KỸ NĂNG ĐẶC THÙ TRONG THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
Posted on 17/12/2007 by Civillawinfor
Để làm tốt hoạt động thụ lý vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, tạo tiền đề giải quyết
vụ án nhanh chóng và hiệu quả, trước tiên Thẩm phán phải nắm vững kỹ năng
chung trong hoạt động thụ lý đối với tất cả các vụ án dân sự theo nghĩa rộng (dân
sự; hôn nhân gia đình; Kinh doanh, thương mại; Lao động)….Các kỹ năng bao
gồm từ việc nhận đơn; Kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ khởi kiện; Xác
định các điều kiện để thụ lý vụ án (Điều kiện về quyền khởi kiện của người khởi
kiện; điều kiện về thẩm quyền; điều kiện sự việc chưa được giải quyết bằng bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác, trừ trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 168 BLTTDS; điều
kiện về người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và xuất trình biên lai thu tạm ứng
án phí trong thời hạn được thông báo, trừ trường hợp có lý do chính đáng khác);
Thủ tục thụ lý và kỹ năng soạn thảo một số văn bản trong giai đoạn thụ lý…
Mục đặc thù trong thụ lý vụ án dân sự chỉ đề cập đến những kỹ năng cần phải chú ý
thêm đối với một số vụ án dân sự cụ thể.
1.2.1. Kỹ năng thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng
Trước hết, cần nghiên cứu đơn khởi kiện để xác định tính hợp pháp của đơn khởi
kiện đã đáp ứng đầy đủ về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 164
BLTTDS hay chưa. Đơn khởi kiện phải trình bày cụ thể nội dung tranh chấp, yêu
cầu cụ thể của nguyên đơn và thể hiện rõ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên
đơn bị xâm phạm hay tranh chấp như thế nào. Khi nghiên cứu đơn kiện cần đặc biệt
lưu ý đến yêu cầu khởi kiện: đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, yêu cầu
hủy hợp đồng, yêu cầu phạt hợp đồng, tranh chấp về các biện pháp bảo đảm thực
hiện hợp đồng như đặc cọc, thế chấp, bảo lãnh….
Nguyên tắc chung khi xác định quyền khởi kiện của đương sự cần phải kiểm tra tư
cách chủ thể kiện. Nếu là cá nhân, người khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng
dân sự, nếu là pháp nhân, người khởi kiện phải là người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền cho
người khác khởi kiện, Thẩm phán cần kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng ủy
quyền về nội dung và hình thức theo quy định của BLDS về hợp đồng ủy quyền và
Nghị định số 75/CP về công chứng chứng thực. Thẩm phán cũng cần có sự phân
biệt việc ủy quyền giữa cá nhân, pháp nhân, ủy quyền thường xuyên hay ủy quyền
theo vụ việc.
Ví dụ, A xác lập hợp đồng vay tiền ở Ngân hàng Công thương chi nhánh quận
Đống Đa, Hà nội thời hạn vay tiền từ ngày 20/5/2006 đến ngày 20/7/2006. Đến hạn
trả nợ ngày 20/7/2006 A không trả nợ cho Ngân hàng. Vì vậy giám đốc chi nhánh
Ngân hàng Công thương quận Đống Đa đã đại diện cho Ngân hàng làm đơn khởi
kiện ra Tòa. Trong trường hợp này, khi kiểm tra điều kiện khởi kiện, Thẩm phán
cần lưu ý theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng chuyên doanh (ví
dụ, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển…) thì các chi nhánh
không có quyền tham gia tố tụng khi không có ủy quyền của Tổng giám đốc. Vì
vậy, khi thụ lý giải quyết tranh chấp này Tòa án cần kiểm tra giám đốc chi nhánh
Ngân hàng công thương quận Đống Đa có được ủy quyền hợp lệ của Tổng giám
đốc Ngân hàng công thương tham gia tố tụng không.
Thẩm phán cũng cần kiểm tra hồ sơ khởi kiện, các chứng cứ mà nguyên đơn xuất
trình để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đối
với loại vụ án tranh chấp hợp đồng, các giấy tờ liên quan đến yêu cầu kiện của
nguyên đơn thông thường bao gồm:
- Các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể kiện: Nếu là cá nhân thì giấy tờ thường là
chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình; nếu là pháp nhân, tổ
chức thì giấy tờ bao gồm quyết định thành lập pháp nhân, tổ chức; Giấy phép đầu
tư; giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ pháp nhân, ….
- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản là đối tượng giao dịch của hợp
đồng. Ví dụ, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở thì đương sự phải nộp các giấy
tờ về nguồn gốc nhà; Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
đương sự phải nộp các giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất…
- Các bản hợp đồng, các giấy tờ liên quan đến giao dịch. Ví dụ, nguyên đơn khởi
kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, nguyên đơn phải xuất trình
các giấy tờ chứng minh như hợp đồng vay, giấy biên nhận vay tiền, giấy khất nợ,
tài liệu thừa nhận việc vay nợ, giấy xác nhận của người làm chứng chứng kiến việc
cho vay…;
- Các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Khi nghiên cứu về thẩm quyền theo lãnh thổ, trong trường hợp đối tượng của hợp
đồng là bất động sản, khi thụ lý yêu cầu khởi kiện của đương sự phải xác định rõ
yêu cầu của đương sự là tranh chấp về bất động sản hay tranh chấp về các nghĩa vụ
khác phát sinh từ hợp đồng để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Nguyên
tắc chung, nếu tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản thuộc đối
tượng của hợp đồng là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (điểm c, khoản
1 Điều 35 BLTTDS).
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản ở nhiều địa phương khác
nhau thì nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án nơi có một trong các bất động sản để
giải quyết (điểm i khoản 1 Điều 36 BLTTDS). Thẩm phán cũng cần kiểm tra sự lựa
chọn của nguyên đơn về Tòa án giải quyết tranh chấp, cụ thể là:
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết”
(điểm b, khoản 1 Điều 36 BLTTDS);
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa
án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết (điểm g, khoản 1 Điều 36 BLTTDS);
Khi nhận đơn khởi kiện, trong trường hợp nguyên đơn được lựa chọn nhiều Tòa án
có thẩm quyền giải quyết. Thẩm phán cần lưu ý hướng dẫn cho nguyên đơn cam
kết trong đơn kiện chỉ khởi kiện ở Tòa án nguyên đơn đã lựa chọn mà không khởi
kiện tại các Tòa án khác.
Xác định thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng cần áp dụng quy
định của pháp luật tương ứng với thời điểm xác lập hợp đồng. Vấn đề mấu chốt để
xác định thời hiệu trước tiên phải xác định được tính chất của yêu cầu và thời điểm
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích
của Nhà nước bị xâm phạm. Ví dụ, đương sự tranh chấp về việc chậm thực hiện
nghĩa vụ, để xác định chính xác thời hiệu khởi kiện, Thẩm phán phải xác định
chính xác thời điểm thực hiện nghĩa vụ.
Nguyên tắc chung khi xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng, Thẩm
phán phải nắm vững quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nội dung có
quy định về thời hiệu khởi kiện. Trong trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật
không quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159
BLTTDS để xác định thời hiệu khởi kiện:
- Đối với tranh chấp hợp đồng dân sự xác lập trước ngày 1/7/1991. Thời điểm này
không có quy định áp dụng thời hiệu khởi kiện, vì vậy thời hiệu khởi kiện được xác
định theo quy định tại Điều 159 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 2.1. mục IV Nghị
quyết số 01/2005/NQ-HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004. Việc bắt đầu thời
hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 162 BLDS 2005 cũng được áp dụng cho việc
xác định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng giao kết trước ngày
1/7/1996;
- Đối với tranh chấp hợp đồng được xác lập từ ngày 1/7/1991 đến ngày 1/7/1996 áp
dụng Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, thời hiệu khởi kiện là 3 năm
kể từ ngày “vi phạm hợp đồng”;
- Đối với tranh chấp hợp đồng được xác lập từ ngày 1/7/1996 đến ngày 31/12/2005
được quy định cụ thể tại tiểu mục 2.1. mục IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-
HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những
quy định chung” của BLTTDS năm 2004, cụ thể là:
+ Nếu tranh chấp hợp đồng phát sinh trước ngày 1/1/2005, thì thời hạn 2 năm, kể từ
ngày 1/1/2005;
+ Nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 1/1/2005, thì thời hạn 2 năm, kể từ ngày quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước bị xâm phạm.
- Đối với tranh chấp hợp đồng được xác lập kể từ ngày 1/1/2006 thì thời hiệu khởi
kiện được xác định theo quy định tại Điều 427 BLDS năm 2005. Theo đó, thời hiệu
khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm, kể từ
ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm
phạm.
Thẩm phán cần lưu ý việc tính thời hiệu kể từ “ngày tranh chấp phát sinh” (theo
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTPTANDTC cũng chính là ngày ‘vi phạm hợp
đồng” (Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự), “ngày quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm”
(điểm a, khoản 3, Điều 159 BLTTDS).
Trường hợp đương sự đề nghị Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì thời
hiệu phụ thuộc vào các quy định tương ứng của BLDS. Thẩm phán cần lưu ý trong
việc áp dụng quy định tại Điều 136 BLDS năm 2005 “Thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu’ để kiểm tra về thời hiệu khởi kiện.
1.2.2. Kỹ năng thụ lý vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
Bên cạnh kiểm tra đơn khởi kiện theo nguyên tắc chung, Thẩm phán cần kiểm tra
năng lực hành vi tố tụng dân sự của người khởi kiện, kiểm tra việc vi phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Thẩm phán cũng phải xác định rõ yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn là gì trên cơ sở đó xác định các điều kiện thụ lý cụ thể
mang tính đặc thù riêng của từng quan hệ pháp luật tranh chấp về quyền sử dụng
đất. Trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về quyền sử dụng đất của đương sự
thông thường rơi vào một trong các dạng tranh chấp cơ bản sau:
- Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, tranh chấp về đòi lại đất do người
khác đang sử dụng;
- Tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất.
Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, Thẩm phán cần lưu ý kiểm tra việc khởi
kiện có đủ điều kiện khởi kiện không. Theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai
năm 2003 các tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại cấp xã, phường trước khi
đương sự khởi kiện đến Tòa án. Khi các bên có tranh chấp đất đai mà không tự hòa
giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh
chấp. ủy ban nhân dân xã, phường, Thị trấn nơi có đất tranh chấp có trách nhiệm
phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
Như vậy, Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, việc tổ chức hòa giải của
UBND cấp xã, phường kết hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận hay các tổ chức xã hội khác là điều kiện bắt buộc phải có trước
khi Tòa án nhận đơn của đương sự. Nếu không có việc hòa giải của UBND cấp xã,
phường thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại
điểm đ, khoản 1 Điều 168 BLTTDS.
Việc kiểm tra điều kiện về thẩm quyến giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
cũng dựa trên cơ sở chung về xác định thẩm quyền tương tự như các loại vụ án dân
sự khác (nguyên tắc xác định thẩm quyền theo loại việc, theo cấp Tòa án. Xác định
thẩm quyền theo lãnh thổ ưu tiên xác định Tòa án nơi có bất động sản và xác định
thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong trường hợp
tranh chấp về quyền sử dụng đất ở nhiều địa phương khác nhau.
Đặc trưng cơ bản khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Thẩm phán
phải có sự phân biệt giữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
của Tòa án và thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của các cơ quan
hành chính (theo quy định của Luật đất đai năm 2003). Đồng thời để xác định
chính xác thẩm quyền, Thẩm phán cũng phải phân biệt rõ tranh chấp về quyền sử
dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự với
các quan hệ khiếu kiện liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
Cơ sở để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng
dân sự, trước tiên cần dựa trên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của vụ
án thuộc loại tranh chấp đất đai nào. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003, Thẩm quyền giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thuộc các quan
hệ tranh chấp nằm một trong 3 nhóm tranh chấp quyền sử dụng đất sau:
- Nhóm 1: Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất: Đây là tranh chấp phát
sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất. Về bản
chất, khi giải quyết tranh chấp này Tòa án phải xác định chủ quyền đất thuộc về ai.
Đối với loại tranh chấp này, điều kiện bắt buộc để xác định thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án là đương sự phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có
một trong các loại giấy tờ được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất
đai năm 2003;
- Nhóm 2: Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về đất (các giao dịch này có thể
là tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển đổi quyền sử dụng đất;
Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất…). Thẩm phán cần lưu ý trong mọi trường
hợp yêu cầu của đương sự thuộc loại tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền của Tòa
án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đối với các dạng tranh chấp thuộc nhóm
2 này, Tòa án thụ lý giải quyết vụ án không cần điều kiện đất có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hay có một trong các loại giấy tờ được quy định tại các khoản 1,
2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 hay không;
- Nhóm 3: Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 những tranh chấp về tài sản gắn liền với
quyền sử dụng đất đều do Tòa án nhân dân giải quyết. Khi thụ lý giải quyết dạng
tranh chấp thuộc nhóm 3, Thẩm phán cần xác định các tài sản tranh chấp có thể là
một trong các tài sản sau: Nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô,
nhà thờ, tường xây hàng rào gắn với nhà ở; Các công trình xây dựng trên đất được
giao hoặc được thuê để sản xuất kinh doanh (nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới
tiêu, chuồng trại chăn nuôi) hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây
lấy lá, cây ăn quả, các cây lâu năm khác gắn với việc sử dụng đất.
Đối với các dạng tranh chấp thuộc nhóm 3, người sử dụng đất đã có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hay chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Khi có đơn khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất, Tòa án căn cứ vào các quy
định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính Phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Điều 7, Điều 9 Nghị định 70/CP
ngày 12/6/1997 của Chính Phủ về án phí, lệ phí Tòa án, Điều 130 BLTTDS có thể
tham khảo thêm ý kiến của cơ quan tài chính vật giá và các cơ quan chức năng khác