Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bài giảng chăn nuôi khuyến nông doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.23 KB, 55 trang )

GIÔÙI THIEÄU VEÀ TAØI LIEÄU

Tài liệu bạn đang xem được download từ website


WWW.AGRIVIET.COM


WWW.MAUTHOIGIAN.ORG








»Agriviet.com là website chuyên đề về nông nghiệp nơi liên kết mọi thành viên
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi thường xuyên tổng hợp tài liệu về tất cả
các lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp để chia sẽ cùng tất cả mọi người. Nếu tài liệu
bạn cần không tìm thấy trong website xin vui lòng gửi yêu cầu về ban biên tập website để
chúng tôi cố gắng bổ sung trong thời gian sớm nhất.
»Chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn thành viên đã g
ửi tài liệu về cho chúng tôi.
Thay lời cám ơn đến tác giả bằng cách chia sẽ lại những tài liệu mà bạn đang có cùng
mọi người. Bạn có thể trực tiếp gửi tài liệu của bạn lên website hoặc gửi về cho chúng tôi
theo địa chỉ email

Lưu ý:
Mọi tài liệu, hình ảnh bạn download từ website đều thuộc bản quyền của tác giả,
do đó chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ khía cạnh nào có liên quan đến nội


dung của tập tài liệu này. Xin vui lòng ghi rỏ nguồn gốc “Agriviet.Com” nếu bạn phát
hành lại thông tin từ website để tránh những rắc rối về sau.
Một số tài liệu do thành viên gửi về cho chúng tôi không ghi rỏ nguồn gốc tác giả,
một số tài liệu có thể
có nội dung không chính xác so với bản tài liệu gốc, vì vậy nếu bạn
là tác giả của tập tài liệu này hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu có một trong các yêu cầu
sau :

• Xóa bỏ tất cả tài liệu của bạn tại website Agriviet.com.
• Thêm thông tin về tác giả vào tài liệu
• Cập nhật mới nội dung tài liệu

www.agriviet.com


Download»

1
PHẦN 1 :CÔNG TÁC GIỐNG BO Ø

I.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG.
1- Chọn bò cày kéo :
Bò cày kéo tốt có thân hình hơi dài (trường mình) trước cao hơn sau,
vạm vỡ, 4 chân đều nhau và cao. Đầu to, miệng rộng, mặt gân guốc. Ngực
và vai nở nang, bụng tròn phát triển cân đối. Tính nết hiền lành khi luyện
tập và chăn dắt, nhanh nhẹn khi làm việc. Thường chọn nhóm lai Sind hoặc
lai Ongole.


2- Chọn bò nuôi thòt

Bò nuôi thòt cơ thể phải nở nang "vai u thòt bắp", nhìn chung có dạng
hình chữ nhật, ngực sâu rộng, mông đùi nở nang, chân thấp. Yêu cầu đối với
bò thòt là phải có khả năng tăng trọng cao trong thời gian vỗ béo, đạt khối
lượng xuất chuồng cao và tỉ lệ thòt cao.


3- Chọn giống bò sinh sản :
a) Chọn bò cái :
Bò cái sinh sản tốt, nhìn chung là những con có sức khoẻ tốt, các bộ
phận thân mình cân đối, đặc biệt là phần mông, khung chậu to và vú đều
phát triển tốt. Cụ thể là: đầu và cổ phải thanh nhẹ cân đối, ngực sâu rộng
và nở nang, lưng thẳng dài và rộng, bụng to tròn, răng đều đặn trắng bóng.
Mông nở nang rộng và dài, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng. Bầu vú
Download»

2
phát triển, 4 núm vú phân bố đều đặn. Bốn chân vững chắc không vòng
kiền.
Về tầm vóc yêu cầu phải to, vì thường mẹ to đẻ con. Bò mẹ trong thời
gian mang thai được chăm sóc tốt, phát triển bình thường thì trọng lượng bê
sơ sinh trung bình bằng 6 – 7% trọng lượng bò mẹ.
Khi cho phối với bò đực Sind, chọn bò cái có trọng lượng từ 180kg trở
lên; trường hợp cho lai với các giống bò thòt hoặc bò sữa cao sản, chọn bò
cái có trọng lượng từ 220kg trở lên.
b) Chọn bò đực giống.
Đực giống tốt có tác dụng rất lớn trong việc cái tạo đàn bò. Tùy theo
phương thức phối giống, một bò đực giống có thể phụ trách từ 30 đến 3.000
bò cái. Do đó chỉ cần một ít bò đực giống tốt, trong một thời gian ngắn là có
tác động mạnh đến chất lượng và năng suất của đàn bò.
Đực giống tốt phải có ngoại hình cân đối, tầm vóc và trọng lượng lớn.

Nhìn chung phải khỏe mạnh, vạm vỡ, tính chất nhanh nhẹn hăng hái. Đầu
cổ to rắn chắc, ngực nở, vai rộng, bụng thon, mông dài, lưng thẳn. Bốn chân
khỏe, thẳng và móng chân khít. Đối với bò đực giống cần xem kỹ dòch hoàn
về kích thước, độ co giãn và sự phát triển cân đối của hai hòn cà là cần
thiết. Dòch hoàn tương đối đều và mềm mại nhưng không quá sa xuống, vì
dòch hoàn sa xuống là do dây chằn dòch hoàn yếu chứng tỏ con vật có sức
khỏe yếu.
Để chọn bò đực và cái làm giống, nên chọn lựa từ lúc bê 10 – 12 tháng
tuổi qua các chỉ tiêu về phát triển và kiểm tra các chỉ tiêu về phát dục qua
các giai đoạn đến 20 tháng tuổi.

4- Chọn bò nuôi sữa.
a) Chọn theo nguồn gốc :
Kiểm tra mguồn gốc là cách xem xét thành tích của đời trước (cha,
mẹ, ông, bà ) để đánh giá bản thân con bò sữa. Đây là một căn cứ không
thể thiếu được trong chọn bò sữa. Thông thường nếu chọn bò đực giống phải
kiểm tra nguồn gốc từ ba đến năm đời.
b) Chọn theo ngoại hình thể chất và năng suất sữa :
Bò sữa có loại hình thanh, đầu cổ cân đối, ngực nở, bụng phát triển,
tròn; đặc biệt vú to các núm đều tỉnh mạch vú nổi rõ, chân vững chắc. Nhìn
chung bò sữa có dạng hình tam giác, phía đầu nhỏ phía sau to. Thường giám
đònh bò sữa vào các lứa tuổi: sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, lứa đẻ 1,
lứa đẻ 3.
Download»

3


Các giống bò sữa khác nhau và các lứa tuổi khác nhau thì thể trọng
cũng khác nhau. Kiểm tra đònh kỳ và so sánh với bảng tiêu chuẩn kiểm tra

thể trọng của từng giống
Năng suất của bò thay đổi theo chu kỳ cho sữa (lứa đẻ) cao nhất là ở
chu kỳ 3. Trong mỗi chu kỳ sản lượng sữa của các tháng cũng khác nhau,
cao nhất là tháng thứ 2, thứ 3 sau đó giảm dần, dựa theo tiêu chuẩn xếp cấp
về năng suất sữa để đánh giá.

II. GIÁM ĐỊNH TUỔI VÀ KHỐI LƯNG BÒ.
1- Cách giám đònh tuổi qua răng.

Có nhiều phương cách giám đònh tuổi bò, giám đònh tuổi qua răng là
tương đối chính xác. Răng bò ló 2 loại : Răng sữa và răng vỉnh viển. Bò từ
2 đến 5 tuổi căn cứ vào việc thay răng để đoán tuổi, sau đó căn cứ vào độ
mòn của răng (hình 1 ).

Hình 1. Răng bò theo các lứa tuổi
Download»

4
Thông thường người chăn nuôi phân chia răng bò thành các cặp sau
(hình 2):
Bò 2 năm tuổi thay 2 răng (thay cặp răng giữa )
Bò 3 năm tuổi thay 4 răng (thay tiếp cặp áp giữa )
Bò 4 năm tuổi thay 6 răng (thay tiếp cặp áp góc )
Bò 5 năm tuổi thay 8 răng (thay luôn cặp răng góc ).


Hình 2. Bốn cặp răng cửa của bò.
2- Cách xác đònh khối lượng bò.

Có thể dùng công thức đơn giản sau để tính thể trọng của bò từ 2

tuổi trở lên.
Khối lượng (kg) = VN
2
x DTC x 90 ± 5%
Trong đó :
VN : là chiều đo vòng ngực, đo bằng thước dây, tính bằng m.
DTC : là chiều dài thân chéo, đo bằng thước dây từ điểm trước
của xương bả vai đến điểm cuối xương ngồi (hình ).
Đối với bò mập mạp thì cộng thêm 5% trên số Kg tính được.
Đối với bò gầy ốm thì trừ bớt 5% trên số Kg tính được.

Download»

5


III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG BO Ø:
A. BÒ BẢN XỨ:

Bò Việt Nam còn gọi là bò ta vàng, bò cỏ hay bò cóc có một số
đặc điểm chung :
_ Tai nhỏ, u yếm kém phát triển.
_ Lông có màu vàng, vạt nhạt hoặc vàng đậm.
_ Chòu đựng kham khổ, ít bệnh.
_ Nhu cầu dinh dưỡng thấp, mắn đẻ.
_ Khối lượng trung bình con cái từ 180 - 220kg, con đực từ 220 -
350kg
_ Sữa chỉ đủ cho con bú.
Bò Việt nam chưa có giống thuần được đặt tên riêng mà gọi
theo đòa danh của một số tỉnh có bò tốt như : Bò Thanh Hóa, bò Nghệ An,

bò Cao Bằng, bò Phú Yên, bò Bà Ròa, bò Châu Đốc, bò Vùng Cao Nguyên

Bò ta vàng có một số ưu điểm và thích nghi với điều kiện chăn
nuôi ở Việt nam, nhưng xét về mặt năng suất sản xuất chưa cao :
_ Sức cày kéo yếu.
_ Tỷ lệ thòt xẻ từ 42 - 45%.
_ Trọng lượng thấp.
_ Sản lượng sữa thấp.
Do đó muốn chăn nuôi bò đạt hiệu quả kinh tế phải cho lai tạo
với một số giống bò ngoại phù hợp với mục đích và điều kiện chăn nuôi.
Download»

6

B.MỘT SỐ GIỐNG BÒ NGOẠI .

1. Giống bò chuyên sữa .

1.1- Bò Hà Lan
(Holstein Friesian):
Bò có nguồn gốc từ Hà Lan, màu lông đen vá trắng hoặc trắng vá
đen, có sản lượng sữa cao nhất trong các giống bò sữa hiện nay. Khối lượng
con đực từ 800 - 1000kg, con cái 550 - 750kg. Lượng sữa trung bình 6000 -
8000kg/chu kỳ (305 ngày),tỷ lệ chất béo 3,5 – 4% . Ở Việt nam hiện nay đa
số bà con chăn nuôi bò sữa đều chọn giống nầy. Tuy xuất phát từ Hà Lan
nhưng đến nay nhiều nước đã nhân thuần giống này thành bò riêng của
nước mình như : Bò Hà Lan Pháp, Bò Hà Lan Canada

1.2- Bò nâu Thụy Só.
(Brown Swiss)

Bò có nguồn gốc từ Thụy Só, sắc lông màu nâu có đốm đen, mũi màu
đen. Giống nầy cho thòt cao hơn các giống khác, bê con tăng trưởng nhanh.
Khối lượng con đực 750kg -1000kg, con cái 650kg - 750kg. Sản lượng sữa
trung bình 5000kg/chu kỳ.
1.3-Bò Jersey:

Đây là giống bò sữa có nguồn gốc từ Anh quốc, có tầm vóc tương
đối nhỏ nhưng ngoại hình rất đẹp và hiệu suất cho sữa khá cao. Bò có sắc
lông màu nâu nhạt đốm đen. Bò có khả năng gặm cỏ tốt, tuy có nguồn gốc
từ xứ ôn đới nhưng có khả năng chòu được khí hậu của nhiệt đới. Khối lượng
con đực từ 500-700Kg, con cái từ 350-500Kg. Sản lượng sữa trung bình
3000-5000kg/chu kỳ, tỷ lệä chất béo 5,4%. Bò nầy có sự trưởng thành sinh
dục sớm, con cái từ 12-14 tháng tuổi đã cho phối lần đầu.
1.3-Bò AFS.
(Australian Friesian Sahiwal)
Đây là giống bò sữa được nước Úùc lai từ giống bò Hà Lan với bò
Sahiwal tạo ra giống bò sữa cho xứ nhiệt đới. Màu sắc lông rất đa dạng:
màu đen, màu nâu, màu lan trắng đen, màu lan trắng nâu Đặc điểm bò
nầy là có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt đới.

2) Giống bò thòt .

2.1- Bò Charolais :

Gốc ở Pháp đây là giống bò thòt nổi tiếng trên thế giới, thường được
dùng lai tạo các nhóm bò đòa phương để nuôi thòt. Sắc lông màu kem, con
đực nặng trung bình 1200 - 1400kg con cái 800kg. Bê nuôi thòt 12 tháng có
Download»

7

thể đạt 500kg - 550kg (tăng trong mỗi ngày 1,200 -1,500kg). Tỷ lệä thòt xẻ
đạt 65%.
2.2- Bò Hereford :

Nguồn gốc ở Anh được nuôi nhiều ở các nước ôn đới. Sắc lông
màu đỏ có đốm trắng ở đầu mặt, bụng, 4 chân và đuôi. Khối lượng trung
bình con đực trưởng thành 900 - 1000kg, con cái 600 - 700kg. Bê thiến nuôi
thòt 15 - 18 tháng đạt 450kg, tỷ lệä thòt xẻ 70%.
2.3- Bò Shorthorn :

Nguồn gốc từ Anh là giống bò thòt năng suất cao và lâu đời nhất
trên thế giới. Bò có sừng ngắn hoặc không sừng, lông màu đỏ tuyền hoặc
trắng xám. Khối lượng con đực trưởng thành 900 - 1200kg, con cái 700 -
800kg, tỷ lệ thòt xẻ đạt 60% (bò nầy cũng có dòng cho sữa nhưng ít phổ biến
hơn).
2.4- Bò Brahman :

Có nguồn gốc từ Ấn Độ được Mỹ lai tạo thành giống bò thòt cho
các xứ nhiệt đới, u yếm rất phát triển. Có 2 dòng : Brahman đỏ có sắc lông
màu vàng đến màu đỏ, Brahman trắng có sắc lông từ màu trắng xám đến
đen nhạt ở đầu mút cơ thể. Tai to cụp xuống. Khối lượng đực trưởng thành
600 - 1000kg, con cái 400 - 500kg, tỷ lệä xẻ thòt 55%.
2.5- Bò Santa - Gertrudis :

Do Mỹ lai tạo, có sắc lông màu đỏ thẩm, u nhỏ, yếm khá phát
triển. Thân hình có dạng hình chữ nhật. Khối lượng bò đực trưởng thành 800
- 1000kg, bò cái 600 - 700kg, tỷ lệä xẻ thòt đạt 63 - 70%.
3. Giống bò kiêm dụng :

3.1- Bò Sind :


Có nguồn gốc từ Pakistan, sắc lông từ màu vàng cháy đến màu
nâu đỏ, phần đầu mút cơ thể sắc lông sâm lại. U cao, yếm rộng con cái âm
hộ có nhiều nếp nhăn, khối lượng con đực 400-450kg, con cái trung bình
350kg, năng suất sữa trung bình 2000kg/chu kỳ. Khả năng cày kéo tốt, ở
nông thôn gọi là bò bô bầu, thường được dùng lai với bò ta tạo bò lai Sind,
tỷ lệä thòt xẻ 50%.

3.2- Bò Ongole :

Có nguồn gốc từ Pakistan Ấn Độ, có sắc lông màu xám trắng, chân
cao, u yếm khá phát triển. Khối lượng bò đực trưỏng thành 450-550kg, bò
cái 400kg, bò này ở nông thôn gọi là bò bô sào. Năng suất sữa khoảng 1700
Download»

8
- 2000kg/chu kỳ. Khả năng cày cấy kém hơn bò Sind, không được ưa
chuộng nhiều ở Việt nam,hiện nay nhóm nầy còn rất ít.
3.3- Bò Sahiwal :

Hướng sữa thòt cày kéo, có nguồn gốc từ Pakistan Ấn Độ, sắc lông
màu nâu sậm, u & yếm rất phát triển, khối lượng con đực trưởng thành
500kg, con cái 400kg. Năng suất sữa 2200 - 2400kg/chu kỳ, tỷ lệä thòt xẻ
50%.

C. CÁC NHÓM BÒ LAI.

Theo các số liệu điều tra (từ năm 1978 đến nay) ở các Tỉnh
miền Đông Nam bộ lượng bò lai chiếm từ 70 - 80% trên tổng đàn, nhóm lai
chủ yếu là bò lai Sind kế là bò lai Ongole và bò sữa.

1) Bò lai Sind.

Đây là nhóm bò lai chiếm tỷ lệä cao nhất trong tổng đàn bò của
các tỉnh miền đông, bò này được lai giữa bò Sind với bò đòa phương hoặc
với các nhóm bò lai khác, mức độ máu lai có khác nhau nên trọng lượng và
màu sắc cũng rất biến động, màu tương đối giống bò Sind, khối lượng con
đực trưởng thành 350 - 450kg, con cái 270-300Kg. Lượng sữa khoảng
1000kg/chu kỳ, tỷ lệä thòt xẻ 50%.
2) Bò lai Ongole :

Số lượng bò nầy còn rất ít do không được ưa chuộng, có sắc
lông màu trắng pha vàng, lượng con đực trưởng thành 380 - 430kg, con cái
250kg, lượng sữa kém hơn bò lai Sind.
3) Bò lai Holstein Friesian.

Là nhóm bò lai giữa bò đực Hà Lan và bò cái lai Sind hoặc lai
Ongole ở các mức độ lai khác nhau, lai đời thứ nhất có 50% máu bò Hà lan,
người chăn nuôi thường gọi là bò sữa F1, có sắc lông màu nâu đen, sản
lượng sữa từ 2000-3000Kg/chu kỳ; lai giữa bò đực Hà Lan và con cái F1 gọi
là bò F2, v.v có sản lượng sửa cao hơn bò F1.
4) Các nhóm bò lai khác.

Ngoài ra còn các nhóm lai khác với số lượng ít hơn như bò lai
nâu Thụy Só, bò lai Jersey, bò lai Sahiwal, bò lai Herefore, bò lai Charolais
cũng có mặt tại một số Tỉnh của Việt Nam. Khối lượng và năng suất của bò
lai nầy tùy thuộc vào phẩm giống của con mẹ và phương thức nuôi dưỡng.

Download»

9

PHẦN 2 : DINH DƯỢNG VÀ THỨC ĂN CỦA BO Ø
I. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA BÒ.
Bò thuộc loài nhai lại, dạ dày có 4 túi (hình), ăn chủ yếu là thức
ăn thô như : cỏ, rơm, dây đậu Khả năng tiêu hóa chất xơ của bò rất cao từ
70 - 80% (ở heo gà tỷ lệä này thấp) nhờ hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. Thức ăn
qua miệng vào dạ cỏ, nhưng sau đó những thức ăn thô to được thú ợ lên nhai
lại rồi nuốt xuống dạ cỏ, những thức ăn nhỏ được đưa vào dạ tổ ong, dạ lá
sách và dạ muối khế. Tại dạ muối khế thức ăn được các men tiêu hóa tác
động và sau đó thức ăn vào ruột để tiếp tục tiêu hóa và hấp thu chất dinh
dưỡng như ở thú dạ dày đơn.
II. NHỮNG CHẤT CẦN THIẾT TRONG THỨC ĂN BÒ.
1/ Chất cung năng lượng :

Nhu cầu năng lượng là nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con vật,
mọi hoạt động của bò từ duy trì , tăng trưởng đến sản xuất đều cần. Trong
thức ăn cho bò thức ăn cung năng lượng gồm chất bột, đường, chất béo và
chất xơ có trong cỏ, tấm, cám, khoai
Nhu cầu năng lượng có thể được tính bằng năng lượng trao đổi,
tức là phần năng lượng thức ăn được gia súc biến đổi thành năng lượng hữu
dụng của cơ thể. Năng lương trao đổi đối với bò cũng thay đổi theo từng loại
thức ăn và theo loại thú: Cùng loại thức ăn, lượng trao đổi ở bò sữa cao hơn
đối với bò thòt, nói một cách khác là khả năng sử dụng thức ăn của bò sữa
tốt hơn.
Trong các bảng phân tích thực liệu và nhu cầu dinh dưỡng của
bò ở nước ta còn dùng “đơn vò thức ăn” để tính giá trò năng lượng bằng cách
lấy tổng số giá trò năng lượng trao đổi của thực liệu chia 2500 ta sẽ được
giá trò đơn vò của loại thức ăn đó. Thí dụ 1kg lúa có 2500Kcal năng lượng
trao đổi bằng 1 đơn vò thức ăn, 7kg cỏ voi bằng 1 đơn vò thức ăn.
2/ Chất đạm
:

Chất đạm là thành phần chính của tế bào, nó giữ vai trò quan trọng trong
việc cấu tạo các tế bào của thòt, da, lông, để tạo sữa, máu, thai
Chất đạm có nhiều trong các loại khô dầu, chất đạm có trong cỏ
cám và trong vi sinh vật sống trong dạ cỏ.
Nếu tính về trọng lượng thì mỗi kg cân nậng của bê cần 1,5 dến
2gam chất đạm tiêu hóa trong 1 ngày; bò tơ vổ béo cần 1gam chất đạm tiêu
hóa, bò lớn cần 0,70 chất đạm tiêu hóa để duy trì trong 1 ngày. Để sản xuất
Download»

10
1kg sữa cần 60 - 70g đạm. Bò có thai 3 tháng cuối cần thêm 120g chất đạm
trong 1 ngày. Đối với bò cày kéo hoặc những bò cho thòt, sữa năng suất
không cao, được ăn cỏ đầy đủ, cân đối thì không thiếu chất đạm.
3/ Chất khoáng:

Rất cần thiết cho bò để cấu tạo xương để tăng trưởng và để sản
xuất. Theo số lượng nhu cầu người ta phân làm 2 loại :
Khoáng đa lượng :
* Chất vôi ( Calci) và chất lân (phospho) là thành phần chính và
quan trọng của xương và rất cần cho nhiều hoạt động khác của cơ thể thú.
Nhu cầu chất vôi trung bình từ 10 - 20g/100kg thể trọng bò. Tỷ lệä chất
vôi/chất lân cũng rất quan trọng, thay đổi trong khoảng 1,2 - 2. Chất vôi có
trong vôi chết bột vỏ sò, chất lân có trong bột xương. Thường bổ sung các
chất khoáng bằng đá liếm cho bò.
* Chất Natri (Na) có ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh
dưỡng. Nguồn cung Natri chủ yếu là muối ăn, thường cung thêm từ 5 - 10g
muối ăn/100kg thể trọng/ngày.
Khoáng vi lượng.
Một số khoáng vi lượng bò và bê cần dùng như : sắt (Fe) Đồng (Cu),
kẻm (Zn), Iod (I), Coban (Co) Thường các loại khoáng này có trong cỏ và

đất, trường hợp trong đất đồng cỏ thiếu phải bổ xung thêm vào thức ăn cho
bò.
4/ Các sinh tố :

Có rất nhiều sinh tố cần thiết cho cơ thể bò, nhưng thường cần
bổ sung nhất là sinh tố A và D. Các sinh tố C và sinh tố nhóm B bò có thể tự
tổng hợp được nhờ vi sinh vật trong dạ cỏ.
Sinh tố A :
Bảo vệ cho các tế bào bề mặt bên ngoài và bên trong cơ thể
rất cần thiết cho thú sinh sản và bò sữa.
Trong cỏ tươi có nhiều tiền sinh tố A có khả năng chuyển thành
sinh tố A. Đối với bò sữa có năng suất cao và với bò sử dụng hạn chế cỏ
xanh tươi thường bò thiếu sinh tố A cần phải bổ sung.
Sinh tố D :
Rất cần thiết trong việc hấp thụ Calci và phospho của thú. Thú
chăn thả khi phơi dưới ánh nắng, tiền sinh tố D dưới da sẽ biến thành sinh tố
Download»

11
D nên ít thiếu sinh tố nầy. Nhưng đối với bò cao sản, nuôi nhốt lâu dễ bò
thiếu sinh tố D. Sinh tố D và sinh tố A bổ sung cho bò thường qua dạng
chích hổn hợp sinh tố A và D.
5/ Nước .

Chiếm từ 70 - 80% trọng lượng cơ thể bò. Nó có tác dụng hòa tan
chất dinh dưỡng trong thức ăn giúp hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể
và loại thải những chất cặn bả và những chất không cần thiết ra ngoài cơ
thể. Khi thiếu nước năng suất bò sữa bò thòt đều giảm. Bò cần mỗi ngày
trung bình 30 - 50 lít nước. Trong mùa nắng cần nhiều nước hơn. Với thú
cho sữa nhu cầu nước cũng tăng hơn, cứ sản xuất 1 lít sữa cần 3 - 5 lít nước.

Nước bò uống phải trong sạch, không mặn, không phèn, để nước nơi thuận
tiện khi cần bò có thể uống được, bò thích uốing nước mát hơn.
III/ MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHO BÒ.
1/ Thức ăn thô.

Là thức ăn có chứa nhiều chất xơ ( trên 18% chất xơ) như : Cỏ, rơm,
dây đậu, thân cây bắp đây là thành phần căn bản trong thức ăn của bò,
thường cung cấp từ 60 - 100% nhu cầu dinh dưỡng của bò. Đối với bò năng
suất thấp, thức ăn thô có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bò không
cần phải có thêm thức ăn khác. Lượng cỏ tiêu thụ trung bình bằng 8 - 10%
thể trọng của bò.
2/ Thức ăn củ quả :

Cũng có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng nhưng hàmlượng
thấp và tỷ lệä nước thì cao. Củ quả ở nước ta thường sử dụng cho bò là khoai
lang và cà rốt. Trước khi cho bò ăn phải loại bỏ các củ quả hư thối. Loại
thức ăn nầy thường chiếm khoảng 10% nhu cầu dinh dưỡng.
3/ Thức ăn hổn hợp :

Là thức ăn được tổng hợp từ nhiều loại thực liệu giàu chất dinh
dưỡng (tương tự thức ăn của heo và gà công nghiệp), gồm có cám, bắp, tấm,
bánh dầu các loại Đối với bò thòt và bò sữa cao sản cần phải cung thêm
thức ăn hổn hợp mới đủ chất dinh dưỡng để sản xuất ra sản phẩm.
Download»

12
4/ Thức ăn là phụ phẩm công nghiệp chế biến :

Đây là loại thức ăn có giá trò dinh dưỡng vừa phải, tương đối
nhưng rẻ tiền có thể tận thu dùng cho bò được như :

_ Các loại bã bột (mì, dong, riềng, bắp )
_ Hèm bia giàu chất đạm nhưng nghèo chất khoáng.
_ Rỉ mật đường, bã mía.
_ Bã hoa quả ép : bã thơm (dứa) bả cam
5/ Thức ăn bổ sung :

Thức ăn bổ sung thường là các chất khoáng hoặc chất đạm
không phải là protein (như ure ). Thường chất khoáng có thể được bổ sung
vào thức ăn hổn hợp hoặc cho vào đá liếm để bò sử dụng tự do.
IV. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT THỨC ĂN CHO BÒ.
Tùy theo vùng và phương thức chăn nuôi, có thể áp dụng một
số biện pháp sau đây :
1/ Sử dụng hợp lý đồng cỏ tự nhiên :

Đối với đồng cỏ thiên nhiên cần tiến hành cải tạo sơ bộ và nếu
được, áp dụng phương thức chăn thả luân phiên.
* Cải tạo sơ bộ :
_ Loại bỏ cây, bụi, lùm và những cỏ bò không ăn được (mỗi
mẫu có thể nuôi được 2 bò).
_ Trồng bổ sung bằng cỏ hòa thảo hoặc cỏ họ đậu.
_ Bón phân đạm, phân lân, phân kali và phân chuồng.
_ Trồng một số cây tạo bóng mát và giữ nước cho đồng cỏ.
* Chia lô để chăn thả luân phiên :
Chia làm 10 - 12 lô. Kích thước mỗi ô tùy vào đòa hình, mỗi lô
chăn thả từ 4 đến 6 ngày, lượt quay lại thả lô đầu.
Trước đây chăn nuôi bò gia đình hình thức chăn thả là chủ yếu,
có hiệu quả kinh tế khá. Nhưng cho đến nay đồng các các vùng đồng bằng
thu hẹp dần và nếu cải tạo giống bò thì phương thức chăn nuôi phải thay
đổi: Có thể bước đầu vừa chăn thả vừa trồng một số loại cỏ cho bò.
2/ Tậân thu phụ phế phẩm:


Ở nước ta các có rất nhiều loại phụ phế phẩm có thể dùng để
chăn nuôi bò. Tùy theo vò trí và đặc điểm của từng vùng việc tận thu phụ
Download»

13
phẩm của nông nghiệp và công nghiệp chế biến mang lại lợi ích kinh tế cao
cho chăn nuôi bò vì các loại phụ phẩm thường rẻ tiền như : rơm, dây đậu,
cùi bắp, bánh dầu các loại, hèm bia, bã các loại bột Những thực liệu nầy
đểu có thể dùng để nuôi bò cày kéo, bò thòt hoặc bò sữa.
3/ Trồng một số loại cỏ cho bò :

Ngoài việc sử dụng hợp lý đồng cỏ tự nhiên, tận dụng phụ phế
phẩm, các gia đình chăn nuôi muốn chủ động trong việc cung cấp thức ăn
xanh cho bò phải trồng một số cỏ có năng xuất cao như :
3.1-Cỏ voi (Pinnisetum Purpureum)
Cỏ nầy hiện nay được trồng để cắt cho bò ăn ở nhiều trại
chăn nuôi quốc doanh và gia đình. Cỏ rất dễ trồng ưa đất nhiều màu tươi
xốp chòu được hạn không chụi ngập úng. Thân cỏ có thể cao đến 3m giống
như cây mía lau. Cỏ voi rất dễ trồng có thể trồng bằng hôm (như mía) bằng
nhánh hay bằng hạt (ít trồng). Cách trồng: Sau khi làm đất kỹ, bón lót từ 10-
20 tấn phân hữu cơ, làm hàng cách nhau từ 50 - 60cm và bụi cách bụi từ 30-
40cm. Sau khi trồng 60 - 90 ngày là cắt lứa đầu, nếu phân đầy đủ cứ 40
ngày sau cắt lại một lần. Mỗi lần cắt 1 ha cho từ 30 - 40 tấn. Một năm có
thể cắt từ 8 - 9 lần.
3.2-Cỏ lông tây (Bracharia mutica)
Hay cỏ para là giống cỏ mọc tương đối mạnh, thích hợp nơi ẩm ướt
nhiều ánh sáng. Thân cỏ bò lan trên mặt đất đâm rể và nọc nhiều nhánh. Cỏ
rất dễ trồng có thể trồng bằng nhánh hay bằng hột. Thường trồng bằng
nhánh. Đất cày bừa kỹ bón lót 10 tấn phân chuồng rạch hàng cách hàng

40cm, đặt hom giống sắp xuôi theo hàng rạch, hoặc chặt cỏ thành từng khúc
từ 10 - 20 phân rải thưa xuống mặt đất có nưôùc thấm 60 ngày sau thân bò
lan rộng che kín đất. Lúc cỏ vừa đơm bông thì thu hoạch. Năng suất trung
bình 70 - 100 tấn/ha/năm.
3.3-Cỏ sả (Panicum Maximum)
Đây là loại cỏ trường niên có thể trồng để chăn thả bò hoặc cắt cho
bò ăn,cỏ xả chòu được khí hậu khô hạn vì có bộ rể phát triển khá sâu. Cách
trồng: Làm đất kỹ, bón lót 10-15 tấn phân chuồng, thường trồng cỏ bằng tép
hoặc bằng hột, trồng dầy 30cm x 40cm. Các nhà chăn nuôi trồng cỏ xả lá
nhỏ để chăn thả, trồng cỏ xả lá lớn để cắt. Năng suất trung bình từ 80- 100
tấn/ha/năm.
Download»

14
3.4-Cỏ Stylo (Stylosanthus) Có hai loại:
* S.Guianesis cây cao bụi to thích mọc nơi thấp nhiều mầu mơ.û
• S.Gracillis cây nhỏ, lá nhỏ thấp hơn, chòu đất xấu, khô hơn.
Đây là loại cỏ họ đậu dễå trồng có khả năng chòu hạn, năng
suất 50 đến 70tấn/ha/năm. Đặc biệt là một năm có thể cố
đònh đạm cho đất từ 80 - 100kg đạm/ha.

4/ Chế biến và dự trử thức ăn cho bò ;

4.1- Rơm
Rơm là phụ phẩm có số ượng cao nếu được dự trử chế biến tốt sẽ là
nguồn thức ăn dồi dào cho bò. Tùy theo giống lúa mỗi ha có thể thu được từ
1 - 2 tấn rơm/vụ.
* Dự trử rơm : Khi đập hoặc tuốt lúa xong cần tranh thủ phơi
ngay (khoảng 2 - 3 nắng) sau đó chất thành đóng tròn quanh một cột cao
(bằng tre hay cây thẳng) cho ngọn vào tâm và gốc ra phía ngoài, lên cao

khoảng 2-3m tạo thành hình tháp để nước mưa không thấm vào đống rơm,
Khi rút rơm bò ăn rút từ dưới và rút đều xung quanh gốc.
*Kiềm hóa rơm : Giúp tăng tỷ lệ tiêu hóa chất sơ của rơm.
Lấy 1kg vôi sống pha vào 100 lít nước được nước vôi 1% cho
rơm băm nhỏ (5 - 10cm) vào bể xi măng hoặc lu cứ 1kg rơm khô tưới 6kg
nước vôi 1% trộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 -3 lần). Sau đó vớt rơm
cho lên giá nghiêng để chảy hết nước vôi, dùng nước sạch rửa lại hết nước
vôi, có thể đem cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho bò ăn dần. Mỗi ngày bò
có thể ăn 5 - 10kg.
* Ủ rơm với urê : Mục đích làm tăng độ tiêu hóa và tăng giá trò
dinh dưỡng của rơm cho bò.
Hố ủ : Có thể dùng hố nửa nổi nửa chìm xây bằng gạch hoặc hố
ủ bằng đất lót đáy và thành hố bằng nilon hoặc ủ thành cây rơm xung quanh
có nilon bao kín.
Lấy 400g urê pha đều vào 10 lít nước, cân 10kg rơm mỗi lần rải
đều một lớp dầy 20 - 30cm vào hố ủ. Dùng bình tưới rau tưới nước 4% urê
vào rơm, cứ 10kg thì tưới 10kg nước pha urê, nếu rơm ướt thì cho nước ít
hơn (khoảng 7 lít) nhưng vẫån đủ 400g urê. Dùng chân dậm chặt rơm, sau đó
rải tiếp 10kg rơm và lập lại các động tác như trên cho đến khi đủ số lượng
bò ăn trong 7 ngày. Cuối cùng phủ nylon kín đều mặt trên. Sau 7 ngày ủ
Download»

15
bắt đầu lấy cho bò ăn và ủ tiếp vào hố ủ thứ 2. Một bò mỗi ngày có thể ăn
từ 5 - 7kg rơm ủ.
Chú ý : Không cho nước mưa và gió lọt vào, khi cho bò ăn rơm
ủ urê phải cho bò uống nước đầy đủ. Tuyệt đối không cho bò ăn trực tiếp
urê.
4.2- Ủ thức ăn xanh (còn gọi là thức ăn ủ chua).
Thức ăn ủ xanh là phương pháp dự trữ thức ăn cho bò tương đối

tốt và được xử dụng phổ biến ở nhiều trại chăn nuôi bò ở Việt nam cũng như
các nước khác nhất là những khu vực không có thức ăn xanh đều hòa trong
cả năm. Thức ăn ủ xanh giữ được phần lớn chất dinh dưỡng của nguyên liệu,
bò ăn ngon miệng và kích thích sự tiêu hóa. Thức ăn ủ xanh dể làm và dể
bảo quản.
Nguyên liệu ủ có nhiều loại, trong chăn nuôi gia đình nên ủ
chỏ, thân bắp gieo dầy hoặc ủ cả 2 thứ với 20 - 25% cỏ họ đậu hoặc dây đậu
phộng.
Thức ăn được cắt ngắn khoản 10cm cho vào hố ủ bằng xi măng
hoặc bằng đất. Hố ủ phải sạch kín không để không khí và nước mưa lọt vào.
Khi ủ nên lót một lớp rơm hay cỏ khô dầy 10 - 20cm ở đáy. Cho vào hố từng
lớp dày 30 - 40cm rồi nén thật chặt. Lập lại cho đến khi cỏ cao hơn thành hố
30cm, phủ một lớp rơm hoặc nylon rồi đắp đất phủ lớp trên cùng. Tuyệt đối
không được để nước thấm vào hố ủ cỏ. Sau khi ủ 50 - 60 ngày là có thể lấy
cho bò ăn được. Thức ăn ủ xanh đạt yêu cầu là còn màu xanh, có mùi thơm
và hơi chua do lên men tạo acid lactic. Lấy thức ăn cho bò lần lượt từ đầu
nầy sang đầu kia hoặc từ trên xuống dưới. Không mở rộng miệng hố, không
khí vào sẽ làm thâm màu cỏ, lấy cỏ xong đậy ngay nylon che hố ủ lại. Thức
ăn ủ xanh tốt có thể dự trử lâu hàng năm. Mỗi ngày 1 bò có thể ăn từ 10 -
15kg cỏ ủ.



4.3- Sản xuất đá liếm :

Đá liếm hay còn gọi là bánh urê rỉ mật. Qua nhiều thí nghiệm
cho thấy làm tăng sản lượng sữa ở bò tăng mức tăng trọng và giảm giá
thành cho một đơn vò sản phẩm.

MỘT SỐ CÔNG THỨC ĐÁ LIẾM Ở VIỆT NAM.

Download»

16
THÀNH PHẦN 1 2 3 4
Rỉ mật 40 35 35 35
Urê 5 10 10 10
Cám 10 - 39 29
Muối NaCl 5 5 5 5
Vôi 10 9 10 10
Vi khoáng 1 1 1 1
Bột khoai mì 24 - - -
Bột xương 5 - - 10
Vỏ đậu phộng 30
Bentonite 10
Theo Ngô văn Mận - Bùi xuân An ĐHNL (1990)
Tùy theo khối lượng đá liếm cần có thể đổ thành khối vuông 5 -
10kg hoặc cho vào xô nhôm đổ thành khối cho vào máng ăn của bò (hình)



PHẦN 3 :KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ

I.CHUỒNG TRẠI
1.Nguyên tắc chung
:
Chuồng bò phải làm nơi cao ráo dể thoát nước, thoáng mát
dễ dàng đi lại trong việc chăm sóc.
Tùy theo vùng cụ thể và tùy theo vò trí đất có được mà bố trí
hướng chuồng cho thích hợp. Nếu có điều kiện nên làm chuồng bò theo
hướng Nam hoặc hướng Đông Nam, như vậy có thể tránh được mưa tạt theo

gió Tây Nam vào mùa mưa và chắn được gió lạnh Đông Bắc vào mùa khô.
Máng ăn & máng uống:
Trong chuồng máng ăn, máng uống làm bằng xi măng,
thường đặt dọc theo đường phân phối thức ăn giữa chuồng. Đối với bò sữa,
mỗi con có một máng ăn và máng uống riêng. Bò thòt máng ăn, máng uống
bố trí chung cho cả nhóm.
Chuồng bò cái sinh sản:
Thường cứ hai ngăn cho bò mẹ chen vào giữaq một ngăn nuôi
bê đến 6 tháng tuổi
Chuồng nuôi bò sữa:
Download»

17
Nuôi bò sữa cần nơi yên tỉnh, xa trục lộ giao thông, khu cơ
khí.
Nếu nuôi bò nhiều thì chuồng có thể làm thành một hoặc
hai dãy, mỗi bò có chỗ đứng riêng, đầu hướng về màng aăn, máng uống và
lối đi giữa chuồng.
Bò sữa nên có ngăn riêng để vắt sữa bò và có ngăn để nuôi
bê sơ sinh.
Chuồng nuôi bò thòt:
Cũng làm chuồng thành dãy nhưng mỗi ngăn chuồng có thể
nhót nhiều con cùng lứa tuổi.
2.Yêu cầu kỹ thuật xây dựng chuồng

Chuồng bò yêu cầu rất đơn giản chủ yếu là tránh mưa tạt gió
lùa, tuy nhiên cũng cần lưu ý một yêu cầu sau :
_ Nền chuồng : Phải cao hơn mặt đất bên ngoài để nước mưa
không tràn vào chuồng được, nền chuồng bò có thể làm bằng đất nện chặt
hoặc bằng xi măng nhưng không được làm quá trơn. Độ dốc chuồng phía

trước ra sau 1,5 - 2%. Chuồng bò sữa nên làm bằng xi măng, rãnh thoát
phân, nước tiểu để việc dọn vệ sinh được sạch sẽ.
_ Vách : Đủ để chống mưa tạt gió lùa, có thể xây bằng gạch
hoặc bằng vách đất sét hay che bằng phên liếp.
_ Cửa: Cửa ra vào phải đủ rộng để bò đi lại dễ dàng, cửa phải
vững chắc.
_ Mái chuồng : Lợp bằng ngói, tranh, nứa, lá, tole kiểu mái
chuồng cũng rất đa dạng, kiểu 1 mái, kiểu 2 mái, kiểu nốc đôi
_ Hố phân : Chuồng nuôi bò gia đình nên có hố phân gần phía
sau chuồng để ủ phân trước khi sử dụng cho cây trồng.
_ Sân chơi: Trong điều kiện nuôi nhốt, không có đồng cỏ chăn
thả nên có sân chơi cho bò vận động tự do.

Tiêu chuẩn chuồng trại cho một số loại bò.
Loại gia súc Diện tích
xây dựng m
2
/con
Diện tích
sân chơi m
2
/con
Bò sinh sản :
Bò cái chửa
3,0 m
2
3 m
2

Bò cái tơ

2,0m
2
3 m
2

Bò cái lỡ
1,5m
2
2 m
2

Download»

18
Bò đẻ
7,0m
2


Bê con 0 - 6 tháng tuổi
1,0m
2
2 m
2

Đực giống bò sữa ngoại và lai
12 m
2
18 m
2


Đực giống bò sinh sản
05 m
2
08 m
2


II. KỸ THUẬT NUÔI BÒ ĐỰC GIỐNG:

1.Ảnh hưởng của bò đực giống

Chăn nuôi đực giống rất quan trọng vì ảnh hưởng đến phẩm
chất của đàn bò sau này. Khả năng truyền giống của bò đực rất lớn, tùy theo
phương pháp phối giống mỗi năm một con đực có thể đảm nhận số bò cái
như sau:
-Phối trực tiếp: 1 đực: từ 30-50 bò cái.
-Gieo tinh nhân tạo:
-Tinh lỏng 1 đực: từ 300 - 500 bò cái.
-Tinh viên 1 đực : từ 3000 - 6000bòcái
Ảnh hưởng của bò đực rất rộng rải và lâu dài. Do đó việc chọn
lựa đực giống cần rất nhiều tiêu chuẩn. Tùy theo đòa bàn, tùy theo hướng sử
dụng việc chọn lựa bò đực giống phải đáp ứng các yêu cầu nầy.
2. Một số điểm cần lưu ý khi chọn đực giống:

1.1. Giống : Có ảnh hưởng rất lớn đến hướng sản xuất và tác
động đến phẩm chất giống của vùng. Nên trước khi chọn đực giống tùy theo
vùng sẽ chọn giống nào cho phù hợp, tỷ lệä máu là bao nhiêu.
2.2. Lý lòch : Đối với đực giống gia phả rất quan trọng, thường
dựa vào gia phả đoán được năng suất của đời con, do đó gia phả ghi rất chi

tiết và kỹ để tránh sự đồng huyết.
Trong việc chọn bò đực giống cha mẹ của đực giống được chọn
cũng phải có năng suất cao hơn năng suất bình quân trong đàn tối thiểu
10%.
Bò đực giống không phải là con đầu lòng hoặc con cuối nên
chọn vào lứa thứ 3 vì giai đoạn nầy con con sinh ra là tốt nhất.
Riêng đối với bò thòt chúng ta cần lưu ý thêm anh chò em của
bò đực giống về tốc độ sinh trưởng, chỉ số biến chuyển thức ăn, phẩm chất
quầy thòt và tỷ lệä các phần thòt.
3/ Tuổi thành thục và thời gian sử dụng
:
Bê đực từ lúc 36 tuần tuổi đã có tinh trùng.
Download»

19
Lúc 40 tuần : có sự hăng tính dục và có thể xuất tinh. Việc
thành thục tính dục của bò đực thay đổi từ 6 - 12 tháng tuổi tùy giống, sự
nuôi dưỡng chăm sóc.
Ngày nay ở các nước người ta đưa bò được vào sử dụng sớm và
loại thải sớm. Thường bắt đầu sử dụng từ 18 tháng tuổi → 24 tháng tuổi lúc
đó bò đạt 60 - 70% trọng lượng bò trưởng thành.
Thời gian xử dụng bò đực thường từ 5 - 8 năm (bò đực giống ở
nông thôn Việt Nam sử dụng từ 2-4 năm).
Có những con cao sản có thể xử dụng đến 30 tuổi (chỉ ở những
bò đực dùng trong gieo tinh nhân tạo).
4/ Nuôi dưỡng và sử dụng:

4.1 Đònh khẩu phần :
Đối vơiù bò đực giống khi đến tuổi cho phối thì căn cứ vào trọng
lượng cơ thể và mức phối giống mà bổ sung thức ăn.

Trong thức ăn ta cũng cần lưu ý cân đối các lượng vitamin và
khoáng. Thường vitamin A hay thiếu vào mùa khô.
Cũng cần lưu ý là khẩu phần của bò đực giống không nên thay
đổi thường xuyên, nếu có thì thay đổi từ tư ø(trong vòng 21 ngày).

4.2. Chăm sóc và quản lý :
Bò đực rất nhạy cảm với không khí bên ngoài cho nên việc
chăm sóc và quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất con đực cần lưu ý
các vấn đê sau:
*Về chuồng trại :
_ Phải sạch thoáng mát và đầy đủ ánh sáng chuồng phải có sân
chơi, 1 con 1 ô riêng.
_ Nền phải có độ dốc nhất đònh để chất rửa chuồng được tống
ra dễ dàng.
_ Lưu ý chuồng bò được không nên để gần chuồng bò cái vì
như vậy dể làm bò đực kích thích.
_ Chuồng xây tường phải cao 1,4 - 1,5m.
* Về chăm sóc : Đối với bò đực mỗi ngày cho vận động ít nhất
2 giờ đề tránh mập, hàng ngày phải tắm chải bằng bàn chải.
* Về quản lý : Thái độ người nuôi bò đực giống phải ôn hòa,
bình tỉnh, không nên đánh đập làm thú trở nên hung dữ. Từ 6 - 8 tháng tuổi
thì xỏ mũi.
4.3.Chế độ lấy tinh hoặc phối giống:
Download»

20
Thường lấy tinh hoặc cho phối giống bò ở tuổi từ 24 - 26 tháng.
Trước đó bò đực chỉ được cho tham quan (20 - 24 tháng tuổi)
Thường kỳ đầu chỉ nên cho phối 1 lần / 1 tuần sau đó tăng lên 3
- 4 lần và nếu cần có thể lên 6 ngày /tuần, nhưng không nên cho bò đực

làm việc liên tục nhiều tuần dễ bò kiệt sức.
4.4 Kiểm soát bò đực :
_Kiểm soát chế độ dinh dưỡng tránh phát phì. Đối với bò đực
phải kiểm soát kỷ việc mập mở vì bò mập ảnh hưởng nhiều đến khả năng
sinh sản của nó.
Thường để khám bò có mập hay không ngoài việc nhìn ngoại
hình bên ngoài ta có thể khám mỡ ở gốc đuôi.
_Kiểm soát về trọng lượng : Tuỳ theo giống mà giữ bò ở trọng
lượng nhất đònh.
_ Tình hình bệnh tật : Đối với bò đực cần chủng ngừa đònh kỳ
và khám đònh kỳ các bệnh truyền nhiễm.



III. CHĂN NUÔI BÒ CÁI SINH SẢN

1. Mùa vụ sinh sản :

Bò sinh sản quanh năm, bò ta đẻ năm một, riêng ở Việt Nam
tình hình sinh sản của đàn bò ta và bò lai có một số tập trung theo mùa vụ
đồng cỏ nhưng sự khác biệt không lớn lắm.
Ở các vùng đồng bằng bò có tỷ lệä đẻ cao nhất từ tháng 4 - 10
trong năm.
Nguyên nhân:
_ Chăn nuôi của ta còn tùy thuộc vào đồng cỏ thiên nhiên.
_ Ảnh hưởng vào mùa vụ sản xuất : Trong các vụ sản xuất trâu
bò ít có điều kiện gặp nhau.
Khi xong mùa vụ bò có điều kiện nghỉ ngơi có thức ăn đầy đủ
như vậy bò sẽ sanh tập trung hơn.
2 .Một số đặc điểm sinh sản của bò cái:


2.1. Tuổi thuần thục :
Khi cơ quan sinh dục phát triển con cái có khả năng thụ thai
(đến tuổi nhất đònh nào đó) như vậy người ta gọi là tuổi thành thục và sự
thành thục về tính dục thường sớm hơn sự t rưởng thành về phát triển.
Download»

21
Sự thành thục nầy tùy thuộc giống, cá thể, điều kiện nuôi
dưỡng, khí hậu
Bò từ 8 - 12 tháng tuổi bắt đầu động đực nhưng tốt nhất
phối từ 18 - 20 tháng (riêng bò Jersey có thể phối ở tuổi 12 - 14 tháng).
Lưu ý : Khi phối bò phải đạt trọng lượng 60 - 70% lúc trưởng
thành. Thí dụ : Khi trưởng thành dự kiến 300kg, thì phối lúc 210kg. Đối với
bò ta và bò lai có tầm vóc nhỏ con (180Kg) nên thận trọng khi cho gieo tinh
với những giống bò ngoại có tầm vóc to có thể bò đẻ khó.
Bò Hà Lan tuổi thành thục trung bình 400 ngày
Bò Jersey tuổi thành thục trung bình 359 ngày.
Ở nước ta bò lai Sind có tuổi thành thục chậm hơn bò lai F1(
giữa con Holstein và lai Sind ) sự thành thục chậm hơn Holstein thuần.
2.2. Thời điểm phối giống thích hợp:
Bò là loài đơn thai, thời gian động đực của bò thường kéo
dài từ 18 đến 36 giờ. Trứng rụng từ 10 - 12 giờ kể từ khi kết thúc biểu hiện
động đực.
Trứng chỉ có khả năng thụ tinh sau khi rụng trong vòng 6 đến
10 giờ. Tinh trùng chỉ sống được trong đường sinh dục của con cái từ 12 -
18 giờ.
Khi bò cái động đực thường bỏ ăn đi lang thang nếu nuôi
chung đàn thì nó tách đàn đi riêng.
Vào giai đoạn đầu nó thường chồm con khác. Vào giai đoạn

giữa thường đứng yên (chờ phối) khi gặp con đực hoặc con cái khác. Giai
đoạn cuối bò cái thường bỏ chạy khi bò khác nhảy lên mình nó.
Nhiều thí nghiệm cho thấy nếu phối giai đoạn đầu tỷ lệä đậu
thai 40% nếu phối giai đoạn giữa lớn hơn 80% và giai đoạn cuối 70%. Sau
khi hết động dục 6 giờ thì chỉ còn 50%.
Do vậy, dù là gieo tinh nhân tạo hay phối trực tiếp cũng nên
cho phối giống 2 lần :
+ Nếu sáng ra phát hiện bò động đực thì chiều phối và sáng
hôm sau cho phối lại.
+ Nếu phát hiện động đực vào chiều và tối thì sáng hôm sau
phối cho đến chiều cho phối lại.
Nhà chăn nuôi đã có kinh nghiệm chỉ phối giống một lần, tốt
nhất khi quan sát thấy âm đạo có màu đỏ đậm, có nếp nhăn và dòch nhờn cô
đặc, dính như đủa thủy tinh.
Download»

22
Thường khi người chăn nuôi phát hiện bò động đực nên báo
ngay cho dẫn tinh viên hoặc chủ bò đực giống đến xem để quyết đònh thời
điểm dẫn tinh thích hợp.
_ Chu kỳ động đực của bò bình quân là 21 ngày. Sau khi phối
giống 21 ngày, nên theo dõi xem bò có động đực lại hay không.
2.3. Chẩn đoán trâu bò có thai :
Bò có mang trung bình 270-280 ngày, ở những gia đình
chăn nuôi nhiều thường phải khám thai để có kế hoạch cho việc sinh sản
cùa thú, đồng để thời phát hiện và điều trò kòp thời những bò chậm sinh sản.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bò có mang :
* Kiểm tra bằng sữa : Lấy 5cc sữa muốn kiểm tra pha 5cc cồn
95
o

. Nếu có mang từ 3 - 5 phút dung dòch nầy sẽ kết tủa. Nếu không có thì
20 phút sau mới kết tủa.
* Dùng NaOH 10% : Lấy dòch nhờn ở cổ tử cung cho vào ống
nhựa có chứa 2cc dung dòch nầy sau đó đem đun sôi lên. Nếu thú có mang
dung dòch sẽ tan và chuyển thành màu vàng hay cam. nếu không sẽ có màu
vàng nhạt hay trắng.
* Phương pháp thường dùng nhất là chẩn đoán qua trực tràng.
Phương pháp nầy tương đối chính xác nhưng cần nhiều kinh nghiệm, thường
phải khám trước khi cho bò phối giống và sau đó khám lại thì dễ so sánh
hơn (có mang thường ở sừng bên phải). Ở bò 1 tháng mang thai sừng có
mang to hơn bên không có mang. Thai 2 tháng sừng có mang to hơn gấp 2
lần. Thai 3 tháng sừng có mang to bằng quả bưởi (dể lầm với bọng đái) thai
4 tháng sờ thấy các núm nhau, thay 5, 6 tháng thì lọt vào khoang bụng, khó
khám có thể thấy núm nhau bằng quả trứng gà. Thai 7, 8 tháng có thể nhìn
thấy bên ngoài.
3/ Nuôi dưỡng và chăm sóc:

_ Khi nuôi dưỡng bò sinh sản chúng cần lưu ý lúc thú có mang
nghiên cứu dinh dưỡng của bò cái tăng lên dần tử cung to lên từ 15 - 20 lần
so với lúc bình thường. Trao đổi chất cũng tăng lên nhiều lần. Thường chia
sự phát triển bào thai ra 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1 : tháng 1 - 5
+ Giai đoạn 2 : tháng 6 - đến khi sanh.
Nhu cầu dinh dưỡng để phát triển thai ở giai đoạn 2 : 86%
Nhu cầu dinh dưỡng để phát triển ở giai đoạn 1 chỉ : 14%
Download»

23
do đó khẩu phần cho bò cái chửa cần phải được tính thêm đối
với thú có mang ở giai đoạn 2 ( duy trì + tăng trưởng + sản xuất ). Thường

người ta tính thêm ở giai đoạn cuối mang thai cứ 100 kg trọng lượng của bò
cái cần thêm 0,2 - 0,3 đơn vò thức ăn. Độ đạm 100 - 110g/đơn vò thức ăn.


Trọng lượng
P (kg)
Đơn vò
Thức ăn
Protid
tiêu hoá (g)
Ca (g) P (g)
250 3 170 13 6
300 3,3 190 15 8
350 3,7 210 18 9
400 4 230 20 10
450 4,2 240 23 12
500 4,6 260 25 13

Bảng trên : tiêu chuẩn duy trì 1 ĐVTĂ = 57 g đạm tiêu hóa .
Đối với bò cho sữa tuỳ theo tỷ lệä mỡ sữa mà cung cấp thức ăn,
trung bình cứ 1 kg sữa có 4% mở thì cho thêm 0,5 đơn vò thức ăn trong đó cứ
mỗi đơn vò có 100g chất đạm. Nếu bò cày kéo có mang KF cũng cần tăng
lên 30% so với KF duy trì.

Chăm sóc :
Khi bò chữa và sắp đẻ chúng ta phải thường xuyên vệ sinh thân
thể chúng. Nếu có chăn thả cần thánh các vùng đồi và phải nguồn nước cho
trâu bò chữa và sắp sanh uống.
Đối với bò cày kéo cần cho nghỉ trước và sau sanh 1 tháng.
Chuồng trại phải giữ gìn sạch sẽ thoáng mát và không được trơn trợt. Cửa

chuồng cần phải rộng để bò ra vô dễ dàng.
Trước khi bò đẻ 15 - 20 ngày tỉnh mạch vú nổi lên rất rỏ, dáng
đi chậm chạp. Trước đẻ 1 tuần mông sụp. Trước đẻ 3 -4 ngày bầu vú căng
to, trước đẻ 1 ngày có thể có sữa non tự chảy hoặc ta nặng nhẹ sẽ chảy ra.
Bò ta và lai Sind thường đẻ rất dễ ít phải can thiệp khoảng 6
giờ sau đẻ nhau ra nhưng có trường hợp lâu hơn có thể là 24 giờ. Nếu sau
24 giờ nhau chưa ra thì là sót nhau (có thể chích Oxytocine hoặc dùng viên
gạch 500g cột vào núm nhau để chằn kéo nhau ra từ từ). Thường ở bò nhau
Download»

24
có 80 - 100 núm do đó khi móc cần gở từng cái một tránh làm rách bên
trong.
Thường bò sau khi sanh hay bò mất nước nên lưu ý cho bò uống
nước có pha muối.
4/Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bò cái:

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệä thụ thai gồm các nhân
tố chính sau :
4.1. Giống : Tính thành thục sớm và mắn đẻ của từng giống ảnh
hưởng đến tỷ lệä sinh đẻ.
Đối với bò lai Sind tuổi đẻ lần đầu 36 tháng khoản g cách 2 lứa
đẻ trung bình 417 ngày.
Bò Hà Lan trắng đen đẻ lần đầu 32 tháng khoảng cách 2 lứa
đẻ trung bình 362 ngày.
Bò Hà Lan F1 (giữa Hà Lan x lai Sind) đẻ lứa đầu 35 tháng và
khoảng cách hai lứa đẻ trung bình 378 ngày.
Đối với từng giống khác nhau do điều kiện khí hậu, nhiệt độ
nên tỷ lệä đậu thai cũng khác nhau. Do đó quá trình chọn lựa chúng ta cần
lưu ý chọn giống phù hợp với điều kiện nhiệt độ và chăm sóc.

4.2. Chăm sóc :
_ Ảnh hưởng đến sự mắn đẻ của bò rất lớn ở nước ta vào mùa
khô lượng cỏ thấp, thức ăn ít chất dinh dưỡng thì việc lên giống và tỷ lệä thụ
thai thấp.
_ Nếu chăn thả bò trên đồng cỏ nghèo chất dinh dưỡng thì phải
gần 3 năm tuổi mới bắt đầu phối giống lần đầu. Nếu đồng cỏ được bổ sung
chỉ 14 - 16 tháng tuổi đã phối giống lần đầu.
_ Đối với bò cái dinh dưỡng cần quan trọng nhất là P (chất lân)
và Iod.
+ Khi bò cái thiếu P phải 2 năm mới đẻ 1 con. Buồng trứng các
bò nầy teo lại. Sau khi đẻ thường chỉ động dục 1 - 2 lần nếu không phối kòp
phải đến cạn sữa mới động dục lại. Người ta cho rằng P ảnh hưởng đén việc
làm trứng chín do đó không có biểu hiện lên giống do không có Estrogen
trên cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy khi thiếu P dẩn đến trứng rụng
nhưng không đậu tỷ lệä thụ thai thấp, nếu thụ trứng kém phát triển và bê con
yếu.
+ Đối với Iod thường bổ sung cho bò rất ít 2mg/con/ngày. Iod
nâng cao tỷ lệä thụ thai và giúp thú sinh sản dễ.
4.3. Tuổi :
Download»

×