụ cuối này sẽ chảy xuống dưới
vách ngăn lửng sang ngăn kia của bể chứa bơm (20.4-P041) phía axít hấp thụ

trung gian.
Bơm axít tuần hoàn cung cấp axít qua thiết bị sấy lọc sơ bộ (20.4ST041) và thiết bị làm lạnh Axit hấp thụ trung gian (20.4-E042). Axít từ tháp
hấp thụ trung gian và tháp sấy quay trở lại ngăn tương ứng. Nồng độ axít
trong ngăn trung gian được duy trì ở 98,5% H 2SO4 bằng cách thêm nước khử
khoáng vào lượng nhỏ tuần hoàn tới thùng chứa axít. Axít sản phẩm 98,5%


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

được lấy ra theo dòng của thiết bị làm mát axít chính (20.4-E041) và chảy
qua thiết bị làm mát axít sản phẩm (20.4-E043).
2.5. Kho chứa Axít Sunphuaríc: Axít sản phẩm sau khi làm mát bởi
thiết bị làm mát axít sản phẩm (920.4-E043) được chảy về kho chứa Axít
Sunphuaríc dự trữ cho sản xuất. Kho chứa này được bố trí hai bồn chứa axít
Sunphuaríc (20.5-V01A/B) với sức chứa 7200 tấn, trong kho có bố trí hai
bơm axít Sunphuaríc (20.5-P01A/B) để cấp đến xưởng sản xuất DAP và
xưởng sản xuất axít Phốtphoríc.


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

PHẦN II: HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG ĐIỀU KHIỂN
1 Tổng quan:
Ta sẽ đưa ra các yêu cầu tổng quát về mức độ điều khiển tự động cho
toàn bộ hệ thống đo lường điều khiển của nhà máy trong điều kiện vận hành
bình thường và đảm bảo an toàn khi hệ thống công nghệ sự cố và dự kiến cấu
hình cho hệ thống điều khiển, đồng thời đưa ra yêu cầu cho việc lựa chọn và
thiết kế hệ thống đo lường điều khiển.

Nhà máy sản xuất axít sulfuric, có dây chuyền công nghệ phức tạp làm
việc ở điều kiện nhiệt độ và áp lực cao, dễ cháy nổ, ăn mòn cao, có yêu cầu
chặt chẽ về bảo vệ môi trường và an toàn sản xuất. Các yếu tố này rất quan
trọng đối với việc lựa chọn hệ thống điều khiển tự động để hệ thống vận
hành an toàn và hiệu quả.
3. Các yêu cầu đối với hệ thống đo lường điều khiển:
3.1

Mức độ tự động hóa
Hệ thống điều khiển được lập dựa trên nguyên tắc áp dụng kỹ thuật tiên

tiến, kinh tế hợp lý, vận hành chắc chắn, thuận tiện, đáp ứng đầy đủ yêu cầu
công nghệ sản xuất. Căn cứ công nghệ sản xuất của nhà máy, yêu cầu vận
hành, ta áp dụng phương thức điều khiển tập trung để giám sát và điều khiển
quá trình sản xuất của nhà máy. Theo đó một hệ thống điều khiển hiện đại sẽ
được sử dụng để điều khiển, giám sát các thông số công nghệ của các dây
chuyền sản xuất chính và các bộ phận quan trọng khác trong nhà máy. Đối


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

với các hạng mục phụ trợ không ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản
xuất chính sẽ thực hiện điều khiển tại chỗ, các thông tin cần thiết sẽ được gửi
về trung tâm điều khiển.
Các thiết bị đo chỉ thị tại chỗ sẽ được lắp tại các vị trí công nghệ có yêu
cầu quan sát trong quá trình vận hành chạy thử hoặc tại các vị trí chỉ cần theo
dõi tại chỗ mà không cần hiển thị tại trung tâm.
3.2


Yêu cầu chung đối với hệ thống điều khiển trung tâm:

- Có khả năng điều khiển, hiển thị, khống chế một cách tốt nhất các thông

số công nghệ của dây chuyền sản xuất.
- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin phục vụ kịp thời cho quản lý,

lưu trữ và điều hành sản xuất.
- Theo dõi tình trạng làm việc, điều khiển, liên động, bảo vệ các động cơ

điện trong dây chuyền sản xuất chính
- Điều khiển tập trung toàn bộ các dây chuyền chính và có khả năng

chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay khi cần thiết.
3.3

Thiết bị đo hiện trường:
Đo nhiệt độ:
Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ tại chỗ sử dụng loại nhiệt kế lưỡng kim có

đường kính mặt đồng hồ φ150mm.
Tại các điểm quan trọng sử dụng cặp nhiệt điện kiểu K đo nhiệt độ rất
cao, kiểu S đo nhiệt độ cao và nhiệt điện trở Pt100 cho các điểm nhiệt độ
thấp.
Vật liệu của thermowell phải tương đương hoặc cao hơn vật liệu đường
ống, thông thường là SS304. Tại các điểm đo nhiệt độ cao thì sử dụng cặp
nhiệt có vỏ làm từ vật liệu chịu được nhiệt độ cao. Đo nhiệt độ lò đốt dùng
loại cặp nhiệt có vỏ làm từ vật liệu chịu nhiệt độ cao và chịu ăn mòn.
Đo áp suất:



KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

Đồng hồ chỉ thị áp suất tại chỗ sử dụng loại áp kế lò xo hoặc loại
capsule. Đồng hồ áp kế có màng phân ly sử dụng tại những vị trí mà môi
chất có thể gây tắc và có tính chất ăn mòn. Vật liệu màng đuợc xác định tuỳ
thuộc vào từng loại môi chất công nghệ. áp kế kiểu chống rung được dùng để
đo áp suất trên các đường ống đẩy của bơm. Đường kính của mặt đồng hồ
thông thường là 150mm.
Biến truyền áp suất được sử dụng để đo áp suất tại những vị trí quan
trọng. Biến truyền áp suất có màng sử dụng cho các môi chất dạng tinh thể,
có độ nhớt và ăn mòn.
Đo lưu lượng:
Nói chung, tấm lỗ đồng tâm (hoặc hình nón) kết hợp với biến truyền
chênh áp sẽ được sử dụng để đo lưu lượng. Vật liệu chế tạo tấm lỗ là thép
không gỉ. Với trường hợp đặc biệt thì vật liệu sẽ được lựa chọn tuỳ thuộc vào
từng môi chất cụ thể.
Lưu lượng kế điện từ được sử dụng để đo lưu lượng các môi chất có
tính ăn mòn hoặc có lẫn các chất rắn.
Lưu lượng kế kiểu votex được sử dụng để đo lưu lượng của hơi nước,
khí và chất lỏng có rải đo rộng và độ rung động thấp (không ảnh hưởng đến
sự làm việc bình thường của thiết bị đo).
Lưu lượng khối lượng được sử dụng để đo lưu lượng tại những điểm
quan trọng.
Đồng hồ đo lưu lượng kiểu quay thường được dùng để đo lưu lượng
trên các đường ống có đường kính trong nhỏ hơn 50mm.
Lưu lượng kế kiểu Anubar đo tại những vị trí yêu cầu tổn thất áp lực
thấp.
Tuỳ theo từng điều kịên cụ thể mà có thể sử dụng các thiết bị đo lưu

lượng khác.
Van điều khiển:


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

Một cách cách tổng thể van điều khiển sử dụng trong công trình đều
được truyền động bằng khí nén, điều chỉnh góc mở van qua bộ định vị I/P có
đặc tính tiết lưu theo % hoặc tuyến tính. Tuỳ vị trí lắp van mà sử dụng van
cầu hoặc van bướm.
Theo yêu cầu công nghệ, các loại van sau sẽ được sử dụng như van điều
khiển đế đơn, van điều khiển đế kép, van bướm, van cầu, van góc v.v..
Van đế đơn được dùng cho các điểm yêu cầu độ rò nhỏ, chênh áp trước
và sau van nhỏ.
Van đế kép được dùng cho các điểm không có yêu cầu nghiêm ngặt về
độ rò, chênh áp trước và sau van lớn hơn.
Van điều khiển kiểu sleeve được sử dụng đối với các dung dịch không
có lẫn các hạt phần tử nhỏ và độ chênh áp trước và sau van lớn.
Van kiểu quay sử dụng với các dung dịch có độ nhớt cao và có lẫn các
hạt rấn.
Van điều khiển kiểu tự truyền động sử dụng trong cho những nơi có
yêu cầu điều khiển tại chỗ, không cần truyền tín hiệu đi xa hoặc điều khiển
với độ chính xác cao.
Vật liệu chế tạo thân van điều khiển không được thấp hơn cấp độ của
vật liệu đường ống công nghệ. Vật liệu bên trong van sẽ được xác định dựa
theo đặc tính của từng môi chất.
ở điều kiện bình thường, bộ truyền động kiểu màng được cấp khí nén
với áp suất 20 – 100kPa.
Van On-Off

Van On-Off tác động nhanh được sử dụng tại những vị trí có yêu cầu
phải đóng hoặc mở khẩn cấp khi có sự cố về công nghệ sản xuất.
Van On-Off loại thông thường có bộ truyền động khí nén kiểu lò xo, pit
tông, có kèm van điện từ kiểu phòng nổ và công tắc vị trí kiểu phòng nổ tại


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

những vị trí cần thiết.
Van On-Off là loại van bi hoặc van bướm. Đế van là loại đế mềm cho
các ứng dụng thông thường và đế kim loại cho những ứng dụng mà môi chất
có lẫn các hạt rắn hoặc môi chất.
Vật liệu thân van On-Off không được thấp hơn cấp độ của vật liệu
đường ống công nghệ. Vật liệu bên trong van sẽ được xác định dựa theo đặc
tính của từng môi chất.
3.4

Yêu cầu đối với thiết bị đo lường
Các thiết bị đo lường và điều khiển sử dụng trong nhà máy phải là các

thiết bị tiên tiến, làm việc tin cậy, chắc chắn, phù hợp với sản xuất và vận
hành an toàn dài hạn của nhà máy.
Vật liệu chế tạo các thiết bị đo phải đáp ứng các yêu cầu của môi chất
công nghệ và môi trường xung quanh.
Hệ thống điều khiển và đo lường đi kèm thiết bị công nghệ (bao gồm tủ
điều khiển tại chỗ, phân tử dò, biến truyền, van điều khiển, bộ hiển thị v.v.. )
sẽ được cấp kèm theo thiết bị và phải tương thích với hệ thống đo lường
chung của nhà máy.



KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

4. Các thông số công nghệ chính của dây chuyền:

4.1

Các thiết bị đo và mục đích sử dụng:

Thiết bị đo chênh áp, hiển thị và truyền xa.
Thiết bị đo chênh áp, hiển thị và cảnh báo giới hạn trên, lắp
đặt tại trung tâm điều khiển.
Thiết bị đo nhiệt độ và truyền xa.


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

Thiết bị đo nhiệt độ, hiển thị, lắp đặt tại phòng điều khiển.

Thiết bị đo lưu lượng, truyền xa, hiển thị và
điều chỉnh lưu
lượng.

Thiết bị đo nhiệt độ, truyền xa, hiển
thị và
điều chỉnh nhiệt độ.
Thiết bị đo lưu lượng và truyền xa
Thiết bị đo lưu lượng, hiển thị, lắp đặt tại trung tâm điều

khiển.
Thiết bị đo nhiệt độ, hiển thị và điều chỉnh, được lắp
đặt tại trung
tâm điều khiển.
Thiết bị đo áp suất, hiển thị.

Thiết bị đo áp suất, hiển thị và cảnh báo giới hạn trên,
được lắp đặt
tại trung tâm điều khiển.
4.2

Phân tích một số cụm thiết bị đo lường và điều khiển nhiệt độ:


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

FI: Đo và hiển thị lượng dòng không khí qua thiết bị lọc không khí trước khí
vào tháp sấy khí. Lưu lượng cần thiết là 107963Nm3/h.
PI: Đo và hiển thị áp suất của dòng không khí vào tháp sấy khí.
PDIT: Đo chênh lệch áp suất của dòng khí trước và sau lọc, hiển thị và truyền
tới trung tâm điều khiển.
PDIAH: Đo chênh lệch áp suất, hiển thị, cảnh báo giới hạn trên, được lắp đặt
tại phòng điều khiển. Khi chênh lệch áp suất đến giới hạn trên sẽ cảnh báo để thay
tấm lọc

TI: Đo nhiệt độ và hiển thị của dòng khí ra khỏi thiết bị sấy khí T041.
FT---FIC: Đo lưu lượng của dòng khí ra khỏi thiết bị sấy khí T041 truyền về
trung tâm điều khiển, tại trung tâm điều khiển sẽ hiển thị và điều chỉnh lưu lượng
dòng khí hồi lưu về tháp sấy khí.

Các vị trí khác yêu cầu xác định các thông số lưu lượng, nhiệt độ, áp suất cũng
được lắp đặt các thiết bị phù hợp.


KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG & ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ HÓA & THỰC
PHẨM

KẾT LUẬN
Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong nền
kinh tế của nước ta. Bởi vì, axit sunfuric là một nguyên liệu cơ bản trong sản xuất
phân bón (Supe, DAP…). Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, nhu cầu phân bón
là rất lớn.
Dây chuyền công nghệ sản xuất axít sunphuríc khá phức tạp, việc điều chỉnh
các thông số công nghệ để sản phẩm đạt yêu cầu, năng suất lớn thì việc đo lường và
tự động hóa dây chuyền công nghệ là rất quan trọng và cần thiết.
Trong bài tiểu luận này, với nhiệm vụ đề ra là đo lường và điều khiển tự động
công đoạn sấy không khí. Bài tiểu luận đã lập ra sơ đồ hệ thống đo lường, điều
khiển, lựa chọn các dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất, lưu lượng...
Tuy nhiên, do lượng kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hoá
chưa nhiều, đồng thời trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, nên chỉ đề ra một sơ
đồ cơ bản nhất của dây chuyền. Sơ đồ chưa tối ưu và còn nhiều thiếu sót vì vậy rất
cần sự góp ý của thầy để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.



×