Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận Lý luận chung về Quyền lực Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.08 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI : 02

Hà Nội, 2021

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Tóm tắt nội dung bài viết: “Góp phần nhận thức về quyền lực nhà nước” của
tác giả Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Luật học, số 1/2001)...................................2
2. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách hiểu về quyền lực nhà nước giữa tác
giả bài viết trên và tác giả Nguyễn Văn Năm trong bài viết “Quyền lực nhà nước
và việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992” (Tạp chí Luật
học, số 4/2001)......................................................................................................5
2.1 Sự giống nhau..................................................................................................5
2.2 Sự khác nhau...................................................................................................6
3. Trình bày quan điểm của cá nhân em về nội dung qui định tại khoản 2, Điều 2
Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
...............................................................................................................................7
KẾT LUẬN...........................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................11



1


MỞ ĐẦU
Quyền lực nhà nước luôn là vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị của
mỗi quốc gia, các hoạt động chính trị đều xoay quanh các hoạt động cơ bản này.
Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, vấn đề quyền lực nhà nước luôn được các học
giả Việt Nam quan tâm hàng đầu. Hiện nay, nhìn chung về cơ bản sự nhận thức
về quyền lực nhà nước là có sụ thống nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
nhiều vấn đề tranh cãi trong việc nhận thức quyền lực nhà nước. Vì vậy, em
chọn bài tập số 2 trong bộ bài tập học kỳ môn Lý luận chung về Nhà nước và
Pháp luật để làm rõ vấn đề này.
NỘI DUNG
1. Tóm tắt nội dung bài viết: “Góp phần nhận thức về quyền lực nhà
nước” của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Luật học, số 1/2001)
Qua bài viết: “Góp phần nhận thức về quyền lực nhà nước”, tác giả Nguyễn
Minh Đoan đã trình bày một cách chung nhất, cơ bản nhất, sâu sắc nhất về cách
hiểu quyền lực nhà nước.
Mở đầu, tác gải khái quát chung nhất về quyền lực. Quyền lực được xem
như là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể buộc các cá nhân hay tổ chức
khác phải phục tùng ý chí của mình. Khơng nằm ngồi sự vận động và phát triển
của xã hội, quyền lực được sinh ra đúng như một nhu cầu tất yếu khách quan.
Trước nhu cầu tổ chức, quản lý, duy trì trật tự của xã hội, cần có một thiêt chế quyền lực để thực thi các hoạt dộng ấy. Do đó quyền lực được biểu hiện qua các
mối quan hệ: chỉ huy – lệ thuộc hoặc mệnh lệnh – phục tùng. Trong đó cưỡng
chế là yếu tố chính , kết hợp chặt trẽ với phương pháp thuyết phục để thực thi
quyền lực – áp đặt ý chí của chủ thể có quyền. Do tổ chức, cộng đồng nào cũng
cần duy trì và phát triển, nên quyền lực tồn tại ở nhiều nơi trong xã hội tương
ứng với nó là các loại quyền lực khác nhau. Nên, mỗi chủ thể thường nằm trong
nhiều mối quan hệ quyền lực khác nhau.

Khác với các loại quyền lực xã hội khác, quyền lực nhà nước là một quyền
lực công đặc biệt. Đại diện quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia thông qua
pháp luật. Đồng thời, quyền lực nhà nước cũng mang tính giai cấp và mục đích
2


chính trị rõ ràng: thuộc về giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ lợi ích cho giai
cấp ấy. Cùng với sự phát triển của xã hội, ở mỗi quốc gia khác nhau, trong các
bối cảnh lịch sử khác nhau, quyền lực nhà nước được biểu hiện ở các bộ máy
nhà nước khác nhau và cơ chế vận hành bộ máy ấy. Lịch sử đã chứng minh rằng:
trong chế độ quân chủ chuyến chế - quyền lực nhà nước tập chung vào tay một
cá nhân thì thường dẫn đến sự tha hóa, chun quyền, độc đốn; nếu quyề lực
nhà nước phân chia theo chiều dọc thì dẫn đến tính trạng phân quyền cát cứ,
quyền lực nhà nước không tập trung, không thống nhất. Trước những vấn đề cấp
thiết ấy, lí thuyết phân chia quyền lực nhà nước đã ra đời. Theo đó, quyền lực
nhà nước tập trung vào trung ương và được chia thành các quyền mà chủ yếu là
ba nhánh quyền lực chính: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo đó, mỗi quyền
này được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một cách độc, mỗi
cơ quan chỉ được thực hiện một quyền. Trong đó các các cơ quan của ba nhánh
quyền lực này kiểm soát và ước chế lẫn nhau. Tuy nhiên, thực tiễn đã chỉ ra
rằng, cơ chế phân quyền trong các nhà nước tư sản là không giống nhau. Hiệu
quả của việc phân chia vẫn khơng cao, tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các
nhánh quyền lực rất phức tạp và tốn kém.
Khơng nằm ngồi quy luật phát triển chung, những vấn đề trên cũng xảy ra ở
nước ta. Nhận thức về vấn đề này, hiện nay các nhà khoa học Việt Nam vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Một số nhà khoa học cho rằng quyền lực
nước ta tập trung thống nhất ở nhân dân. Một số khác lại cho rằng quyền lực
nước ta tập chung thống nhất ở Quốc hội chứ không phải ở nhân dân. Theo quy
định của Hiến pháp 1992 ở nước ta thì tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp

trí thức. Tuy nhiên theo Điều 6 Hiến pháp 1992, có quy định về cơ chế ủy
quyền, nhân dân đã trao quyền lực của mình cho cả Quốc hội và hội đồng nhân
dân các cấp. Nhưng quyền lực tối cao của Nhà nước được trao cho Quốc hội, vì
vậy, Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực cao nhất, thay mặt cho nhân dân
quyết định những vấn đề quan trọng cho đất nước. Mặt khác, cùng với Quốc hội
và hội đồng nhân dân là hàng loạt các cơ quan nhà nước khác thực hiện quyền
lực nhà nước một cách toàn diện. Để cho quyền lực nhà nước được thống nhất
3


thì các cơ quan khác đều phải do hai cơ quan là Quốc hội và hội đồng nhân trực
tiếp hoặc gián tiếp lập nên và chịu sự giám sát tối cao của hai cơ quan này. Như
vậy, cách tổ chức như này giúp cho quyền lực nhà nước được tập trung thống
nhất vào cơ quan quyền lực nhà nước, từ đó tránh được hiện tượng mâu thuẫn,
xung đột giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện quyền lực nhà nước.
Để bảo đảm việc quản lí tồn diện, thống nhất các mặt quan trọng của đời
sống xã hội cần thành lập hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương kết hợp theo ngành và lãnh thổ. Qua đó hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa
phương. Hội đông nhân dân không những phải chịu trách nhiệm trước nhân dân
địa phương mà hơn nữa còn phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp
trên – trong đó cơ quan nhà nước cấp trên cao nhất là Quốc hội. Với những quy
định trên, có thể thấy rằng quyền lực nhà nước đã đảm bảo sự tập trung ở địa
phuong đồng thòi đảm bảo sự bao trùn, rộng khắp ở địa phương.
Từ đó tác giả đưa ra những quan điểm cá nhân của mình: quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân nhưng nhân dân sử dụng quyền lực của mình thơng qua
Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Và tác giả đã khẳng định rằng, nếu cho
rằng quyền lực nhà nước ở nước ta tập chung thống nhất ở nhân dân chứ khơng
phải quốc hội là chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn. Bởi lẽ rằng, quyền lực nhà
nước ln địi hỏi phải được biểu hiện cụ thể thơng qua mơ hình và cơ chế vận

hành xác định. Nên có thể hiểu khi nói tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân là để chỉ cái gốc, điểm xuất phát của quyền lực nhà nước là tự nhân dân.
Chủ thể trực tiếp mang và thực hiên quyền lực nhà nước là Nhà nước. Nếu bộ
máy nhà nước không thực hiện quyền của nhân dân trao cho ấy thì đó chưa thực
sự được gọi là quyền lực nhà nước. Do đó, chỉ có thể nối quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân nhưng tập trung ở cơ quan địa diện cao nhất.
Quan điểm thứ ba lại cho rằng quyền lực nhà nước là không thể phân chia:
ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là quyền năng chứ không phải
là quyền lực; nguyên tắc phân quyền trong bộ máy nhà nước tư sản chỉ là
nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật, vì thực ra, dù tổ chức theo nguyên tắc phân quyền
4


nhưng trong nhà nước tư sản quyền lực nhà nước vẫn tập trung vào giai cấp tư
sản. Theo tác giả, quan điểm trên là khơng có cơ sở thực tiễn. Bởi mỗi cơ quan
nhà nước đều thể hiện quyền nang của mình ở chỗ trong phạm vi thẩm quyền
của mình. Theo đó, tác giả chỉ rõ rằng chủ quyền (quyền lực) nhân dân thì
khơng thể phân chia nhưng quyền lực mà các cơ quan mang và thực hiện thì có
thể phân chia theo chiều ngang (theo đơn vị lãnh thổ) và theo chiều ngang.
Sau khi nêu hệ thống ba quan điểm, tác giả Nguyễn Minh Đoan đã khẳng
định lại vấn đề quyền lực ở nước ta là tập trung, thống nhất, khơng phân chia
nhưng trong q trình thực hiện quyền lực nhà nước thì giữa các cơ quan ở ba
nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự phân cơng phối hợp với nhau.
Trong đó Quốc hội là cơ quan đại diên cho nhân dân nắm giữ quyền lực cao
nhất. Như vậy việc tổ chức, thực hiện quyền lực ở nước ta sẽ vừa giữ vững được
sự tập trung, thống nhất quyền lực, vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo;
vừa chống được tập trung quan liêu vừa tránh được tình trạng phân tán cụ bộ.
Trong bài viết, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp trước tình hình thực tiễn
của đất nước: đẩy mạnh cơng tác nghiên cứ khoa học về tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước; cải tiến công tác bầu cử làm cho quá trình bầu cử thực hiện

hết chức năng của nó; hồn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà
nước theo xu hướng hiện đại, dân chủ.
Cuối cùng, phần kết luận, tác giả khẳng định lại vấn đề về nhận thức về lực
nhà nước ở nước ta. Đồng thời khẳng định tính cấp thiết của đề tài, và kêu gọi
mọi người tiếp tục nghiên cứ để làm rõ các khía cạnh của nó và để đạt được sự
thống ngất về sự nhận thức quyền lực nhà nước.
2. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách hiểu về quyền lực nhà nước
giữa tác giả bài viết trên và tác giả Nguyễn Văn Năm trong bài viết “Quyền
lực nhà nước và việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992”
(Tạp chí Luật học, số 4/2001).
Khi nghiên cứu về vấn đề quyền lực nhà nước, cả hai tác gải đều có những
quan điểm cốt lõi nhất, chung nhất. Tuy hiên, trong bài viết của mình, hai tác giả
vẫn có những quan điểm riêng. Vì vậy, em sẽ đi so sánh để làm rõ vấn đề trên.
5


2.1 Sự giống nhau
Ngay từ phần mở đầu, khi khái quát về quyền lực đã có sự gặp gỡ về nhận
thức của hai tác giả. Dù diễn đạt bằng ngôn ngữ khác nhau, cách thức triển khai
ý khác nhua. Nhưng tựu chung lại cốt lõi vẫn là nội dung về quyền lực nhà nước
là dạng quyền lực mang tính ý chí, gắn liền với chủ quyền quốc gia. Hay có thể
hiểu quyền lực nhà nước là khả năng của Nhà nước, buộc các cá nhân, tổ chức
trong xã hội phải phục tùng. Trong đó, quyền lực ấy ln mang tính giai cấp và
luôn thuộc về giai cấp thống trị.
Sau khi trình bày những hiểu biết chung nhất về quyền lực nhà nước, cả hai
tác giả đều đưa ra các lập luận của mình để trả lời cho câu hỏi: Nguồn gốc của
quyền lực nhà nước từ đâu ra?. Trả lời cho câu hỏi này, cả hai tác giải đều cho
rằng, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, từ sự ủy quyền của nhân dân,
thông qua các hoạt động bầu cử nhân dân trao quyền lực cho Nhà nước. Theo
tác giả Nguyễn Minh Đoan, Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thơng qua

hệ thống các cơ quan nhà nước. Cịn theo tác giả Nguyễn Văn Năm trình bày,
quyền lực nhân dân tồn tại nhưng không phải mọi vấn đề của xã hội đều có thể
đưa ra hệ thống cộng đồng xã hội xem xét, mà chỉ có thể quyết định những vấ đề
trọng đại của đát nước, còn những việc khác giao cho Nhà nước, từ đây hình
thành sự ủy quyền của nhân dân cho nhà nước. Tóm lại, cả hai tác giả đều cho
rằng, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ chính Nhân dân, do Nhân dân trao quyền
của mình cho nhà nước đểhình thành nên quyền lực nhà nước.
2.2 Sự khác nhau
Đầu tiên, trong hai bài viết trên, khi trình bày về bản chất của quyền lực nhà
nước, cả hai tác giả đã có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Tác giả
Nguyễn Minh Đoan khi trình bày về vấn đề này chỉ xem xét trên phương diện là
quyền lực nhà nước. Khác với tác giả Nguyễn Minh Đoan, tác giả Nguyễn Văn
Năm đã tiếp cận một cách toàn diện hơn ở hai phương diện: quyền lực nhà nước
và quyền lực nhân dân. Trong đó, quyền lực nhân dân chính là quyền lực của
nhân dân: chủ thể của quyền lực ở đây là nhân dân, đối tượng của quyền lực là
Nhà nước, Nhà nước phải vì lợi ích của Nhân dân, làm “cơng bộc” cho Nhân
6


dân. Và cần nhận thức sâu sắc hơn về quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước
là quyền lực của nhà nước, có khả năng làm những việc nhất định thay cho Nhân
dân, còn Nhân dân chỉ quyết định những công việc quan trọng của đất nước.
Từ sự nhận thức khác nhau về bản chất của quyền lực nhà nước, dẫn tới có
sự nhận thức khác nhau về quyền lực nhà nước. Theo tác giả Nguyễn Minh
Đoan, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực ấy
thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Trong khi đó tác gỉa Nguyễn
Văn Năm lại cho rằng, quyền lực nhà nước là một loại quyền lực đặc biệt, tuy
hình thành từ Nhân dân nhưng chỉ riêng Nhà nước mới có., cịn quyền lực Nhân
dân là quyền lực thuộc về nhân dân, làm cơ sở, nền tảng để hình thành nên
quyền lực nhà nước, có tính tối cao và quyền lực bao chùm quyền lực nhà nước.

Để tồn tại và phát triển, con người cần đến Nhà nước. Tuy nhiên, một khi cần
đến Nhà nước, chúng ta cần phải kiềm soát QLNN bởi nếu QLNN trở thành tuyệt
đối, ngày một bành trướng, sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của tồn xã
hội. Khi trình bày về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, do có sự nhận thức
khác nhau về bản chất quyền lực nhà nước nên lại có sự đối lập ở đây. Vấn đề đặt
ra ở đây là quyền lực nhà nước liệu có thể phân chia?. Với tác giả Nguyễn Văn
Năm, ba thứ quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp chỉ là quyền năng, là sự phân công
lao động và khơng thể phân chia. Cịn theo tác gải Nguyễn Minh Đoan, quyền lực
nhà nước là có thể phân chia, tuy nhiên quyền lực ấy vẫn thống nhất, vẫn tập trung
ở Nhân dân.

Trên đây là sự trình bày cá nhân của em về sự giống và khác nhau của hai
tác giả Nguyễn Minh Đoan và Nguyễn Văn Năm. Tuy cả hai đều có những quan
điểm chung, nhưng quan điểm trái ngược nhau, nhưng cũng góp một phần nào
đáo cho chúng ta về sự nhận thức quyền lực một các đúng đắn nhất, đồng thời
gợi mở cho người đọc nhiều suy nghĩ về vấn đề quyền lực nhà nước.

7


3. Trình bày quan điểm của cá nhân em về nội dung qui định tại khoản
2, Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân
và đội ngũ trí thức”.
Với định hướng xây dựng đất nước lên XHCN, ở nước ta, tính dân chủ ngày
càng được đề cao. Cụ thể tại Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã nếu rõ:
“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Từ đó chỉ rõ nguồn gốc, bản
chất và mục đích của QLNN là thống nhất và thuộc về nhân dân. Qua đó, có thể
khẳng định được mục tiêu hướng lên XHCN ở nước ta, hướng tới một nhà nước

với bản chất phi giai cấp. Bởi lẽ rằng, theo điều này, cứ là công dân của nước
Việt Nam, không phân biệt người thuộc giai cấp nào đều nắm trong tay mình
quyền lực nhà nước, quyền làm chủ đất nước thực sự thuộc về nhân dân. Xét về
mặt lịch sử, tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên giành độc lập, giải phóng đất nước,
xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, suy cho cùng quyền
lực nhà nước do chính nhân dân Việt Nam, do tồn thể dân tộc Việt Nam giành
lại nên quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một tất yếu khách quan. Hơn
thế nữa, điều này còn khẳng định quyền lực nhà nước ở nước ta là thống nhất:
mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và thống nhất ở nhân dân. Nhân dân là chủ
thể tối cao của quyền lực. Để thực hiện quyền lực đó, nhân dân đã ủy quyền,
trao một phần quyền lực của mình thơng qua nhà nước. Tuy nhiên chúng ta
không thể đồng nhất quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước được. Bởi lẽ
rằng nhân dân khơng trao hết tồn bộ quyền lực của mình cho nhà nước, mà để
đảm bảo sự ổn định trong xã hội mà nhân dân trao một số quyền cơ bản cho nhà
nước. Nhân dân vẫn giữ lại cho mình những quyền tự do cơ bản nhất, vẫn giữ lại
cho mình những quyền quyết định trong những vấn đề mang tính vận mệnh của
quốc gia, của dân tộc. Hiến pháp còn quy định trong mỗi nhiệm kỳ, nhân dân
bầu cử cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước. Trong đó Quốc hội và hội
đồng nhân dân các cấp là hai cơ quan mà nhân dân bầu ra những người đủ đức
đủ tài, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình để thực thi quyền lực nhà
8


nước. Và sau khi Quốc hội được thành lập, Quốc hội sẽ lập ra các chức danh,
các cơ quan khác nhau của nhà nước. Như vậy quyền lực của nhân dân là thống
nhất, suy cho cùng quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Mặt khác, việc
thành lập ra cơ quan đại diện cho mình đều có một nhiệm kỳ nhất định, sau mỗi
nhiệm kỳ nhân dân sẽ lại bầu lại ra những người tốt hơn để đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của mình. Như vậy sau mỗi một nhiệm kỳ, quyền lực nhà nước lại

được trao trả lại cho nhân dân để nhân dân tìm người ủy quyền mới và trao
quyền lực ấy cho người xứng đáng. Như vậy quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, và quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhân dân. Chính vì vậy,
quyền lực của nhà nước có bản chất là quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước
không phải của bản thân thể chế nhà nước mà thuộc về xã hội, thuộc về quốc gia
đã xây dựng nên nhà nước ấy.
Theo điều trên, chúng ta còn phải nhận thức rõ rằng: quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân trên nền tảng là sự liên minh giữa giai cấp nhân nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Có thể thấy rằng trong xã hội hiện nay, tầng
lớp người lao động có ba tầng lớp đó là: cơng nhân, nơng dân, và trí thức. Cả ba
tầng lớp này phải liên kết với nhau, cùng nhau thống nhất thì mới tạo ra được
quyền lực nhà nước.Nếu thiếu đi sự liên minh của một trong ba tàng lớp này thì
quyền lực nhà nước sẽ là khơng trọn vẹn. Hơn nữa, điều này cịn nói lên rằng,
khi nhân dân trao quyền cho Nhà nước thì nhà nước phải có nghĩa vụ, trách
nhiệm phục vụ cho lợi ích của nhân dân, trước hết là tầng lớp nhân dân lao
động.
Tóm lại, trong nhà nước Việt Nam, do dân làm chủ, người dân được hưởng
mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ điều gì pháp luật khơng cấm
và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Qua đó, tạo nên một môi trường cho những
hoạt động sáng tạo của người dân lao động và hành lang pháp lý cần thiết cho
những hoạt động sáng tạo ấy. Từ đó, tạo động lực cho xã hội phát triển, cứ như
vậy xã hội càng ngày càng giàu mạnh, văn minh, pháp luật càng ngày càng hồn
thiện hợn. Theo đó, Nhà nước ln phải thực hiện chó những nguyện vọng, lợi
ích của nhân dân, các cán bộ là “cơng bộc” của nhân dân. Việc gì có lợi cho dân
dù nhỏ mấy cũng phải làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ mấy cũng phải tránh.
9


Từ những, phân tích ở trên, theo em tháy là phù hợp vơi bản chất của nước ta.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những hiện tượng quan liêu, lạm quyền, lộng

quyền, tham ơ, tham nhũng vẫn cịn đang hồnh hành và nhởn nhơ ngồi vịng
pháp luật.
KẾT LUẬN
Có thể nói, vấn đề quyền lực nhà nước là một vấn đề rất phức tạp trong dời
sống chính trị hiện nay. Sự nhận thức về vấn đề quyền lực nhà nước vẫn cịn
được các học giả tranh luận thường xun để tìm ra sự thống nhất. Vì vậy, mỗi
cá nhân cần tìm hiểu vấn đề này sâu sắc hơn nữa, thường xuyên theo dõi các
cuộc tranh luận, hội thảo khác nhau để cùng nhau xây dựng một cách hiểu chung
nhất, thống nhất nhất về vấn đề quyền lực nhà nước.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, Hiến pháp, 2013.
2. Nguyễn Minh Đoan, Góp phần nhận thức về quyền lực nhà nước, Tạp chí
Luật học, số 1/2001, Hà Nội, 2001.
3. Nguyễn Văn Năm, Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi bổ sung một số
điều của Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Luật học, số 4/2001, Hà Nội,
2001.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về Nhà nước và
Pháp luật, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2019.
5. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý Luận chung về Nhà
nước và Pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2018.
6.

11




×