Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chính sách đối ngoại của hq

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.4 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********
KHOA HÀN QUỐC HỌC

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
CỦA HÀN QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG CHUN DOO HWAN
(1980-1989)

ĐỖ THỤY ĐAN UYÊN – HÀN 1/12
Mssv: 1256200115

1


MỤC LỤC

DẪN NHẬP
I. Lý do chọn đề tài

Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia đã từng trải qua q trình bị chiếm
đóng và chiến tranh tàn phá khốc liệt nhều năm trong lịch sử. Từ đó, Hàn Quốc đã
bị rớt xuống trở thành một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, Hàn Quốc của ngày hơm nay đã nhanh chóng thực hiện cơng nghiệp
hóa, dân chủ hóa và đến nay đã trở thành nước tiên tiến mới nổi có những bước
phát triển ngoạn mục nhất thế giới. Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn
Quốc trong nhiều thập niên, trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu
các nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hồn cảnh
quốc tế. Vì vậy, để có được thành quả đó, có phần đóng góp khơng thể thiếu bởi
chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế khác nhau theo từng thời điểm lịch sử nhất
định.


Sau thời kỳ độc tài của tổng thống Park Chung Hee bị sụp đổ, Choi Kyu Ha
lên nắm giữ chính phủ lâm thời, tình hình chính trị tại Hàn Quốc khơng thốt khỏi
bất ổn. Ngày 12/12/1979, tướng Chun Doo Hwan đảo chính quân sự, lật đổ chính
phủ lâm thời Choi Kyu Ha và trở thành tổng thống thứ 12 của Hàn Quốc. Trong
thời kỳ đảm nhiệm chức vị tổng thống, Chun Doo Hwan cũng đã ban bố nhiều
chính sách đối ngoại nhằm cải thiện quan hệ với bên ngoài, thúc đẩy phát triển kinh
tế và đã đạt được một số thành tựu đáng kể
Thông qua đề tài này tôi hy vọng sẽ củng cố, tổng kết lại những kiến thức cơ
bản về chính trị, lịch sử đã được truyền dạy trên giảng đường Đại học, đồng thời
2


cũng hy vọng giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về đất nước Hàn Quốc và
những mối quan hệ quốc tế đã và đang xây dung, giúp Hàn Quốc trở thành một đất
nước cường thịnh như ngày nay.

II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Do vị trí chiến lược quan trọng cùng với tình hình chính trị phức tạp tại bán
đảo Triều Tiên, đặc biệt là những kỳ tích phát triển mà Hàn Quốc đã đạt được trong
những thập niên qua và sự hấp dẫn của chính đất nước Hàn Quốc mang lại, đã có nhiều
nhà nghiên cứu của thế giới và cả Hàn Quốc đã tìm tịi, nghiên cứu về sự phát triển của
Hàn Quốc trên các phương diện như chính trị, văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội… Tuy
nhiên, hầu hết tất cả đều tập trung nghiên cứu vào các vấn đề chung, ít đi sâu vào
những chính sách ngoại giao của Hàn Quốc, đặc biệt là trong thời kỳ của tổng thống
Chun Doo Hwan (1980-1989).
Ở Việt Nam hiện tại có một số cơng trình nghiên cứu về chính trị, lịch sử Hàn Quốc, có
đề cập đến một số vấn đề ngoại giao của tổng thống Chun Doo Hwan như: tác phẩm
Hệ thống chính trị Hàn Quốc hiện nay (2008) của Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Hoàng
Giáp (2009) với tác phẩm Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau chiến tranh Lạnh và

quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc…
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Hàn
Quốc dưới thời của tổng thống Chun Doo Hwan (1980-1989), đặc biệt trong mối quan
hệ với các đối tác như Bắc Hàn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên), Mỹ, Nhật
Bản và một số nước khác, đặc biệt là Việt Nam.

3


Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu, tôi sẽ tập trung nghiên cứu về mục
tiêu và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trong thời kỳ đó.
IV. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chính để nghiên cứu đề tài này là tìm kiếm thơng tin, tư liệu từ
sách báo, các cơng trình nghiên cứu, Internet... rồi sau đó phân tích và tổng hợp những
tư liệu tìm được. Do hiện nay ở Việt Nam có rất ít các cơng trình nghiên cứu về thời kỳ
tổng thống Chun Doo Hwan, nên phần lớn thông tin trong bài viết này được dịch từ các
nguồn sách, báo, internet, cơng trình tác phẩm bằng tiếng Anh và tiếng Hàn.
Bằng việc tổng hợp và phân tích nguồn tư liệu, chọn lọc những thông tin
quan trọng, nổi bật, phù hợp với quan điểm của bản thân, từ đó sắp xếp tài liệu để làm
thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh, nhằm khai thác về lịch sử thời kỳ Đệ ngũ Cộng
hòa (1980-1989) của tổng thống Chun Doo Hwan, đặc biệt trong tâm là chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế với các nước của Hàn Quốc dưới thời kỳ đó.
V. Ý nghĩa khoa học ý nghĩa thực tiễn

Việc hoạt định ra những chiến lược và chính sách đối ngoại cho quốc gia là
một vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế. Thơng qua việc nghiên cứu sâu hơn về
chính sách đối ngoại của một thời kỳ lịch sử của Hàn Quốc, giúp các nhà nghiên cứu

có cái nhìn định hướng tốt, có thể đóng góp vào các cơng trình nghiên cứu và hỗ trợ
các cơng tác giảng dạy về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế trên thế giới trong
tương lai. Đồng thời đóng góp vào nguồn tài liệu ít ỏi về chính trị, ngoại giao của Việt
Nam về nước bạn.
Hàn Quốc là một quốc gia cùng trong vùng địa lý chiến lược quan trọng và
đang dần khẳng định vị trí và vai trị của mình trên trường quốc tế. Vì vậy, Hàn Quốc
ngày càng có sức hấp dẫn rất lớn đối với trong khu vực và quốc tế. Với Việt Nam nói
riêng và các nước nói chung, những kinh nghiệm mà Hàn Quốc có được trong q
trình xây dựng và phát triển đất nước là những bài học quý cho Việt nam trong tiến

4


trinh phát triển và hội nhập quốc tế. Luận văn cũng sẽ cung cấp một cái nhìn tương đối
khái quát, tồn diện vê chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế dưới thời tổng thống
Chun Doo Hwan. Từ đó thấy được sự thay đổi của đất nước thông qua những quan hệ
ngoại giao này; cùng với những khó khăn, thời cơ, thách thức, triển vọng đạt được và
lập trường của Hàn Quốc trong mối quan hệ căng thẳng với Triều Tiên, Nhật Bản và
Mỹ.

BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm chính sách đối ngoại là gì?

Các chính sách đối ngoại là vấn đề quan trọng của quan hệ quốc tế của mỗi
quốc gia. Đối ngoại là những công việc những quan hệ và những hoạt động giữa nước
này với nước khác hoặc với một tổ chức quốc tế nào đó. Chính sách đối ngoại bao gồm
các mục tiêu, các quá trình triển khai, cùng với các biện pháp, nhằm mục đích thực
hiện những lợi ích quốc gia được xác định trong từng thời kỳ lịch sử. Chính sách đối

ngoại được hình thành và thực thi qua quá trình phát triển lâu dài và qua quan hệ với
các chủ thể bên ngoài trên moi lĩnh vực kinh tế, qn sự, chính trị, văn hóa, xã hội…
Chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại là quan hệ tất yếu khách quan vì ngày nay
khơng có quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu khơng có quan hệ với thế giới
bên ngồi, vì vậy mở rộng quan hệ ngoại giao là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc.
Muốn có một chính sách đối ngoại đúng đắn để phát triển kinh tế xã hội và
trở thành một nước phát triển trên thế giới mổi nhà quản lý đất nước cần có một tư duy
linh hoạt nhạy bén lắm bắt chính xác kịp thời tình hình quốc tế vào trong nước thay đổi
các chính sách đối ngoại cho đúng đắn.1
II. Khái niệm quan hệ quốc tế là gì?
1 Chính sách đối ngoại - />
5


Quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và
phong trào quốc tế, các vùng và khu vực. đó là hình thức đặc biệt của quan hệ xã hội
trong phạm vi nhân loại, gồm nhiều mặt quan hệ như: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa
học, quân sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh…trong đó quan hệ chính trị là quan hệ cơ
bản và quan trọng nhất. Quan hệ quốc tế bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: quan hệ chính
trị quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế an ninh, quốc phòng, quan hệ quốc
tế về y tế, giáo dục, văn hó và những vấn đề xã hội…
Các lý thuyết Quan hệ quốc tế giải thích các quốc gia có quan hệ với nhau
như thế nào trong nền chính trị quốc tế. Trọng tâm này do đó bao gồm việc giải thích
hành vi chính sách đối ngoại trong nhiều lý thuyết Quan hệ quốc tế. Thật vậy, như
Smith (1987) lập luận: “Mọi nỗ lực làm rõ các mối Quan hệ quốc tế hầu hết đều liên
quan tới việc giải thích chính sách đối ngoại”. Đa số các lý thuyết Quan hệ quốc tế, nếu
khơng muốn nói là tất cả, đều tập trung vào tác động của hệ thống quốc tế tới chính
sách đối ngoại.2

Chương 2

HÀN QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG CHUN DOO HWAN (1980-1989)

I. Bối cảnh lịch sử.

Sau khi Park Chung Hee bị ám sát, Choi Kyu Ha lên nắm giữ chính phủ lâm
thời, tình hình chính trị tại Hàn Quốc khơng thốt khỏi bất ổn. Ngày 12/12/1979, tướng
Chun Doo Hwan đảo chính quân sự, lật đổ chính phủ lâm thời Choi Kyu Ha và ban bố
tình trạng thiết quân luật. Sau khi tiến hành đảo chính quân sự vào ngày 12/12/1979,
2 />
6


thiếu tướng Chun Doo-hwan đã trấn áp đẫm máu những người tham gia cuộc biểu tình
địi dân chủ ở Gwangju vào ngày 18/5/1980. Rồi ông lên nhậm chức và trở thành Tổng
thống thứ 11 của Hàn Quốc vào ngày 1/9/1980. Bảy tháng sau, ông tiến hành sửa đổi
Hiến pháp và lại tiếp tục nhậm chức Tổng thống thứ 12. Vào ngày 3/3/1981, Tư lệnh
tình báo Chun Doo-hwan chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 12 của Đại Hàn Dân
Quốc.
II. Tổng thống Chun Doo Hwan.

Chun Doo Hwan, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1931, là tổng thống thứ 11, 12
của Đại Hàn Dân Quốc. Ông là một thiếu tướng trong quân đội. Sau khi Park Chung
Hee bị ám sát, ông đã lật đổ chính quyền và trở thành tổng thống. Là Tổng thống, Chun
Doo Hwan đã ra lệnh cấm nhiều đối thủ của mình trong chính trị và thơng qua một
hiến pháp độc tài mới năm 1980. Năm 1981, ông dỡ bỏ thiết quân luật, có hiệu lực từ
năm 1979. Năm 1987 ông chọn Roh Tae Woo là ứng cử viên tổng thống của đảng ơng
và sau đó thơng qua các chính sách dân chủ của ơng Roh. Cả hai đã bị truy tố vào năm
1995 và 1996 về tội tham nhũng, cũng như vai trò của họ trong cuộc đảo chính năm
1979 và trong vụ thảm sát người biểu tình ủng hộ dân chủ Gwangju (Kwangju) vào
năm 1980. Bị kết án tù chung thân, Chun Doo Hwan đã được ân xá vào 1997, bởi tổng

thống Kim Dae Jung, như một cử chỉ hịa giải dân tộc.
Chương 3
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

I. Với Bắc Hàn

Cả hai miền Bắc và Nam Triều Tiên, từng trình bày một cách thống nhất
những điều kiện thuận lợi cho mình, nhưng cuối cùng chỉ có một ý nghĩa tuyên truyền.
Bắc Triều Tiên đã chấp nhận vào ngày 20 tháng 9 năm 1985 cho phép thân nhân 151
người từ các gia đình ly tán, 4 ngày 3 đêm đến thăm Seoul và Bình Nhưỡng.

7


Năm 1982, Chun Doo Hwan cũng đã ký kết "Hiệp định tạm thời" với Bắc
Triều Tiên cho các chế độ cầm quyền ổn định phi chính trị, trao đổi phi quân sự dần
dần theo kế hoạch thống nhất dân chủ dân tộc đã được đề ra.
Tháng 10 năm 1983, một vụ nổ xảy ra ở trung tâm thành phố Rangoon
(Miến Điện) khiến năm quan chức cấp cao của Hàn Quốc thiệt mạng, gần 46 người bị
thương. Sau khi có ý kiến từ quân sự nội bộ nên trả đũa bằng vũ lực với miền Bắc
Triều Tiên, tổng thống Chun Doo Hwan đã không chấp thuận kế hoạch trả thù vũ trang.
Vào ngày 13 tháng 10 để trả tiền cho đám tang của nạn nhân ở Yeouido, Seoul Plaza,
20, tổng thống tại một diễn ngôn đặc biệt, "Đây là sự kiên nhẫn và khả năng cuối cùng
của sự kiên nhẫn, sự bình an của chúng ta và những người cùng dân tộc, nếu có những
hành động khiêu khích một lần nữa, chắc chắn sẽ là trừng phạt." Ông tuyên bố. 3
Mức độ căng thẳng của Chiến tranh lạnh bắt đầu dịu bớt kể từ đầu những
năm 1970, khi các nước tư bản và cộng sản chủ động giảm bớt căng thẳng. Trong bối
cảnh đó, ngày 4 tháng 7 năm 1972, Seoul và Bình Nhưỡng cùng ra thơng cáo chung
Nam - Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, hai bên cùng tham gia một số cuộc hội đàm và trao
đổi hạn chế thông qua hoạt động đối thoại giữa Hội Chữ Thập Đỏ hai miền Nam - Bắc

Triều Tiên và các cuộc gặp gỡ của Ủy ban Điều phối Nam - Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên,
khó có thể hịa giải được những hận thù và ngờ vực tích tụ lại qua nhiều năm giữa hai
miền Nam - Bắc, khiến những nỗ lực xây dựng lịng tin tưởng lẫn nhau trên vũ đài
chính trị đều trở nên vơ ích.
Năm 1979, một lần nữa thế giới lại đứng trước bờ vực thẳm khi cuộc đối
đầu trong Chiến tranh Lạnh lại bùng lên sau khi Liên Xô tiến vào Afghanistan. Kết quả
là, quan hệ liên Triều trở nên xấu đi. Khoảng giữa những năm 1980, Liên Xô bắt đầu
thực hiện cải cách và mở cửa, khởi động quá trình đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa

3 />
8


tại Đông Âu. Quan hệ liên Triều cũng đạt được bước ngoặt quan trọng nhờ cơ cấu
Chiến tranh Lạnh bắt đầu tan rã.
Nằm trong những nỗ lực nhằm tích cực thích ứng với tình hình thế giới đang
thay đổi nhanh chóng vào cuối thập niên 1980, Hàn Quốc thực hiện một loạt các biện
pháp, bao gồm việc công bố Tuyên bố Đặc biệt của Tổng thống về Tự tôn Dân tộc,
Thống nhất và Thịnh vượng vào ngày 7 tháng 7 năm 1988, thành lập Thể chế Thống
nhất Cộng đồng Dân tộc Triều Tiên, thông qua Đạo luật Trao đổi và Hợp tác liên Triều,
và gây dựng Quỹ Hợp tác liên Triều. Nhiều biện pháp cụ thể khác như Hiệp định liên
Triều Cơ bản đã được thống nhất thông qua đối thoại với Bắc Triều Tiên.4
II. Với Mỹ

Một trong những yếu tố nổi bật nhất của chế độ Chun Doo Hwan đó là mối
quan hệ chặt chẽ với chính quyền Reagan. Điều này trái ngược hẳn với những căng
thẳng trong mối quan hệ Washington-Seoul dưới thời tổng thống Carter và Park Chung
Hee, khi chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ trích chính sách độc tài của tổng thống Park Chung
Hee, và cố gắng thực hiện chiến dịch chiến dịch cam kết rút quân Hoa Kỳ khỏi mặt
trận chiến đấu từ Hàn Quốc của tổng thống Carter. Các mối quan hệ giữa hai nước

cũng đã trở nên căng thẳng sau vụ tai tiếng Koreagates5 năm 1977.
Tổng thống Ronald Reagan đã bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối đến Chun Doo
Hwan và an ninh của Hàn Quốc. Tổng Thống Chun Doo Hwan cũng là khách mời
4 />
5 Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (KCIA) dùng tiền để hối lộ cho một số đại biểu Quốc hội Mỹ
để những chính khách này gây áp lực buộc Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ bỏ ý định rút hết quân đội
ra khỏi Hàn Quốc vào năm 1973. Các phương tiện truyền thông Mỹ và Hàn Quốc gọi đây là một vụ
Koreagate trong quan hệ Mỹ - Hàn Quốc.

9


chính thức đầu tiên của Reagan tại Nhà Trắng. Reagan lại một lần nữa tái khẳng định
sự ủng hộ của mình bằng chuyến viến thăm Seoul vào tháng 11 năm 1983.
Trong khi sự ủng hộ đáng kể của Reagan đã củng cố thêm vị trí của Chun
Doo Hwan trong chính trị trong nước và trên trường quốc tế, thì nó cũng kích động các
văn hóa chống Mỹ. Các lực lượng đối lập ở Hàn Quốc, chịu đựng sự đàn áp mạnh mẽ
bởi chính phủ, đã lên án Mỹ đối với việc ủng hộ chế độ Chun Doo Hwan như một việc
coi thường quyền con người và đặt câu hỏi về động cơ của Mỹ tại Hàn Quốc. Những
hình ảnh quá khứ của Hoa Kỳ như là một người ủng hộ trung thành của dân chủ ở Hàn
Quốc đã được thay bằng sự bảo vệ lợi ích riêng của họ, một chính sách cho thấy trước
được những cam kết bất cơng tại Hàn Quốc. Quan điểm này được nhấn mạnh bởi thực
tế rằng, chuyến viếng thăm đến Nhà Trắng của Chun Doo Hwan chỉ diễn ra vài tháng
sau khi thiết quân lệnh đã đàn áp dã man cuộc nổi dậy của sinh viên ở Kwangju. Chính
việc này đã gây ra nhiều biện pháp cực đoan như đốt phá tòa nhà Dịch vụ thông tin
Hoa Kỳ tại Pusan tháng 3 năm 1982 và sự chiếm đóng Thư viện Dịch vụ Thơng tin
Hoa Kỳ tại Seoul năm 1985. Những sinh viên này ngoài biểu tình chống chính phủ
Chun Doo Hwan cịn kêu gọi khẩu hiệu chống Mỹ.
III. Với Nhật Bản


Chính phủ Chun Doo Hwan cũng mang lại một sự thay đổi đáng kể trong
các mối quan hệ của Hàn Quốc với Nhật Bản. Năm 1981 Chun Doo Hwan dưới sự hỗ
trợ của Mỹ đã sử dụng chiến lược phân bổ trách nhiệm lớn hơn cho Nhật Bản trong
khu vực Đông Á, để thuyết phục Tokyo cấp cho Seoul một khoản vay lớn. Các cuộc
đàm phán kéo dài cho đến đầu năm 1983 và làm dấy lên nhiều mâu thuẫn ở cả hai
nước. Tuy nhiên, Chun Doo Hwan đã có thể có được một khoản vay 4 tỷ USD với lãi
suất thấp, việc đó đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy bảng xếp hạng tín dụng của
Hàn Quốc và thúc đẩy phục hồi kinh tế của nó, nợ nước ngồi của Seoul đã lên tới 41
tỷ USD vào cuối năm 1983 và rất cần một đánh giá tín dụng để có thể cải thiện. Thủ
tướng Nhật Bản Nakasone Yasuhiro đã tiếp nhận quá trình đàm phán bằng một chuyến
10


thăm tới Seoul vào tháng Giêng năm 1983. Trong khi những Thủ tướng Nhật Bản khác
đã đến thăm Seoul cho buổi lễ nhậm chức hoặc đám tang, thì đây có thể nói là chuyến
viếng thăm đầu tiên của Nhật Bản đến Hàn Quốc bởi một nhà lãnh đạo Nhật Bản, kể từ
khi đất nước được giải phóng từ Nhật Bản vào năm 1945.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn có những mâu thuẫn vẫn chưa thể giải
quyết giữa hai nước. Năm 1982, trong buổi lễ ngày giải phóng vào ngày 15 tháng 8,
tổng thống Chun Doo Hwan bởi vì vấn đê sách lịch sử sách giáo khoa bóp méo của
Chính phủ Nhật Bản và vụ việc từ chối cho những người Hàn sống tại Nhật lên taxi ở
Nhật Bản, đã trở thành nỗi đau của nhân dân Hàn Quốc, đã nói: “ Để khơng một lần
nữa chịu sự đau đớn và nhục nhã này, khơng cịn cách nào khác là đất nước chúng ta
phải sống tốt hơn, phải trở thành một quốc gia cường thịnh hơn.”
IV. Với Trung Quốc và Liên Xơ

Chun Doo Hwan tiếp tục chính sách cải thiện quan hệ với Trung Quốc và
Liên Xô, chú trọng đáng kể đối với hai quốc gia này, vì đây là các đồng minh lâu dài
của Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh và Moscow được cho là có nhiều ảnh hưởng trong biểu
đồ tương lai của bán đảo Triều Tiên và bởi vì là một phần của Nordpolitik (Northern

Policy - chính sách phương Bắc).
Việc liên hệ chính thức của Seoul với Bắc Kinh đã tạo điều kiện bởi vụ
không tặc của một máy bay dân sự của Trung Quốc năm 1983. Trung Quốc đã gửi một
phái đoàn gồm ba mươi ba quan chức tới Seoul để thương lượng việc trả lại chiếc máy
bay, đánh dấu sự khởi đầu của sự trao đổi nhân sự thường xuyên. Ví dụ, tháng 3 năm
1984, một đội tuyển quần vợt Hàn Quốc đã đến thăm Côn Minh cho một trận đấu
Davis Cup với đội tuyển Trung Quốc. Vào tháng 4 năm 1984, một đội bóng rổ Trung
Quốc bao gồm ba mươi bốn thành viên đã tới Seoul để tham gia vào giải vơ địch bóng
rổ châu Á Junior lần thứ VIII. Một số quan chức Trung Quốc đã nhiều lần đến Hàn
Quốc để tham gia đều đặn các hội nghị quốc tế, và các quan chức Hàn Quốc cũng đến

11


thăm Trung Quốc để tham dự các hội nghị quốc tế khác nhau. Kể từ khi Trung Quốc và
Hàn Quốc đã bắt đầu thương mại gián tiếp trong năm 1975, năng suất đã tăng lên đều
đặn.
Mối quan hệ khơng chính thức của Liên Xô với Hàn Quốc bắt đầu từ năm
1973, khi Liên Xô cho phép Hàn Quốc đến tham dự một hội nghị quốc tế tổ chức tại
Liên Xô. Trong tháng 10 năm 1982, một quan chức của Liên Xô đã tham dự một hội
nghị quốc tế tại Hàn Quốc về việc bảo tồn các di tích văn hóa. Sau sự cố hồi tháng 9
năm 1983, khi lực lượng không quân Liên Xô bắn rơi chiếc máy bay hành khách của
Korean Air (KAL), đã đem lại một thời gian gián đoạn trong mối quan hệ của hai nước,
nhưng mối quan hệ khơng chính thức đó đã được nối lại vào năm 1988.
V. Với Việt Nam

Sau năm 1975, với sự bao vây cấm vận của Mỹ, quan hệ giữa Việt Nam và
Hàn Quốc ngày càng khó khăn. Vào đầu năm 1980, khi Mỹ nới lỏng chính sách cấm
vận vì lý do thiếu lương thực phục vụ cho quân đội trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mối
quan hệ này đã dần được cải thiện đáng kể, hàng hoá của Việt Nam vào Hàn Quốc thời

bấy giờ là gạo và lúa.
Từ 1983 Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ bn bán trực tiếp và
một số quan hệ phi chính phủ. Sau khi ký hiệp định ngoại giao năm 1992, quan hệ hai
nước mới có sự phát triển và gắn kết chặt chẽ.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, dưới thời của tổng thống Chun Doo Hwan, khơng có nhiều
thành tựu to lớn, nhưng cũng đóng góp phần khơng nhỏ vào quan hệ quốc tế của Hàn
Quốc.
12


Trong thời gian này, Hàn Quốc vẫn chú trọng vào mối quan hệ chặt chẽ với
Mỹ. Mỹ trở thành đối tác, đồng minh quan trọng với Hàn Quốc. Tuy nhiên, vì Hàn
Quốc dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ cho đến nay, chính trị và kinh tế phải phụ thuộc và
mối quan hệ bất bình đẳng khiến nó khơng thể đạt được sự ủng hộ của nhiều người
Hàn Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng nỗ lực cải thiện các mối quan hệ khác với các
nước trong khu vực. Đối với Bắc Triều Tiên, tuy diễn ra nhiều cuộc đàm phán và hoạt
động nhằm liên kết giữa hai miền, nhưng căng thẳng vẫn diễn ra bởi sự hận thù và tích
tựu, cho nên khơng thành cơng. Cịn Trung Quốc và Liên Xô, Hàn Quốc cũng chủ động
trong giao lưu trao đổi kinh tế thương mại, làm cơ sở cho việc xây dựng quan hệ
chung, nhằm mục đích cùng đặt được lợi ích trên thế giới. Đối với Nhật Bản, dù có
nhiều thành tựu trong quan hệ giữa hai nước thơng qua những phương diện văn hóa,
chính trị, kinh tế… tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa nhân dân hai nước từ sau thời kỳ đô
hộ của Nhật ở Hàn Quốc, đã gây ra nhiều đau đớn và tổn thất cho người dân Hàn
Quốc, nên việc gắn kết chặt chẽ quan hệ hai nước thời gian này vẫn cịn khó khăn. Việt
Nam trong thời gian này chỉ mới phục hồi sau thời kỳ đô hộ của Mỹ, cho nên quan hệ
giữa Hàn Việt lúc này khơng có nhiều đặc sắc, ngồi việc trao đổi lương thực, thực
phẩm…

Nhìn vào những thay đổi tích cực và thành tựu có được về ngoại giao trong
thời kỳ này đã từng bước góp phần vào việc xây dựng một Hàn Quốc cường thịnh như
ngày nay. Những chiến lược đã cho thấy Chun Doo Hwan đã hoạt định ra phương
hướng xây dựng quan hệ, đảm bảo lợi ích cho quốc gia, khiến cho vai trị và vị trí của
Hàn Quốc ngày càng được khẳng định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Hồng Văn Việt (2008): Hệ thống chính trị Hàn Quốc hiện nay, NXB Đại học

Quốc gia TPHCM

13


2. Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) (2009): Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau

chiến tranh Lạnh và quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, NXB chính trị quốc gia
3. />newsPath=/vnemb.vn/cn_vakv/ca_tbd/nr040818112237/ns070702075818
4. />5. />No=10041018
6. />option=com_k2&view=item&id=3584:v%C4%83n-ch%C6%B0%C6%A1ng-t
%C3%BA-t%C3%A0i-v%C3%AC-%C4%91%C3%A2u-n%C3%AAn-n
%E1%BB%97i?
7. />%E1%BB%91c_%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam
8. />9. />
quoc&op=Tim-hieu-ve-Han-Quoc/Quan-he-doi-ngoai-kinh-te-doi-ngoai-cuaHan-Quoc-94
Tài liệu tiếng Anh
1. />2. />
Tài liệu tiếng Hàn
1. />

%99%98#.EC.99.B8.EA.B5.90_.EC.A0.95.EC.B1.85
2. />%EA%B5%AD_%EC%A0%9C5%EA%B3%B5%ED%99%94%EA%B5%AD

14



×