Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.54 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu1: Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng HCM
a) Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền
thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng
HCM đó là:
_ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
_ Tinh thần tương thân, tương ái, truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng
của dân tộc Việt Nam, lòng nhân nghĩa.
_ Truyền thống lạc quan, yêu đời, ý chí vương lên vượt qua mọi thử thách.
_Con người Việt Nam cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong lao động sản
xuất, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu cho văn hoá dân
tộc
_ Giá trị truyền thống của dân tộc được HCM phát huy trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng và nhắc nhở cán bộ, đảng viên…
Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao
quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lịng dũng cảm của
người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy HCM quyết chí ra đi tìm
đường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc.
b) Tinh hoa văn hố nhân loại
* Tinh hoa văn hố phương Đơng:
_ Về Nho giáo: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức
trị để quản lý xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây
dựng một xã hội lý tưởng trong đó có cơng bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín,
liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hồ bình, khơng có
chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác. Đặc biệt, Hồ Chí Minh
chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo
đức.


_ Về Phật giáo: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu
thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác, đề cao quyền
bình đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hồ đồng, gắn bó với
đất nước của Đạo phật. Những quan điểm tích cực đó trong triết lý của Đạo phật
được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo để đoàn kết đồng bảo theo Đạo phật, đoàn


kết “tồn dân vì nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh”.
_ Đối với Lão giáo (hoặc Đạo giáo): Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư
tưởng của Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hồ đồng
với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống. Hồ Chí Minh kêu gọi
nhân dân ta trồng cây, tổ chức “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho
chính cuộc sống của con người. Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng
thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo. Người khuyên cán bộ, Đảng
viên ít lịng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêm chính; chí cơng vơ tư;
hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội.
_ Chủ nghĩa Tam dân (của Tơn Trung Sơn): Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo
các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh trong cách mạng dân chủ tư sản
thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của con người và dân
tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản:
+) Chủ nghĩa dân tộc: dân tộc độc lập
+) Chủ nghĩa dân quyền: dân chủ tự do
+) Chủ nghĩa dân sinh: dân sinh hạnh phúc
_ Hồ Chí Minh cịn chú ý kế thừa, phat triển nhiều ý tưởng của các trường phái
khác nhau trong các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại khác như Mặc Tử, Hàn Phi
Tử, Quản Tử,… Và Hồ Chí Minh cũng chú ý tìm hiểu những trào lưu tư tưởng tiến
bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc.
*Tinh hoa văn hố phương Tây
- Hồ Chí Minh quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng trong các cuộc cách

mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ. Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân
quyền, dân quyền trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mỹ, bản “Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền” năm 1791 của Pháp.
- Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt
động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại
tại những trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới
như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,... bằng chính ngơn ngữ của các nước đó.
- Người trực tiếp nghiên cứu tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền
của các nhà khai sáng phương Tây như Vonte, Rutxo, Moongtetxkio, thích đọc
sách văn học của Shakespeare bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa,
Hugo, Zola bằng tiếng Pháp; hai nhà văn Anatole Erance và Leon Tolstoi.
c) Chủ nghĩa Mác – Lênin
_ Là học thuyết chính trị, hệ tư tưởng tinh tuý nhất của văn hoá nhân loại, là đỉnh
cao của tư tưởng loài người.


_ Là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất; là học thuyết tổng
kết quá khứ, giải thích cải tạo hiện tại, chuẩn bị và hướng đến tương lai.
_ Vai trò đối với tư tưởng Hồ Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác - Leenin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về
chất trong tư tưởng HCM.
- Đối với HCM, chủ nghĩa Mác - LEeenin là thế giới quan, phương pháp
luận trong nhân thức và hoạt động cách mạng. Trên cơ sở lập trường, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác - Leenin, HCM đã triệt đê kế thừa, đổi mới, phát
triển những giá trị truyền thoongs tốt đẹp của dân tộc VN, tinh hoa nhân loại kết
hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một hệ thống
các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng VN. Chủ nghĩa Mác- Leenin là tiền
đề lý luận quan trọng nhất, có vai trị quyết định trong hình thành TTHCM.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng VN, HCM khơng những đã vận dụng
sáng tạo mà cịn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lenin trong

thời đại mới.
Câu 2: Các giai đoạn hình thành TTHCM.
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HHCM gồm 5 giai đoạn
1. Thời kì trước năm 1911: Hình thành tư tưởng u nước và có chí hướng
tìm con đường cứu nước mới:
- Hành trang trước khi đi tìm đường cứu nước: Vốn văn hóa dân tộc, nho
học, hiểu biết ban đầu về băn hóa, kinh nghiệm thực tiễn,…
- Lựa chọn con đường sang Pháp, phương Tây: Ngày 5/6/1911, tại bến cảng
nhà Rồng tàu buôn của Pháp sang phương Tây tìm đường cứu nước.
2. Thời kì tháng 6/1911 đến cuối 1920: hình thành tư tưởng cứu nước và
giải phóng dân tộc.
- Nghiên cứu, khảo sát các nước tư bản chủ nghĩa, phát hiện mặt tích cực và
hạn chế của nó.
- Nghiên cứu các nước thuộc địa, nhận thức tiềm năng cách mạng dân tộc bị
áp bức.
- Tham gia các tổ chức cách mạng của người lao động, công nhân.
- Đến với Chủ nghĩa Lenin, trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường
giải phóng dân tộc.
=> Với những nhận thức cách mạng mới, HCM cùng những người phái tả trong
Đảng XH Pháp tại Đại hội ở Thành phố Tua (từ 25/12- 30/12/1920) bỏ phiếu tán
thành người cộng sản VN đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời
của HCM , bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp lập trường cách mạng vô sản.


3. Thời

kỳ cuối 1920 đến đầu 1930: hình thành những nội dug cơ bản tư
tưởng về cách mạng VN.
- Hoạt động thực tiễn phong phú trong phong trào cách mạng thế giới và
Việt Nam

- Hoạt động lý luận: các tác phaamt: bản án chế độ thực dân pháp, đường
cách mệnh, cương lĩnh đầu tiên của Đảng,..
- Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam: con đường, mục tiêu,
nhiệm vụ, đối tượng, lực lượng, phương pháp cách mạng,…
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS VN nêu ục tiêu và con đường cách
mạng là “ làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”, “đánh đổ để quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai caaos tư sản phản
cách mạng”, gương cao ngọn cờ độc lập dân toocjvaf chủ nghĩa xã hội; khẳng định
sự lãnh đạo của ĐCS VN; liên minh cơng nơng là lực lượng nịng cốt; cách mạng
Việt Nam là một bộ phận cách mạng thế giới. Chiến luowcjj đại đoàn kết toàn dân
tộc thấm trong từng câu chữ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Bản
cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo và phát triển
chuur nghĩa /mác- Leenin trong việc giải quyết mối quan hệ giái cấp- dân tộc quốc tế trong đường lối cách mạng VN.
- HCM thành lập ĐCS VN với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo đã
chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối tổ chức lãnh đạo cách mạng VN kéo dài
suốt từ cuối thế kỉ XIX sang đầu năm 1930.
4. Thời kỳ từ ngày 4/2/1930 đến ngày 28/1/1941: vượt qua thử thách, giữ
vững đường lối, phương pháp cách mạng VN đúng đắn sáng tạo .
- Đường lối cách mạng do HCM đề ra là đúng đắn đối với thực tế VN,
nhưng đã bị quốc tế cộng sản phê phán chỉ trích.
- Đồng chí Trần Phú đã dự thảo luận cương lĩnh chính trị mới theo quan
điểm của quốc tế cộng sản.
- Mặc dù bị hỉ trích nhưng HCM vẫn kiên trì lập trường cách mạng giữ vững
quan điểm đã nêu.
- 7/1935: quốc tế cộng sản họp đại hội thứ 7, tự phế bình nội dung đại hội
thứ 6 và đề ra chủ trương thành lập mặt trận dân chủ chống phát xít.
+ 5/1941: HCM chủ trì hội nghĩ trung ương 8 đề ra nhiều chính sách đường
lối.
=> Đi theo tư tưởng HCM dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng tháng 8 đã thành
công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.

5. Thời kì 1941-1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.


Câu 3: Quan điểm về vấn đề độc lập dân tộc
Câu 4: Quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ
Hồ Chí Minh lưu ý phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức vừa
có tài, trong sạch vững mạnh. Người đề cập những yêu cầu chủ yếu đối với đội ngũ
cán bộ, đảng viên.
- Cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng, suốt đời phấn
đấu cho lợi ích của cách mạng, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng; “đặt lợi ích của
Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của
tổ quốc,...”
- Cán bộ đảng viên phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh,
đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây
dựng Đảng.
- Phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.
- Phải ln ln học tập mâng cao trình độ về mọi mặt.
- Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Phải làm đầy tớ trung thành cho
nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiên phong, gương
mẫu, chịu khổ trước nhân dân và vui sau nhân dân; “ đảng viên đi trước, làng nước
theo sau”
- Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, ln có tinh thần
hăng hái, sáng tạo, nêu cao trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước
nhân dân “thắng không kiêu, nại không nàn”
- Phải là những người ln ln phịng và chống các tiêu cực; HCM đặc biệt
coi trọng cơng tác cán bộ, vì Người cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”; “muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Từ rất sớm, HCM đã nêu rõ những tiêu cực của cán bộ, đảng viên và chỉ ra
những biện pháp khắc phục. Sự thối hóa biến chất của cán bộ, đảng viên thể hiện

trên nhiều mặt: Tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống... HCM nghiêm khắc chỉ
rõ “chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhân biết sai lầm thì cần phải ra sức sửa
chữa. Vậy nên, ai khơng phạm những lỗi lầm... thì nên chí ý tránh đi, và gắng sức
cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi... thì phải hết sức sửa chữa... Chúng ta
phải ghi sâu những chữ “cơng bằng, chính trực” vào lịng”.
Bên cạnh đó, “Đảng khơng che dấu những khuyết điểm của chính mình,
khơng sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà sửa chữa, để tiến bộ
và để dạy bảo cán bộ và đảng viên.
HCM đặc biệt coi trọng cơng tác cán bộ vì Người cho rằng: “Cán bộ là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng


hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đảng”. Bởi vì: cán bộ là cái gốc của mọi
việc, “muôn việc thành coong hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong
công tác cán bộ, HCM yêu cầu”
- Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ
- Phải chú trọng huấn luyện cán bộ, huấn luyện một cách thieetsthuwcj, có
hiệu quả.
- Phải đề bạt đúng cán bộ
- Phải sắp xếp, sử dụng cán bộ cho đúng
- Phải kết hợp cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương
- Phải chống bệnh địa phương cục bộ
- Phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ cũ.
Câu 5: quan điểm về lực lượng đại đoàn kết dân tộc
a. Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc
Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc theo HCM bao gồm toàn thể nhân
dân, tất cả những người VN yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các
ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái,..
Khái niệm “dân” và “nhân dân” theo TTHCM có nội hàm rất rộng, vừa là

tập hợp đơng đảo quần chúng nhân dân (cùng một cộng đồng, cùng một quốc gia,
cùng 1 lãnh thổ thống nhất,...), vừa là mỗi 1 con người VN cụ thể, cả hai đều là chủ
thể của khối đại đồn kết dân tộc. Khơng phân biệt dân tọc thiểu số-đa số, tín
ngưỡng, già trẻ gái trai, ai có tài có đức có sức lịng phụng sự Tổ quốc thì ta đồn
kết với họ.
- Dân là gốc rễ, là nền tảng, là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc
- Dân là chủ thể của đất nước là người làm nên đất nước, là người dựng
nước và giữ nước, chủ thể của đất nước là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Dân là nguồn sức mạnh vô tận, là lực lượng quyết định thắng lợi cho mọi
cuộc cách mạng. “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân
dân”; “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” ; “Bao giờ dân nổi can qua,
con vua thất thế lại đi quét chùa”.
- Dân là chỗ dựa vững chắc của ĐCS, của cả hệ thống chính trị cách mạng.
HCM khẳng định, đồng bào ta có lịng nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hy sinh
tất cả để phục vụ tổ quốc cho nên mỗi khi CM cần đến sức người, sức của thì nhân
dân đều nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và của chính phủ.
CM là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân
anh hùng nào.
b. Nền tảng của khối Đại đoàn kết dân tộc


Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xác định rõ đâu là nền
tảng của khối Đ.Đ.K toàn dân tộc và những lực lượng tạo nên nền tảng đó. HCM
chỉ rõ: “Đại đồn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa
số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Nó
cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt cịn phải
đồn kết các tầng lớp nhân dân khác.
Như vậy, lực lượng làm nên nền tảng của khối Đ.Đ.K tồn dân tộc là cơng
nhân, nơng dân và trí thức. Nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối
Đ.ĐK tồn dân tộc càng có thể mở rộng, khi ấy khơng có thế lực nào có thể làm

suy yếu khối Đ.ĐK tồn dân tộc.
Trong khối Đ.ĐK toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tốc “hạt nhân” là
sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đồn kết ngoài xã
hội. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đồn kết tồn dân tộc càng
được tăng cường, để dân tộc ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến
thắng mọi kẻ thù, đi đến thắng lợi cuối cùng của CM.
c. Điều kiện để xây dựng khối Đ.ĐK toàn dân tộc
Để xây dựng khối Đ.ĐK toàn dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp,
tầng lớp cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
=> Một là, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tơn trọng các
lợi ích khác biệt chính đáng.
- Phải chú trọng xử lý các mối quan hệ lợi ích rất đa dạng phong phú trong
xã hội. Chỉ có xử lý tốt các mối quan hệ lợi ích, trọng đó tìm ra điểm tương đồng,
lợi ích chung thì mới đồn kết được lực lượng.
- Theo CT.HCM đại đồn kết phải xuất phát mục tiêu vì nước, vì dân, trên
cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu. Đồn kết
phải lấy lợi ích tối cao cuẩ dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân lao động làm mục
tiêu phấn đấu. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số
chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào trong Mặt
trận.
=> Hai là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhaann ghĩa của
dân tộc.
- Đây là điểm tương đồng lớn nhất, là mẫu số chung của tất cả nhân dân VN,
là cội nguồn sức mạnh dân tộc.
- Truyền thống này được hình thành củng cố và phát triển trong suốt quá
trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền
vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của mỗi con người VN, được
lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả



dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai dịch họa, làm cho đất nước được trường
tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
- “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sống vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
=> Ba là, có lòng khoan dung độ lượng với con người.
- Theo HCM, mỗi cá nhân, cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm,
khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu… cho nên vì lợi ích của cách mạng, cần phải có
lịng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất trong mỗi con người,
có như vậy mới có thể tập hợp, quy tụ được rộng rãi đông đảo mọi lực lượng.
=> Bốn là, Tin tưởng ở nhân dân, biết dựa vào nhân dân.
- Với CT.HCM, yêu dân, tin ở dân, dựa vào dân, sống phấn đấu vì hạnh phúc
của nhân dân là nguyên tắc tối thượng trong cuộc sống. Nguyên tắc này vừa là sự
tiếp nối truyền thống của cha anh “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền cũng là dân
mà lật thuyền cũng là dân”.
- Dồng thời Người quán triệt tư tưởng Mác xít “CM là sự nghiệp của quần
chúng nhân dân - nhân dân là người sáng tạo lịch sử” - Dân là chỗ dựa vững chắc
của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận của khối Đ.ĐK, quyết định thắn lợi của CM.
- Có dân là có tất cả, dân là lực lượng vô cùng đông đảo, lại rất cần cù, chăm
chỉ, thông minh, khéo léo. “Dễ 10 lần khơng dân cũng chịu -khó vạn lần dân liệu
cũng xong”.
Câu 6: quan điểm về nhà nước trong sạch, vững mạnh.
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
Để giữ vững bản chất của NN, đảm bảo cho nhà nước hoạt động hiệu quả,
phịng chống thối hóa biến chất trong đội ngũ Cán bộ nhà nước, HCM rất chú
trọng vấn đề kiểm sốt quyền lực nhà nước.
Tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước: theo HCM, các cơ quan
nhà nước, đội ngũ cán booj viên chức NN ít hay nhiều đều nắm quyền lực trong
tay.

Quyền lực này là do nhân dân ủy thác, nhưng một khi đã nắm quyền lực thì
đều có thể trở nên lạm quyền. Vì thế để đảm bảo tất cả các quyền lực thuộc về tay
nhân dân lao động thì cần ohair kiểm sốt quyền lực nhà nước.
Về hình thức kiểm sốt quyền lực NN, theo HCM thì cần phải:
- Phát huy vai trị, trách nhiệm của DDaCS, Đảng là đội tiên phong của giai
cấp công nhâ, của nhân dân lao động.


- Cán bộ, đảng viên phải chất hành nghiêm chỉnh chính sách, đường lối của
đảng.
- Các cấp ủy Đảng tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát; kieemrtra có hệ
thống, người kiểm tra phải uy tín.
- Đảng phải phát huy vai trị kiểm sốt quyền lực của nhân dân. Nhân dân là
chủ thể tối cao của quyền lực NN vì thế nhân dân có quyền kiểm sốt quyền lực
của NN.
b. Phòng, chống tiêu cực trong nhà nước.
Đặc quyền, đặc lợi: Cán bộ, cơng chức tự cho mình quyền được hưởng
những đặc ân từ cơng việc, chức vụ của mình trong NN: cậy quyền, cậy thế; hách
dịch, làm quyền; lợi dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân.
Tham ô, lãng phí, quan liêu: là giặc nội xâm, giặc ở trong lòng; là bạn đồng
minh của thực dân, phong kiến.
- “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê hèn nhất trong xã hội,… Nó
làm hại đến sự nghiệp xd nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân
dân, hại đến đạo đức CM của người cán bộ”.
- Lãng phí là căn bệnh HCM lên án gay gắt. Lãng phí ở đây được xác định là
lãng phí lao động, lãng phí thì giờ, lãng phí tiền của. Chống lãng phí là biện pháp
để tiết kiệm, là quốc sách của quốc gia.
- Quan liêu là không sát sao cơng việc, xem trọng hình thức, khơng kiểm tra
đến nơi đến chốn, có mắt mà khơng thất, có tai mà khơng nghe thấu, có chế độ mà
khơng giữ đúng, có kỷ luật mà khơng nắm vuwbngx,.. Bệnh quan liêu đã ấp ủ,

dung túng, che chở cho nạn nhân tham ô, lãng phí. Đây là bệnh dốc sinh ra các
bệnh thamm ơ, lãng phí thì trước tiên phải tẩy sacgh bệnh quan liêu.
“Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”. Những căn bệnh gây mất đồn kết, gây
rối cho cơng tác, làm mất quy tín của chính phủ. HCM kịch liệt lên án tệ kéo bè
kéo cánh, tệ nạn bà con bạn hữu mình khơng tài năng gì cũng kéo vào chức này
chức nọ. Người có tài có đức nhưng khơng vừa lịng mình thì đẩy ra ngồi.
Phịng chống tiêu cực trong NN là nhiệm vuj hết sức khó khăn:
- Một là, nâng cao trình độ dân chủ, thực hành dân chue rộng ãi, phát huy
cao độ quyền làm chủ của nhân dân đó là giải pháp căn bản và có ý nghĩa lâu dài.
- Hai là, pháp luật của NN, kỷ luật của Đảng phải nghiêm chỉnh. Công tác
kiểm tra phải thường xuyên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
nghiêm minh đối với những cán bộ vi phạm.
- Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng người đúng tội là cần thiết,
song việc gì cũng xử phạt thì lại khơng đúng. Chủ động giáo dục đạo đức cách


mạng trong đội ngũ cán bộ viên chức, xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức của người
cầm quyền, khơi dậy lương tâm trong mỗi con người.
- Bốn là, thực hiện nêu gương, phê bình và tự phê bình. Cán bộ phải đi trước
làm gương, cán bộ, người đứng đầu có ý thức nêu gương tu dưỡng đạo đức, chống
tiêu cực.
- Năm là, phát huy sức mạnh của CN yêu nước vào cuộc chiến chống lại tiêu
cực trong con người, trong xh và trong bộ máy NN.
Câu 7: quan điểm về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân
tộc VN; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của
con người VN.
Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua 2 lớp quan hệ.
- Về nội dung: lòng yêu nước thương nòi: tinh thần độc lập, tự lực, tự cường:
lịng tự tơn dân tộc

- Về hình thức: ngôn ngữ, phong tục, tập quán…; Lễ hội, truyền thống…
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đụng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng
đối đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ánh những nét độc
đáo, đặc tính dân tọc. Là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác- Lenin.
Trách nhiệm của con người VN là phải traan trọng, khai thách, giữ gìn, phát
huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CM
của từng giai đoạn lịch sử. “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nhước nhà
VN”. Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời triệt để tẩy trừ đi mọi di hại thuộc địa và
ảnh hường nô dịch của vắn hóa đế quốc, tơn trọng phong tục tập qn, văn hóa của
các dân tộc ít người.
Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cần phải biết tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại. Tiếp biến văn hóa là một quy luật của văn hóa. ‘Văn hóa VN ảnh
hưởng lẫn nhau của văn hóa đơng phương và Tây phương chung đúc lại… Tây
phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa VN.
Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của vă hóa cư và văn hóa nay, trau dồi văn hóa VN
thật có tinh thần thuần túy VN hợp với tinh thần dân chủ”. Chủ tịch HCM luôn chú
trọng việc chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
HCM chỉ rõ mục địc của việc tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho
văn hóa VN, xây dựng nền văn hóa VN hợp với tinh thần dân chủ.
Nội dung tiếp thu là tồn diện, bao gồm Đơng, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt,
các khía cạnh.
Tiêu chí tiếp thu là cái gì hay, cái gì tốt ta học lấy.


Trong mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa
nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó lịa điều kiện, là cơ sở để tiếp thu
văn hóa nhân loại.
Câu 8: quan điểm của HCM về vai trò của đạo đức
Đạo đức là một vấn đề được HCM đặc biệt quan tâm trong suốt cuộc đời
hoạt đồng cách mạng của Người.

Đạo đức là vấn đề được HCM quan tâm trong suốt cuộ đời cách mạng
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, CT HCM ln qua tâm đến vấn đề
đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng.
Khi mở lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên vào năm 1925, HCM đã đặt ra 23
điều tư cách người cách mạng lên trang đầu cuốn sách Đường Cách Mệnh. Năm
1947, HCM đã viết ra tác phẩm Đời sống mới để giáo dục cán bộ đảng viên và
nhân dân thực hiện lối sống mới mà thwucj chất là nội dung cuẩ đạo đức cách
mạng.
Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xác hội, của người cách mạng.
HCM là một trong những nhà tư tưởng, nhà cách mạng thế giới bàn nhiều về
vấn đề đạo đức giáo dục, thực hành đạo đức.
Đạo đức được HCM bàn đến là đạo đức mới, đạo đức CM; không phải là
đạo đức cũ, đạo đức phong kiến hay tư sản.
Đạo đức mới đã được lật ngược lại các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp
thống trị, áp bức bóc lột nhân dân lao động.
Đạo đức mới xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn ln ln
trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hù bại, phục vụ cho chế độ đẳng
cấp, tôn ty trật tự hết sức hà khắc của giai cấp phong kiến.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc(1947) Người đã viết “Cũng như sơng
thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có
gốc thì héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi
đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức,
khơng có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?”
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) HCM viết: “Làm cách mạng để
cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là
nhiệm vụ nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp và lâu dài, gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng có đọa đức cách mạng
làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.”
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành công của mọi công việc,

phẩm chất của mỗi con người.


- Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới có thể làm được những việc
cao cả, vẻ vang. Theo HCM, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp con người vững
vàng trong mọi thử thách, gian khổ, khó khăn.
- Tư tưởng đạo đức HCM là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế
làm thước đo. Chính vì vậy, HCM ln đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với
tài, lời nói đi đơi với hành động và hiệu quả trên thực tế.
Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người.
- Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện
thực hiện mục đích đó. Vì vậy, con người cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm
việc gì cũng khó, thiếu đức thì vơ dụng, thậm chí có hại.
- Trong TTHCM, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất là năng lực phải
thống nhất làm một. Trong đó, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng.
Người đòi hỏi tài năng phải gắn chặt và đặt vững trên nên tảng đạo đức.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH
- Theo HCM sức hấp dẫn của CNXH chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức
sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng tự do, giải phóng, mà trước hết là những giá trị
đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú,bằng tấm gương
sống và hành động của mình, chiến đầu cho lý tưởng trở thành hiện thực. Cán bộ,
đảng viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức.
Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con
người.
- Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tơn vinh nâng cao
giá trị của mình mà cịn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp vượt qua mọi khó khăn thử
thách. “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to,
người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.
- HCM hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinh viên
cả “đức, trí, thể, mỹ”. Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài là cực kỳ quan trọng,

khơng có tài thì khơng xây dựng và phát triển được đất nước. Đức bao gồm cả nếp
ăn ở, sinh hoạt hàng ngày, trước hết là với gia định, anh em, bạn bè, rộng ra là với
quốc gia, dân tộc; học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
=> ý nghĩa: Tư tưởng HCM về vị trí, vai trị của đạo đức cách mạng có ý
luận và thực tiễn đối với mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên, với Đảng với dân tộc và
nhân loại.





×