Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÁO CÁO "HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.83 KB, 18 trang )

z



ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM

Giáo viên h
Giáo viên h
ướng dẫn
ướng dẫn
:
:
Sinh viên thực hiện
Sinh viên thực hiện
:
:
2

MỤC LỤC:
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN B: NỘI DUNG 4
I. QUỐC HỘI 5
1. Vị trí, tính chất của Quốc hội 5
2. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội 6
2.1. Ủy ban thường vụ Quốc hội 7
2.2. Hội đồng dân tộc 9
2.3. Các Ủy ban của Quốc hội 9
3.2. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng 11
II. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 12


2. Cơ cấu của Hội đồng nhân dân: Thường trực Hội đồng nhân dân, Các ban của Hội đồng nhân
dân 13
2.1. Thường trực Hội đồng nhân dân 14
2.2. Các ban của Hội đồng nhân dân 15
2

LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn:
-Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM đã tạo một môi
trường và điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài.
-Khoa lý luận - chính trị đã cung cấp cho chúng em những kiến thức bổ
ích,những tài liệu liên quan đến đề tài.Đặc biệt là Giảng viên Võ Duy Phán đã tận
tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho nhóm 3 chúng em hoàn thành tốt bài
tiểu luận này.
2

PHẦN B: NỘI DUNG
Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng
đã khẳng định nhiệm vụ "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng". Đó chính là sự
tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện
mới. Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển,
Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân
tộc. Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không
ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đổi mới
trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan,
mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác
với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây
dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng với lý tưởng
dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà nước được tổ
chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt
động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật;
nhà nước quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con người; quyền lực nhà
nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp, có cơ chế an toàn và hiệu quả ngăn chặn mọi sự lạm quyền,
vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đặc biệt, Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ
thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc chung, thống nhất, nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ do bản chất của Nhà nước quy định.
2

Khác với bộ máy Nhà nước tư sản – dựa trên nguyên tắc phân quyền. Bộ
máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức dựa trên nguyên
tắc tập quyền. Mọi quyền lực Nhà nước đều bắt nguồn và tập trung về một chủ thể
quyền lực duy nhất là nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp 1992, Bộ máy nhà
nước ta có những hệ thống cơ quan: Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, Chế
định Chủ tịch nước, Hệ thống cơ quan xét xử, Hệ thống cơ quan kiểm sát. Nhân
dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà
nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992
I. QUỐC HỘI.
1. Vị trí, tính chất của Quốc

hội.
Trong bộ máy nhà nước, Quốc
hội có vị trí đặc biệt quan trọng. Điều
83 Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc
2
Chính phủ
Quốc hội
UBTV Q.hội
Chủ tịch nước
TAND
Tối cao
Viện trưởng
VKS ND Tối
UBND cấp
tỉnh
UBND
cấp huyện
UBND
cấp xã
HộI ĐồNG
NHÂN
DÂN cấp
HộI
ĐồNG
NHÂN
HộI
ĐồNG
NHÂN
TAND
cấp tỉnh

TAND
cấp huyện
VKSND
cấp tỉnh
VKSND
cấp huyện
Quan hệ hình thành
Quan hệ lãnh đạo

hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Quốc hội do nhân dân trực
tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân cả nước; quyền lực nhà nước đều tập trung vào Quốc hội, mọi công việc quan
trọng của đất nước đều do Quốc hội quyết định.
Quốc hội Việt Nam ra đời cùng Nhà nước sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6
tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 11 khóa làm việc, với 8
đời Chủ tịch Quốc hội và hiện nay khóa 12 (2007-2012) đang làm việc theo đúng
nhiệm kỳ. Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, hiện do
Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm.
Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mỉnh chủ yếu là thông qua các kỳ họp,
thường kỳ là mỗi năm hai kỳ, ngoài ra có thể triệu tập kỳ họp bất thường khi thấy
cần thiết. Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu Quốc hội Việt Nam,
do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và
trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt
Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới
(IPU), Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO), Liên minh Nghị
viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước
châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Tổ chức Liên nghị viện các nước châu Á vì Hoà

bình (AAPP).
2. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
Các cơ quan của Quốc hội bao gồm Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội (hiện tại có 7 Ủy ban). Tất cả các cơ quan này
đều do Quốc hội bầu ra.
2

2.1. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo Điều 90 Hiến pháp năm 1992 quy định như sau: “Ủy ban thường vụ
Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội”, gồm có:
 Chủ tịch Quốc hội
 Các Phó Chủ tịch Quốc hội
 Các Ủy viên, Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng
thời là thành viên của Chính phủ
Theo Điều 91 Hiến pháp 1992 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy
ban thường vụ Quốc hội như sau:
1. Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
2. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và
chủ trì các kỳ họp Quốc hội
3. Giải thích Hiến pháp, luật và pháp
lệnh.
4. Ra pháp lệnh về những vấn đề được
Quốc hội giao.
5. Giám sát việc thi hành Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
2

lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính
phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi
hành các văn bản của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân

tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết
định việc huỷ bỏ các văn bản đó huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Toà án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội
6. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị
quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giải
tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp
Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân
7. Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban
của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các đại biểu Quốc
hội
8. Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính
phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành
viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội
9. Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến
tranh khi nước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ
họp gần nhất của Quốc hội
10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ ban bố tình trạng khẩn cấp
trong cả nước hoặc ở từng địa phương
11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội
12. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội
Ðể thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
giao cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội
chuẩn bị các vấn đề trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định.
2

2.2. Hội đồng dân tộc
Hội đồng dân tộc gồm có: Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên do
Quốc hội bầu ra.

Theo Điều 26 Luật Tổ chức
Quốc hội đã quy định cụ thể như sau:
" Hội đồng dân tộc có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh
và dự án khác liên quan đến vấn đề
dân tộc.
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát hoạt động
của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Tham gia ý kiến về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến vấn đề
dân tộc và giám sát việc thực hiện các văn bản đó.
4. Kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các vấn đề về chính sách dân
tộc của Nhà nước; các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan
hữu quan; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương
về những vấn đề có liên quan đến dân tộc thiểu số."
2.3. Các Ủy ban của Quốc hội
Quốc hội khoá XII có các Uỷ ban sau:
1. Uỷ ban pháp luật.
2. Uỷ ban tư pháp.
3. Uỷ ban kinh tế.
2


4. Uỷ ban tài chính, ngân sách.
5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh.
6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội.
8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường.
9. Uỷ ban đối ngoại.
(Trích Điều 22 và Điều 26 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 thông qua ngày
25 - 12 - 2001 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X, đã được sửa đổi, bổ sung năm
2007 thông qua ngày 02 - 4 - 2007 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XI)

Ngoài ra còn có Ủy ban lâm thời, là những Ủy ban do Quốc hội thành lập
ra khi cần để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất
định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Ủy ban này sẽ giải thể (Ủy ban sửa đổi Hiến
pháp, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội).
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước.
3.1.Chức năng lập pháp :
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm
Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi
Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.
Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết. Căn cứ vào
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành
pháp lệnh, nghị quyết.
Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của Quốc hội bao
gồm các giai đoạn :
1. Xây dựng và thông qua chương trình xây dựng văn bản pháp luật.
2. Giai đoạn soạn thảo.

3. Giai đoạn thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban.
4. Giai đoạn xem xét tại Ủy ban thường vụ Quốc hội.
5. Giai đoạn thảo luận tại các kỳ họp của Quốc hội.
2

6. Giai đoạn thông qua tại Quốc hội.
3.2. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng.
Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội quyết định kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ
quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước;
phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các
thứ thuế.
Quốc hội quyết định thành lập,
bãi bỏ các cơ quan ngang Bộ của
Chính phủ thành lập mới, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; thành lập hoặc
giải thể đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt.
Quốc hội quyết định vấn đề
chiến tranh và hoà bình; quy định về
tình trạng khẩn cấp, các biện pháp
đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và
an ninh quốc gia.
Quốc hội quyết định đại xá quyết định trưng cầu ý dân. Trong lĩnh vực đối
ngoại, Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ
các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ
tịch nước.
3.3. Chức năng giám sát tối cao
Theo quy định tại Điều 83, Ðiều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội thực hiện

quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước,với việc tuân thủ
theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ
tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện thông
2

qua các hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Ðại biểu Quốc hội.
Quốc hội giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước; giám sát việc
tuân theo hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm cho các cơ quan nhà nước hoàn
thành nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
II. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN.
1. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính quyền địa phương được hiểu
bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; trong đó Hội đồng nhân dân có
vai trò rất quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương vì: "Hội đồng nhân
dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên" như quy định tại Điều
1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ
họp thứ tư thông qua ngày 26/11/2003.
Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có hai chức năng quan
trọng:
- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy
tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
2

- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội

đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng
cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc
tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp,
luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện
tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương; xuất
phát từ lợi ích chung của đất nước, lợi ích của nhân dân địa phương quyết định và
bảo đảm thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa
phương, xây dựng và phát triển địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội, an ninh và quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân địa phương và làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với Nhà nước
2. Cơ cấu của Hội đồng nhân dân: Thường trực Hội đồng nhân dân, Các
ban của Hội đồng nhân dân.
Theo Điều 118 Chương IX Hiến pháp 1992, Các đơn vị hành chính của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
2

- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung
ương chia thành quận, huyện và thị xã
- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và
xã; quận chia thành phường.
Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành
chính do luật định.
Theo đó Việt Nam có 3 cấp hành chính:
 Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sau nhiều lần chia tách, nhập lại, hiện nay Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành

phố trực thuộc Trung ương.
 Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh và TP trực thuộc TW
Đây là cấp hành chính thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp
này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Mặt khác đây lại là
cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn.
 Cấp xã, phường, thị trấn
Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Huyện: có các Thị
trấn và Xã. Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh: có các Phường và Xã.
2.1. Thường trực Hội đồng nhân dân
- Thường trực hội đồng nhân dân
không phải là cơ quan thường trực của hội
đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng
trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa
các ban của hội đồng nhân dân và các đại
biểu hội đồng nhân dân. Thường trực hội
đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện,
tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân có
nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của
Hội đồng nhân dân, giám sát việc thực hiện
Hiến pháp và luật tại địa phương, trình hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín
nhiệm với người giữ trọng trách do hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ
mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hòa hoạt động của
2

các ban thuộc hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình hội
đồng nhân dân,
2.2. Các ban của Hội đồng nhân dân.
- Các ban của hội đồng nhân dân: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện.
Còn ở cấp xã không có ban nào. Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do
hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của hội đồng nhân dân. Các ban có

nhiệm vụ giúp thường trực hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo
cáo do Hội đồng nhân dân của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và
các lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật,văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong hoạt động của mình Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt
chẽ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân,
vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định về
Kỳ họp Hội đồng nhân dân như sau:
Kì họp hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực
hội đồng nhân dân. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của hội
đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là nơi thảo
luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân
dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm,
miễn nhiệm đại biể giữ chức trách do hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán
thành.
Tại kỳ họp thứ nhất mỗi khoá, Hội đồng nhân dân bầu:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân
theo giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp;
- Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban và
các thành viên khác của các Ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội
đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
2

- Chủ tịch UBND trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới
thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND theo sự giới thiệu của

Chủ tịch UBND;
- Thư ký kỳ họp của mỗi khoá Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của
Chủ toạ kỳ họp.
Các đại biểu hội đồng nhân dân là những người đại diện cho nhân dân địa
phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu
trách nhiệm trước nhân dân. Đại biểu hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy
đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện
vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho
dân về Hiến pháp và pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tập bài giảng “pháp luật đại cương” của tổ bộ môn Pháp luật
khoa Lý luận chính trị.
2. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
3. Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân của nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2001.
4. Danh sách các chủ tịch Quốc Hội của nước ta:
DANH SÁCH CÁC CHỦ TỊCH QUỐC HỘI:
TT Họ và tên
Thời gian
bắt đầu
Thời gian kết
thúc
Chức vụ
2

1 Nguyễn Văn Tố 02/03/1946 08/11/1946
Trưởng ban Thường
trực Quốc hội
2 Bùi Bằng Đoàn 09/11/1946 13/04/1955
Trưởng ban Thường

trực Quốc hội
3 Tôn Đức Thắng 20/09/1955 15/07/1960
Trưởng ban Thường
trực Quốc hội
4 Trường Chinh 15/07/1960 11/04/1971
Chủ tịch Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
Trường Chinh 11/04/1971 04/07/1981 Chủ tịch Quốc hội
5 Nguyễn Hữu Thọ 04/07/1981 18/06/1987 Chủ tịch Quốc hội
6 Lê Quang Đạo 18/06/1987 23/09/1992 Chủ tịch Quốc hội
7 Nông Đức Mạnh 23/09/1992 27/06/2001 Chủ tịch Quốc hội
8 Nguyễn Văn An 27/06/2001 26/06/2006 Chủ tịch Quốc hội
9 Nguyễn Phú Trọng 26/06/2006 Đương nhiệm Chủ tịch Quốc hội
KẾT THÚC BÀI TIỂU LUẬN.
NHẬN XÉT CỦA GVHD: TH.S LƯU THỊ THÙY DƯƠNG
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………….
2

×