Lời mở đầu
Giữa các quốc gia luôn có mối quan hệ về kinh tế và phi kinh tế. Biểu hiện
của mối quan hệ kinh tế là giao lưu hàng hoá (thương mại quốc tế), đầu tư. Mối
quan hệ phi kinh tế như viện trợ, giao lưu văn hoá, ngoại giao, chính trị. Chủ thể
tham gia vào các mối quan hệ này chủ yếu là các nhà kinh tế, ngoài ra còn có
chính phủ, cá nhân, tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các mối quan hệ kinh tế
và phi kinh tế là cơ sở hình thành các dòng tiền chuyển dịch giữa các quốc gia.
Mối quan hệ phi kinh tế chỉ có dòng dịch chuyển một chiều mà không có dòng
dịch chuyển đối ứng. ở bài viết này chỉ xin đề cập đến mối quan hệ thuộc lĩnh
vực kinh tế mà không đề cập đến mối quan hệ phi kinh tế giữa các quốc gia.
Ngân hàng Ngoại thương với lịch sử 60 năm hình thành và phát triển. Là
ngân hàng đi đầu trong công cuộc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà
nước. Với phương châm phát triển “an toàn, hiệu quả, bền vững” và tôn chỉ
“luôn vì sự thành đạt của khách hàng”.
Với thực tế các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoạt động kinh doanh theo
kiểu “phi vụ, chộp giựt” rất nhiều; vậy điều gì đảm bảo để các doanh nghiệp nước
ngoài có thể tin tưởng để có thể kinh doanh mua bán với các doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là xuất khẩu hàng hoá cho phía đối tác Việt Nam nhận tiền thanh toán sau.
Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện thanh toán cho các đối tác ở nước ngoài như
thế nào và các doanh nghiệp Việt Nam cần có những điều kiện gì để Ngân hàng
Ngoại thương đứng ra thanh toán hàng nhập khẩu thay cho các doanh nghiệp Việt
Nam; liệu trong nghiệp vụ này Ngân hàng Ngoại thương có gặp nhiều rủi ro.
Thực tế ở Việt Nam đặt ra và qua thời gian tìm hiểu ở Vietcombank với
sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ hướng dẫn, em đã chọn đề tài
“hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam” để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu.
Đề án gồm ba chương:
1
Chương 1. Tổng quan về thanh toán nhập khẩu của các ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại
Vietcombank.
2
Chương 1
Tổng quan về thanh toán nhập khẩu của các ngân hàng thương mại
1.1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán nhập khẩu của
ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm thanh toán nhập khẩu
Trong xu hướng phát triển thế giới hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế
diễn ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng phức tạp của chu chuyển
hàng hoá quốc tế. Các quốc gia khi có mối quan hệ về kinh tế, phi kinh tế hình
thành các dòng tiền chuyển dịch giữa các quốc gia.Thanh toán quốc tế là việc
chuyển tiền do các mối quan hệ đó tạo ra.
Thanh toán xuất nhập khẩu là việc chi trả cho các nghiệp vụ và yêu cầu
tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các
tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau
để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các
hình thức chuyển tiền hoặc bù trừ trên các tài khoản tại ngân hàng.
Thanh toán nhập khẩu là một phần trong thanh toán xuất nhập khẩu; thanh
toán nhập khẩu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhưng chỉ thực hiện cho các đối
tượng là hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhập vào.
Như vậy, trong thanh toán nhập khẩu các chủ thể tham gia thanh toán
gồm: người xuất khẩu, người nhập khẩu và các ngân hàng cung ứng dịch vụ
thanh toán cho khách hàng.
Khác với thanh toán trong nước, thanh toán nhập khẩu thường gắn với
việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác.
Hiện nay, thanh toán nhập khẩu thường được chi trả thông qua mạng swift
là mạng điện tử có thể thanh toán trên toàn cầu không mất phí chuyển và đảm
bảo tuyệt đối an toàn. Ngoài ra, việc chi trả còn có thể được thực hiện thông qua
3
điện tín, bưu điện, hoặc qua uỷ nhiệm chi hộ, thu hộ giữa các ngân hàng với
nhau.
Trong thanh toán nhập khẩu các ngân hàng đóng vai trò là người đứng ra thu
hộ, chi hộ và thu phí của khách hàng nhờ thanh toán. Và ngân hàng thường cung cấp
thêm các dịch vụ đi kèm như phát hành thư tín dụng (L/C); thực hiện bảo lãnh cho
các tổ chức, cá nhân trong nước khi nhập khẩu hàng hoá trả tiền sau; cho vay để
thanh toán cho đối tác nước ngoài, cung cấp các dịch vụ tư vấn, làm môi giới,…
1.1.2. Sự cần thiết thanh toán nhập khẩu
Một nước có thể tự sản xuất những hàng hoá cần thiết phục vụ cho đất
nước mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường các nước nhận thấy lợi ích so
sánh về sản xuất hàng hoá của từng nước; có nghĩa là mỗi nước có lợi thế về sản
xuất một số mặt hàng nhất định vì vậy các nước tập trung sản xuất mặt hàng mà
mình có lợi thế. Vì vậy, sẽ phát sinh những mặt hàng mà trong nước không có do
không sản xuất được hoặc sản xuất được trong nước nhưng chi phí cao đòi hỏi
phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân trong nước khi nhập khẩu
hàng hoá và kết thúc bằng việc thanh toán tiền tệ. Do việc vận chuyển nhiều tiền
qua lại giữa các nước có thể gặp nhiều rủi ro; mặt khác xu thế phát triển của các
nước trên thế giới là các tổ chức, cá nhân đều có tài khoản ở ngân hàng. Vì vậy,
để đáp ứng yêu cầu của thực tế và các khách hàng của mình ngân hàng cần có
thêm nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu hơn nữa các ngân hàng lại có đủ khả năng
thực hiện hoạt động thanh toán.
Các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài do xa cách
về địa lý nên gặp khó khăn khi thanh toán trực tiếp cho nhau. Hơn nữa sự bất
đồng về ngôn ngữ, khác về luật lệ trong thanh toán, chi trả và khác nhau về tiền
tệ. Vì vậy, thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện qua hệ thống nhân hàng.
4
Về phía ngân hàng có đủ điều kiện thực hiện hoạt động thanh toán nhập khẩu
cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Ngân hàng có quan hệ trên diện rộng, trong
nền kinh tế thị trường hiện nay không có ngân hàng thương mại nào không có
quan hệ với một ngân hàng ở nước ngoài, ngân hàng có mối quan hệ trên diện
càng rộng thì càng thuận lợi cho thanh toán. Ngân hàng giữ và quản lý tài sản
cho các tổ chức cả đồng bản tệ và ngoại tệ; hơn nữa ngân hàng được phép dự trữ
ngoại tệ. Ngân hàng là tổ chức có chuyên môn thanh toán có thể hiểu được luật
thanh toán chung để vân dụng cho những trường hợp cụ thể; và ngân hàng luôn
đổi mới hoạt động cũng như thiết bị máy móc phục vụ cho thanh toán một cách
tốt nhất. Ngân hàng có mối giao tiếp rộng nên có thể có chi nhánh nước ngoài,
có uy tín thuận lợi cho thanh toán.
Thanh toán nhập khẩu là cần thiết và trong thời đại hiện nay chuyên môn
hoá các công việc ở mức cao thì thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện ở ngân
hàng thương mại đảm bảo nhanh chóng, chính xác và an toàn cao.
1.1.3. Những điều kiện liên quan đến thanh toán nhập khẩu
1.1.3.1. Tiền tệ
Mỗi quốc gia có đồng tiền riêng, việc lựa chọn đồng tiền nào làm phương
tiện để chi trả cho phía xuất khẩu là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên có
mối giao lưu và thực hiện thanh toán tiền cho nhau. Thường đồng tiền được sử
dụng là đồng tiền có tính phổ biến và được thừa nhận rộng rãi, ở Việt Nam chủ
yếu lựa chọn đồng USD trong thanh toán. Hơn nữa, sự biến động tỷ giá giữa
đồng nội tệ và đồng tiền được lựa chọn làm phương tiện thanh toán cũng ảnh
hưởng đến sự lựa chọn đồng tiền thanh toán của các bên. Do mọi chi phí ở trong
nước được tính bằng đồng bản tệ còn thanh toán lại dùng đồng tiền khác vì vậy
tỷ giá giữa hai đồng tiền ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên. Và các giao dịch
có thể diễn ra trước quan hệ thanh toán diễn ra sau vì vậy sự biến động tỷ giá có
5
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phương pháp phòng ngừa là sử dụng hợp
đồng quyền chọn, dựa vào cơ chế xác định tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá.
1.1.3.2. Địa điểm thanh toán
Việc thanh toán bắt đầu từ ngân hàng phục vụ người bán (người thụ
hưởng, người xuất khẩu) hay ngân hàng phục vụ người phải trả (người mua,
người nhập khẩu) là tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa hai bên nhưng thường bên
được nhận sự hỗ trợ từ phía đối tác được quyền nêu lên địa điểm ngân hàng
thanh toán.
1.1.3.3. Thời điểm thực hiện thanh toán
Có thể chia thời điểm thực hiện thanh toán làm các nhóm: thời điểm hàng
xuất tập trung ở cảng, hàng được bốc lên tàu, hàng ra khỏi phao số 0, hàng tới cảng.
1.1.3.4. Lựa chọn phương thức thanh toán
Các bên lựa chọn phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho các bên
tham gia thanh toán. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức thanh toán nào thì cũng sẽ có
một bên có lợi thế hơn và một bên dễ gặp rủi ro hơn. Vì vậy, tuỳ vào từng trường
hợp cụ thể ưu thế trong giao dịch thuộc bên mua hay bên bán mà các bên lựa
chọn phương thức này hay phương thức khác.
1.1.4. Cơ sở pháp lý của thanh toán nhập khẩu
Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung
và đối với kinh tế đối ngoại nói riêng. Có thể nói nếu không có thanh toán quốc
tế thì thì kinh tế đối ngoại không phát triển hay ít nhất chỉ tiến hành với phạm vi
hẹp và mức độ nhỏ. Tuy nhiên,do các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế thuộc
các quốc gia khác nhau nên có sự kác nhau về luật pháp, văn oá, phong tục,… vì
vậy việc thực hiện thanh toán quốc tế phải theo các quy tắc chung do phòng
thương mại quốc tế ban hành, đồng thời cũng phải chịu sự chi phối của luật pháp
từng nước có chủ thể tham gia.
6
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam mới được hình thành
năm 1988, khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định
53/HĐBT chuyển ngân hàng một cấp sang hai cấp. Sau 16 năm – một khoảng
thời gian không dài – NHTM Việt Nam đã tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng, thành phần sở hữu và đặc biệt là chất lượng. Các NHTM, đặc biệt là
NHTM nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều nghiệp vụ ngân hàng quốc tế hiện
đại – trong đó có hoạt động thanh toán nhập khẩu góp phần đưa kim nghạch xuất
nhập khẩu từ 4 tỷ USD năm 1990 lên trên 55 tỷ USD năm 2004. Một thành quả
rất quan trọng là xác lập vị thế và uy tín trên trường quốc tế. So với một số nước
có nền kinh tế chuyển đổi khác, trong hoạt động ngân hàng quốc tế nói chung và
thanh toán nhập khẩu nói riêng, các NHTM Việt Nam có độ tín nhiệm cao, hầu
hết các NHTM trên thế giới đều chấp nhận các phương thức thanh toán nhập
khẩu với Việt Nam, tin tưởng các cam kết của NHTM Việt Nam.
Đạt được những thành tựu nêu trên, ngoài sự nỗ lực của các ngân hàng,
còn có nguyên nhân quan trọng là nhờ hệ thống văn bản pháp lý đã được xây
dựng từng bước khá đồng bộ, tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Xét về góc
độ quốc tế, đó là hệ thống luật lệ nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên
tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bao gồm: Điều ước quốc tế, luật
quốc gia và tập quán thương mại quốc tế. Các quy ước quốc tế về thanh toán
nhập khẩu có trong UCP 500, URC 552, URR525, ISP98, SWIFT,… và hệ
thống ngôn ngữ thống nhất; trong đó có quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của
mỗi bên tham gia trong hoạt động thanh toán trong từng trường hợp cụ thể, quy
trình thanh toán,… mà các bên phải tuân theo khi thực hiện thanh toán quốc tế
nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, những văn bản trên chỉ
là các quy tăc thực hành thống nhất về thanh toán quốc tế do Phòng Thương mại
quốc tế ban hành không phải là văn bản luật mà chỉ là tập hợp các tập quán, quy
ước và thực tiễn ngân hàng trong thanh toán quốc tế. Khác với luật quốc gia hoặc
7
công ước quốc tế, các văn bản quy tắc này không được tự động áp dụng để điều
chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế mà mang tính pháp lý tuỳ ý. Nghĩa là các bên
tham gia có quyền lựa chọn áp hay không áp dụng. Nhưng khi đã lựa chọn thì
các quy tắc sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.
ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có quy định riêng về thanh toán nhập
khẩu trong một Bộ Luật, Pháp lệnh hay Nghị định của Chính phủ. Các quy định
của pháp luật về thanh toán nhập khẩu nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như:
Bộ luật Dân sự năm 1995 phần thứ bảy gồm 13 điều từ Điều 826 đến Điều 838
quy định về các giao dịch có yếu tố nước ngoài. Trong đó có quy định ưu tiên áp
dụng điều lệ quốc tế trong trường hợp có sự trùng lặp.
Luật thương mại năm 1997 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khó IX, kỳhọp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 cũng
có quy định về ưu tiên áp dụng pháp luật thương mại quốc tế.
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, tại Điều 3 quy định áp dụng điều ước
quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nước ngoài. Tuy
nhiên, ưu tiên áp dụng luật nước ngoài, thông lệ, tập quán quốc tế khi nó không
trái với pháp luật Việt Nam.
Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định tại Điều 4: áp
dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế trong hoạt động thanh toán với nước ngoài.
Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ
về quản lý ngoại hối. Quy định tại Điều 3: áp dụng điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế và pháp luật nước ngoài trong hoạt động ngoại hối với nước ngoài.
8
1.2. Các phương thức thanh toán nhập khẩu
1.2.1. Phương thức chuyển tiền
1.2.1.1. Khái niệm
Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó bên nhập
khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho bên
xuất khẩu ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do bên nhập
khẩu yêu cầu.
Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền gồm có các bên tham gia thanh
toán:
Người yêu cầu chuyển tiền: là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực
hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Trong nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu thì
đây là nhà nhập khẩu trong nước.
Người thụ hưởng: là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân
hàng, thường là người xuất khẩu hàng hoá ở nước ngoài hoặc một người khác do
người xuất khẩu yêu cầu.
Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ nhà nhập
khẩu ở quốc gia nhập khẩu.
Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng,
thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở
nước người thụ hưởng
1.2.1.2. Đặc điểm
Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp thanh toán
trước tiền hàng và thanh toán sau. Thanh toán trước tiền hàng thuận lợi cho
người bán và bất lợi cho người mua- bất lợi cho bên nhập khẩu vì dễ xảy ra
trường hợp tiền đã trả nhưng bên xuất khẩu lại giao hàng không đúng mẫu mã,
thời gian,… thậm chí là không giao hàng. Thanh toán sau ngược lại có lợi cho
người nhập khẩu và bất lợi cho người xuất khẩu. Bên nhập khẩu có thể nhận
9
hàng rồi nhưng thanh toán chậm hoặc từ chối thanh toán. Trong thanh toán nhập
khẩu, các ngân hàng thương mại nên tư vấn cho khách hàng của mình ký được
hợp đồng thanh toán sau. Tuy nhiên điều này có phụ thuộc vào lợi thế của các bên
trong giao dịch, bên nào có ưu thế hơn trong giao dịch sẽ lựa chọn hình thức thanh
toán có lợi cho mình. Phương thức này lợi ích nghiêng về một bên trong giao dịch
nên ít được sử dụng đến; chỉ được sử dụng khi các bên có quan hệ lâu dài và tin
tưởng tuyệt đối lẫn nhau hoặc trong mối quan hệ phi hàng hoá và chuyển tiền một
chiều.
Thanh toán theo hình thức chuyển tiền có thể thực hiện theo 2 hình thức
chủ yếu:
- Chuyển tiền bằng thư : là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán
của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân
hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. Thư chuyển tiền là chỉ thị
của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán yêu cầu ngân hàng này
chi trả một khoản tiền được ấn định cho người thụ hưởng được chỉ định trong
thư.
- Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh
toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dụng một bức điện mà
ngân hàng này gửi co ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn
thông như SWIFT. Trường hợp cả ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thanh
toán đều là thành viên của SWIFT, hoặc có trao đổi dữ liệu điện tử với nhau thì
các chỉ thị trao đổi chuyển tiền đều được chuẩn hoá và bảo mật hoàn toàn.
Với hai hình thức chuyển tiền nêu trên phí dịch vụ chuyển tiền bằng thư
thấp hơn phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện nhưng lại không nhanh và an toàn
bằng chuyển tiền bằng điện.
10
1.2.1.3. Quy trỡnh thanh toỏn
1
2 4
3
Chỳ thớch:
1- Ngi xut khu giao hng hoỏ v chuyn b chng t cho ngi nhp
khu.
2- Ngi nhp khu kim tra hng hoỏ - b chng t. Nu phự hp lp th
tc chuyn tin.
3- Ngõn hng nhn chuyn tin lp th tc chuyn tin qua ngõn hng i lý
(hoc chi nhỏnh) nhn tr tin.
4- Ngõn hng tr tin thanh toỏn tin cho ngi th hng.
Trờn õy l quy trỡnh thanh toỏn chuyn tin tr sau nu l thanh toỏn trc
thỡ bc 3 thc hin u tiờn n bc 4 ri mi n bc 1 v bc 2 cui cựng
ngi nhp khu kim tra hng hoỏ v b chng t.
V phớa ngõn hng phc v nh nhp khu khi chuyn tin i ngõn hng s
hch toỏn:
N ti khon tin gi ca khỏch hng
Cú ti khon tin gi ngoi t nc ngoi
11
Ngời yêu cầu chuyển
tiền cho ngòi mua
Ngời thụ hởng
Ngời bán
Ngân hàng nhận
chuyển tiền Ngân hàng trả tiền
Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp.
Và báo nợ cho khách hàng.
1.2.2. Phương thức mở tài khoản, ghi sổ
1.2.2.1. Khái niệm
Mở tài khoản ghi sổ là phương thức thanh toán mà người bán xin mở một
tài khoản (hoặc sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thànhgiao
hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa hai
bên (tháng, quý, bán niên) người mua trả tiền cho người bán. phương thức thanh
toán này áp dụng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Trường hợp cụ thể áp dụng
là bán hàng qua đại lý, cơ sở sản xuất ở nước ngoài với đại lý ở nước khác. phía
nhập khẩu phải trả khi bán hết hàng. Là hình thức thanh toán đơn giản nhất
nhưng có nhiều rủi ro. Chấp nhận rủi ro để chiếm lĩnh thị trường; hoặc mở rộng
hơn có quan hệ công ty mẹ - công ty con, những đơn vị có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau về sản xuất kinh doanh. Tính về doanh số thì cách thức này không
chiếm số lớn, nhưng chuyển tiền làm nhiều lần.
1.2.2.2. Đặc điểm
Đây là phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng
với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán; các ngân hàng chỉ
đơn giản thực hiện chuyển tiền nếu hai bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển
tiền qua ngân hàng khi đến hạn trả tiền định kỳ. Các bên tham gia trong thanh
toán ở đây chỉ gồm người mua và người bán.
Tài khoản ở phương thức thanh toán này chỉ mở đơn biên không mở song
biên tức là chỉ mở tài khoản ở một bên mà không có tài khoản đối ứng ở bên kia.
12
Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi,
không có giá trị thanh quyết toán.
1.2.2.3. Quy trình thanh toán
1
2
3
Chú thích:
1- Người bán hàng hoá và dịch vụ cùng với các chứng từ.
2- Báo nợ trực tiếp.
3- Người mua dùng hình thức chuyển tiền để trả khi đến hạn.
Phương thức thanh toán mở tài khoản thường được áp dụng thanh toán trong
quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương vụ như
dùng trong mua bán hàng đổi hàng, thường xuyên, trao làm nhiều lần trong năm;
dùng trong thanh toán tiền gửi hàng bán tại nước ngoài; dùng trong thanh toán
tiền phi mậu dịch như tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng
trong nghiệp vụ môi giới, uỷ thác, tiền lãi cho các khoản vay và đầu tư.
13
Ngêi mua Ngêi b¸n
Ng©n hµng bªn mua Ng©n hµng bªn b¸n
1.2.3. Phương thức nhờ thu
1.2.3.1. Khái niệm
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất
khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu tiến hàng uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiều hoặc chứng từ do người xuất
khẩu lập.
Các bên tham gia trong thanh toán nhờ thu gồm:
- Người bán (người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ): là người có yêu
cầu uỷ nhiệm thu.
- Ngân hàng nhận uỷ thác thu: là ngân hàng phục vụ bên bán.
- Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu hộ, thường là ngân hàng đại lý
hoặc chi nhánh của ngân hàng uỷ nhiệm thu (ở nước người mua).
- Người trả tiền: người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng.
1.2.3.2. Phân loại
Nhờ thu có hai loại nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó bên bán uỷ thác cho ngân
hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do người bán
lập. Các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao
trực tiếp chi bên mua, không qua ngân hàng. Phương thức nhờ thu trơn là
phương thức thanh toán không bình đẳng, vì trong thanh toán bên mua có lợi thế
hơn bên bán, bên mua có thể nhận hàng mà không trả tiền. Để công bằng hơn
hạn chế rủi ro cho bên bán người ta bổ sung phương thức thanh toán nhờ thu
kèm chứng từ.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà hối phiếu do người
bán phát hành đòi tiền bên mua kèm bộ chứng từ hàng hoá đã xuất, ngân hàng
chỉ chấp nhận giao bộ chứng từ hàng hoá cho bên nhập khẩu để nhận hàng sau
14
khi ngi nhp khu chp nhn kớ tr tin trờn hi phiu. õy cng cha l
phng thc an ton bi hng ó sn xut v chuyn sang nc nhp khu nu
nh nhp khu t chi mua hng hoỏ ú thỡ nh xut khu phi tỡm bin phỏp
x lý. Nhng bin phỏp x lý gõy l vn cho nh xut khu; tht thoỏt do tin
lu kho, lu bói tỡm i tỏc mi, giỏ hng gim i tỏc mi chu mua. Phng
thc nh thu vn c chp nhn vỡ cỏc n v cú mi quan h vi nhau, nhng
rng buc phỏp lý, hp ng khụng ln v giỏ tr.
1.2.3.2. Quy trỡnh thanh toỏn
1
4 5 2 7
3
6
Cỏc bc trong thanh toỏn nh thu:
1- Bờn bỏn chuyn giao hng hoỏ, ng thi chuyn ton b chng t hng
hoỏ cho bờn mua.
2- Bờn bỏn lp hi phiu ũi tin ngi mua, u nhim qua ngõn hng phc
v mỡnh thu h tin t ngi mua.
15
Ngời bánNgời mua
Ngân hàng xuất trình
Ngân hàng thu hộ
Ngân hàng nhận uỷ
thác thu
3- Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng phục vụ bên
mua nhờ thu tiền từ người mua.
4- Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu lý chấp
nhận hối phiếu.
5- Bên mua thanh toán tiền.
6- Chuyển tiền trả qua ngân hàng phục vụ bên bán.
7- Thanh toán tiền cho bên bán.
Về phía ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sau khi trao chứng từ cho nhà
nhập khẩu, hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi khách hàng hoặc tài khoản thích hợp
Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài
Có tài khoản thu dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi nhận ngoại bảng
Xuất tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ nước ngaòi gửi đến đợi thanh toán
Báo nợ cho khách hàng là nhà nhập khẩu.
Về phía ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sau khi nhận được thông báo trả
tiền, hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
Có tài khoản tiền gửi của khách hàng
Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi nhận ngoại bảng
Xuất tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu
Và báo có cho khách hàng.
1.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ
16
1.2.4.1. Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay L/C là phương thức thanh
toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc
tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. lý do là nó bảo đảm quyền lợi một cách
tương đối cho cả người mua và người bán.
Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người
xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
các điều khoản và điều kiện của L/C.
Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi được
thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi đó
phương thức thanh toán này được thiết lập. Tính chất độc lập của thư tín dụng
được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C (nhà
xuất khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán.
Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu trình và nội
dung của L/C đã được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh toán của Ngân
hàng không phụ thuộc vào thực trạng của hàng hoá. Nếu thực trạng của hàng hoá
không đúng với chứng từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau.
Trong trường hợp người mua không thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng
vẫn phải trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng các điều khoản đã quy
định trong L/C, ngân hàng gặp phải rủi ro trong trường hợp này.
1.2.4.2. Đặc điểm
Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng
từ, khoong dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ.
L/C phải chỉ rõ là huỷ ngang hay không huỷ ngang, nếu không nói gì thì
được coi như là không huỷ ngang.
17
Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong
L/C nếu: chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các
chứng từ mâu thuẫn nhau.
Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không qua 7 ngày
làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác minh chứng từ
phù hợp hay không phù hợp, nếu quá thời gian ngân hàng phát hàng không có
quyền thông báo sai sót.
Ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra những chứng từ không quy định
trong L/C.
Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ phải thông báo bằng phương
tiện truyền thông trước luc đóng cửa của ngày làm việc thứ 7 và phải đưa ra lý
do từ chối.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi
chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
Thực chất của phương thức thanh toán L/C là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu
cho ngân hàng của nhà nhập khẩu vay để ngay lập tức thanh toán cho nhà xuất
khẩu.
Đối với nhà nhập khẩu để mở được L/C nhà nhập khẩu phải kí quỹ – lấy
một phần tiền gửi chuyên sang tài khoản ký quỹ mở L/C. Mức kí quỹ có thể từ
0% - 100% giá trị thanh toán của thư tín dụng. Những khoản hàng nhập ngân
hàng chấp nhận cho vay thì sẽ không phải kí quỹ. Những khoản hàng nhập ngân
hàng không chấp nhận cho vay và L/C la loại thanh toán ngay thì phải kí quỹ
100%. Thông thường mức kí quỹ là 25% cao hoặc thấp hơn là tuỳ vào từng
trường hợp và tuỳ vào mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng, đây còn là
công cụ cạnh tranh của các ngân hàng. Có kí qũy vì thời gian từ lúc nhận hàng
đến lúc thanh toán dài. Nhà xuất khẩu chỉ nhận được tiền khi chứng minh được
hàng hoá đã xuất phù hợp với những yêu cầu được thể hiện trong L/C. Ngân
18
hàng phục vụ nhà nhập khẩu phải có đủ uy tín đối với nhà xuất khẩu mới được
nhà xuất khẩu chấp nhận là ngân hàng mở L/C. Trong trường hợp ngân hàng
phục vụ nhà nhập khẩu không đủ uy tín thì cần có một ngân hàng khác bảo lãnh.
Ngân hàng bảo lãnh phải do nhà xuất khẩu chỉ định.
Các bên tham gia trong thanh toán L/C:
- Nhà nhập khẩu: là người mua hàng hoá, dịch vụ, người yêu cầu mở L/C.
- Ngân hàng phát hành: là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, mở L/C theo
yêu cầu của nhà nhập khẩu và thanh toán khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ đòi
tiền hoàn hảo.
- Nhà xuất khẩu: người bán, người hưởng lợi trong thanh toán.
- Ngân hàng thông báo: là ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ L/C từ ngân
hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tới thông báo cho nhà xuất khẩu biết nhà
nhập khẩu đã mở L/C.
- Ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu thường kiêm luôn thông báo,
thực hiện chi trả tiền cho nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngưowif mở L/C
thưo yêu cầu của người mở L/C trong trường hợp nhà xuất khẩu không biết đến
hoặc không tin tưởng vào uy tín của ngân hàng mở L/C.Thường ngân hàng xác
nhận phải là ngân hàng có uy tín lớn trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
Muốn xác nhận ngân hàng mở L/C phải mở thủ tục phí rất cao và đôi khi phải
đặt cọc trước.
Ngoài ra, còn có thể có ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ra mua hối
phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả
tiền theo yêu cầu của người mở L/C.
Những quy định, hướng dẫn cụ thể về thanh toán theo phương thức L/C
được nêu rõ trong UCP500 – hướng dẫn thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ
19
ấn phẩm số 500. Tuy nhiên, những quy định trong UCP500 không mang tính
pháp lý bắt các bên phải thực hiện.
1.2.4.3. Phân loại
Có nhiều loại L/C nhưng cơ bản có hai loại: L/C có thể huỷ ngang và L/C
không thể huỷ ngang.
L/C có thể huỷ ngang là L/C đã mở nhưng nhà nhập khẩu có quyền huỷ trước
khi thanh toán mà không cần sự chấp thuận của nhà xuất khẩu. Sử dụng L/C huỷ
ngang nhà xuất khẩu dễ gặp phải những rủi ro do việc đã giao hàng nhưng nhà nhập
khẩu có thể chỉnh sửa các điều khoản hoặc huỷ bỏ L/C. Vì vậy, L/C có thể huỷ ngang
chỉ được sử dụng trong những trường hợp người mua và người bán có quan hệ tốt với
nhau hoặc việc giao nhận hàng giữa công ty mẹ và công ty con.
L/C không thể huỷ ngang là L/C đã mở hoặc không được điều chỉnh hoặc
không được huỷ bỏ nếu không được sự chấp nhận của nhà xuất khẩu. L/C không
thể huỷ ngang đảm bảo quyền lợi cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu, thể hiện
tính ưu việt của phương thức L/C vì vậy nó được áp dụng rất rộng rãi.
Ngoài ra, còn có L/C có điều khoản đỏ, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng, L/C
giáp lưng, L/C dự phòng, L/C xác nhận, L/C trả chậm.
L/C có huỷ ngang hay không được quy định rõ trong L/C khi mở. Bộ
chứng từ L/C chuyển sang bên ngân hàng của nhà xuất khẩu phải đóng dấu huỷ
ngang. Nếu trong hợp đồng thoả thuận là huỷ ngang nhưng quên đóng dấu sẽ
được coi là không huỷ ngang.
L/C trả chậm là L/C mà nhà nhập khẩu được quyền nhận hàng, bán hàng
đi sau đó mới thanh toán tiền cho ngà xuất khẩu. Khi bộ chứng từ chuyển đến
đòi tiền bên nhập khẩu chỉ cần kí nhận chấp nhận trả tiền để nhận hàng sau đó
mới phải trả tiền sau.
1.2.4.4. Quy trình thanh toán
20
Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C
Sau khi ký hợp đồng thương mại về mua bán hàng hoá, nhà nhập khẩu
đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C. Ngân hàng phục vụ nhà nhập
khẩu sẽ căn cứ yêu cầu của khách hàng và hợp đồng thương mại để mở một L/C
và gửi tới ngân hàng thông báo L/C. tại ngân hàng thông báo sẽ hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng nhập khẩu
Có tài khoản ký quỹ thanh toán L/C.
Ngân hàng thông báo kiểm tra tính hợp lệ của L/C và thông báo cho nhà
xuất khẩu. Nhà xuất khẩu kiểm tra xem L/C có tuân thủ các điều khoản thương
mại đã thoả thuận trong hợp đồng hay không, các điều kiện đã ghi cụ thể trong
L/C có thể được thoả mãn hay không và sau đó tiền hành xuất hàng. Nhà xuất
khẩu chuẩn bị bộ chứng từ được đề cập trong L/C, kiểm tra chứng từ xem có
khác gì so với L/C không, ký phát hối phiếu và xuất trình hối phiếu cùng bộ
chứng từ cho ngân hàng thông báo.
21
Ngân hàng thông báo có trách nhiệm đối chiếu hối phiếu và chứng từ theo
các điều khoản quy định trong L/C và gửi chúng tới ngân hàng phát hành. Ngân
hàng phát hàng ghi sổ theo dõi ngoại bảng
Nhập tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
Ngân hàng phát hành kiểm tra nếu bộ chứng từ không hoàn hảo thì sẽ gửi
lại trả cho ngân hàng thông báo. Nếu là bộ chứng từ hoàn hảo sẽ tiến hành thanh
toán ngay lập tức đối với L/C trả ngay hoặc thanh toán vào một ngày nào đó nếu
là L/C trả chậm, khi thanh toán sẽ hạch toán:
Nợ tài khoản ký quỹ thanh toán L/C
Có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng nước ngoài
Đồng thời xuất tài khoản ngoại bảng: xuất tài khoản chứng từ có giá trị
nước ngoài gửi đến đợi thanh toán
Và báo nợ cho khách hàng (nhà nhập khẩu).
Ngân hàng thanh toán thường là ngân hàng thông báo khi nhận được lệnh
trả tiền sẽ hạch toán vào tài khoản cho khách hàng và báo có cho khách hàng là
nhà xuất khẩu.
Ngân hàng phát hành còn hạch toán việc thu phí mở L/C hoặc phí thanh
toán được hạch toán:
Nợ tài khoản tiền gửi khách hàng hoặc tài khoản thích hợp
Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán
Có tài khoản thuế GTGT phải nộp.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán nhập khẩu
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Thanh toán quốc tế là một hoạt động của ngân hàng nên nó tất yếu bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố thuộc bản thân ngân hàng. Đặc biệt trong thanh toán nhập
khẩu thì vai trò của ngân hàng là không thể thiếu vì rất hiếm khi các bên tự thanh
22
toán tiền với nhau. Các ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán đứng ra đòi
tiền nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Do đí muốn việc thanh toán
được thực hiện tốt, nhanh chóng, an toán, chính xác, kịp thời các ngân hàng cần:
Vốn: trước hết để thực hiện tốt hoạt động thanh toán nhập khẩu ngân hàng
cần có nguồn ngoại tệ đủ để có thể đáp ứng nhu cầu về thanh toán cho khách
hàng. Hơn nữa so với các hình thức thanh toán khác thì thanh toán nhập khẩu
đòi hỏi một chi phí đầu tư cao cho việc mua sắm trang thiết bị và công nghệ hiện
đại vì thế vốn là điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng để bắt kịp với những
tiến bộ về công nghệ thanh toán trên thế giới.
Nhân lực: là một phương tiện thanh toán hiện đại, thanh toán nhập khẩu
mang tính tiêu chuẩn hoá cao, có quy trình thanh toán thống nhất. Vì vậy, đòi hỏi
cán bộ ngân hàng phải có một trình độ phù hợp với yêu cầu của thanh toán nhập
khẩu như trình độ về chuyên môn thanh toán, về ngoại ngữ, về luật pháp,… Hơn
nữa, trình độ của nhân viên cũng là một trong các yếu tố quan trọng để thu hút
khách hàng. Với nhân viên có trình độ cao sẽ thoả mãn nhu cầu khi khách hàng
tìm đến vì vậy khách hàng sẽ có xu thế tiếp tục đến với ngân hàng và giới thiệu
với những người quen về dịch vụ thanh toán nhập khẩu ở ngân hàng. Hoặc
ngược lại khi khách hàng không được hài lòng.
Vị thế và quan hệ của ngân hàng ở trong nước và trên thị trường thế giới:
vị thế của ngân hàng ở trong nước sẽ quyết định số lượng khách hàng đến với
ngân hàng. Thanh toán nhập khẩu rất quan trọng đối với một doanh nghiệp do số
tài sản lớn của doanh nghiệp nằm ở lô hàng đó; do vây quyết định của doanh
nghiệp khi lựa chọn ngân hàng phục vụ mình là dựa vào lý trí mà không vì tình
cảm. Vì vậy, vị thế của ngân hàng rất quan trọng trong quyết định lựa chọn ngân
hàng của nhà nhập khẩu. Hơn nữa, nếu ngân hàng không có vị thế trên trường
quốc tế thì không đủ tin cậy cho nhà xuất khẩu vì vậy nhà xuất khẩu có thế
23
không đồng ý cho ngân hàng đó bảo lãnh hoặc chấp nhận là ngân hàng phát hành
(trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ).
Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về phát triển dịch vụ thanh toán nhập
khẩu: đây là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc mở rộng và phát triển
dịch vụ thanh toán nhập khẩu của một ngân hàng. Nếu ngân hàng đó có tất cả
các yếu tố rất thuận lợi cho phát triển dịch vụ thanh toán nhập khẩu nhưng ban
lãnh đạo ngân hàng lại nhận thấy ngân hàng mình không thể phát triển nghiệp vụ
này được và có những quyết định bất lợi cho thanh toán nhập khẩu. Hoặc chủ
trương của lãnh đạo ngân hàng là ưu tiên phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập
khẩu vì vậy sẽ có những quyết định nhằm thúc đẩy nghiệp vụ thanh toán nhập
khẩu hơn.
Để có thể thực hiện tốt được thanh toán nhập khẩu những yếu tố chủ quan
về phía ngân hàng rất quan trọng. Ngân hàng ngoài việc đáp ứng tốt các yếu tố
về thanh toán nhập khẩu còn cần có các chủ trương, chính sách thu hút khách
hàng.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Sự phát triển kinh tế của một quốc gia: nếu một quốc gia có nền kinh tế tự
cấp tự túc thì hoạt động ngoại thương không phát triển, vì vậy các hoạt động
nhập khẩu ở trong nước hầu như không có. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán nhập
khẩu không thể phát triển được cho dù ngân hàng đó có tốt đến đâu đi chăng
nữa. Khi một quốc gia có nền kinh tế mở, hoạt động ngoại thương phát triển thúc
đẩy nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu phát triển.
Trình độ sản xuất, nguồn tài nguyên của một quốc gia cũng ảnh hưởng tới
thanh toán nhập khẩu. Một quốc gia có trình độ sản xuất cao, có nhiều tài nguyên
thường là một quốc gia xuất siêu, hoạt động xuất khẩu sẽ phát triển hơn hoạt
24
động nhập khẩu vì vậy mà thanh toán xuất khẩu cũng sẽ phát triển hơn thanh
toán nhập khẩu. Là một quốc gia thiếu tài nguyên thì vẫn phải nhập khẩu nhiều
cho dù trình độ sản xuất phát triển. Việt Nam là một quốc gia nhập siêu, doanh
số thanh toán nhập khẩu lớn hơn so với doanh số thanh toán xuất khẩu.
Ngoài ra, vị trí địa lý của một quốc gia thuận lợi sẽ tiết kiệm được thời
gian và chi phí, hạn chế rủi ro vận chuyển trong hoạt động ngoại thương.
Tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và ảnh
hưởng đến thanh toán nhập khẩu. Tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thay
đổi sẽ làm thay đổi hoạt động ngoại thương. Khi tỷ giá giảm làm giảm giá trị của
đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ khi đó chi phí để mua cùng một loại hàng hoá ở
trong nước sẽ rẻ tương đối hơn so với mua ở nước ngoài vì vậy sẽ có xu hướng
thúc đẩy nhập khẩu của một nước. Ngược lại khi tỷ giá tăng làm tăng giá đồng
ngoại tệ so với đồng nội tệ sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Tình hình chính trị xã hội của một quốc gia cũng ảnh hưởng tới thanh
toán nhập khẩu. Chính trị ổn định hay không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển
kinh tế của một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà
đầu tư vì chính trị bất ổn gắn với rủi ro cao trong vân chuyển, giao nhận hàng
hoá, thanh toán… nên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cũng như
quyết định xuất nhập khẩu của đơn vị. Khi nền kinh tế có tình hình chính trị xã
hội ổn định thì hoạt động kinh tế sẽ có một nền tảng vững chắc để phát triển. Sự
bất ổn định của chính trị xã hội sẽ làm trì trệ và tàn phá nền kinh tế. Trong mua
bán ngoại thương thì rủi ro do chính trị xã hội bất ổn định là những rủi ro bất khả
kháng vì thông thường không có bảo hiểm cho những rủi ro thuộc loại này. Do
vậy, trong bất kỳ trường hợp nào thì các nhà kinh doanh đều tránh giao dịch với
các tổ chức kinh tế tại các quốc gia có tình hình kinh tế xã hội không ổn định.
Chủ trương chính sách ngoại thương của nhà nước có tác dụng khuyến
khích hay hạn chế hoạt động nhập khẩu và nó có tác động trực tiếp hay gián tiếp
25