Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.12 KB, 23 trang )

GVHD: ThS Lê Thu Thủy 1 Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PT BÁCH KHOA
........................................................................................................................... 4
1.1. Vài nét chung về NHNo&PTNT Việt Nam và Chi Nhánh Bách Khoa . 4
1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Bách KHoa...........................5
1.2.1. Cơ cấu tổ chức trong giai đoạn đầu ............................................... 5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh Bách Khoa hiện nay ....................... 6
1.3. Chức năng, nhiệm vụ chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa .................. 7
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ chung ............................................................ 7
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ............................................... 8
1.3.2.1. Phòng Nguồn vốn .................................................................... 8
1.3.2.2. Phòng Tín dụng ....................................................................... 8
1.3.2.3. Phòng Kế toán Ngân quỹ ........................................................ 9
1.3.2.4. Phòng Hành chính Nhân sự .................................................... 9
1.3.2.5. Phòng vi tính ......................................................................... 10
1.3.2.6. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ ......................................... 11
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo&PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA .............................................. 12
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007 – 2009 ................ 12
2.1.1. Về hoạt động nguồn vốn ................................................................ 12
2.1.2. Về hoạt động tín dụng .................................................................... 14
2.1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ...................................................... 15
2.1.4. Hoạt động Kế toán Ngân quỹ ........................................................ 16
2.1.6. Một số hoạt đông khác ................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 19
3.1. Mục tiêu cơ bản năm 2010 ..................................................................... 19
3.2. Phương hướng phấn đấu giai đoạn 2010-2012 ..................................... 19


3.2.1. Hoạt động nguồn vốn: ................................................................... 19
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 2 Báo cáo thực tập tổng hợp
3.2.2. Hoạt động tín dụng ........................................................................ 19
3.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ...................................................... 20
3.2.4. Hoạt động kế toán ngân quỹ .......................................................... 20
3.2.5. Hoạt động nguồn nhân lực ............................................................ 21
3.2.6. Hoạt động kiểm tra kiếm soát ........................................................ 21
3.2.7. Hoạt động xây dựng củng cố mạng lưới ngân hàng ...................... 22
3.2.8. Hoạt động khác .............................................................................. 22
KẾT LUẬN .................................................................................................... 23
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 3 Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hết sức quan trọng đối với sinh
viên của các trường đại học trước khi kết thúc khóa học. Nhờ thực tập tốt
nghiệp, sinh viên sẽ có một cái nhìn tổng thể và sinh động hơn đối với các
vấn đề thực tế, làm giàu hơn những lý thuyết được học tập trên ghế nhà
trường. Đây cũng là quá trình tạo ra các kỹ năng làm việc để sinh viên hòa
nhập tốt với môi trường xã hội sau khi tốt nghiệp.
Giai đoạn thực tập chia thành 2 phần là thực tập tổng hợp và thực tập
chuyên đề, trong đó thực tập tổng hợp hướng sinh viên đến việc tìm hiểu
chung về doanh nghiệp, có được cái nhìn tổng quan nhất. Được sự giúp đỡ
từ phía thầy cô và nhà trường, em đã đến thực tập tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Bách Khoa. Trong thời gian vừa qua em đã tìm hiểu về cơ
cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban và các hoạt động
sản xuất kinh doanh từ phía Ngân hàng.
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Ngân hàng, em đã tương đối nắm
vững các hoạt động tại Ngân hàng, qua đó bổ sung thêm những kiến thức thực
tế bổ ích. Em xin trình bày những vấn đề đúc rút được qua quá trình thực tập

trong báo cáo này.
Báo cáo gồm có 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo&PTNT Bách Khoa
Chương 3: Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 4 Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PT
BÁCH KHOA
1.1. Vài nét chung về NHNo&PTNT Việt Nam và Chi Nhánh Bách Khoa
NHNo&PTNT Việt Nam – Agribank tiền thân là NH Nông Nghiệp
Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức
Tín dụng Việt Nam, đến nay Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ
vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư
cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Cuối năm 1996, quyết định số 280/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN
Việt Nam đổi tên NH Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam
hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Với tên gọi mới ngoài chức năng là
một NHTM, NHNo&PTNT Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ: Đầu tư
phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng vốn trung trung,
dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ
cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến
tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên
nhiều phương diện:
- Tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng.
- Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.
- Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn
quốc.
- Nhân sự: 35.135 cán bộ.
- Khách hàng: 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là
doanh nghiệp
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 5 Báo cáo thực tập tổng hợp
Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đã thể hiện định hướng chiến lược
có ý nghĩa quan trọng: củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, đẩy mạnh
việc tiếp cận và dần dần chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển
kinh doanh đa năng, hiện đại hóa công nghệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
đất nước trong thời kì hội nhập với thế giới.
Từ thực tiễn trên, NHNo&PTNT Việt Nam đã mở rộng hệ thống Chi
nhánh trên khắp đất nước, với phương châm mang phồn thịnh đến cho khách
hàng và đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới. Chi Nhánh Bách Khoa
được thành lập năm 2007 đã thể hiện hướng đi đúng đắn, góp phần không nhỏ
vào việc mở rộng quy mộ hoạt động trên địa bàn Hà Nội, ổn định và phát
triển ngày càng vững chắc trong thời gian qua.
1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Bách KHoa
1.2.1. Cơ cấu tổ chức trong giai đoạn đầu
Tổng số cán bộ công nhân viên chức Chi nhánh Bách Khoa trong thời
gian mới thành lập gồm 62 người, ban đầu các cán bộ của Chi Nhánh Bách
Khoa trực thuộc biên chế của Chi Nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Về mặt tổ chức, Chi Nhánh Bách Khoa có Ban Giám Đốc gồm 3 người,
chi có 4 phòng ban là phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán – Ngân
quỹ, phòng Hành chính nhân sự và phòng Kiểm soát nội bộ. Ngoài ra Chi
Nhánh có 2 phòng giao dịch trực thuộc tại 54 – Lê Thanh Nghị và 224 – Lò
Đúc.
Trải qua bước đầu khó khăn bỡ ngỡ, Chi nhánh từng bước hoàn thiện

cơ cấu tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ nhân viên, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần làm việc trách
nhiệm. Chi nhánh coi yếu tố con người là nhiệm vụ phát triển trọng tâm trong
quá trình phát triển sau này. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
luôn nhận được sự quan tâm đúng đắn, ngày càng hoàn thiện hơn.
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 6 Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh Bách Khoa hiện nay
Về mạng lưới giao dịch, Chi nhánh tiếp tục mở rộng thêm 2 phòng giao
dịch trên các địa bàn lân cận, nâng tổng số điểm giao dịch trực thuộc lên con
số 5, cụ thể như sau:
- Trụ sở chi nhánh Bách Khoa: số 92 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà
Nội
- Phòng giao dịch s04 số 224 Lò Đúc\
- Phòng giao dịch 09 số 54 Lê Thanh Nghị
- Phòng giao dịch 07 số 326 Kim Ngưu
- Phòng giao dịch Kim Liên số 1 Đào Duy Anh
Về cơ cấu tổ chức, Chi nhánh đang trong giai đoạn phát triển và mở
rộng hoạt động kinh doanh nên số lượng cán bộ nhân viên ngày càng tăng, cơ
cấu được hoàn thiện. Tổng số cán bộ nhân viên lên đến 102 người, trong đó
trình độ sau Đại học là 3 người, trình độ Đại học là 78 người, trình độ Cao
đẳng & Trung cấp là 14 người, chưa qua đào tạo là người. Chi nhánh cũng đã
thành lập chi bộ đảng với 14 đảng viên, tích cực đẩy mạnh các hoạt động
đoàn thể. Mô hình tổ chức thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
Giám đốc
Phòng
Kiểm tra
Kiểm soát
Phòng

Kế toán
Ngân quỹ
Phòng
Hành
chính
Nhân sự
Phòng
Tin học
Phòng
Tín dụng
Phòng
Nguồn
vốn
Phó GĐ Phó GĐ
Phòng
GD
Số 04
Phòng
GD
Số 07
Phòng
GD
Số 09
Phòng
GD
Kim Liên
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 7 Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Chức năng, nhiệm vụ chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ chung
Với tư cách là Chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi

nhánh Bách khoa có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
NH và một số hoạt động kinh doanh khác theo sự phân cấp địa bàn của
NHNo&PTNT. Chi nhánh cũng tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy
quyền của tổng GĐ NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời thực hiện các nhiệm
vụ khác được giao.
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Bách Khoa:
• Nhận tiền gửi tiết kiệm
• Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
• Phát hành các chứng chỉ tiền gửi
• Cho vay sản xuất
• Cho vay tiêu dùng
• Chiết khấu giấy tờ có giá
• Cho vay vốn hợp đồng tài trợ các dự án
• Bảo lãnh
• Nhận chi trả lương qua tài khoản cho CBCNV các doanh nghiệp
• Thanh toán xuất nhập khẩu
• Chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng
• Các dịch vụ kinh doanh ngoại hối theo quy định của pháp luật
• Chuyển tiền trong nước
• Chuyển tiền nhanh WESTERN UNION
• Chi trả kiều hối
• Phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế
• Dịch vụ ngân quỹ, thu và chi trả tiền mặt cho các doanh nghiệp
• Phục vụ dự án
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 8 Báo cáo thực tập tổng hợp
• Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.3.2.1. Phòng Nguồn vốn
 Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động

vốn tại địa bàn hoạt động
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định
hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
 Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định
kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn.
 Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với
các chi nhánh trên địa bàn.
 Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các
báo cáo sơ kết, tổng kết.
 Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
1.3.2.2. Phòng Tín dụng
 Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại
khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín.
 Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
 Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp
 Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NH cấp trên
 Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn
trong và ngoài nước
 Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm. thử nghiệm
địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng
giám đốc cho phép nhân rộng.
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2
GVHD: ThS Lê Thu Thủy 9 Báo cáo thực tập tổng hợp
 Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên
nhân và đề xuát phương hướng khắc phục.
 Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của
các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
1.3.2.3. Phòng Kế toán Ngân quỹ

 Trực tiếp kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.
 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi
tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình
NHNo cấp trên phê duyệt.
 Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
NHNo&PTNT trên địa bàn.
 Tổng hợp, lưu thữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và
các báo cáo theo luật định.
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
 Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo
quy định.
 Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
1.3.2.4. Phòng Hành chính Nhân sự
 Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và
có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình
đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
 Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết
hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự. kinh tế lao
động liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
 Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ
tại cơ quan.
Nguyễn Văn Đại – Lớp TCDN VB2

×