Với tư cách là Luật sư bảo vệ cho bị hại 14 tuổi bị xâm hại tình dục. Anh
(chị) hãy nêu những vấn đề cần tiếp xúc, trao đổi với bị hại trong lần gặp gỡ đầu
tiên.
Bài làm
1. Tâm lý, trạng thái của bị hại 14 tuổi bị xâm hại tình dục
Người bị hại ở độ tuổi 14 tuổi là độ tuổi trong khoảng dưới 18 tuổi. Người
dưới 18 tuổi dễ bị tội phạm xâm hại, dễ bị đưa đến nguy cơ nạn nhân hóa do sức
khỏe, khả năng tự bảo vệ bản thân còn hạn chế, do ngây thơ, cả tin, thiếu hiểu biết
xã hội. Khi bị tội phạm xâm hại, họ có nguy cơ bị tổn thương cao hơn (cho rằng
tổn thất mình phải gánh chịu là quá lớn, xã hội quá bất công, cuộc đời quá bất
hạnh, người lớn quá vô tâm, một số bị hại dưới 18 tuổi lại có diễn biến tâm lý tiêu
cực theo chiều hướng tự đổ lỗi cho bản thân, tự oán trách bản thân) hoặc ngược lại
chưa ý thức được về tổn thất mà mình đã trải qua hoặc những hậu quả mà mình sẽ
phải gánh chịu trong những giai đoạn sắp tới của cuộc đời.
Đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục: Trong nhóm
tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, các tội danh liên quan đến
xâm phạm tình dục, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em là hành vi gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tâm, sinh lý của người bị hại. Trong thời gian gần đây, tình trạng
xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam có xu hướng gia tăng và để lại những hậu quả
ngày càng nghiêm trọng. Khi tham gia vụ án liên quan đến xâm hại tình dục trẻ
em, tiếp xúc với bị hại, chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm tâm lý của bị hại là trẻ
em bị xâm hại tình dục, cụ thể như:
- Trẻ bị xâm hại tình dục thường có cảm giác xấu hổ và tội lỗi, trẻ tự đổ lỗi
cho bản thân mình về những gì đã xảy ra với trẻ và có cảm giác xấu hổ vì mình là
nạn nhân. Từ tâm lý xấu hổ, mặc cảm tội lỗi này sẽ ngăn cản việc trẻ khai báo,
trình bày lại sự việc với Luật sư cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hiểu được
trạng thái tâm lý trẻ em như vậy, giúp Luật sư tìm hiểu thêm về tâm lý trẻ em và
diễn biến tâm lý của trẻ để có phương pháp tiếp xúc, trao đổi và kế hoạch bảo vệ
tốt nhất cho các em.
- Trẻ tự ti và nhút nhát không tin tưởng vào bản thân, người khác và môi
trường xung quanh. Trẻ mất khả năng chia sẻ cảm xúc và vật chất của mình với
người khác, do đó, sẽ thiếu sự hợp tác trong quá trình làm việc với Luật sư cũng
như cơ quan bảo vệ pháp luật. Với đặc điểm tâm lý này, trẻ thường có độ lì cao độ,
khơng nói và khơng trả lời, khơng nghe. Trạng thái này không thuộc dạng chống
đối bất hợp tác mà quá tự ti dẫn đến không thể hợp tác được.
- Trẻ thể hiện nhiều hành vi tự hủy hoại bản thân khác nhau như tự gây ra tai
nạn cho mình, cố tình để bị đau ốm, đến việc có hành vi cố gắng tự sát… Đây là
cách để trẻ thoát khỏi cảm nhận không tốt về bản thân. Dạng tâm lý này còn được
gọi là tâm lý của dạng tự kỷ, trầm cảm, nên thường có những hành vi hành hạ bản
thân mới thấy mình đỡ xấu hổ, tủi nhục. Hiểu được trạng thái tâm lý bất ổn này,
giúp Luật sư có phương án tiếp cận và đưa trẻ ra khỏi trạng thái đó, an ủi và động
viên kịp thời giúp trẻ bình tĩnh và hợp tác với Luật sư.
- Trẻ coi các đối tượng xung quanh gắn liền với mối đe dọa, sự sợ hãi, với
nguy cơ sẽ bị đối xử tồi tệ dưới hình thức này hay hình thức khác. Một trong
những biểu hiện lớn nhất của rối loạn tinh thần ở trẻ bị xâm phạm tình dục là sự
khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh, kể cả người lớn và bạn bè
cùng trang lứa. Thường gặp trạng thái tâm lý này ở trẻ em có nhiều thiệt thòi trong
cuộc sống, như trẻ em lang thang đường phố, trẻ mồ cơi, trẻ em bị lạm dụng tình
dục hoặc sức lao động…
- Trẻ có phản ứng bốc đồng, hiếu chiến, ngang bướng do bắt chước hành vi
của kẻ xâm hại, có thể lặp lại hành động tình dục đó với trẻ khác… Những điều
này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc xây dựng quan hệ tốt đẹp với bạn bè do vậy
càng làm cho trẻ thêm tự ti, tự hạ thấp giá trị bản thân;
- Trẻ thường có tâm lý bực tức, căng thẳng điều này có thể ảnh hưởng nặng
nề đến quá trình phục hồi và cuộc sống sau này của trẻ;
- Trẻ thụ động, tránh né mọi khả năng phải đối đầu, hoàn toàn phục tùng và
nghe lời của người khác, lựa chọn thái độ quá cẩn trọng trong mọi việc, luôn tỏ ra
cần sự bảo vệ để tránh mọi rắc rối, nhạy cảm với những lời phê bình, khơng tự
nhiên, thiếu tự tin;
- Trẻ có thể có biểu hiện rối loạn hành vi. Mức độ bị xâm hại tình dục có ảnh
hưởng lớn đến tâm lý của các em và những biểu hiện rối loạn hành vi mỗi em cũng
khác nhau;
Ngoài ra, bị hại là người dưới 18 tuổi có những đặc điểm tâm lý khác như:
(i) Căm tức kẻ phạm tội: Do bị thiệt hại trực tiếp về thể chất, tinh thần bởi tội
phạm, do đó, bị hại luôn mong muốn chủ thể tội phạm phải bị trừng phạt thật nặng;
(ii) Có tâm lý dễ bị kích động, giảm khả năng kiềm chế cảm xúc.
Sự thiệt hại về thể chất, tinh thần hay tài sản đều có tác động rất mạnh tới
trạng thái thần kinh - tâm lý của bị hại dẫn đến việc suy giảm khả năng kiềm chế
cảm xúc. Có những trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm
trọng về mặt tâm lý (sợ hãi, suy nhược về tinh thần và thể chất, rối loạn tâm thần
và hành vi) do tác động bởi hành vi phạm tội gây ra. Vì vậy, khi tiếp xúc với Luật
sư, phần lớn bị hại thuộc trường hợp này khi yêu cầu cung cấp các thơng tin về vụ
việc mà họ phải trải qua thì có thể xuất hiện sự xúc động, hoảng loạn cảm xúc và
hành vi. Do đó, họ khơng thể tự mình cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác về vụ
việc. Tâm lý lo sợ khiến bị hại rơi vào trạng thái bất hợp tác, từ chối khai báo: Lý
do từ chối khai báo có thể do bị hại có quan hệ đặc biệt với kẻ phạm tội, do đó, có
tâm lý khơng muốn người thân bị trừng phạt, có thể do bị hại có tâm trạng xấu hổ
(trong những vụ án bị hại bị kẻ phạm tội xâm hại tình dục nên không muốn những
người khác biết), hoặc người bị hại lo sợ sự khai báo sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc
hoặc làm lộ những điều bí mật về đời tư hoặc tội lỗi khác của họ.
Trong những trường hợp bị hại bị hành vi phạm tội xâm hại khi đang có
hành vi phạm tội khác hoặc khi đang có hành vi không trong sáng, nếu thiệt hại đối
với họ không quá lớn, họ thường từ chối khai báo (bị đánh, cướp tài sản khi đang
thực hiện hành vi phi đạo đức, khi đang có hành vi trái pháp luật, tài sản bị mất là
tài sản do hành vi phạm pháp mà có...). Vì vậy, khi tiếp xúc với bị hại thuộc dạng
này phải tế nhị, khơng hỏi về các tình tiết diễn biến cụ thể, khi tiếp xúc phải xác
định chính xác nguyên nhân tâm lý cản trở sự khai báo của họ để lựa chọn cách
thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ.
2. Những vấn đề cần trao đổi với bị hại 14 tuổi bị xâm hại trong lần đầu tiếp
xúc:
Luật sư cần thực hiện tốt khâu tiếp xúc ban đầu với bị hại trước khi trao đổi
những vấn đề cụ thể. Trước tiên, Luật sư cần thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, chia
sẻ với hoàn cảnh của bị hại, hỏi thăm về tình hình sức khỏe, trạng thái cảm xúc,
tâm lý, hồn cảnh gia đình…của bị hại. Việc lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp ích rất
nhiều trong việc tạo niềm tin với trẻ, đồng thời là tiền đề giúp luật sư trong quá
trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Trường hợp bị hại quá xúc động,
uất ức mà không thể trình bày hoặc trình bày lộn xộn thì Luật sư nên chờ một
khoảng thời gian để bị hại bình tĩnh, sau đó an ủi đồng thời khơng nên ngay lập tức
ngắt mạch cảm xúc hay có những lời nói, cử chỉ làm bị hại xúc động, luống cuống
hơn. Đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi 14, khi nhận thức và hiểu biết còn
chưa đầy đủ, cộng thêm tâm lý sợ hãi người lạ, thu mình lại khơng muốn chia sẻ
thì việc Luật sư biết cách lắng nghe là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, Luật
sư cũng cần trao đổi với bố mẹ, người thân của trẻ để có sự phối hợp khi tiếp xúc,
trao đổi; khi cần thiết có thể nhờ họ động viên, hỗ trợ đứa trẻ trả lời những vấn đề
mà luật sư trao đổi. Luật sư cần kiên nhẫn, chịu khó lắng nghe và khơng được bộc
lộ sự nơn nóng, khó chịu, thúc ép đứa trẻ khai báo. Luật sư nên bình tĩnh quan sát,
tìm hiểu mong muốn của trẻ, nhẹ nhàng khuyến khích tới khi trẻ tin tưởng và muốn
nói tồn bộ sự việc. Chính sự tơn trọng và kiên nhẫn của Luật sư sẽ giúp trẻ cảm
thấy an tâm, tin cậy và trình bày vấn đề cùng Luật sư. Trong quá trình trao đổi,
Luật sư cần duy trì sự quan tâm bằng các câu hỏi, bằng thái độ, cử chỉ thể hiện sự
sẻ chia, tránh tỏ ra xao lãng, không tập trung lắng nghe và yêu cầu bị hại nói lại sự
việc. Những sự tiếp xúc ban đầu nếu tạo được sự tin tưởng và an tâm sẽ tạo tiền đề
thuận lợi trong quá trình trao đổi của Luật sư với bị hại.
Khi đã tạo dựng được niềm tin cho người bị hại, Luật sư cần xác định được
những nội dung tiếp theo cần trao đổi. Tùy theo từng trường hợp mà đó có thể là về
hành vi XHTD đối với bị hại hay nguyện vọng, yêu cầu của bị hại. Về những vấn
đề này, luật sư cần trao đổi chi tiết, cụ thể, như: hành vi như thế nào, diễn biến ra
sao, xảy ra khi nào, ở đâu, có ai là người chứng kiến, nguyên nhân xảy ra hành vi,
… Tuy nhiên Luật sư cần hết sức thận trọng và lưu ý khi tìm hiểu những vấn đề
này và yêu cầu người bị hại trình bày sự việc, vì đối với trẻ em lứa tuổi 14 khi là
nạn nhân của XHTD thì đứa trẻ sẽ dễ có nhận thức, cư xử, diễn biến tâm lý phức
tạp và ln thay đổi. Có thể lúc trước đứa trẻ tin tưởng và nói với Luật sư, nhưng
sau đó lại khép mình và khơng chia sẻ thêm gì nữa. Cũng vì lý do đó mà Luật sư
khơng thể kì vọng quá nhiều trong lần đầu tiên gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với trẻ
em là nạn nhân của XHTD, điều quan trọng là hãy lắng nghe để thấu hiểu và đồng
cảm, để tạo dựng sự tin tưởng, khiến trẻ an tâm rồi sau đó mới có thể đi sâu tìm
hiểu cụ thể vấn đề và thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị
hại một cách tốt nhất có thể.
Bên cạnh đó, ngồi nội dung trao đổi thì “hình thức” trao đổi cũng rất quan
trọng. Luật sư nên tiếp xúc với trẻ ở tư thế ngang tầm mắt trẻ, trong tư thế thoải
mái nhất để tạo cảm giác Luật sư đang làm bạn với trẻ chứ khơng phải là một
người bề trên; giải thích tại sao mình có mặt ở đó, lắng nghe những điều mà trẻ
muốn nói đồng thời khơng áp đặt hay bắt buộc trẻ những câu hỏi mà mình mong
muốn. Vì tâm lý và nhận thức là một đứa trẻ nên đơi khi chỉ cần nghe những câu có
tính chất chỉ dẫn là chúng sẽ nghe theo và lặp lại, dẫn đến việc Luật sư khó có thể
tìm hiểu khách quan sự việc. Do đó cần hết sức lưu ý, tùy từng đối tượng và trường
hợp cụ thể mà chọn cách trao đổi sao cho phù hợp.
Việc Luật sư tham gia vào những vụ việc bảo vệ trẻ em là nạn nhân của
XHTD là rất cần thiết, nó khơng những thể hiện vai trò và sứ mệnh của Luật sư
trong xã hội mà còn là để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường của trẻ cũng như tương lai sau này
của các em. Để xâm hại tình dục ở trẻ em khơng cịn là mối nguy hại trong xã hội,
để các em có được mơi trường lành mạnh phát triển bản thân, mỗi gia đình, tổ chức
xã hội phải cùng chung tay lên án, phòng ngừa với những biểu hiện của xâm hại
tình dục trẻ em. Cần có chế tài đủ mạnh, xét xử nghiêm minh các vụ án, góp phần
răn đe và ngăn ngừa các loại tội phạm về XHTD trẻ em.