Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa màn hình (Ngành: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 67 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÀN HÌNH
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP
MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-CĐCĐ ngày tháng
năm 20…
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU

Mơn học Sửa chữa màn hình là một môn học chuyên môn của học viên
ngành Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính. Mơn học này nhằm trang bị cho học
viên các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về kỹ thuật
sửa chữa màn hình. Với các kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào


lĩnh vực sản xuất cũng như đời sống. Mơn học này cũng có thể làm tài liệu tham
khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các nghành khác quan tâm đến
lĩnh vực này.
Trong q trình biên soạn dù cố gắng để hồn thành giáo trình theo kế
hoạch, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm soạn thảo giáo trình, nên
tài liệu chắc chắn còn những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cơ trong Khoa cũng như các bạn sinh viên và những ai sử
dụng tài liệu này
Đồng Tháp, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Chủ biên
Nguyễn Văn Hiếu Nhỏ


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 3
BÀI 1: GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ CỦA MÀN HÌNH LCD ................................................... 7
1. Giới thiệu sơ đồ khối: .............................................................................................. 7
2. Giới thiệu sơ đồ nguyên lý .................................................................................... 12
2.1 Sơ đồ ................................................................................................................ 12
2.2 Cấu trúc ........................................................................................................... 15
Bài 2: SỬA CHỮA MÀN HÌNH LCD ......................................................................... 20
Mục tiêu:.................................................................................................................... 20
1. Sửa chữa nguồn: .................................................................................................... 20
1.1 Sơ đồ nguyển lý ............................................................................................... 20
1.2 Hiện tượng hư hỏng và nguyên nhân: ............................................................ 23
1.3 Quy trình kiểm tra sửa chữa: ........................................................................... 24
2. Sửa chữa board mạch chính: ................................................................................. 25
2.1 Sơ đồ nguyên lý:.............................................................................................. 25
2.2 Hiện tượng hư hỏng và nguyên nhân: ............................................................. 28
2.3 Quy trình kiểm tra và sửa chữa: ...................................................................... 29

3. Sửa chữa mạch ổn áp và mạch cao áp: .................................................................. 34
3.1 Sơ đồ nguyên lý:.............................................................................................. 34
3.2 Hiện tượng hư hỏng và nguyên nhân .............................................................. 41
3.3 Quy trình kiểm tra sửa chữa: ........................................................................... 41
4. Sửa chữa đèn nền: ................................................................................................. 49
4.1 Cấu trúc: .......................................................................................................... 49
4.2 Các pan thường xảy ra và cách khắc phục: ..................................................... 51
5. Sửa chữa tấm panel LCD: ..................................................................................... 55
5.1 Cấu trúc: .......................................................................................................... 55
5.2 Các pan thường xảy ra và cách khắc phục: ..................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................ 67


MƠ ĐUN: KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÀN HÌNH
 Mã mơ đun: MĐ21
 Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí:
+ Mơ đun được bố trí sau các mơ đun Điện tử căn bản và mô đun Sửa chữa
bộ nguồn;
+ Học song song các môn học/ mô đun đào tạo chun ngành khác.
- Tính chất: Là mơ đun chun ngành;
 Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức: Hiểu được nguyên lý hoạt động của màn hình LCD;
- Kỹ năng:
+ Sử dụng được các cơng cụ chuẩn đốn hư hỏng của màn hình LCD;
+ Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của màn hình LCD;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, bình tĩnh, thực hiện đúng thao tác
khi tiếp xúc với điện.
 Nội dung mô đun:


Số
TT

1

Tên các bài trong mô đun

Phần cung cấp nguồn
1. Tổng quát
2. Nguồn AC
3. Mạch tạo xung
4. Mạch ổn áp
5. Mạch điều khiển
6. Mạch cơng suất nguồn

Thời gian (giờ)
Thực
hành, thí
Tổng

nghiệm,
số thuyết
thảo luận,
bài tập
25
10
15

Kiểm
tra



2

3

4

5

6

Phần quét dọc
1. Mạch dao động dọc
2. Mạch khuếch đại dọc (Buffer)
3. Cuộn dây lái dọc (Vert.Yoke)
Phần quét ngang
1. Mạch dao động ngang
2. Mạch khuếch đại ngang (Buffer)
3. Mạch khuếch đại công suất
ngang
4. Cuộn dây lái ngang (Hor.Yoke)
Phần đồng bộ
1. Mạch tách xung đồng bộ
2. Mạch đồng bộ dọc
3. Mạch đồng bộ ngang
Phần khuếch đại Video
1. . Mạch khuếch đại Video
2. Mạch giải mã
3. Mạch khuếch đại cơng suất

Video
Phân tích sơ đồ tổng quát các máy
1. Phân tích phần nguồn
2. Phân tích phần quét dọc
3. Phân tích phần quét ngang
4. Phân tích mạch đồng bộ
5. Phân tích mạch khuếch đại
Video
Cộng:

20

10

10

25

10

13

2

15

5

8


2

20

5

13

2

20

5

13

2

125

45

72

8


BÀI 1: GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ CỦA MÀN HÌNH

MÃ BÀI : MĐ21-01

Giới thiệu:
Cơng nghệ màn hình tinh thể lỏng hay LCD (tiếng Anh: Liquid-Crystal
Display) là loại công nghệ hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa
tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi
cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực.
Mục tiêu:
- Hiểu được cấu trúc và sơ đồ màn hình;
- Phân tích được sơ đồ mạch nguồn;
- Tính cẩn thận, đảm bảo an tồn tuyệt đối trong cơng việc.
1. Giới thiệu sơ đồ khối:
a. Sơ đồ khối tổng quát:

Hình 1.1 Sơ đồ khối tổng quát
* Monitor LCD bao gồm các khối:
- Khối nguồn:
7


Khối nguồn của màn hình Monitor LCD có nhiệm vụ cung cấp các điện
áp một chiều cho các bộ phận khác của máy, điện áp đầu vào của khối nguồn là
220V AC.
Điện áp ra bao gồm:
12V (hoặc 18V) cấp cho khối cao áp
5V cung cấp cho Vi xử lý, các IC nhớ và đèn hình.
3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video
2 ,5 cấp cho IC xử lý tín hiệu Video
Nếu máy sử dụng nguồn DC từ Adapter thì điện áp đầu vào thường là 12
hoặc 18V và bên trong có các mạch hạ áp để lấy ra các mức điện áp thấp như
5V, 3,3V , 2,5V


Hình 1.2 Khối nguồn cấp điện
- Khối Vi xử lý
Khối vi xử lý có nhiệm vụ xử lý các dữ liệu nhập từ phím bấm rồi đưa ra
các lệnh điều khiển như:
- Lệnh ON/OFF tắt mở khối cao áp.
- Lệnh Bright thay đổi độ sáng màn hình
- Lệnh Contras thay đổi độ tương phản.
- Các lệnh thay đổi mầu sắc, kích thước hình ảnh
- Các tín hiệu điều khiển khối video như tín hiệu Reset khởi động khối
video, các tín hiệu điều khiển độ phân giải của màn hình.

8


Hình 1.3 Khối Vi xử lý
- Khối cao áp
Khối cao áp có các nhiệm vụ sau:
- Kích điện áp DC 12V (hoặc 18V) lên điện áp cao khoảng 1000V AC
(hoặc 1500V AC) cấp cho các bóng cao áp trên màn hình để tạo ánh sáng nền để
soi sáng hình ảnh.
+ Điều khiển tắt mở ánh sáng trên màn hình.
+ Điều khiển thay đổi độ sáng của hình ảnh.

Hình 1.4 Khối cao áp

- Khối xử lý Video
Khối xử lý tín hiệu video bao gồm các mạch:

9



+ Mạch ADC (Analog Digital Converter) - Chuyển đổi tương tự sang
số.
- Mạch ADC có chức năng đổi tín hiệu video tương tự R,G,B sang tín hiệu video
số R (8 bit), G(8 bit) và B (8 bit)
- Đầu ra của mạch ADC ta thu được tín hiệu số 24 bít ứng với mỗi mầu là
8 bít.
+ Mạch SCALER
Mạch
Scaler
thực
hiện
các
chức
năng
sau
đây:
- Chụp ảnh màn hình để đo độ phân giải của tín hiệu gửi đến.
- Dãn hình (nếu độ phân giải của tín hiệu thấp hơn của đèn hình) để cho
hình ảnh vẫn phủ hết màn hình khi máy chạy với nguồn
tín hiệu có độ phân giải thấp hơn của đèn hình.
- Ghim tín hiệu ở giá trị trung bình, giúp cho tín hiệu ra ổn định.
- Chèn tín hiệu hiển thị vào phần cuối (là tín hiệu hiện trên màn hình khi ta
điều chỉnh) Đầu ra của mạch Scaler gồm các tín hiệu video số và các tín hiệu
điều khiển.
+ Các tín hiệu video số bao gồm
8 bít R_Digital
8 bit G_Digital
8 bit B_Digital
+ Các tín hiệu điều khiển bao gồm:

Enable - Tín hiệu cho phép mạch phía sau hoạt động.
Dot Clock (hoặc Pixel Clock) - xung điều khiển cho màn hình quét sang điểm
ảnh kế tiếp.
H.S (Horyontal Synsep) - xung đồng bộ dịng - xung điều khiển cho màn
hình qt xuống dịng kế tiếp
V.S (Vertical Synsep) - xung đồng bộ màn - xung điều khiển quét một
màn hình mới, làm tươi màn hình.
Các tín hiệu video số và tín hiệu điều khiển trên có thể được đưa thẳng
đến đèn hình và chia ra điều khiển các IC H.DIVE và IC V.DRIVE ở các mép
đèn hình, tuy nhiên để giảm số đường tín hiệu đưa lên đèn hình và chống nhiễu,
người ta thường mã hố các tín hiệu trên thành tín hiệu vi phân điện áp thấp
(LVDS) chỉ có 8 đường.

10


Hình 1.5 Khối xử lý Video
* Mạch Encode LVDS (Mã hố thành tín hiệu vi phân điện áp thấp)
- Mạch Encode LVDS có nhiệm vụ mã hố các tín hiệu số R,G,B (24 bít)
và 4 tín hiệu điều khiển thành tín hiệu LVDS có 8 đường là: TX0P, TX0N,
TX1P, TX1N, TX2P, TX2N và CLKP, CLKN.
- Sau khi mã hoá ta thu được tín hiệu LVDS có số đường tín hiệu ít hơn
và khả năng chống nhiễu tốt hơn, tín hiệu này sẽ truyền từ vỉ máy lên đèn hình
qua một đoạn cáp và như vậy sẽ giảm thiểu được lỗi tiếp xúc và tăng khả năng
chống nhiễu.
- Trên đèn hình sẽ có mạch giải mã tín hiệu LVDS trước khi chúng được
chia ra để đi đến các IC điều khiển hàng và cột trên màn hình.
- Màn hình LCD
Đèn hình gồm có 3 phần chính:
+ Phần mạch gải mã tín hiệu LVDS

+ Tấm LCD - là nơi tạo ra hình ảnh mầu
+ Bộ phận tạo ra ánh sáng nền (Backligh) để soi sáng lớp hiển thị.

11


2. Giới thiệu sơ đồ nguyên lý
2.1 Sơ đồ
Một số sơ đồ nguyên lý của màn hình LCD
- Sơ đồ nguyên lý của khối nguồn sử dụng IC dao động KA3842

Hình 1.6 Mạch Encode LVDS

12


- Sơ đồ nguyên lý khối vi xử lý máy màn hình IBM

Hình 1.7 Sơ đồ nguyên lý khối vi xử lý máy màn hình IBM

13


- Sơ đồ nguyên lý mạch cao áp máy LCD AOC, IBM

Hình 1.8 Sơ đồ nguyên lý mạch cao áp máy LCD AOC, IBM

14



- Sơ đồ nguyên lý khối xử lý tín hiệu Video

Hình 1.9 Sơ đồ ngun lý khối xử lý tín hiệu Video
2.2 Cấu trúc
- Cấu trúc màn hình tinh thể lỏng

15


Hình 1.10 Cấu trúc màn hình tinh thể lỏng
- Cấu trúc của bộ phận tạo ánh sáng nền

Hình 1.11 Cấu trúc của bộ phận tạo ánh sáng nền
- Cấu trúc và chức năng của ánh sáng nền

16


Hình 1.12 Cấu trúc của ánh sáng nền
- Ánh sáng nền: Bộ phận ánh sáng nền đặt ở phía sau khối TFT kính thấp và cấp
ánh sáng đến panel

17


Hình 1.13 Bộ phận ánh sáng nền đặt ở phía sau khối TFT
- Cấu trúc của màn hình tinh thể lỏng

Hình 1.14 Cấu trúc của màn hình tinh thể lỏng


18


- Tấm lọc màu: Để dạt đến độ rõ màu ở màn hình, mảng màu R, G, B được thể
hiện ở tấm kính trên điều chỉnh hài hịa với điện cực điểm ở tấm kính phía dưới

Hình 1.15 Tấm lọc màu

19


Bài 2: SỬA CHỮA MÀN HÌNH LCD

MÃ BÀI : MĐ21-02
Giới thiệu:
Sửa chữa các pan hư hỏng của màn hình LCD
Mục tiêu:
- Phân tích được sơ đồ nguyên lý các khối linh kiện;
- Khắc phục được các sự cố hư hỏng màn hình LCD;
- Tính cẩn thận, đảm bảo an tồn tuyệt đối trong công việc.
1. Sửa chữa nguồn:
1.1 Sơ đồ nguyển lý
* Sơ đồ khối tổng quát chung

Hình 2.1 Sơ đồ khối nguồn tổng quát

20


Ví dụ sơ đồ khối nguồn tổng quát của monitor LG


Hình 2.2 Sơ đồ khối nguồn tổng quát của monitor LG
Ví dụ một bo nguồn thực tế:

Hình 2.3 Bo nguồn thực tế

21


Khối nguồn có chức năng cung cấp các mức điện áp một chiều cho các bộ
phận của máy, bao gồm các điện áp:
12V cung cấp cho mạch INVERTER (Mạch cao áp)
5V cung cấp cho Vi xử lý
3,3V cung cấp cho mạch xử lý hình ảnh
2,5V cấp cho tính hiệu Video
Điện áp đầu vào là nguồn 220V AC
Các mạch trong khối nguồn - Mach lọc nhiễu:
- Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện không để
chúng lọt vào trong máy làm hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình
Mạch chỉnh lƣu
- Có chức năng đổi điện áp AC 220V thành điện áp DC 300V cung cấp
cho nguồn xung hoạt động
Mạch dao động
- Có chức năng tạo ra xung dao động cao tần để điều khiển đèn Mosfet
ngắt mở tạo ra dòng biến thiên chạy qua cuộn biến áp xung.
Đèn công suất
- Ngắt mở dưới sự điều khiển của xung dao động để tạo ra dòng điện sơ
cấp chạy qua biến áp xung
Mạch hồi tiếp
- Lấy mẫu điện áp đầu ra rồi tạo ra điện áp sai lệch hồi tiếp về mạch dao

động để tự động điều khiển đèn công suất hoạt động sao cho điện áp
ra được ổn định khi điện áp vào hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
Biến áp xung
- Ghép giữa cuộn sơ cấp, hồi tiếp và thứ cấp đẻ thực hiện điều khiển điện
áp đồng thời lấy ra nhiều mức điện áp khác nhau theo ý muốn
* Sơ đồ nguyên lý của khối nguồn sử dụng IC dao động KA3842

22


Hình 2.4 sơ đồ nguyên lý của khối nguồn sử dụng ic dao động ka3842

Nguyên lý hoạt động của khối nguồn:
Khối nguồn Monitor LCD thường hoạt động theo nguyên lý nguồn xung,
sử dụng cặp IC dao động kết hợp với đèn công suất Mosfet
Nguồn chi làm hai phần là sơ cấp và thứ cấp, hai phần này có điện áp
chênh lệch khoảng 300V, bên sơ cấp thường có cảnh báo “Nguy
hiểm” sờ vào sẽ bị giật, còn bên thứ cấp được nối với mass của máy.
1.2 Hiện tƣợng hƣ hỏng và nguyên nhân:
* Hiện tƣợng 1: Mất nguồn trên board nguồn
- Ngun nhân: nguồn điện khơng có hoặc một linh kiện nào đó trên
đường đi dịng điện bị hỏng

23


* Hiện tƣợng 2: Main nguồn khơng có điện ra trong khi các linh kiện trên board
nguồn đa số đều tốt
- Nguyên nhân: Chết ic dao động
1.3 Quy trình kiểm tra sửa chữa:

Hiện tƣợng 1: Mất nguồn trên board nguồn
Kiểm tra và khắc phục:
- Kiểm tra nguồn vào có 220v khơng
- Cầu chì có đứt khơng
- Diode chỉnh lưu có hỏng khơng
- Tụ lọc 300v có hỏng khơng
Kiểm tra đến giai đoạn này nếu các trường hợp trên tốt thì hầu hết board
có nguồn điện
Hiện tƣợng 2: Main nguồn khơng có điện ra trong khi các linh kiện trên
board nguồn đa số đều tốt
Kiểm tra và khắc phục:
Diode đầu ra khơng sao
Cầu chì khơng đứt
Mosfet khơng chết
Opto khơng chết
Thường chết con ic dao động và khơng có xung điều khiển mosfet
=> Thay ic dao động (Lưu ý là mỗi main có 1 ic khác nhau)
* Bài tập thực hành:
Bài 1: Đo và kiểm tra tất cả các linh kiện trên bo nguồn
Bài 2: Giáo viên đánh pan, học sinh tìm pan và khắc phục

24


2. Sửa chữa board mạch chính:
2.1 Sơ đồ nguyên lý:
* Sơ đồ khối của khối vi xử lý

Hình 2.5 Sơ đồ khối của khối vi xử lý
Khối vi xử lý có nhiệm vụ xử lý các dữ liệu nhập từ phím bấm rồi đưa ra các

lệnh điều khiển như:
- Lệnh ON/OFF tắt mở khối cao áp.
- Lệnh Bright thay đổi độ sáng màn hình
- Lệnh Contras thay đổi độ tương phản.
- Các lệnh thay đổi mầu sắc, kích thước hình ảnh
- Các tín hiệu điều khiển khối video như tín hiệu Reset khởi động khối
video, các tín hiệu điều khiển độ phân giải của màn hình.

25


×