Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh da thường gặp ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.13 KB, 3 trang )

Bệnh da thường gặp ở trẻ từ 6 đến 12
tháng tuổi
Trẻ em có hai loại bệnh da:
 Loại bệnh da bẩm sinh: phát hiện ngay sau khi sinh ra.
 Loại bệnh da mắc phải: phát hiện vài tuần hoặc vài tháng
sau khi sinh.
Dưới đây là một số bệnh da thường gặp nhất:
1. Bớt tím:
Bớt tím là những vùng da có màu xanh tím, do ứ đọng nhiều tế
bào melanocytes ở lớp bì của da, kích thước thay đổi từ vài mm
đến hàng chục cm. Vị trí thường gặp là vùng sau mông. Bớt tím
thường gặp ở người phương Đông, ngay sau khi sinh ra, khi trẻ
lớn lên những bớt này từ từ biến mất mà không cần can thiệp gì.
2. U mạch:
U mạch là hiện tượng mao mạcch ở dưới da bị giãn nở rất nhiều.
Có 3 loại u mạch thường gặp là:
 U mạch phẳng: là những lát màu đỏ hoặc màu hồng, kích
thước lớn nhỏ không đều, vị trí thường gặp ở mặt, tứ chi và đôi
khi xảy ra ở niêm mạc.
 U mạch lồi: là loại u mạch nhô cao trên da, màu đỏ đậm,
thường phát triển nhanh sau một thời gian rồi ngừng. Đôi khi có
thể chảy máu và loét.
 U mạch dưới da: là u mạch nằm sâu dưới da làm đẩy một
vùng da nhô lên, nhìn vào có thể thấy màu da bình thường, màu
xanh, hoặc có ít chỗ giãn mao mạch màu đỏ, sờ mềm.
3. Hạt kê:
Hạt kê là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da. Hạt kê
thường gặp ở trẻ mới sinh do sự ứ đọng của chất bã. Trong vài
tuần lễ nó sẽ biến mất tự nhiên. Ở một số trẻ lớn, hạt kê có thể
xuất hiện ở vùng tay, chân, mặt.
4. Rôm sảy:


Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị chèn ép bít kín lại làm mồ
hôi không tiết ra được. Biểu hiện triệu chứng là những hạt nhỏ
màu hồng hơi cứng. Rôm sảy thường gặp vào mùa nắng nóng ở
những trẻ ra mồ hôi nhiều. Vị trí thường gặp là ở vùng sau lưng.
5. Chốc
Chốc là bệnh nhiễm trùng da nguyên phát do liên cầu trùng hoặc
tụ cầu trùng chốc, thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ. Bệnh khởi
phát bằng một bóng nước trong, hơi tròn dẹp, sau vài giờ trong,
nước đục dần, có mủ rồi sẽ vỡ đóng màu vàng giống màu mật
ong. Chốc có thể lan sang vùng kế cận làm triệu chứng phát triển
hơn. Nó có thể gây viêm hạch bạch huyết ở gần đó. Thường để
lại vết thâm lâu dài.
6. Nhọt
Nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức chung
quanh. Tụ cầu trùng là nguyên nhân thường gây ra nhọt. Nhọt
thường trải qua các giai đoạn sưng, nóng, đỏ, đau, dần dần nhọt
mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo.
7. Chàm sữa (lác sữa)
Chàm sữa là loại bệnh chàm thể tạng gặp ở trẻ em từ 3 tháng
tuổi. Đầu tiên xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má sau
đó có thể xuất hiện thêm ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ
làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ
hơn. Trẻ hay ngứa gãi nhiều. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần,
đến khoảng 2 tuổi thì bệnh có thể biến mất mà không còn để lại
dấu vết gì. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em rất phức
tạp, khó phát hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng
trong bệnh chàm sữa.

×