Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc và bản chất của ý thức liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân sinh1 viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.03 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ



BÀI THẢO LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC - MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất
của ý thức. Liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên hiện
nay.

GVHD: TS. Đặng Minh Tiến
Nhóm: 10
Mã lớp học phần: 2172MLNP0221


2
Hà Nội, tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

3

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

4

I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC CỦA Ý
THỨC.
4


II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ BẢN CHẤT CỦA Ý
THỨC.

6

B. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT BẢN CHẤT VÀO HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN
7
I. LIÊN HỆ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

7

II. LIÊN HỆ TRONG RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN

8

KẾT LUẬN

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

12


3


LỜI MỞ ĐẦU
Nhận thức, tư duy con người có quan hệ như thế nào với thế giới xung quanh? Con
người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thức hay không? Mà khi con người nhận
thức được thế giới xung quanh thì việc áp dụng các hiểu biết đó vào thực tiễn như thế
nào? Đây là một trong hai vấn đề cơ bản của triết học. Trong triết học Mác - Lênin, phép
biện chứng duy vật được coi là phương pháp luận chung nhất của mọi hoạt động thực
tiễn, giúp con người nhận thức được thế giới.
Vậy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất cảu ý
thức là gì và nó có liên hệ như thế nào trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên
hiện nay? Chúng ta hãy xem xét các vấn đề này ở dưới đây trong các khía cạnh, để hiểu
thêm về phương pháp biện chứng và biện chứng duy vật.


4

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC CỦA Ý
THỨC.
1.1. Khái niệm “ý thức”:
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu nguồn gốc của ý thức, ta cần hiểu khái niệm ý thức là
gì.
- Theo định nghĩa của triết học Mác – Lenin “Ý thức là một phạm trù được quyết
định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách
quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan biện
chứng với vật chất.”
- Theo giáo trình “Triết học Mác-Lenin” (2021) (dành cho bậc đại học hệ khơng
chun lí luận chính trị) của NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, ý thức là một trong hai
phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan tâm nghiên cứu, nhưng tùy
theo cách lí giải khác nhau mà quan niệm cũng rất khác nhau, là cơ sở để hình thành

các trường phái triết học khác nhau.
1.2. Nguồn gốc của ý thức: Có 3 quan điểm khác nhau về nguồn gốc của ý thức
(Theo giáo trình “Triết học Mác-Lenin” (2021) (dành cho bậc đại học hệ khơng
chun lí luận chính trị) của NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật) đó là:
1.2.1.Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:
Khi lí giải nguồn gốc của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho rằng, ý thức là
nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại
biến đổi của thế giới vật chất. Ý thức của con người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm
giác theo quan niệm của họ không phải là phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái
vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài. Quan điểm
phiến diện, sai lầm.
1.2.2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình:
Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình phủ
nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ đồng nhất ý thức với vật chất.
Họ coi ý thức là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra Do trình độ


5
phát triển của thời đại còn nhiều hạn chế nên phương pháp siêu hình chi phối những
quan niệm ý thức cịn sai lầm.
1.2.3.Tuy nhiên, lí giải nguồn gốc của ý thức dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng: Nguồn gốc của ý thức dựa vào quan điểm từ chủ nghĩa duy vật
biện chứng gồm:(Nguồn: Nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức?
(luathoangphi.vn))
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
‒ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức
chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con
người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo
ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan. Tóm
lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người.

‒Phản ánh là sự tái tạo về đặc điểm dạng vật chất này bởi dạng vật chất khác
khi tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là 1 thuộc tính từ tất cả các dạng
vật chất nhưng phản ánh dưới nhiều hình thức như phản ánh sinh học, phản ánh
tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh năng động sáng tạo. Trong đó, hình thức
này sẽ tương ứng q trình tiến hóa vật chất tự nhiên.
‒Phản ánh về hóa học vật lý: là một hình thức thấp nhất và đặc trưng cho vật
chất vô sinh. Phản ánh đó được thể hiện qua biến đổi về lý, hóa, cơ khi có sự tác
động lẫn nhau bởi các dạng vật chất vơ sinh. Hình thức được phản ánh chưa định
hướng lựa chọn mà chỉ mang tính thụ động của vật nhận tác động.
‒Phản ánh tâm lý: là sự phản ánh cho động vật đặc trưng đã được phát triển
đến trình độ mà có hệ thần kinh trung ương, phản ánh này thể hiện dưới cơ chế
phản xạ có điều kiện lên những tác động mơi trường sống.
‒Phản ánh ý thức: là hình thức để phản ánh năng động và sáng tạo bởi con người.
‒Phản ánh sinh học: là hình thức được phản ánh cao hơn và đặc trưng giới tự
nhiên hữu sinh. Quá trình phát triển giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiện qua tính
kích thích, phản xạ và tính cảm ứng.
Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Lao động và ngơn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành
nguồn gốc xã hội của ý thức.
‒Lao động: Là một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới
tự nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người. Trong q trình lao
động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kết cấu,
thuộc tính, quy luật vận động, theo đó biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để


6
con người quan sát được. Những hiện tượng mà con người quan sát được đó, được
thể hiện thơng qua hoạt động của các giác quan, có sự tác động vào bộ óc con người.
Và thơng qua bằng bộ não con người sẽ tạo ra khả năng để hình thành những tri
thức và ý thức. Tóm lại, ý thức được ra đời chủ yếu bởi hoạt động cải tạo thế giới

khách quan quan q trình lao động.
‒Ngơn ngữ: Là cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có vai
trị trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức. Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao
động, theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu. Mối quan hệ các thành viên
địi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức,… giữa các thành viên của cộng đồng
con người. Khi địi hỏi các nhu cầu trên thì ngơn ngữ được khởi nguồn và phát triển
tồn tại trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội. Nhờ ngôn ngữ từ đó con người được
giao tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của thế hệ
này sang thế hệ khác.
II. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ BẢN CHẤT CỦA Ý
THỨC.
Khái niệm “bản chất của ý thức”:
Theo giáo trình “Triết học Mác-Lenin” (2021) (dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lí luận chính trị) của NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, bản chất của ý thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khánh quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện
thực khách quan của óc con người.
Như vậy, bản chất của ý thức được thể hiện qua 3 khía cạnh sau đây:
2.1. Ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh.
‒ Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện
thực khách quan trong óc người. Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức. Ý thức
là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức khơng phải là sự vật mà chỉ là “hình ảnh”
của sự vật ở trong óc người. Ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật
chất mà nó phản ánh ln tồn tại cảm tính. Thế giới khách quan là ngun bản là
tính thứ nhất. Cịn ý thức chỉ là bản sao, là “hình ảnh” về thế giới đó, là tính thức hai.
Đây là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng, phê
phán chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình trong quan niệm về bản chất của ý
thức.
‒ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung mà ý thức
phản ánh là khách quan, cịn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở
bên ngoài “di chuyển” vào trong óc của con người và được cải biến đi ở trong đó. Kết

quả phản ánh của ý thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều kiện
lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
Ph.Ăngghen đã từng chỉ rõ tính biện chứng phức tạp của quá trình phản ánh: “Trên
thực tế bất kỳ sự phản ánh nào của hệ thống thế vào trong tư tưởng cũng đều bị hạn


7
chế về mặt khách quan bởi những điều kiện lịch sử và về mặt chủ quan bởi đặc điểm
về tinh thần thể chất của tác giả”. Trong ý thức của chủ thể, sự phù hợp giữa tri thức
và khách thể chỉ là tương đối, biểu tượng của thế giới khách quan có thể đúng đắn
hoặc sai lầm và cho dù phản ánh chính xác đến đâu thì dó vẫn chỉ là sự phản ánh gần
đúng, có xu hướng tiến dần đến khách thể.
2.2. Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng tạo.
‒ Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Ý thức
không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ thụ động thế giới khách
quan, trái lại đó là kết quả của q trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt.
Ý thức hình thành, phát triển gắn với thực tiễn xã hội. Thông qua thực tiễn, con
người làm biến đổi thế giới, và qua đó chủ động khám phá không ngừng cả bề rộng
lẫn chiều sâu các đối tượng phản ánh.
‒ Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập vào tầng bản chất, quy
luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, bằng những thao
tác của tư duy trừu tượng đem lại những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn
chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai” mang đậm
dấu ấn con người. Như vậy, sáng tạo là đặc trung bản chất nhất của ý thức. Ý thức
phả ánh hiện thực khách quan và bộ óc con người, song đây là sự phản ánh đặc biệt,
gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu của con
người.
2.3. Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt, là sự thống nhất của 3 mặt sau:
‒ Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là quá trình
mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thơng tin cần thiết.

‒ Hai là, mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực
chất đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng
vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
‒ Ba là, chuyển hóa mơ hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức q trình hiện
thực hóa tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan điểm thành cái thực tại,
biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Để
thúc đẩy q trình chuyển hóa này con người cần sáng tạo đồng bộ nội dung, phương
pháp, phương tiện, công cụ phù hợp để tác động vào hiện thực mục đích của mình. Phản
ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.
Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy: ý thức là hình
thức phản ánh cao nhất tiên có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn
xã hội – lịch sử.

B. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT BẢN CHẤT
VÀO HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.
I. LIÊN HỆ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN:


8
Trước khi bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học, chúng ta phải nhận thức
được rằng bản thân mình muốn học về cái gì? Về ngành gì? Ngành học đó có phù hợp
với bản thân mình khơng? Khi ra trường cần phải trang bị đầy đủ kiến thức gì để lựa chọn
cơng việc nằm trong khả năng của mình nhất? Để đạt được mục tiêu đề ra, ý thức của bản
thân trong việc học tập và rèn luyện là điều kiện tất yếu.


Liên hệ:

‒Học tập có chọn lọc: học những mơn có liên quan đến ngành học của mình, tránh
việc học tủ, học vẹt… Và học lan man- những kiến thức không lành mạnh hay xa rời thực

tế. Am hiểu về chuyên ngành mà mình theo đuổi kèm theo đó là học tập cách phản biện,
tư duy trong lập luận. Đọc những cuốn sách lành mạnh khiến tầm nhìn hiểu biết được mở
rộng, cách nhìn nhận thế giới bên ngồi cũng trở nên tích cực hơn.
‒Ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân chúng ta: Việc học có
tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống tương lai. Trở nên thành công hay thất bại tất cả
đều phụ thuộc vào kết quả và sự nỗ lực của ta ở hiện tại.
‒Chủ động trong học tập: Ln học tập với tinh thần tự giác, tích cực, siêng năng
và chăm chỉ ngoài việc ngồi lắng nghe thầy cô giảng cần đưa ra những ý kiến, quan điểm
của bản thân từ lời giảng của thầy cô. Trau dồi kiến thức từ bạn bè và thầy cô, từ những
vấn đề nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Chủ động tìm việc làm thêm phù hợp với bản thân
trước khi tốt nghiệp đại học. Ở đó ta được tiếp cận với nhiều người: đồng nghiệp, khách
hàng… học được các kỹ năng mềm như giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, cách tổ
chức cơng việc.... Đó chính là bàn đạp để ta dễ dàng phát triển sự nghiệp sau này.
‒Môi trường học tập lành mạnh: Nơi chứa kho tàng kiến thức để ta khám phá; nơi
có thầy cơ và bạn bè luôn quan tâm và lắng nghe ý kiến, đưa ra lời khuyên chân thành
nhất cho chúng ta. Một môi trường năng động sẽ khiến ta năng động. Một mơi trường
tích cực sẽ khiến ta có cách nhìn nhận tích cực hơn. Ngược tại môi trường tiêu cực sẽ
khiến ta chán nản, dễ sa đà vào ngõ cụt.
‒Vật chất quyết định ý thức. Nếu đầy đủ vật chất thì ý thức sẽ tự thay đổi, dần tốt
lên. Học tập trong môi trường tốt, có thầy cơ tận tâm, bạn bè nhiệt tình giúp đỡ thì bản
thân sẽ tốt lên từng ngày. Ngược lại, môi trường không tốt sẽ đem lại nhiều rủi ro hệ lụy,
vật chất không đủ hoặc kém dẫn đến ý thức tiêu cực, trì trệ.
‒Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động cụ thể. Học hành khơng
tốt thì phải học lại, thi lại khiến hoang phí thời gian, tiền bạc. Học hành khơng tốt có thể
do đi làm thêm, yêu đương hoặc chưa quen với mơi trường đại học... Vì vậy, muốn học
tốt hơn cần điều chỉnh ý thức, cân bằng việc học với những công việc khác, chăm chỉ
phấn đấu trong học tập, vật chất tự khắc dần dần thay đổi.
‒Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định.
Vì vậy, học phải đi đôi với hành, cần linh hoạt trong việc áp dụng kiến thức sách vở vào
thực tế, hai thứ này song hành cùng nhau, tích lũy cho bản thân hành trang bước vào đời

với bộ kỹ năng mềm, bộ kiến thức, kinh nghiệm thực tế... đặc biệt điều này có ích khi


9
tham gia thực tập, phỏng vấn tuyển dụng tại các cơng ty, tập đồn nếu mong muốn có
được vị trí cao, lương hấp dẫn.
II. LIÊN HỆ TRONG RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN:
‒Qua việc lắng nghe, tiếp nhận các thông tin, theo dõi các hình mẫu người nổi
tiếng thơng qua các trang Youtube, Facebook, Instagram hoặc tiếp xúc với những người
thành cơng, các anh chị thế hệ trước hình thành lên ý thức tạo lập các thói quen tốt để
thúc đẩy việc phát triển và hoàn thiện bản thân như đọc sách, tập thể thao, trau dồi ngoại
ngữ, tin học…
‒Nhiều sinh viên lựa chọn việc đi làm thêm: có thể thấy thế giới khách quan đã tác
động vào suy nghĩ của nhiều sinh viên hình thành nên ý thức về tự chủ tài chính, cân đối
chi tiêu và giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Xét ở một phương diện khác, đi làm
thêm giúp sinh viên tiếp cận sớm với sự khắc nhiệt của xã hội từ đó hình thành được ý
thức về tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn trọng trong hành động và lời nói, ý thức trau dồi kĩ
năng giao tiếp. Bên cạnh đó, đi làm thêm giúp sinh viên tạo lặp thêm các mối quan hệ
mới, tiếp thu nhiều kinh nghiệm sống. Có thể nói đi làm thêm là một minh chứng cho
thấy thế giới khách quan và lao động đều góp phần hình thành nên ý thức của con người.
‒Nhờ các buổi giao lưu đầu năm của trường, khoa và các bài giới thiệu, tuyên
truyền của các câu lạc bộ, hội, đội nhiều sinh viên qua việc lắng nghe và tiếp nhận thơng
tin đã hình thành ý thức về việc tham gia các hoạt động của các hội, câu lạc bộ, các hoạt
động tình nguyện… để giao lưu, học tập, trau dồi kĩ năng, kiến thức và đóng góp, cống
hiến sức trẻ của mình. Ngơn ngữ là một trong các phương tiện để con người giao tiếp, trao
đổi thơng tin vì vậy nó cũng dễ dàng trở thành yếu tố giúp hình thành ý thức con người.

.



10


11

KẾT LUẬN
Qua bài thảo luận trên, nhóm đã phần nào hiểu được về nguồn gốc và bản chất
của ý thức trên nhiều quan điểm khác nhau, quan trọng là quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng khi phân tích, lập luận nguồn gốc và bản chất của ý thức. Theo
đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc họa rõ nét và toàn diện về nguồn gốc và
bản chất của ý thức, hệ thống quan điểm đó được minh chứng bởi những thành tựu
khoa học thực tiễn. Đồng thời với việc tìm hiểu nguồn gốc, lý giải bản chất của ý thức
sẽ là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề của khoa học khác.


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ý thức (triết học Marx-Lenin) và bản chất của ý thức - Giáo trình “triết học Máclenin” (2021) (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lí luận chính trị) của NXB
Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
2. Nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức? (luathoangphi.vn)


13

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHĨM
Mơn: Triết học Mác – Lênin
Nhóm: 10
Mã LHP: HP 2172MLNP0221


STT

Họ và tên

MSV

Chức vụ

108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118

Trần Hồ Thùy Trang
Vũ Huyền Trang
Ngơ Thanh Trúc
Đồn Duy Trường
Hồng Cẩm Tú
Tơ Yến Uyên
Nguyễn Thùy Vân
Hoàng Thị Hương Viện
Đào Thị Hồng Yến
Hoàng Thị Yến

Nguyễn Thị Hải Yến

21D130278
21D260219
21D130279
21D130234
21D160012
21D130513
21D260221
21D260510
21D130235
21D130280
21D130013

Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Tự đánh
giá

Nhóm

đánh giá

Chữ ký



×