Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại xã hội và ý thức xã hội ý nghĩa phương pháp luận sự vận dụng vấn đề này trong việc kế thừa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.88 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------ oOo ------

NHÓM 9

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI SỐ 14:
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ TỒN TẠI XÃ HỘI
VÀ Ý THỨC XÃ HỘI. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
SỰ VẬN DỤNG VẤN ĐỀ NÀY TRONG VIỆC KẾ THỪA
VÀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Giáo viên: Thầy Đặng Minh Tiến


PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………...........2
PHẦN I . QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ
HỘI. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN...................................................................3
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội................................3
1.1. Khái niệm tồn tại xã hội...........................................................................................3
1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội........................................................................3
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội..................................................................3
2.1. Khái niệm ý thức xã hội............................................................................................4
2.2. Kết cấu của ý thức xã hội.........................................................................................4
2.3. Tính giai cấp của ý thức xã hội................................................................................4
2.4. Các hình thái ý thức xã hội.......................................................................................5
2.5. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.................................................................8
3. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội..........................................10
4. Ý nghĩa phương pháp luận........................................................................................10


PHẦN II. SỰ VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI
VÀ Ý THỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC KẾ THỪA VÀ XÂY DỰNG NỀN VĂN
HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...11
I. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...................11
1. Phương hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa........................................11
2. Đặc trưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.........................12
2.1. Văn hóa ẩm thực Việt Nam.....................................................................................13
2.2. Tại sao các ông lớn ăn nhanh chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường Việt?....14
2.3. Kế thừa giá trị văn hóa song song với hội nhập và phát triển...............................16
PHẦN III. KẾT LUẬN NỘI DUNG ĐỀ TÀI THẢO LUẬN................................18
Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................................19

1


LỜI MỞ ĐẦU
Triết học là hệ thống các quan điểm, lý luận chung về thế giới, và học thuyết của Mác,
Ăngghen, Lênin được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa giá trị tư tưởng nhân
loại và tổng kết thực tiễn thời đại. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin luôn
phù hợp với bước tiến của khoa học, xã hội, vạch ra những con đường, chiến lược,
sách lược khẳng định vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh
thần; tồn tại xã hội với ý thức xã hội.
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học, nó là hình thức cao phản ánh
thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có. Tác động của ý thức xã hội
đối với con người là vô cùng to lớn.
Nền kinh tế nước ta đi từ điểm xuất phát thấp, chúng ta phải làm gì để tránh nguy cơ
tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho mỗi chúng ta
một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên để phát triển kinh tế, như vậy
chúng ta cần có tri thức vì tri thức là khoa học. Tuy nhiên chỉ chú trọng vào tri thức mà
bỏ qn cơng tác văn hố, tư tưởng thì sẽ khơng phát huy được sức mạnh của truyền

thống dân tộc.
Dựa trên những quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội , Nhà nước ta
đã tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa và
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay, nước ta đang trên đà xây dựng xã hội
chủ nghĩa, nên việc tìm hiểu các hình thái ý thức xã hội, tồn tại xã hội là rất cần thiết.
Ngoài ra, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường, đất nước ngày càng mở cửa vì
thế nên chúng ta có cơ hội được tìm hiểu các nền văn hóa của các nước, tuy nhiên đó
cũng là một phần lí do dẫn đến vấn đề khơng tốt của tâm lí xã hội con người Việt Nam
hiện nay.
Vì vậy, chúng em muốn tìm hiểu về vấn đề này, đó là lí do chúng em chọn đề tài:
"Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ý nghĩa phương pháp
luận. Sự vận dụng đề tài này trong việc kế thừa và xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nước ta hiện nay". Dựa trên đề tài này chúng em
mong muốn tìm hiểu sâu hơn và kĩ hơn về Triết học Mác-Lênin phần chủ nghĩa duy
vật biện chứng, đó là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng bởi nó quyết định sự thành công hay thất bại trên
con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ biện
chứng và ý thức sẽ cho phép ta vận dụng nó vào mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị
của đất nước, giúp cho nước nhà ngày một phát triển.
Những ý kiến của chúng em xin được trình bày về vấn đề này qua như sau:

2


PHẦN I
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Đời sống xã hội có hai lĩnh vực quan trọng là lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần,
đó cũng chính là hai lĩnh vực tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vì vậy, cùng với việc
phân tích các quy luật của sự phát triển xã hội, các quan hệ kinh tế và các quan hệ

chính trị - xã hội thì khơng thể khơng chú trọng đến mặt quan trọng khác của đời sống
xã hội là ý thức xã hội. Trong triết học Mác – Lênin khái niệm ý thức xã hội gắn liền
với khái niệm tồn tại xã hội.
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất
xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ
xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con
người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.
1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
- Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện
tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số,…, trong đó phương thức sản xuất
vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Trong Lời tựa cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế
chính trị C.Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các q trình
sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Khơng phải ý thức của con người
quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Với
khẳng định này C.Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây dựng quan điểm
duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về vai trò quyết
định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Tương tự như vậy, trước đó trong Hệ tư
tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận rằng, toàn bộ gốc rễ của sự phát
triển xã hội loài người, kể cả ý thức của con người, đều nằm trong và bị quy định bởi
sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, nghĩa là “không phải ý thức quyết định
đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”, “do đó ngay từ đầu, ý thức đã là một
sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại”. Đây chính là
điểm cốt lõi của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội khơng chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn quyết
định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể
được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh từ các góc độ khác nhau theo
những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, đến lượt mình, các hình thái ý thức này cũng

sẽ tác động, ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội.
3


2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội.
2.1. Khái niệm ý thức xã hội
- Cùng với phạm trù tồn tại của xã hội, phạm trù ý thức xã hội là phạm trù của chủ
nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong
lĩnh vực xã hội. Nếu “ý thức … khơng bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại
được ý thức” thì ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã
hội của mình và về hiện thực xung quanh mình. Nói cách khác, ý thức xã hội là mặt
tinh thần của đời sống xã hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc
trưng của hình thái kinh tế - xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó.
2.2. Kết cấu của ý thức xã hội
- Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Trong hệ tư tưởng xã hội
thì quan trọng nhất là các quan điểm, các học thuyết và các tư tưởng. Trong tâm lý xã
hội có tình cảm, tâm trạng, truyền thống, …, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn
tại xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định. V.I.Lênin viết: “Ý thức xã hội phản
ánh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của Mác”. Tuy nhiên, sự phản ánh này không phải
là sự phản ánh thụ động, bất động trong gương mà là một quá trình biện chứng phức
tạp, là kết quả của mối quan hệ hoạt động tích cực của con người đối với hiện thực.
- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức, quan niệm của
con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hằng ngày
nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa được tổng hợp và khái quát hóa.
- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểm được tổng
hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các
khái niệm, các phạm trù và các quy luật.
- Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân. Tâm lý xã hội bao gồm
toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập

quán, ước muốn,…, của một người, một tập đoàn người, một bộ phận xã hội hay của
toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và
phản ánh cuộc sống đó..
- Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận thức lý luận
về tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã
hội; là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành
nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học ,đạo đức, nghệ
thuật, tơn giáo,...
- Dù tâm lý xã hội và hệ tư tưởng thuộc hai trình độ khác nhau của ý thức xã hội
nhưng chúng có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Nếu tâm lý xã hội có thể
thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và sự tiếp nhận một hệ tư tưởng nào đó; có thể
giảm bớt sự xơ cứng hoặc công thức cứng nhắc của hệ tư tưởng, thì trái lại, hệ tư
tưởng khoa học có thể bổ sung, làm gia tăng hàm lượng trí tuệ cho tâm lý xã hội, góp
phần thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực.
4


2.3. Tính giai cấp của ý thức xã hội.
- Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng. Nếu ở
trình độ tâm lý xã hội mỗi giai cấp xã hội đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen, thiện
cảm hay ác cảm riêng thì ở trình độ hệ tư tưởng tính giai cấp thể hiện rõ rệt và sâu sắc
hơn nhiều. Ở trình độ này sự đối lập giữa các hệ tư tưởng của những giai cấp khác
nhau thường là khơng dung hịa nhau. Và khi đó, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội là
hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Về điều này C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong
mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều
đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực
lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật
chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần”.
- Khi khẳng định tính giai cấp của ý thức xã hội thì quan niệm duy vật về lịch sử cũng
cho rằng, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại với nhau. Khơng

chỉ giai cấp bị thống trị chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị mà giai cấp
thống trị cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp bị thống trị. Điều này thường xảy
ra trong giai đoạn phong trào cách mạng của giai cấp bị thống trị lên cao. Khi đó
những người tiến bộ trong giai cấp thống trị, nhất là những trí thức, sẽ từ bỏ giai cấp
xuất thân để chuyển sang hàng ngũ của giai cấp cách mạng. Lịch sử cho thấy, khơng ít
những người trong số trí thức đó đã trở thành nhà tư tưởng của giai cấp cách mạng.
2.4. Các hình thái ý thức xã hội
- Các hình thái ý thức xã hội thể hiện các phương thức nắm bắt khác nhau về mặt tinh
thần đối với hiện thực xã hội. Bởi vậy, ý thức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thái khác
nhau. Những hình thái chủ yếu của ý thức xã hội bao gồm: ý thức chính trị, ý thức
pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức lý luận (hay ý thức khoa học), ý thức thẩm mỹ
(hay ý thức nghệ thuật), ý thức tơn giáo. Sự phong phú của các hình thái ý thức xã hội
phản ánh sự phong phú của đời sống xã hội.
* Ý thức chính trị:
+ Hình thái ý thức chính trị phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngơn
ngữ chính trị cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia và thái
độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Hình thái ý thức chính trị xuất hiện
trong những xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì vậy nó thể hiện trực tiếp và rõ nhất
lợi ích giai cấp.
+ Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị, có vai trị rất quan trọng đối với sự
phát triển của xã hội. Hệ tư tưởng chính trị tiến bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ dự phát triển
các mặt của đời sống xã hội; ngược lại, hệ tư tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìm
hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển đó, giữ vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần của
xã hội và xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội khác.
+ Trong thời đại hiện nay, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là hệ tư tưởng tiến bộ,
cách mạng và khoa học đang dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu
5


tranh nhằm xóa bỏ chế độ người bóc lột người, tiến tới xây dựng xã hội mới tốt đẹp

hơn chế độ tư bản chủ nghĩa.
* Ý thức pháp quyền:
+ Ý thức pháp quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị . Hình thái ý thức
pháp quyền cũng phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp
luật. Ph.Ăngghen viết rằng, ý thức “pháp quyền của người ta bắt nguồn từ những điều
kiện sinh hoạt kinh tế của người ta”. Giống như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền
gần gũi với cơ sở kinh tế của xã hội hơn các hình thái ý thức xã hội khác, ra đời trong
xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì vậy nó cũng mang tính giai cấp.
+ Hệ tư tưởng pháp quyền tư sản coi pháp luật tư sản là biểu hiện cao nhất về quyền tự
nhiên của con người. Song, sự thật là việc ra đời của các luật lệ tư sản cốt là bảo vệ
chế độ tư bản và trật tự của xã hội tư bản. Pháp luật và hệ tư tưởng pháp quyền xã hội
chủ nghĩa dựa trên nền tảng tư tưởng của giai cấp công nhân là do chủ nghĩa Mác –
Lênin, phản ánh lợi ích của tồn thể nhân dân, bảo vệ nhà nước của dân, do dân và vì
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc đẩy mạnh và tăng cường cơng tác
giáo dục ý thức pháp luật cho toàn dân là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu
dài của cả hệ thống chính trị.
* Ý thức đạo đức:
+ Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách
nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh phúc,…và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn
mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá
nhân với xã hội.
+ Sự phát triển của hình thái ý thức đạo đức khơng tách rời sự phát triển của xã hội.
Nó phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người. Sự
tự ý thức của con người về lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, danh dự,…, nói lên sức
mạnh của đạo đức đồng thời cũng là biểu hiện bản chất xã hội của con người.
+ Hiện nay, chúng ta đang sống trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng và tồn cầu hóa, cho nên con người chịu sự tác động và ảnh hưởng
không nhỏ của nhiều loại đạo đức khác nhau. Bên cạnh việc kế thừa và duy trì các giá
trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống của dân tộc, chúng ta cũng đang phải đối mặt với
khơng ít những yếu tố tiêu cực, đối lập với các giá trị đạo đức truyền thống của dân

tộc, đó là thói ích kỷ, tính thực dụng, lịng tham lam, tất cả vì đồng tiền, khơng trung
thực, thiếu lý tưởng, sống gấp, bất cần đời. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ
giáo dục các giá trị đạo đức lành mạnh, tiến bộ là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là
đối với thế hệ trẻ.
* Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ:
+ Ý thức nghệ thuật, hay ý thức thẩm mỹ, hình thành rất sớm từ trước khi xã hội có sự
phân chia giai cấp, cùng với sự ra đời của các hình thái nghệ thuật.
6


+ Nghệ thuật không phải bao giờ cũng phản ánh hiện thực xã hội một cách trực tiếp.
Về điều này C.Mác viết: “Đối với nghệ thuật, người ta biết rằng những thời kỳ hưng
thịnh nhất định của nó hồn tồn không tương ứng với sự phát triển chung của xã hội,
do đó cũng khơng tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất xã hội, cơ sở này
dường như cấu thành cái xương sống của tổ chức xã hội”.Nghệ thuật chân chính gắn
với cuộc sống của nhân dân và các hình tượng nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao đáp
ứng những nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, đa dạng của nhiều thế hệ.
* Ý thức tôn giáo:
+ Các nhà duy vật trước Mác mặc dù đã tìm nhiều cách khác nhau để giải thích nguồn
gốc ra đời và bản chất của tôn giáo nhưng tất cả đều sai lầm. Đối với C.Mác và
Ph.Ăngghen, tơn giáo có trước triết học; nó là một hình thái ý thức xã hội khác, tôn
giáo là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã hội
vào đầu óc con người.
+ Chức năng chủ yếu của ý thức tôn giáo là chức năng đền bù – hư ảo. Nó gây ra ảo
tưởng về sự đền bù ở thế giới bên kia những gì mà con người không thể đạt được trong
cuộc sống hiện thực. Vì vậy, hình thái ý thức xã hội này mang tính chất tiêu cực, cản
trở sự nhận thức đúng đắn của con người về thế giới, về xã hội, về bản thân mình để
rồi ln ln bị các giai cấp thống trị lợi dụng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác,
muốn xóa bỏ tơn giáo thì phải xóa bỏ nguồn gốc xã hội của nó, đồng thời phải nâng
cao năng lực nhận thức, trình độ học vấn của con người.

* Ý thức khoa học:
+ Nếu ý thức tôn giáo là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới tự nhiên bên ngoài lẫn
các quan hệ xã hội vào đầu óc con người thì ý thức khoa học phản ánh hiện thực một
cách chân thực và chính xác dựa vào sự thật và lý trí của con người. Khác với tất cả
các hình thức ý thức xã hội khác, ý thức khoa học phản ánh sự vận động và sự phát
triển của giới tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người bằng tư duy
logic, thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật và các lý thuyết.
+ Nếu ý thức tôn giáo hướng con người vào thế giới những ảo tưởng, siêu tự nhiên thì,
trái lại, ý thức khoa học có nhiệm vụ cao cả là hướng con người vào việc biến đổi thực
hiện, cải tạo thế giới nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống nhiều mặt và ngày càng tốt
hơn, cao hơn của con người. Cùng với đó, khoa học đang góp phần quan trọng vào
việc giải quyết các vấn đề toàn cầu của thời đại, ngăn chặn những tác động xấu do sự
vô ý thức và sự tham lam của con người trong quá trình phát triển kinh tế.
* Ý thức triết học
+ Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học.
Nếu như các ngành khoa học riêng lẻ nghiên cứu thế giới từ các khía cạnh, từ những
mặt nhất định của thế giới đó thì triết học, cung cấp cho con người tri thức về thế giới
như một chỉnh thể thơng qua việc tổng kết tồn bộ lịch sử phát triển của khoa học và
của chính bản thân triết học. Vì vậy, khi đánh giá mối liên hệ của tinh thần với triết
7


học, Hêghen khẳng định rằng, “xét từ góc độ của tinh thần chúng ta có thể gọi triết học
chính là cái cần thiết nhất”.
+ Đặc biệt, với C.Mác thì “vì mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần
của thời đại mình, nên nhất định sẽ có thời kỳ mà triết học, theo sự biểu hiện của nó,
sẽ tiếp xúc và tác động qua lại tới thế giới hiện thực của thời đại mình. Lúc đó, triết
học sẽ khơng cịn là một hệ thống nhất định đối với các hệ thống nhất định khác, nó
trở thành triết học nói chung đối với thế giới, trở thành triết học của thế giới hiện đại.
Những biểu hiện bên ngồi chứng minh rằng triết học đã có ý nghĩa gì khiến cho nó

trở thành linh hồn sống của văn hóa…”.
2.5. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Các hình thái ý thức xã hội có đặc điểm chung là mặc dù bị tồn tại xã hội quy định,
song chúng đều có tính độc lập tương đối.
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những điểm sau đây:
* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:
+ Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu rồi, song ý
thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Khi C.Mác nói rằng, người
chết đang đè nặng lên người sống chính là vì lẽ đó. Điều này biểu hiện rõ nhất ở các
khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là tập quán.
V.I.Lênin đã từng nói rằng, “sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu
người là một sức mạnh ghê gớm nhất.
Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới thì phải từng bước xóa bỏ được những tàn dư,
những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây dựng và phát triển
ý thức xã hội mới. Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệm vụ này thì khơng được nóng
vội, khơng được dùng các biện pháp hành chính như đã từng xảy ra ở các nước xã hội
chủ nghĩa và cả ở nước ta nhiều năm trước đây.
* Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:
+ Triết học Mác – Lênin thừa nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã
hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội. Lịch sử đã cho thấy nhiều dự báo của
các nhà tư tưởng lớn phải sau một thời gian, có thể ngắn hoặc rất dài, mới được thực
tiễn xác nhận. Nhiều dự báo của C.Mác đang trở thành sự thật trong thời đại chúng ta
đã hoàn toàn khẳng định điều đó.
+ Vì vậy, trong thời đại chúng ta, chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn đang là thế giới quan và
phương pháp luận chung nhất cho sự nhận thức và cho công cuộc cải tạo hiện thực.
* Ý thức xã hội có tính kế thừa:
+ Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các quan
điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào những tiền đề đã
có từ các giai đoạn lịch sử trước đó. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã thừa nhận
8



rằng, “ngay cả chủ nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy
vật Pháp.
+ Trong sự phát triển của mình ý thức xã hội có tính kế thừa nên khơng thể giải thích
một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các quan
hệ kinh tế - xã hội.
 Ví dụ: Trình độ phát triển kinh tế của nước Pháp vào thế kỷ XVIII kém xa nước
Anh nhưng tư tưởng lý luận thì nước Pháp tiên tiến hơn nước Anh nhiều. Tương tự
như vậy, kinh tế nước Đức đầu thế kỷ XIX kém xa nước Anh và nước Pháp nhưng
nền triết học của nước Đức thì vượt xa hai nước kia. Điều đó chứng tỏ rằng, sự
phát triển của ý thức xã hội không phải bao giờ cũng song hành với sự phát triển
kinh tế và các quan hệ kinh tế.
+ Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau sẽ
kế thừa những di sản khác nhau của những giai đoạn trước. Giai cấp tiến bộ đang lên
sẽ chọn kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước; trái lại, giai cấp lỗi thời, đi
xuống bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo thủ, phản tiến bộ để
cố gắng tìm cách duy trì sự thống trị của mình.
+ Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tính thừa kế của ý thức xã hội có ý nghĩa to
lớn đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa tinh thần của dân tộc ta hiện nay.
 Ví dụ: Việt Nam ta có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng
những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử
dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường của dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – xã hội – tổ quốc;
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong
lao động,..
* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội:
+ Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau, có
vai trị khác nhau trong xã hội và trong đời sống của con người. Tuy nhiên, ở các thời

đại lịch sử khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau dù vai trị của các hình thái ý
thức xã hội khơng giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua lại với nhau.
* Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
+ Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã hội là một biểu hiện khác của
tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
+ Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, … đều dựa trên cơ sở phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh
hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Vấn đề hồn tồn khơng phải là chỉ
có hồn cảnh kinh tế mới là ngun nhân, chỉ có nó là tích cực, cịn tất cả những cái
cịn lại đều chỉ là hậu quả thụ động”.
9


+ Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay
yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là
cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội; vào trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý
thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội; đặc biệt là vào vai trò lịch
sử của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó. Vì vậy, cần phân biệt ý thức xã hội
tiến bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội.
3. Quan hệ biện chứng tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội. Tồn tại xã hội nào thì
có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng
vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội. Nếu xã hội còn
tồn tại sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội nhất định cũng mang tính giai cấp. Khi
mà tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những tư tưởng, quan
điểm về chính trị, pháp luật, triết học và cả quan điểm thẩm mỹ lẫn đạo đức dù sớm
hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, ý thức xã hội không
phải là yếu tố hoàn toàn thụ động hoặc tiêu cực. Mặc dù chịu sự quy định và sự chi
phối của tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội không những có tính độc lập tương đối; có
thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại xã hội mà đặc biệt là cịn có thể vượt trước

tồn tại xã hội , thậm chí có thể vượt trước rất xa tồn tại xã hội. Đó chính là điều mà
Ph.Ăngghen đã từng nói rằng: “Nhiều khi logic phải chờ đợi lịch sử”.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất: Nghiên cứu ý thức xã hội không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức
mà phải đi sâu nghiên cứu tồn tại xã hội. Do đó, để nhận thức đúng các hiện tượng của
đời sống ý thức xã hội thì cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó,
đồng thời cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ các phương diện khác nhau
thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng.
 Ví dụ: Khi phân tích tâm lí xã hội của người Việt (tâm lí tiểu nơng, coi trọng kinh
nghiệm, đề cao họ tộc, tính tùy tiện, ý thức tổ chức và kỉ luật chưa cao, bảo thủ, trì
trệ,..) sẽ là sai lầm chủ quan, duy ý chí, phiến diện khi mà quy chụp đó là bản tính
cố hữu. Bởi vì những hạn chế đó có căn nguyên từ tồn tại xã hội, đặc biệt là
phương thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu sinh ra.
Thứ hai: Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến
hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi
tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ. Đồng thời, cũng
cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những
biến đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của
đời sống tinh thần xã hội với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến
đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
 Ví dụ: Đảng ta một mặt coi trọng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để xác
lập phương thức sản xuất hiện đại ở Việt nam, đồng thời cũng rất coi trọng công
10


tác tư tưởng, văn hóa, giáo dục. Xác định "Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu"
PHẦN II.
SỰ VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ
Ý THỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC KÊ THỪA NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm đổi mới về kinh
tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định đường lối xây dựng
một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát
triển tư duy lý luận của Đảng, đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và
phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông
qua Đại hội lần thứ VII (6- 1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc
dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa
là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ:” Nền văn
hóa mà Đảng ta lãnh đạo tồn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc
dân tộc”. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII đã ra
nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”.
Tháng 7- 2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung Ương khóa IX đã ra
Kết luận Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5( khóa VIII) về xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới.
Đại hội lần thứ X của Đảng(4- 2006) khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và
nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và
đồng bộ hơn với phát triển kinh tế- xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội”.
I - ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN
SẮC DÂN TỘC
1. Phương hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa
Khái niệm văn hóa thường được tiếp cận ở hai cấp độ lý luận và thực tiễn. Ở độ lý

luận, văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra để
phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ở cấp độ thực tiễn, văn hóa thể hiện trong
tồn bộ hoạt động sống của con người, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động
tinh thần, phản ánh kiểu lựa chọn sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.
11


Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã phát huy cao độ
truyền thống yêu nước chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, tạo nên chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, đánh bại mọi kẻ thù cướp nước và bán nước. Ngay từ Đề cương văn hóa
năm 1943, Đảng ta đã đề ra ba nguyên tắc vận động văn hóa là dân tộc, khoa học, đại
chúng để phát huy truyền thống yêu nước dân tộc, chống lại xu hướng phản dân tộc,
phản khoa học, phản lại nhân dân lao động.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phương hướng xây dựng và phát triển văn hóa
đã được Đảng ta xác định là: “ Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn
kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ
nghĩa, xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt
động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn
dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải
tập trung sức mạnh của toàn Đảng, của bộ máy nhà nước, của đồn thể chính trị- xã
hội và tồn thể tầng lớp nhân dân.
2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữu cơ giữa tính tiên

tiến và tính đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa tiên tiến trước hết là nền văn hóa yêu
nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa thúc đẩy sự phát triển của đất nước dựa trên tư
tưởng cách mạng và khoa học dẫn đường. Nền văn hóa tiến bộ cũng là nền văn hóa thể
hiện tinh thần nhân văn và dân chủ sâu sắc.
Nền văn hóa tiên tiến phản ánh trình độ phát triển cao mang tính hiện đại, cập nhật
với thành tựu văn hóa chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Cần phải phát triển
giáo dục- đào tạo, khoa học- cơng nghệ, nâng cao trình độ dân trí, khả năng chiếm lĩnh
và sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để thúc đẩy
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, nền văn hóa Việt Nam
phải tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề đặt ra trong xu thế tồn
cầu hóa, khẳng định bản lĩnh và bản sắc dân tộc trong giao lưu, hợp tác và hội nhập
quốc tế.
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt
cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, bảo vệ và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành yêu cầu khách quan và là mục tiêu của sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
12


* Minh chứng cụ thể cho mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội trong việc kế thừa và phát triển nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc tại
Việt Nam.
2.1.Văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Vận dụng điều này trong việc phân tích tồn tại xã hội ở Việt Nam liên hệ đến tính
cách của con người đến từ 3 miền Tổ quốc như thế nào:
- Miền Bắc: họ là những con người nề nếp, sâu lắng và trau chuốt trong từng lời nói,
khơn ngoan giải quyết vấn đề, lo xa và tiết kiệm. Do điều kiện lao động của người bắc
khá khó khăn, nên người miền Bắc thường hay tính tốn kỹ lưỡng những khoảng thu

chi trong gia đình.
- Miền Trung: do điều kiện khắc nghiệt khó làm ăn. Nên có tính cần cù chịu khó,
giỏi xoay sở, nhã nhặn. Trải qua nhiều lần thống trị của nhiều triều đại phong kiến để
lại cho họ một tính cách trang trọng trong cuộc sống, nhưng cũng có nhiều vấn đề bảo
thủ phong kiến, mê tín dị đoan, cịn nhiều phong tục cổ hủ, lạc hậu.
- Miền Nam: do sống ở đồng bằng trù phú cũng nên tính cách của họ thường thẳng
tính, khơng trau chuốt trong lời ăn, tiếng nói. Nhưng người miền Nam thường được
đánh giá thân thiện, hiếu khách, phóng khống. Có lẽ một phần do điều kiện khí hậu
miền nam thường thuận lợi việc làm nơng nghiệp, ưu ái cho miền nam trong việc làm
ăn, nên sinh ra tính phóng khống.
Việt Nam có một nền văn hoá đa dạng và phong phú trong khoảng thời gian lịch sử từ
hàng ngàn năm trước đây. Những thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, sự pha trộn của
những nền văn hoá cổ xưa cùng với những nét đặc trưng của cộng đồng Việt, sự hồ
trộn của văn hố Trung Hoa và một phần của Phương Tây đã tạo nên một nền văn hoá
Việt mang bản sắc riêng và ấn tượng giữa 3 vùng miền Bắc Trung Nam.
Miền Bắc vốn được coi là cái nơi của văn hố Việt Nam. Qua các giai đoạn thăng trầm
của lịch sử, kinh đô của đất nước luôn toạ lạc tại mảnh đất này. Những nghi lễ quan
trọng như cưới hỏi, ăn Tết ln được cầu kì trong cách thức, long trọng và mang phần
nghiêm nghị hơn 2 miền Trung, Nam. Người miền Bắc mang những nét tinh tế, thâm
thuý, sâu sắc, nhưng đơi khi cũng bảo thủ, hồi cổ trong tính cách. Ví dụ như việc
nhuộm tóc với màu sắc nối bật xanh lá cây, hồng, v.v cũng có thể để lại cho mng
những cái nhìn k mấy tích cực, hoặc họ cũng có thể đánh giá thậm trí thể hiện thái độ
kì thị chỉ qua những hình xăm trên cơ thể một ng nào đó, Mặt khác có thể nói từ bao
đời xưa đây là khu vực trọng học vấn, trí thức đơng đảo, ln đề trọng học vấn chính
điều đã dẫn đến sự chênh lệch phổ điểm thi thpt. Thống kê từ dữ liệu do Bộ GD-ĐT
công bố cho thấy Ở khu vực phía Bắc, mức điểm phổ biến nhất của khối A là 19-20
điểm. Đối với khu vực miền Nam là 16-17 điểm.,. Phụ nữ miền Bắc hết mực thủy
13



chung, đảm đang, nhưng vẫn còn phần nào bị ảnh hưởng từ xã hội xưa cũ nên vẫn cịn
ít nhiều khép kín bởi lối tư duy xưa.
Miền Trung tuy thiên nhiên có phần hà khắc, con người quanh năm hứng chịu nhiều
tai ương, nhưng đây là trung tâm văn hoá quan trọng của cả nước bởi nơi này mang
dấu ấn một thời và lưu giữ nhiều sản vật nền văn hố. Do những bất lợi về địa lý và
địa hình, vốn là vùng đất khắc nghiệt, cịn gặp những khó khăn thiên thời địa lợi, một
phần khiến những con người nơi đây hết mực cần cù chịu thương chịu khó, hiếu học
và hết mực tiết kiệm. Phụ nữ miền Trung chịu khó, hết mực đoan trang nhưng vẫn cịn
sống khép kín trong nề nếp xã hội xưa cũ. Những con người quý trọng cuộc sống, lối
thích ăn chắc mặc bền, khó có thể thay đổi trong nếp sống và cách sống. Những ca
dao, dân ca dân gian cũng một phần phản ánh những trăn trở, khó khăn và đầy khắc
khoải của con người nơi đây
Miền Nam nổi bật là chốn đất lành chim đậu, là vựa lúa chính của cả nước. Mảnh đất
này cũng là nơi tạo ra những con người dám nghĩ, dám làm, phóng khống vơ lo vơ
nghĩ, sở dĩ như vậy vì từ thời nhà nguyễn vùng đất Nam Bộ rất phì nhiêu, giàu có sản
vật hơn rất nhiều lần so với miền ngoài. Ca dao ghi lại như:“Cần Thơ gạo trắng nước
trong / Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời”.. Phụ nữ miền Nam mạnh mẽ, phóng
khống, cởi mở và tràn đầy tinh thần khám phá cái mới. Do những thế mạnh về thiên
nhiên địa lý, họ được mệnh danh là những người “Trọng nghĩa khinh tài”, không câu
nệ tiểu tiết và, “dân dám làm ăn lớn”, khơng nơi nào mang vẻ đẹp của tính hiếu khách
đặc sệt như ở mảnh đất vùng sông nước này. Nơi đây vốn không mấy xem trọng học
vấn hay con đường tiến thân, họ cởi mở, đôi khi bộc trực, thẳng thắn, không quan
trọng chuyện môn đăng hộ đối và cực kỳ dễ kết thân, kết giao bạn bè. Chén rượu, ly
trà cùng à ơi câu hò, tiếng hát, đâu đó mang điệu vui tươi, thỉnh thoảng mang nhuốm
màu buồn suy tư, cất câu vọng cổ não lòng, và đứt từng khúc ruột là những nét tâm tư
chôn sâu trong con người của mảnh đất Nam Bộ.
Chính những điều kiện khí hậu địa hình và lịch sử là những tác nhân để tạo ra ý
thức xã hội hay còn gọi là lối sống, tính cách của con người. Và chính tính cách ấy
là những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối ảnh hưởng
đến khẩu vị và phong cách ăn uống, từ đó tạo ra nền văn hóa ẩm thực Việt Nam

phong phú đa dạng theo từng vùng miền nhưng vẫn có nét đặc trưng riêng của con
người Việt Nam.
2.2 Tại sao các ông lớn ăn nhanh chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường Việt
Nam?
Hiện tại đã hơn 7 năm trôi qua, tổng số cửa hàng của họ mới chỉ dừng lại ở con số
24, khá khiêm tốn so với mục tiêu của họ. Còn “gã khổng lồ” Burger King, mục tiêu
mở 60 cửa hàng đến năm 2022 có vẻ như cũng “đi đời” khi tính đến thời điểm hiện tại,
14


trên website của họ chỉ niêm yết khoảng 10 cửa hàng cịn hoạt động. Nếu nói đến
những hàng đồ ăn nhanh tên tuổi nhất thị trường Việt Nam hiện tại có thể kể đến KFC
với trên 160 cửa hàng và Lotteria với trên 200 cừa hàng. Nhưng những gì mà hai hãng
này làm được cũng chưa thực sự gọi là thành công.
 Đồ ăn đường phố Việt Nam quá đa dạng và quá ngon.
Tại mỗi tỉnh thành phố, thậm chí là các xã, huyện đều có những món ăn đặc trưng
địa phương với cách chế biến riêng biệt, phức tạp. Người Việt chỉ cần thay đổi một
chút về nguyên liệu,
Ví dụ như rau thơm ăn kèm thơi là đã có thể khiến một món ăn có vị khác hẳn.
Như phở Hải Phịng ăn khác vị phở Nam Định, bánh mì Long Khánh khác với bánh mì
Sài Gịn, hay như món nem miền Bắc khác hẳn nem miền Nam. Đây chính là điều mà
các thương hiệu đồ ăn nhanh nước ngoài khơng làm được
Ngồi ra, Việt Nam có nước mắm làm từ cá biển, các loại nước nêm khác nhau và
hệ thống gia vị, rau thơm cực đồ sộ. Đáp ứng được nhu cầu cả về phần chất lượng,
mùi, màu sắc.
Tại mùa 4 của Masterchef Mỹ, Gordon Ramsay đã chọn hủ tiếu Việt Nam làm đề
bài. Và chính tập này đã trở thành một trong 5 tập ăn khách nhất lịch sử Masterchef.
Một món ăn hết sức bình dân ở Việt Nam đã nổi tiếng bởi tính phức tạp, sự kỳ công
trong khâu chuẩn bị. Trong chuyến đi tới Việt Nam, ông đã nói rằng ông chỉ là "một
kẻ tầm sư học đạo" khi đứng trước những đầu bếp bình dân Việt Nam.

 Đồ ăn nhanh nhưng "chậm"
Đầu bếp nổi tiếng thế giới Gordon Ramsay từng nói rằng hệ thống ẩm thực đường
phố Việt Nam là "ma trận". Thực khách có thể tìm thấy các cửa hàng đồ ăn ở bất cứ
con phố nào, bất cứ con đường nào, ở bất cứ nơi đâu, từ thành phố đến những vùng
quê. Chính vì sự cạnh tranh lớn như vậy, các cửa hàng bắt buộc phải nhanh, nếu
không, họ sẽ bị mất khách vào tay các cửa hàng khác.
McDonald’s hay các hãng đồ ăn nhanh khác ở nước ngoài được ưa chuộng bởi sự
tiện dụng. Nhưng ở Việt Nam, sự tiện dụng này được "lãnh đạo" bởi bánh mì, xơi,
bánh rán, bánh giị, phở... Những hàng đồ ăn Việt phục vụ nhanh chóng hơn nhiều,
không cần phải chờ đợi quá lâu mà vẫn nóng hổi, tươi mới, thậm chí một số người
nước ngồi còn một thuật ngữ riêng cho các cửa hàng Việt Nam phục vụ quá nhanh là
"flash food".
 Giá thành khá cao
15


Chuyên gia Philip Kotler cho rằng: "Việt Nam là bếp ăn của thế giới" vì đồ ăn Việt
Nam rất ngon và lành và đi kèm với đó là một mức giá rất dễ chịu với cả người bản địa
và du khách. Một phần ăn bánh mì tại cửa hàng bánh mì nổi tiếng tại Sài Gịn chỉ có
khoảng 1,5 USD, trong khi đó, sản phẩm Big Mac của McDonald’s có giá gần 3 USD,
Burger của KFC có giá khoảng 1,9 USD. Với mức giá đó, người Việt có thể chọn phở
hoặc bún - những món ăn đầy đủ hơn, lớn hơn, cầu kỳ hơn.
 Người Việt khá kĩ lưỡng trong ăn uống.
Người Việt có những quan điểm khá khó tính về món ăn. Mặc dù người Việt hay
nói vui là "ăn gì cũng được", nhưng trong tiêu chí "ăn gì cũng được" ấy phải bao gồm:
giá rẻ, đồ ăn ngon, thuận tiện, phục vụ tốt, đầy đủ dinh dưỡng... chứ không phải là hời
hợt cho qua.
"Ngon bổ rẻ" - Tiêu chí mà gần như mọi người Việt đều đặt làm hàng đầu, thậm chí
với cả tầng lớp trung lưu.
Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng vì cứ mỗi một vùng lại có một loại đặc sản khác

nhau, một vị khác nhau ví dụ như cũng là bánh mì pate nhưng ở mỗi một vùng sẽ lại
có vị khác nhau nên việc để một món Berger chỉ có một thể loại vị rất khó có thể chinh
phục được lịng khách hàng khi người Việt thích thưởng thức những đặc sản của các
vùng khác nhau chứ lại khơng thích ăn một món công nghiệp như Berger, pizza,...v.v..
2.3 Kế thừa giá tri văn
̣
hóa song song với hô ̣i nhâ ̣p và phát triể n
Kế thừa giá tri văn
̣
hóa
Việt Nam trải qua một quá trình lịch sử lâu đời để bảo vệ, gìn giữ và xây dựng
đất nước. Ẩm thực xưa và nay của người Việt cũng vì thế mà có những chuyển biến
đáng kể. Dựa trên những văn hóa xưa, người Việt Nam tiếp tục tiếp thu những cái mới
và phát huy để cho ra đời một nền văn hóa ẩm thực Việt Nam vang danh với bạn bè
năm châu.
* Ẩm thực Việt thời xưa:
- Trong q trình chế biến món ăn, người Việt Nam pha trộn nhiều vị để tạo nên
hương vị riêng. Có rất nhiều món ăn Việt được kết hợp đầy đủ các vị như chua, cay,
mặn, ngọt. Điều này tạo nên sự hài hòa và đặc biệt cho từng món ăn Việt.
- Trước kia, quan niệm chủ yếu của người Việt là ăn chắc mặc bền nên các món ăn
được chế biến chủ yếu theo kinh nghiệm và thường khá đơn sơ. Ẩm thực xưa và nay
của người Việt đều mang tính cộng đồng rõ rệt. Mỗi thành viên trong gia đình ngồi
chén ăn riêng thì tất cả các món đều ăn chung và dọn lên cùng một mâm.

16


- Sự hiếu khách, cởi mở của mọi người trong mâm cơm, khách được mời chào nhiệt
tình là điều thu hút về ẩm thực xưa và nay. Không chỉ thể hiện nét văn hóa của người
Việt mà cịn tạo nên ấn tượng sâu sắc với du khách quốc tế.

* Ẩm thực Việt ngày nay
- Chú trọng hơn trong cách trình bày: Người Việt Nam xưa thường chú trọng đến việc
ăn no và bổ dưỡng, ít quan tâm đến hình thức trang trí. Tuy nhiên, là những món ăn
truyền thống, hay là hiện đại thì người nấu vẫn có những cách trang trí sáng tạo để làm
nên mơt “tác phẩm nghệ thuật” hoàn hảo. Do vậy mà ẩm thực Việt thời nay khơng chỉ
cân bằng mùi vị mà cịn là sự hài hịa về màu sắc, cách bày trí ngun liệu của món ăn.
- Đề cao thành phần dinh dưỡng: Khi xã hội cịn nhiều khó khăn, người dân chú trọng
nhất là làm sao ăn đủ no mà ít quan tâm đến thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, ngày
nay khi cuộc sống hiện đại hơn, những đòi hỏi của con người cũng từ đó mà nâng cao
hơn. Nền ẩm thực Việt ngày nay không chỉ dừng lại ở “ăn no mặc ấm” mà phải là “ăn
ngon mặc đẹp”.
 Hô ̣i nhâ ̣p và phát triể n
- Cuối tháng 12 năm 2017, hãng Frodor’s Travel đưa ra danh sách 10 món ăn đường
phố được u thích, mang tính biểu tượng vịng quanh thế giới, trong đó có “Bánh mì
Việt Nam” được nhắc đến ở vị trí đầu tiên. Đáng nói là món ăn Việt được thế giới vinh
danh này có “xuất xứ” từ Pháp.
Trong q trình cải biên, người Sài Gịn đã biến bagguette (bánh mì trong tiếng
Pháp) thành một trong những món ăn phổ biến và đa dạng về thể loại. Khắp các nẻo
đường, con phố ở Việt Nam đều dễ dàng bắt gặp những xe bán bánh mì rong. Có nhiều
cách chế biến khác nhau nhưng phổ biến là một chiếc bánh mì với nhân thịt, patê, rau
mùi, đồ chua,...
- Bên cạnh đó, văn hóa ăn uống của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng du
nhập vào Việt Nam và được đơng đảo mọi người đón nhận. Số lượng các nhà hàng
theo phong cách Hàn, Nhật mọc lên càng ngày càng nhiều, thổi một làn gió mới vào
phong cách ăn uống của người Việt Nam
 Chúng ta có thể thấy rằng, người Việt nhanh chóng tiếp nhận văn hóa ẩm thực
nước ngồi nhưng hịa nhập mà khơng hịa tan. Vì vậy những làn gió mới thổi
vào Việt Nam cũng đã dần được chấp nhận rộng rãi hơn với các món như
sushi,teppantaki, beef steak hay đồ nướng kiểu Hàn Quốc .. Đó là lý do mà ẩm
thực Việt càng ngày càng trở nên phong phú đa dạng nhưng không bao giờ mất

đi hương vị ẩm thực cố truyền dân tộc.

17


PHẦN III.
KẾT LUẬN NỘI DUNG ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài "Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội", chúng ta đã tìm hiểu một cách sâu sắc mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội. Đó là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Nếu như tồn tại xã hội
quy định nội dung, bản chất, xu hướng vận động của ý thức xã hội thì ý thức xã hội
phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội
không giản đơn, trực tiếp mà thường qua các khâu trung gian. Không phải bất kì tư
tưởng, quan niệm, lí luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực
tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi cho xét đến cùng mới thấy rõ được
những mối quan hệ kinh tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác. Như vậy, sự
phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng. Qua
đó, chúng ta có thể rút ra bài học hết sức cần thiết cho sự phát triển cách mạng lớn lao
của đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là: chúng ta
chỉ có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội nếu như mọi đường lối, chính sách, phương hướng,
mục tiêu đề ra , hoạch định phải xuất phát từ thực tế điều kiện nước nhà. Chúng ta phải
phát huy vai trị tích cực của ý thức cũng như đời sống con người. Xây dựng động lực
tinh thần mạnh mẽ cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của tồn Đảng, tồn
dân ta.
Trong thời kì q độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, chúng ta đã thành
cơng trong q trình chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta luôn xác định phải xuất phát từ
thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Có thể nói, sau
35 năm đổi mới, mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
ngày càng hồn thiện, trở thành đóng góp lí luận cơ bản và sâu sắc của Đảng Cộng sản

Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và thực
tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật khách quan với
phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết
quả của một quá trình tìm tịi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy
đủ, từ chưa sâu sắc đến ngày càng sâu sắc hơn.
Qua việc nghiên cứu đề tài thảo luận này, chúng ta đã tìm hiểu một cách sâu sắc mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đó là mối quan hệ biện chứng tác động
qua lại lẫn nhau. Từ đó, có thể rút ra bài học hết sức cần thiết cho sự phát triển cách
mạng lớn lao của đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc
biệt là sự nghiệp xây dựng và giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta
hiện nay.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. V.I Lênin: Tồn tập.NXB Tiến bộ, Matxcơva.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình triết học ( Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ,
tiến sĩ các ngành KHXH & NV không chuyên ngành triết học ). NXB ĐH Sư phạm Hà
Nội, năm 2014.
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương
khóa VIII.
8. Hêghen (1932), Toàn tập. t IX.M.tr52 (tiếng Nga).
9. Triết học Mác-Lênin. (NXB Giáo dục).


19



×