Tiểu luận
ĐỀ TÀI:
Phong tục dựng nhà của các tộc
người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên
1
Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc
nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên
Zelenkova Maria
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Đông Phương học
Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn: GS. TS Mai Ngọc Chừ
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu những thủ tục liên quan đến việc làm nhà (chọn ngày giờ, hướng
nhà, chọn gỗ, …). Miêu tả cấu trúc của hai loại nhà chủ yếu: nhà cộng đồng và nhà ở.
Chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong việc dựng nhà của các tộc người thuộc
nhóm Nam Đảo Tây nguyên.
Keywords. Châu Á học; Dân tộc Nam Đảo; Tây Nguyên; Dựng nhà; Phong tục dân
gian
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm giữa bàn đảo Đông Dương, Tây Nguyên là một cao nguyên rộng lớn ở
Tây - Nam Trung Bộ; là vùng chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị, an
ninh - quốc phòng; là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc. Thêm nữa, Tây Nguyên cũng
có thể coi là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Đông Nam Á. Cho đến nay,
xã hội của các tộc người Tây Nguyên vẫn còn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống
của tổ tiên. Điều đó được thể hiện ở nhiều bình diện như cách thức sản xuất, nhà cửa,
trang phục, đồ ăn, thức uống, phương thức vận chuyển và đi lại, quan hệ trong gia
đình, nghệ thuật
Nghiên cứu các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, người ta không thể không
nhắc đến nhóm Nam Đảo (hay còn gọi là nhóm Chàm), bao gồm các tộc người Ê-đê,
Chăm, Gia-rai, Ra-glai và Chu-ru. Từ lâu các tộc người này đã có sự giao thoa văn hóa
2
lẫn nhau mà một trong những biểu hiện của sự giao thoa ấy chính là những tương đồng
về các phong tục xây dựng nhà, kiến trúc nhà cộng đồng và nhà ở.
Bị lôi cuốn bởi những nét độc đáo trong phong tục dựng nhà và cấu trúc nhà
của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây
Nguyên Việt Nam”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các phong tục liên quan đến việc
dựng nhà của các tộc người nhóm Nam Đảo. Phạm vi nghiên cứu là 5 tộc người Nam
Đảo ở Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhóm Nam Đảo nói chung và các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam nói riêng có
vai trò cực kì quan trọng, là một trong những mảng đề tài hàng đầu được các nghiên
cứu dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hoá học, khu vực học, …đặc biệt quan tâm.
Vấn đề phong tục tập quán của nhóm Nam Đảo đã được một số tác giả và tập
thể tác giả trong giới sử học, dân tộc học, văn hoá học nghiên cứu ở những góc độ,
khía cạnh khác nhau.
Việc nghiên cứu các tộc người Tây Nguyên (trong đó có cả các tộc người nhóm
Nam Đảo) đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ trước đây, trước nhất là từ các học
giả hay các viên quan cai trị người Pháp, với các tên tuổi nổi tiếng, như J.Dournes,
Henry Maitre, G.Condominas…
Cuốn “Người Ê-đê: một xã hội mẫu quyền” của Anne de Hautecloque - Howe
đánh dấu sự mở đầu quan tâm cụ thể đến nhóm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. Bà
Anne de Hautecloque - Howe đại diện cho nhóm học giả thế hệ thứ hai nghiên cứu về
Tây Nguyên. Đặc trưng nổi bật trong việc nghiên cứu của bà là việc nghiên cứu thực
tế: bà đã sống và làm việc ở Đắc Lắc, thu tập tài liệu có giá trị thực tế. Từ đó nhiều học
giả thế hệ sau rút ra cách thức nghiên cứu và tiếp tục sự nghiệp to lớn của bà.
Đánh dấu nghiên cứu phong tục dựng nhà của người nhóm Nam Đảo ở Tây
Nguyên Việt Nam là cuốn sách của học giả Nguyễn Văn Luận có tên “Nhà người
Chăm”. Đây là cuốn sách thu thập những thông tin cơ bản nhất về kiến trúc, phong tục
xây dựng và các thủ tục liên quan đến việc dựng nhà của người Chăm.
3
Cuốn “Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên” của Linh Nga
Niê Kdam là tài liệu rất có giá trị đối với người nghiên cứu về phong tục dựng nhà của
các tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam. Cuốn sách này thu thập và giới thiệu về những
nghề truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó việc dựng nhà được xem xét
như nghề hàng đầu trong nền văn hóa tộc người thiểu số.
Trong tác phẩm“Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận” tác giả Lê Duy Đại xem
xét cụ thể phong tục dựng nhà của người Chăm Ninh Thuận. Tác phẩm này rất có giá
trị vì trong đó tác giả thu tập và miêu tả rất rõ phần lớn các nghi lễ và thủ tục liên quan
đến việc dựng nhà của người Chăm cũng như đưa ra những hình ảnh rõ ràng về kiến
trúc nhà truyền thống Chăm.
Cuốn “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam” của Chu Quang Trứ đã trở
thành cơ sở trong việc nghiên cứu đề tài phong tục dựng nhà của người nhóm Nam
Đảo ở Tây Nguyên Việt Nam. Cuốn sách phản ánh sự đa dạng và bản sắc riêng biệt
của kiến trúc các kiểu nhà ở và nhà cộng đồng của nhiều tộc người Việt Nam, trong
đó, tác giả chú ý đặc biệt đến nhà Rông Gia-rai, nhà dài Ê-đê, nhà sàn Chăm.
Phong tục dựng nhà của các dân tộc Nam Đảo đã ít nhiều trở thành chủ thể
nghiên cứu trong những cuốn như “Văn hóa Việt Nam: nhìn từ Mỹ thuật”của Chu
Quang Trứ , “Hỏi đáp về 54 dân tộc Vịet Nam” của Đặng Việt Thủy, “Tây Nguyên:
vùng đất và con người” của Đinh Văn Thiên, “Văn hóa xã hội và con người Tây
Nguyên” của Nguyễn Tấn Đắc và nhiều tác phẩm khác.
Những tài liệu được công bố nói trên luôn là những tài liệu quan trọng giúp
chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Phong tục dựng nhà của
các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên Việt Nam”.
4. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây
Nguyên Việt Nam, chúng tôi muốn nêu bật những đặc trưng văn hoá của các tộc người
Nam Đảo Tây Nguyên trong việc xây dựng nhà cửa, từ đó góp phần làm sáng tỏ giá trị
và bản sắc văn hoá của các tộc người Nam Đảo ở Tây Nguyên trong cộng đồng văn
hoá Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng vào 3 nhiệm vụ trọng yếu như sau:
4
- Tìm hiểu những thủ tục liên quan đến việc làm nhà (chọn ngày giờ, hướng
nhà, chọn gỗ, …);
- Miêu tả cấu trúc của hai loại nhà chủ yếu: nhà cộng đồng và nhà ở;
- Chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong việc dựng nhà của các tộc người
thuộc nhóm Nam Đảo Tây nguyên.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên và đạt được mục tiêu đề ra ở đề tài
này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh - đối
chiếu.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày theo một trật tự kết cấu như sau:
Mở đầu
Chương 1: Sơ lược về các tộc người nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên
Chương 2: Một số thủ tục liên quan đến việc làm nhà
Chương 3: Cấu trúc nhà
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Chƣơng 1: SƠ LƢỢC VỀ CÁC TỘC NGƢỜI NHÓM NAM ĐẢO Ở TÂY
NGUYÊN
1.1. Đôi nét về nhóm Nam Đảo ở Đông Nam Á
Các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo (Austronesian) hay Mã Lai - Đa Đảo
(Malayo - Polynesian) tập trung đông nhất ở các nước Philippin, Indonesia, Malaysia,
một số ở Campuchia, Việt Nam và Singapore.
Về đặc điểm nhân chủng nhóm Nam Đảo (số với các nhóm tộc người khác) có
những nét tiêu biểu:
- Nước da sẫm hơn;
- Pha trộn giống mạnh hơn.
Các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo nói một thứ tiếng phân bố rộng rãi từ
Madagascar, qua bán đảo Mã Lai, Indonesia cho đến Hawaii. Nhóm ngôn ngữ châu
5
Đại Dương của người Nam Đảo (Austronesian) thường gọi là tiếng Mã Lai – Đa Đảo
(Malayo - Polynesian).
Nếu căn cứ vào lịch sử thì nhóm ngôn ngữ Nam Đảo được hình thành vào
khoảng Thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, tại vùng Đông Nam ven biển Quảng
Đông, Trung Quốc hiện nay. Do sản xuất phát triển và dân số tăng, họ đã di cư xuống
Đông Nam Á nhiều đợt theo hai hướng chính.
Hướng thứ nhất dọc theo bờ biển Trung Quốc và Việt Nam. Người Chăm dừng
lại ở đây rồi đến miền Tây Indonexia, từ đó đi về Đông và Đông Bắc đến Philippin và
Đà Loan.
Hướng thứ hai qua Đài Loan sang Philippin rồi từ đó sang Indonexia qua Đông
Dương.
Xét về mặt địa lý, các tộc người Nam Đảo sống rải rác trên những quần đảo,
nên mặc dù văn hóa các tộc người phát triển, nhưng một quốc gia thống nhất lại ra đời
khá muộn.
Về văn hóa và tôn giáo, trước kia các tộc người Nam Đảo chịu ảnh hưởng của
văn hóa và chữ viết Ấn Độ, cũng theo Ấn độ giáo và Phật giáo. Từ thế kỷ XV trở đi,
Islam giáo và văn hóa Ả rập đã lan truyền vào vùng Malayo – Polynesia. Ngày nay, đa
số tộc người thuộc nhóm Nam Đảo (nhất là ở Malaysia và Indonesia) theo Islam giáo
và văn hóa Ả rập.
Trong con số kỷ lục hơn 181 000 000 người dân Nam Đảo đang cư trú ở Đông
Nam Á chỉ có khoảng 830 000 người sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Như đã
nói, họ là người của 5 tộc người: Gia-rai, Ê-đê, Ra-glai, Chăm và Chu-ru.
1.2. Nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên
Ở Việt Nam có 5 tộc người đại diện cho ngữ hệ Nam Đảo, đó là tộc người
Chăm, tộc người Ê-đê, tộc người Gia-Rai và các tộc người Ra-Glai, Chu-Ru. Các tộc
người nay do nhiều nguyên nhân lịch sử - tự nhiên có nhiều đặc điểm chung, nhưng
cũng có nét riêng.
1.2.1. Lịch sử hình thành
Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo được hình thành vào khoảng Thiên niên kỷ II trước
Công Nguyên, tại vùng Đông Nam ven biển Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay. Do
sản xuất phát triển và dân số tăng, họ đã di cư xuống Đông Nam Á nhiều đợt theo hai
hướng chính.
6
Hướng thứ nhất dọc theo bờ biển Trung Quốc và Việt Nam. Người Chăm dừng
lại ở đây rồi đến miền Tây Indonexia, từ đó đi về Đông và Đông Bắc đến Philippin và
Đà Loan. Hướng thứ hai qua Đài Loan sang Philippin rồi từ đó sang Indonexia qua
Đông Dương.
Một bộ phận tổ tiên dân Nam Đảo mà đã vào bờ biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,
trở thành yếu tố cấu thành tộc người Việt. Có thể là người Chăm chính là những người
đầu tiên đến ở dọc theo ven biển Việt Nam. Sau đó có một nhóm người chia ra đi lên
núi…dần dần hình thành 4 tộc người khác (Gia-rai, Ê-đe, Ra-glai, Chu-ru). Nhưng
cũng có thể cư dân Nam Đảo từ phương Bắc xuống phương Nam không chỉ bằng
đường biển mà cả đường bộ, nhất là người Ê-đê và Gia-rai.
1.2.2. Địa bàn phân bố, dân số
Ngày nay ở Việt Nam có trên 800 000 người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia
được xếp thành 5 tộc người: Gia-rai, Chăm, Ê-đê, Chu-Ru, Ra-glai. Trừ người Chăm
tập trung dọc theo bờ biển Miền Trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở Phú Yên,
Khánh Hòa, một bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang, còn lại các dân
tộc khác đều cư trú ở Tây Nguyên.
1.2.3. Đời sống vật chất
Tuy là 5 tộc người khác nhau nhưng đời sống vật chất của họ có nhiều tập quán
gần như đồng nhất. Tuy nhiên có một tình hình đáng chú ý là phong tục tập quán của
người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru lại có nhiều điểm không tương đồng với phong
tục tập quán của người Chăm, cho dù cùng thuộc một hệ ngôn ngữ.
Các tộc người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru thường quần cư bên nhau ở những
nơi bằng phẳng, hoặc các sườn đồi thấp, gần những dòng sông, dòng suối (bến nước),
trong một cơ sở hành chính gọi là buôn, bon, plây hoặc plơi, gồm vài chục nếp nhà
sàn. Còn người Chăm chủ yếu định cư ở những vùng đồng bằng và dọc theo đường
biển.
Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam đã định canh định cư và làm ruộng
từ lâu đời. Nghề trồng trọt chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là cây
lương thực chủ yếu. Ngoài ra, người ta còn trồng thêm ngô, khoai, sắn, lạc và một số
loại rau, đậu trong rẫy hoặc trong vườn.
Người Chu-ru và người Chăm từ xa xưa có kinh nghiệm nhất là về làm thủy lợi
nhỏ và điều tiết lượng nước trong từng thời kì sinh trưởng của cây lúa. Họ thường làm
7
mương phai và đê đập để dẫn nước từ sông, suối vào ruộng. Riêng tộc người Ra-glai
trước đây không có truyền thống làm ruộng nước nhưng bây giờ thì cũng đã biết cách
làm. Còn đối với người Gia-rai thì lúa tẻ từ xa xưa đến nay vẫn là cây lương thực
chính.
Hỗ trợ đắc lực cho ngành trồng trọt, các tộc người nhóm Nam Đảo còn chăn
nuôi: trâu, bò, dê, ngựa, và nhiều loại gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng. Trâu, bò
thường dung làm sức kéo trong nông nghiệp, ngựa dùng làm phương tiện chuyên chở
cho những chuyến đi xa trao đổi hàng hóa với các dân tộc láng giềng. Trong các loại
gia súc lớn, trâu được nuôi nhiều hơn cả. Ngoài việc dùng làm sức kéo, trâu còn dùng
trong các lễ nghi, tín ngưỡng cổ truyền, cưới xin hoặc dùng làm vật ngang giá để mua
bán, trao đổi. Người Gia-rai còn nuôi cả voi. Ngoài ra các tộc người còn đi săn bắt, hái
lượm và đánh cá.
Những sản phẩm thủ công của các tộc người Nam Đảo chủ yếu là đồ dùng gia
đình bằng mây tre, các công cụ từ rèn như liềm, cuốc, nạo cỏ, phục vụ cho sản xuất và
đời sống hàng ngày. Người Chăm và Chu-ru rất nổi tiếng với nghề làm gốm.
Ngoài những nghề kể trên, các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam còn biết
dệt vải, rèn và đan lát, chẳng hạn người Gia-rai thạo đan lát các loại gùi, giỏ.
1.2.4. Một số nét văn hoá tiêu biểu
Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam là các tộc người tuân theo chế độ
mẫu hệ. Mặc dầu trong gia đình đàn ông đóng vai trò quan trọng, nhưng chủ gia đình
là phụ nữ cao tuổi. Con cái thường lấy họ của mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con
trai ở rể nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải
về với chị, em gái mình. Nếu chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình
mẹ đẻ. Chỉ có con gái được thừa kế tài sản của gia đình, đặc biệt là con gái út, vì phải
nuôi cha mẹ già.
Các tộc người Nam Đảo có kho tàng văn học truyền miệng vô cùng phong phú:
thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, trường ca, sử thi. Tất cả các tộc người nhóm Nam
Đảo yêu ca hát và thích tấu nhạc. Nhạc cụ của người dân Nam Đảo gồm nhiều loại:
chiêng, cồng, trống, sáo, khèn, các loại đàn.
Người dân nhóm Nam Đảo có rất nhiều lễ nghi phong phú. Các lễ thức theo tập
quán có thể chia làm ba hệ thống, đều phục vụ cho ba mục đích chính là cầu xin, tạ ơn
và tạ lỗi:
8
- Hệ thống lễ thức theo nông lịch;
- Hệ thống lễ thức theo vòng đời và trong cộng đồng;
- Hệ thống lễ thức trong các mối quan hệ xã hội ngoài cộng đồng.
Có những lễ thức phải tiến hành thường kỳ trong những khoảng thời gian nhất
định của một năm. Nhưng cũng có những lễ thức chỉ khi cần thiết mới được tổ chức.
Khác với người Chăm có hệ thống đền thờ (Tháp), có chủ thể và hiện vật thờ
cúng (bà Chúa Pônaga, các Linga, Yôni…), 4 tộc người còn lại (Ê-đê, Gia-rai, Chu-ra,
Ra-glai) truyền thống theo quan điểm “vạn vật hữu linh, đa thần”, các thần linh (gọi là
Yang) hiện diện ở khắp nơi, chi phối toàn bộ đời sống Tây Nguyên cổ đại. Hệ thống
các Yang được chia làm ba tầng theo địa điểm cư trú: trên trời, mặt đất và dưới đất. Ở
mỗi nơi đều có các thần tốt và thần xấu. Mối quan hệ giữa các vị thần linh và con
người không chỉ tương đồng mà còn rất gần gũi.
Hiện nay phần lớn người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai và Chu-ru theo đạo Tin lành và
đạo Thiên chúa. Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị. Riêng người Chăm có tín
ngưỡng khác biệt với các tộc người khác cùng nhóm. Hiện nay, trong đời sống người
Chăm vẫn còn tồn tại hình thức tô-tem giáo thể hiện qua tục thờ các loại cây, thờ dòng
núi (atau cek), dòng biển (atau tasik) của các dòng họ Chăm, cũng như nhiều loại ma
thuật, bùa chú như bùa bát quái, bùa Homkar để cầu phúc chữa bệnh hay để trấn yểm,
xua đuổi các tà ma. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo, Hồi giáo, nhưng
người Chăm vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
1.2.5. Nhà trong quan niệm của các tộc ngƣời nhóm Nam Đảo
Tổ tiên người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam từ lúc đầu đã rất chú trọng đến việc
lập làng và dựng nhà. Trong nền văn minh nông nghiệp, người nông dân sống trong
một môi trường khoáng đạt, sinh hoạt theo chu kỳ thời gian là mùa vụ, và nghỉ ngơi
theo hội hè, tết nhất, tạo nên một nhịp sống thong thả. Với nền kinh tế nông nghiệp,
người nông dân hiểu rõ đất, nước, cây trồng và vật nuôi, do đó mà họ thực sự gần gũi
và yêu mến thiên nhiên. Nhà của các tộc người Nam Đảo không dùng đến đinh, hoàn
toàn là mây tre buộc và gá ngàm gỗ vào nhau. Cũng hiếm khi dùng bào, đục, cưa, mà
chỉ với những chiếc dao, rìu do chính thợ rèn của họ làm ra.
Nhà truyền thống của dân Ê-đê, Ra-glai, Gia-rai, Chu-ru là nhà sàn. Mang nặng
đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, hoặc thêm một cặp vợ
chồng trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn. Càng nhiều con, nhà càng dài.
9
Còn nhà ở của người Chăm hầu như không mang đặc điểm chung với nhà của
các tộc người nhóm Nam Đảo khác. Nhà của người Chăm là một quần thể nhà trong
một khuôn viên. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình rạn
vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà
ngắn.
Nhà trong quan niệm của người Nam Đảo được coi như một vật có phần linh
thiêng, vì nó được làm bằng gỗ, mà gỗ dưới dạng cây cối trong rừng là nơi trú ngụ của
các vị thần (Yang). Hơn nữa, nhà là môi trường sản sinh, tích hợp, giữ gìn và lưu
truyền văn hóa của gia đình và cộng đồng. Chính trong nhà diễn ra nhiều việc quan
trọng như sinh đẻ, cưới xin, tang ma.
Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam là những tộc người không có tập
quán du cư, cho nên vai trò làng và vai trò nhà trong cộng đồng của các tộc người này
vô cùng quan trọng. Tất cả mọi việc bắt đầu từ làng, còn làng thì bắt đầu từ nhà.
Chƣơng 2: MỘT SỐ THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM NHÀ
Việc dựng nhà không chỉ là quá trình dựng các cột và tường mà còn bao gồm
nhiều công việc chuẩn bị từ trước, các nghi lễ có liên quan và một số thủ tục không thể
thiếu trong khi dựng cất.
2.1. Chọn đất
Người dân Nam Đảo chọn mảnh đất làm nhà phải rộng, vuông vắn, bằng phẳng.
Người Chăm thì còn nghĩ rằng đất lý tưởng nhất khi dựng làng hay lập khuôn viên là
có núi phía nam, sông phía bắc, cao phía nam, thấp phía bắc hoặc cao phía tây, thấp
phía đông và đất có cây cỏ quanh năm xanh tốt.
Về mặt vị trí địa lý, các dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai thích chọn đất
gần các bến sông, suối. Riêng người Gia-rai do cư trú gần sông lớn nên chân cột nhà
sàn của họ thường cao hơn so với chân cột của nhà sàn các dân tộc khác.
Người dân Nam Đảo rất thích có rừng ở gần nhà, cũng như thích trồng cây ở
ngoài sân và ở đằng sau nhà ở. Riêng người Chăm theo truyền thống không trồng cây
gần nhà vì họ nghĩ rằng cây cối là nơi trú ngụ của ma quỷ. Nhưng hiện nay xu hướng
này mất đi và chúng ta vẫn có thể thấy cây ở xung quanh khuôn viên người Chăm.
10
Người Nam Đảo kỵ làm nhà trên khu đất nghĩa địa, vì sợ bên dưới có hài cốt,
trên đất chùa, đất nhà làng (nhà công cộng), sợ các vị thánh thần trừng phạt, trên đất
ngã ba đường, sợ ma quỷ đến quấy nhiễu làm cho trẻ con ốm đau…
2.2. Chọn hƣớng nhà
Sau khi tìm thấy đất phù hợp và trước khi bắt đầu dựng nhà người ta còn phải
chọn hướng nhà. Cửa chính trong nhà của các dân tộc Nam Đảo phải nhìn ra hướng
tốt. trong khi đó, mỗi dân tộc trong nhóm nhận định hướng tốt khác nhau.
Chẳng hạn, nhà của người Chăm thường quay mặt về hướng tây, hướng nam và
hướng đông. Nhưng tùy từng loại nhà có hướng quy định khác nhau.
Người Chăm quan niệm hướng bắc là hướng của ma quỷ, nên nhà cửa tuyệt đối
không có nhà nào quay mặt về hướng bắc. Chỉ có riêng đám tang hỏa táng, nhà lễ
(kajang) mới quay về hướng bắc với ý nghĩa đây là hướng và cửa đi của ma quỷ
(mưlaun). Hướng nam là hướng đi của trần gian, của người sống nên tất cả những nhà
bình thường đều có thể mở cửa về hướng nam. Hướng tây là cửa đi cửa âm phủ, cửa đi
của những người chết để xuống âm phủ về thế giới bên kia với ông bà tổ tiên, nên cửa
chính của nhà tục bao giờ cũng mở về hướng tây. Còn hướng đông là cửa đi của thánh
thần, cửa trời nên thường là dành cho nhà chùa, tháp.
Cách chọn hướng nhà của người Ê-đê không phức tạp như của người Chăm
nhưng cũng có một số đặc điểm cần phải chú ý. Nhà dài của người Ê-đê bao giờ cũng
được định hướng theo trục bắc - nam, cửa chính nằm ở đầu nhà, không phân biệt
hướng nam hay bắc. Tất cả các cửa sổ trong nhà đều trở về hướng tây, trừ hai cửa mở
ra bên vách phía đông của phòng chung – nơi người ta cúng rượu cho tổ tiên sau mỗi
lễ hiến sinh có ít nhiều quan trọng, vì hướng đông được xem là nơi những người chết
cư ngụ.
Nhà của người Gia-rai dù là nhà sàn nhưng cũng có một số sự khác biệt với nhà
của người Ê-đê: cửa chính trong nhà Gia-rai nhìn về hướng bắc. Tất cả các nhà đều
theo hướng làng là nhìn về phía bắc. Người Gia-rai quan niệm phía tây là phía nghĩa
địa, còn hướng đông - tây là hướng của người chết đi.
2.3. Chọn ngày, giờ
Khi chọn thời gian phù hợp nhất để xây cất nhà, trước hết người ta phải xem
tuổi chủ nhà. Người Nam Đảo theo chế độ mẫu hệ nên quan niệm trông nom nhà cửa
11
là việc của đàn bà, còn làm nhà là việc của đàn ông, nên khi làm nhà, người thường
được xem tuổi là người chồng.
Khi chọn thời gian phù hợp để xây nhà người Nam Đảo cũng căn cứ vào hệ
thống âm dương. Theo nó người ta sẽ chọn ngày, giờ thuộc dương: buổi sáng, nửa
tháng đầu.
Ngoài việc xem tuổi của chủ nhà và hệ thống âm dương, người Chăm và một số
người Chu-ru còn chọn ngày, giờ xây cất nhà theo lịch Chăm.
2.4. Chọn gỗ
Sau khi định ngày, giờ để xây nhà, người Nam Đảo đi vào rừng chọn gỗ. Trừ gỗ
mun, gỗ ké, cây săn đá và gỗ hương, còn lại các loại gỗ khác đều được người dân Nam
Đảo sử dụng làm nhà.
Tre, nứa cũng không thể thiếu đối với nhà truyền thống của người Nam Đảo.
Ngoài việc sử dụng để làm nhà như đan tấm lợp, làm cột tường vách, liên kết rui mè,
lát sàn… tre và nứa còn dùng để làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, hàng rào, và
nguyên liệu cho việc đan lát các dụng cụ sinh hoạt thường ngày và các thứ vật dụng
khác.
Nguyên vật liệu lợp nhà của người Nam Đảo chủ yếu là cỏ tranh. Ngoài ra
người ta còn dùng rạ, lác và cả cỏ căm cu ở trên rừng để lợp nhà.
Gỗ làm nhà được khai thác chủ yếu ở địa phương.
Người Nam Đảo quan niệm, cây gỗ cũng có “linh hồn” như con người nên có
nhiều kiêng kỵ và có lễ cúng khi đi đốn gỗ, chẳng hạn: hướng ngã cây, việc vận
chuyển, v.v.
2.5. Một số nghi lễ lien quan đến việc dựng nhà
Ngoài các thủ tục liên quan đến việc chọn gỗ, chọn đất và hướng nhà, người
Nam Đảo còn có nhiều nghi lễ không thể thiếu được trong việc dựng nhà
2.5.1. Lễ tìm đƣợc đất dựng nhà
Sau khi tìm thấy đất tốt để dựng nhà người ta phải làm lễ. Đôi vợ chồng chủ
nhà mặc quần áo truyền thống và tổ chức ăn uống, hò reo, mời cả buôn làng đến chơi.
Người Gia-rai vào dịp này còn tổ chức biểu diễn chiêng trống 3 ngày.
2.5.2. Lễ tẩy uế gỗ
Gỗ sau khi đã phát mộc, trước khi dựng, phải làm lễ tẩy uế để làm mất đi những
ô uế, tạp chất mà cây gỗ gặp phải trong thời kỳ phát mộc.
12
Các tộc người Gia-rai, Chu-ru, Ra-glai, Ê-đê thường làm lễ này kết hợp luôn
trong lễ động thổ (đóng cọc nhà). Còn người Chăm thường làm lễ tẩy uế gỗ trước các
lễ khác.
2.5.3. Lễ động thổ hay đóng cọc nhà
Sau khi làm xong lễ tẩy uế gỗ, ông thầy làm lễ động thổ hay còn gọi là lễ đóng
cọc nhà. Đây là lễ rất quan trọng. Ông thầy cúng dân gian là người chủ trì nghi lễ này
phải cao tay và lễ vật chủ yếu gồm một mâm cơm với con gà luộc. Nếu không làm đủ
các thủ tục nghi lễ, thì không những ông mà cả gia đình ông và cả gia đình chủ nhà sẽ
mang họa.
2.5.4. Lễ cúng tổ phụ gia đình và Lễ cúng tổ sƣ nghề
Lễ cúng tổ phụ gia đình do thầy cúng làm, nhằm cầu xin sự phù hộ của tổ phụ
gia đình trong quá trình dựng nhà; còn lễ cúng tổ sư nghề do thợ chính cúng để trình
báo tổ sư, mong cưa ngọt, bào trơn và an toàn trong khi dựng.
2.5.5. Lễ dựng nhà
Khi dựng xong các cột và các vì kèo, người ta đặt cây đòn dông và đòn tay.
Riêng cây đòn dông, nếu chủ nhà không được tuổi dựng nhà thì nhờ người khác,
nhưng phải song toàn (có vợ, có chồng), có con cháu đông đủ, khỏe mạnh và làm ăn
phát đạt.
2.5.6. Lễ khánh thành nhà mới
Sau khi dựng xong hàng cây chân vách, thì tiến hành lễ khánh thành nhà mới.
Tuy vậy, việc dọn lên nhà mới có thể thực hiện trước một thời gian dài, khi chưa làm
lễ khánh thành.
Người Ê-đê, Ra-glai thường tổ chức lễ hiến sinh và ăn uống mời cả buôn đến
xem nhà mới. Người Gia-rai làm lễ ăn trâu. Còn người Chăm chỉ mời ông thờ cúng và
mời khách ăm uống.
2.5.7. Lễ dựng Táo quân (đặt bếp)
Theo quan niệm của người Nam Đảo, Táo quân là việc bếp núc của đàn bà. Nên
do đàn bà dựng và thờ tự.
2.5.8. Lễ dựng cửa ngõ
Nhà của người Chăm là một khuôn viên cho nên đối với họ việc xây dựng cửa
ngõ là một vấn đề riêng. Người Chăm dựng xong nhà bếp và nhà tục, bắt đầu dựng cửa
13
ngõ. Theo quan niệm của họ, cửa ngõ luôn có vị thần canh giữ. Cửa ngõ luôn đặt 1/3
chiều dài bờ rào phía nam tính từ phía tây lại.
Chƣơng 3. CẤU TRÚC NHÀ
3.1. Cấu trúc nhà cộng đồng
3.1.1. Nhà rông
Trong cả nhóm gồm 5 tộc người chỉ có người Gia-rai mới có nhà cộng đồng
chung là nhà Rông. Nhà rông Gia-rai là nơi thiêng liêng nên thường thì phụ nữ không
được lên nhà rông, trong các buổi họp làng hoặc nghi lễ, họ được ngồi dưới gầm sàn
để dự. Thảng hoặc có làng làm 2 nhà rông, ngoài nhà rông chính là nhà rông đực, còn
nhà rông nhỏ gọi là nhà rông cái cho phụ nữ sinh hoạt. Dù theo chế độ mẫu hệ, nhưng
nhà rông cái lại nhỏ hơn nhà rông đực.
Nhà rông có hai loại, nhà rông trống và nhà rông mái. Nhà rông trống (tiếng
Gia-rai là rông tơ nao) có mái to, cao chót vót. Có nhà rông cao đến 30 mét. Nói
chung, nhà rông trống được trang trí rất công phu. Nhà rông mái (gọi là rông ama) nhỏ
hơn nhà rông trống, mái thấp.
Nhà rông ở bên trong dù là một phòng chung nhưng vẫn có chia thành các gian.
Thường có 3 gian, trong đó 2 gian chính là nơi thờ vật thiêng và bếp lửa. Trước sân là
cây nêu, nơi hành lễ đâm trâu.
3.1.2. Các nhà cộng đồng khác
Nhà cộng đồng của các tộc người Ê-đe, Ra-glai, Chu-ru là nhà sàn. Nhà sàn
cộng đồng của người Ê-đê thường cao hơn các nhà sàn của người Chu-ru hoặc là Ra-
glai. Ở bên trong nhà có phòng chung và cũng có bếp và một gian nhỏ để các đồ vật,
đồ dùng.
Nhà cồng đồng của các tộc người Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai thường cao nhất trong
làng. Các nhà ở thấp hơn và được trang trí ít hơn nhà chung.
Nhà cộng đồng của các tộc người Ê-đê, Ra-glai và Chu-ru là nơi tiến hành các
lễ hiến sinh. Cho nên không gian ở bên trong nhà được chia thành: phong chung, bếp,
nơi để các bộ nhạc cụ chiêng và trống, những vò sành lớn ủ rượu cần, những vũ khí,
những xương đầu thú săn được hay gia súc làm lễ hiến sinh.
14
Nhà cộng đồng của người Chăm không giống với các nhà cộng đồng của 4 dân
tộc cùng nhóm. Cấu trúc nhà cộng đồng Chăm là tòa tháp. Mỗi khu tháp Chăm là một
đài kỷ niệm các thần linh hoặc vua chúa anh hung của vương quốc, nên đều xây ở trên
đồi cao chinh phục cả vùng rộng, và đều mở cửa về hướng đông mặt trời mọc cũng là
hướng của thần thánh.
Mỗi khu tháp là một quần thể kiến trúc, điêu khắc, trong cả cụm công trình luôn
nổi lên một cây tháp chính cao to hơn cả, xây ở giữa, xung quanh có nhiều kiến trúc
phụ.
Về cấu trúc quần thể, các tháp Chăm có hai loại. Loại thứ nhất là các quần thể
kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva (như tháp
Dương Long). Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có mộ tháp trung tâm thờ thần
Siva và các tháp phụ vây quanh (tháp Cánh Tiên, tháp Thủ Thiện, tháp Thốc Lốc).
Loại này thường xuất hiện muộn hơn (khoảng thế kỷ IX trở về sau).
Về hình dáng, phần lớn các tháp Chăm đều có hình ngọn núi (Sikhara), trên các
góc có các tháp nhỏ ứng với đỉnh núi nhỏ. Tuy kiến trúc núi có nguồn gốc truyền
thuyết từ Ấn Độ nhưng với người Chăm, chúng lại biểu tượng cho thiên nhiên miền
Trung trùng điệp núi non và phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa
của văn hóa Chăm (núi = dương). Chất dương tính này còn bộc lộ rõ ở những tháp mô
phỏng hình sinh thực khí nam. Bên cạnh tháp chính hình ngọn núi, còn có tháp có mái
cong hình thuyền (tháp Bánh Ít) - dấu hiệu đặc thù trong kiến trúc nhà cửa cư dân
Đông Nam Á.
3.2. Cấu trúc nhà ở
Nói đến phong tục dựng nhà ở của các tộc người nhóm Nam Đảo là nói đến các
nhà sàn. Trong số 5 tộc người nhóm Nam Đảo người Ê-đê có nhà sàn ở nổi tiếng nhất.
Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, hoặc
thêm một cặp vợ chồng trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn. Nhà sàn của người Ê-
đê dài nhất, còn nhà sàn của người Gia-rai được xây cao hơn cả. Cấu trúc nhà sàn
được chia bằng các “gian”, và thường gia đình cùng đông, thì nhà sàn càng dài.
Không gian trong ngôi nhà dài Ê-đê được chia thành hai phần bởi hàng vì “cột
ngăn” (Kmêh Kpăng). Phần “nhà ngoài” gọi là “gah” chiếm 1/3 hoặc 2/5 ngôi nhà ở về
phía bắc (tức từ cửa chính đến vì cột ngăn). Phần còn lại là “nhà trong” gọi là “ôk” ở
phía nam từ vì cột ngăn đến cửa sau. Phần “nhà ngoài” là cả một không gian thoáng
15
rộng để làm nơi tiếp khách, tiến hành các lễ nghi phong tục, tổ chức các sinh hoạt công
cộng của gia đình lớn mẫu hệ, nhiều khi còn là chỗ ăn ở của những người đàn ông
chưa vợ.
Phần nhà trong, dọc theo vách phía đông được ngăn ra thành từng phòng nhỏ
dành cho các cặp vợ chồng làm nơi nghỉ ngơi và cất giữ tài sản riêng, chia ra theo thứ
tự từ cửa sau (hồi phía nam) về tới vì cột ngăn: buồng vợ chồng chủ gia đình, buồng
để đồ dùng và dành cho con gái út sẽ thừa kế khi lấy chồng thì ở, rồi đến buồng các
chị từ chị cả cho tới chị giáp em gái út.
Phía sau nhà dài Ê-đê có kho lúa, sàn vuông, cao hơn nhà ở. Các kho lúa được
dựng hoặc ở gần nhà hoặc ở vành đai của làng. Thường có một hoặc hai kho cho một
gia đình ăn cùng nồi, nghĩa là cùng một ngăn. Đôi khi dưới kho hoặc ngay cả dưới nhà
là các chuồng quây kín bằng cây tròn để nhốt lợn qua đêm. Nếu chiều cao của nhà cho
phép, những chuồng như vậy cũng được xây dựng cho trâu bò.
Nhà sàn Gia-rai có cột ngăn ở giữa sườn phía tây, từ cột ngăn về phía bắc là
“mang oc” dành cho những người đàn bà chủ gia đình mẫu hệ. Từ cột ngăn về phía
nam là “mang mang” dành để sinh hoạt cộng đồng (gồm cả tiếp khách), đầu hồi phía
nam có cửa dành cho khách, ngoài hồi là sân sàn cho trai gái trong làng đến vui chơi,
có cầu thang cho khách lên xuống.
Nhà ở truyền thống của tộc người Ra-glai cũng là nhà sàn. Nhưng hiện nay, nhà
đất đã khá phổ biến. Những căn nhà thường có dạng hình vuông hoặc là hình chữ nhật.
Nhà của người Chu-ru có thể được gọi là đơn giản nhất và nhỏ nhất trong số
các ngôi nhà của nhóm Nam Đảo. Nhà ở Chu-ru cũng là nhà sàn. Nhà sàn Chu-ru
được làm bằng tre, gỗ, bương, mai, lợp bằng cỏ tranh.
Còn nhà ở của người Chăm hầu như không mang đặc điểm chung với nhà của
các dân tộc nhóm Nam Đảo khác. Nhà của người Chăm là một quần thể nhà trong một
khuôn viên. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình rạn vỡ
của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà ngắn.
Trong mỗi khuôn viên của đại gia đình Chăm thường có đủ bốn ngôi nhà là:
Nhà tục (thang dơ), nhà cặp đôi (thang mơ - dâu), nhà bếp (thang gìn) và nhà kho
(thang tôn). Một số gia đình còn có thêm nhà ngang (thang cần) và nhà lớn (thang pì-
nài).
16
Nhà cửa của các tộc người nhóm Nam Đảo với ý nghĩa là những tác phẩm kiến
trúc dân gian, dù với công năng là nhà ở hay nhà cộng đồng, đều xứng đáng coi là một
trong những nét văn hóa vật chất tiêu biểu nhất và bộ phận phản ánh sức mạnh văn hóa
dân tộc.
KẾT LUẬN
Mỗi tộc người đều có các đặc điểm chung và riêng được biểu thị trong các
dạng thức khác nhau về nếp sống của các thành viên tộc người. Nhiệm vụ nghiên cứu
các tộc người là phải khái quát để tìm ra được cái chung và làm nổi bật cái riêng. Dựa
trên nhiệm vụ này chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu và chỉ ra những tương đồng và khác
biệt trong việc dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên Việt
Nam.
Việc dựng nhà không chỉ là quá trình dựng cột và tường mà còn là nhiều công
việc chuẩn bị từ trước, các nghi lễ có liên quan và một số thủ tục không thể thiếu được
trong khi dựng cất.
Nhà trong quan niệm của người Nam Đảo được coi như một vật có phần linh
thiêng, vì nó được làm bằng gỗ, mà gỗ dưới dạng cây cối trong rừng là nơi trú ngụ của
các vị thần. Hơn nữa, nhà là môi trường sản sinh, tích hợp, giữ gìn và lưu truyền văn
hóa của gia đình và cộng đồng.
Nhà của các tộc người Nam Đảo với ý nghĩa là những tác phẩm kiến trúc dân
gian, dù với công năng là nhà ở hay nhà cộng đồng, đều xứng đáng coi là một trong
những nét văn hóa vật chất tiêu biểu nhất.
Việc nghiên cứu đề tài “Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm
Nam Đảo ở Tây Nguyên Việt Nam” có tính cấp thiết, bởi vì nghiên cứu văn hóa các tộc
người ở Tây Nguyên là góp phần bảo tồn sự đa dạng văn hóa của Việt Nam. Đề tài này
cũng có thể trở thành cơ sở cho những việc nghiên cứu tiếp theo về phong tục dựng
nhà của từng tộc người trong nhóm Nam Đảo ở Việt Nam.
17
References.
Tiếng Việt
1. Anne De Hautecloque (2004), Người Ê-Đê: Một xã hội mẫu quyền, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
2. Phan Quốc Anh (2006), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
3. Bùi Việt Bắc (2009), Tản mạn về tín ngưỡng và phong tục tập quán của người
Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
4. GS, TS Trần Văn Bích (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên – Thực trạng
và những vấn đề đặt ra, Nxb CTQG, Hà Nội.
5. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
6. Phan Kế Bính (2004), Việt Nam phong tục, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí
Minh.
7. GS Mai Ngọc Chừ (2008), Giới thiệu văn hóa phương Đông, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
8. GS Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
9. Nguyễn Trắc Dĩ (1972), Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (Nguồn gốc và
phong tục), Nxb Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh.
10. PGS, TS Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân
tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb CTQG, Hà Nội.
11. Nguyễn Đăng Duy (2006), Một số vấn đề văn hóa Việt Nam: truyền thống và
hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội.
12. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh Ngôn ngữ - Văn hóa tộc người ở Việt
Nam và Đông Nam Á, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Lê Duy Đại (2005), Nhà người Chăm, Nxb Thế giới, Hà Nội.
14. Lê Duy Đại, Phạm Văn Dương, Vũ Hồng Thuật, Phạm Minh Phúc (2011), Nhà
ở của người Chăm Ninh Thuận: truyền thống và biến đổi, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
18
15. GS Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb
Khóa học – xã hội, Hà Nội.
16. GS Nguyễn Tấn Đắc, TS Vi Quang Thọ (2010), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb
Khóa học – xã hội, Hà Nội.
17. TS Phạm Văn Đấu (2010), Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
18. Huỳnh Thị Được (2006), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
19. Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (2010), Dân tộc học
đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
20. KTS Nguyễn Hồng Hà (2006), Kiến trúc Việt Nam, tập chí chuyên ngành kiến
trúc ra hàng tháng thuộc Bộ Xây dựng, tập số 4, Hà Nội.
21. Đỗ Hạ, Quang Vinh (2006), Những lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Thanh
Hóa, Hà Nội.
22. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.
23. Linh Nga Niê Kdam (2010), Nghề thủ xông truyền thống của các dân tộc Tây
Nguyên, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. PGS. TS. Ngô Văn Lệ (2004), Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb ĐH Quốc
gia TP.Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Văn Luận (1975), Nhà người Chăm, Nxb Văn hóa tập san, TP Hồ Chí
Minh.
26. Rchăm Oanh (2002), Đặc trưng văn hóa của người Gia-rai, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
27. Chu Thái Sơn, Nguyễn Trường Giang (2005), Người Gia-rai, Nxb Trẻ, Hà
Nội.
28. Tô Ngọc Thanh (1995), Vùng văn hóa Tây Nguyên trong các vùng văn hóa
Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Đinh Văn Thiên, Nguyễn Trung Minh (2010), Tây Nguyên: vùng đất và con
người, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
19
30. Nguyễn Duy Thiệu (1997), Các dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội.
31. Đặng Việt Thủy (2009), Hỏi đáp về 54 dân tộc Vịet Nam, Nxb Quân đội Nhân
dân, Hà Nội.
32. Trần Mạnh Thường (2010), Việt Nam: Văn hóa và Giáo dục, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
33. Chu Quang Trứ (2003), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
34. Chu Quang Trứ (2006), Văn hóa Việt Nam: nhìn từ Mỹ thuật, Tập 1, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
35. Chu Quang Trứ (2006), Văn hóa Việt Nam: nhìn từ Mỹ thuật, Tập 2, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
36. Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Mỹ
thuật, Hà Nội.
37. GS Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc
người, Nxb ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
38. Bùi Văn Vượng (2005), Văn hóa Việt Nam: tìm hiểu và suy ngẫm, Nxb Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội.
Tiếng Anh
39. Kathirithamby-Wells, J. Villiers (1990), The Southeast Asian Port and Polity:
Rise and Demise, Singapore University Press, Singapore.
40. Solheim W.G. (1974), Reflexionson the new data of Southeast Asia Prehistory:
Austronesion origin and consequence, Hawaii University, Honolulu.
Tiếng Nga
41. Levin M.C., Tchebocxarov N.N. (1949), Phân bố cổ đại dân cư Đông Á và
Đông Nam Á, tập chí Viện Dân tộc học, tập XVI, Matxcơva.
42. Tchesnov Y.V. (1976), Dân tộc học – lịch sử các nước Đông Dương, NXB
Khoa học, Matxcơva.