Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Xác định chiều dày tầng hình thành và ổn định gas hydrate trên biển đông pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 67 trang )



dÇu khÝ - Sè 3/2009
1
tIN TøC -
Sù KIÖN
T
rong những tháng đầu
năm nay, đồng chí
Đinh La Thăng Ủy
viên TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ,
Chủ tịch HĐQT Petrovietnam -
Thành viên chính thức của Đoàn
cấp cao Chính phủ ta do Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn
đầu đã tới thăm chính thức các
nước khu vực Trung Đông bao
gồm: Các tiểu vương quốc Ả Rập
(UAE) từ ngày 15/2-18/2; Nhà
nước Ca-ta từ ngày 7/3-10/3 và
Nhà nước Cô-oét từ ngày 10/3-
12/3.
Trong các cuộc tiếp xúc,
lãnh đạo các nước này đều bày
tỏ khâm phục cuộc đấu tranh anh
dũng vì độc lập tự do của nhân
dân ta trước đây cũng như
những thành tựu to lớn mà Việt
Nam đã đạt được trong công
cuộc đổi mới hơn 20 năm qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn


Dũng và lãnh đạo các nước trên
đã trao đổi sâu rộng, cởi mở,
thân tình và nhất trí cao về nhiều
biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy
quan hệ song phương với từng
nước trên nhiều lĩnh vực như:
Dầu khí, tài chính, lao động,
nông nghiệp …
Đặc biệt trong lĩnh vực dầu
khí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã đề nghị các cấp lãnh đạo nhà
nước Ca-ta cho phép
Petrovietnam được tham gia các
dự án dầu khí và đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất phân
đạm đồng thời mời Ca-ta tham
gia đầu tư vào các dự án dầu khí
tại Việt Nam theo tinh thần thoả
thuận hợp tác giữa Petrovietnam
và Công ty Dầu khí Quốc gia Ca-
ta đã ký cuối năm 2007. Trong
các buổi hội đàm với Thủ tướng,
hội kiến Quốc vương, tiếp Bộ
trưởng Dầu mỏ Cô-oét và thăm
nhà máy lọc dầu Mina Abdullah,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ
ta cùng lãnh đạo các cấp của nhà
nước Cô-oét đã cho rằng dầu khí
là lĩnh vực hợp tác đang phát

triển tích cực giữa Việt Nam và
Cô-oét. Hiện Tổng công ty Dầu
khí quốc tế Cô-oét (KPI) và
Petrovietnam đang cùng các đối
tác Nhật Bản là Công ty Hoá chất
(MCI) và Công ty Idemitsu Kosan
(IKC) triển khai dự án nhà máy
lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá).
Nhà máy đặt ở khu kinh tế
Nghi Sơn, khi hoàn thành vào
năm 2013 sẽ có công suất
200.000 thùng dầu mỗi ngày
tương đương công suất 10 triệu
tấn/năm. Phía Việt Nam góp vốn
25,1%. KPI và IKC cùng góp vốn
Petrovietnam tăng cường hợp tác đầu tư
với các nước khu vực Trung Đông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao thăm nhà máy lọc dầu Mina Abdullah
2
tIN TøC -
Sù KIÖN
dÇu khÝ - Sè 3/2009
35,1% còn lại MCI góp 4,7%. Phía Cô-oét sẽ
cung cấp toàn bộ nhu cầu dầu thô của nhà
máy vào khoảng 10 triệu tấn mỗi năm theo giai
đoạn đầu và tăng lên 20 triệu tấn khi mở rộng
dự án. Tổng mức đầu tư của nhà máy lọc dầu
Nghi Sơn là 6,2 tỷ USD.
Có thể nói với kết quả tốt đẹp của chuyến
thăm các nước Trung Đông của đoàn cấp cao

Chính phủ ta tạo cho Petrovietnam có nhiều cơ
hội để tăng cường hợp tác đầu tư với các
nước khu vực này, nhằm thực hiện chương
trình hợp tác đầu tư ra nước ngoài của Tập
đoàn đã được Chính phủ các nước phê
duyệt.

Tin và ảnh: BẢO CƯỜNG
Petrovietnam và Petronic ký Thoả thuận hợp tác
N
hận lời mời của ngài Francisco Lopez
Centeno, Ủy viên Trung ương Đảng Mặt
trận dân tộc giải phóng Sandino, Chủ tịch Tổng
công ty Dầu khí Quốc gia Nicaragua, trong các
ngày 22-23 tháng 3 năm 2009, ông Đinh La
Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội
đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(Petrovietnam) dẫn đầu đoàn Lãnh đạo cấp cao
của Tập đoàn và một số đơn vị thành viên đã
đến công tác và làm việc tại Nicaragua.
Tại thủ đô Nicaragua, đoàn công tác của
Petrovietnam đã có các buổi làm việc với Tổng
công ty Dầu khí Quốc gia Nicaragua, Bộ Năng
lượng và Khai mỏ, Viện Năng lượng Nicaragua
để thảo luận các cơ hội hợp tác. Chiều
23/3/2009, Petrovietnam và Tổng công ty Dầu
khí Quốc gia Nicaragua (Petronic) đã ký Thỏa
thuận Hợp tác tổng thể trong lĩnh vực dầu khí và
Thỏa thuận Nghiên cứu chung để đánh giá tiềm
năng dầu khí một số lô ngoài khơi Nicaragua

dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nicaragua
Daniel Ortega.
Nicaragua nằm ở khu vực Trung - Nam Mỹ,
nơi Petrovietnam đang có chiến lược đẩy mạnh
tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Tại khu vực
này, Tập đoàn đã có các hợp đồng dầu khí tại
Cu Ba, Venezuela, Peru và đang tiếp tục tìm
kiếm các dự án khác.

DUY HIẾU
N
gày 5/3/2009 Bộ Công thương đã
có Quyết định số 1133/QĐ-BCT
thực hiện chương trình hành động Quốc gia
thúc đẩy quan hệ Việt Nam - châu Phi của
Chính phủ giai đoạn 2008 - 2010.
Mục tiêu của chương trình là thúc đẩy
hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường
châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng Việt Nam có lợi thế, tăng cường các
biện pháp trao đổi thương mại hai chiều để
giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh
tranh, đa dạng hoá ngành hàng xuất khẩu và
nhập khẩu, chú trọng việc nhập khẩu nguyên
liệu từ châu Phi nhất là dầu khí và gỗ.
Theo chương trình của Bộ Công
thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(Petrovietnam) tích cực đàm phán và tham
gia các hoạt động hợp tác đầu tư trong lĩnh
vực tìm kiếm thăm dò và khai thác với các

nước có tiềm năng về dầu khí ở châu Phi như
Ai Cập, Marốc, Libi, Camơrun, Nigiêria… để
tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới. Bên cạnh
đó, Petrovietnam mở rộng các hoạt động dầu
khí thông qua việc tăng cường hoạt động tiếp
xúc, thăm dò với các đối tác tại các nước mà
ta đã có thoả thuận hợp tác và tích cực triển
khai các dự án đã ký kết. Qua đó,
Petrovietnam sẽ đa dạng hoá nguồn nhập
khẩu dầu thô, LPG nhằm phục vụ chiến lược
an ninh năng lượng Quốc gia.
THANH VÂN
Việt Nam - Châu Phi
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ
N
gày 16/3, tại Khu công nghiệp phía Đông-
Khu kinh tế Dung Quất, thuộc xã Bình
Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi),
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tổ chức khởi
công xây dựng Dự án kho chứa khí dầu mỏ hoá
lỏng (LPG) và Trạm xuất xe bồn Dung Quất với tổng
mức đầu tư ban đầu 226,6 tỷ đồng.
Dự án được triển khai xây dựng trên diện tích
đất 6,3 hecta bao gồm: 2 bồn cầu chứa LPG với
tổng sức chứa 2.000 tấn và các thiết bị đi kèm như:
Hệ thống xuất LPG cho xe bồn, hệ thống cầu cân,
máy phát điện dự phòng, hệ thống cứu hoả, hệ
thống điện - điện điều khiển, hệ thống đường ống
công nghệ. Giải pháp công nghệ được chọn là công
nghệ tiên tiến với kiến trúc công nghiệp hiện đại,

các hệ thống có đầy đủ tính năng và luôn tuân thủ
các tiêu chuẩn, qui phạm của quốc tế và Việt Nam
nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của kho an
toàn, hiệu quả, đồng bộ với trang thiết bị của nhà
máy lọc dầu Dung Quất. Dự án do Tổng công ty Cổ
phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam xây lắp và nhà thầu
thiết kế bản vẽ thi công là Worley Parsons
Petrovietnam Engineering JSC.
Dự án này nhằm tiếp nhận và phân phối trực
tiếp sản phẩm LPG từ nhà máy lọc dầu Dung Quất
cho khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên, góp phần tích cực vào việc điều tiết, bình
ổn thị trường LPG trong nước. Với việc kết nối trực
tiếp với nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án sẽ tăng
công suất chứa LPG tại chỗ, góp phần đảm bảo
cho nhà máy vận hành liên tục, ổn định và tăng
mức dự trữ. Khi công trình đưa vào khai thác, hàng
năm sẽ đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước
và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Ngãi. Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành
vào quý I năm 2010.
Dự án kho chứa LPG Dung Quất cùng với các
kho cảng LPG tại các tỉnh, thành phố của PV GAS
North và PV GAS South (là hai đơn vị thành viên
của PV GAS) và dự án kho cảng LPG lạnh đầu mối
tại Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ được khởi công vào cuối
năm 2009 sẽ hình thành cơ bản mạng lưới hạ tầng
phân phối LPG của PV GAS, khẳng định vị trí dẫn
đầu của PV GAS tại thị trường nội địa trong lĩnh vực
kinh doanh sản phẩm khí, góp phần quan trọng vào

việc đảm bảo an ninh năng lượng trong nước.

Khởi công xây dựng Dự án kho chứa khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG)
và Trạm xuất xe bồn Dung Quất
N
gày 17/3/2009, Tổng giám đốc Tập đoàn
Trần Ngọc Cảnh đã có chỉ thị chấn chỉnh
công tác an toàn lao động trong ngành Dầu khí
nhằm nâng cao phòng ngừa tai nạn lao động và
bảo đảm sức khoẻ cho người lao động, góp phần
ốn định sản xuất.
Tập đoàn yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra,
giám sát, khắc phục ngay các điều kiện mất an toàn
tại các khu vực nguy hiểm, các trang thiết bị bảo vệ
cá nhân được cấp phát cho người lao động phải
đảm bảo chất lượng và bắt buộc người lao động
phải sử dụng trong khi làm việc. Đẩy mạnh công tác
phổ biến giáo dục, huấn luyện pháp luật lao động về
bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người sử
dụng lao động và người lao động, đồng thời phát
động phong trào thi đua làm tốt công tác bảo hộ lao
động, an toàn lao động đến tận các đơn vị sản xuất,
các công trình trọng điểm. Tổng giám đốc, Giám
đốc các đơn vị cần kiên quyết có hình thức kỷ luật
đối với các trường hợp vi phạm các quy định về an
toàn lao động, thực hiện nghiêm túc quy định báo
cáo nhanh các trường hợp tai nạn, sự cố và phải
tham gia vào quá trình điều tra tai nạn lao động,
nguyên nhân để xảy ra tai nạn lao động phải được
phổ biến đến CBCNV trong toàn đơn vị để rút kinh

nghiệm. Ban An toàn Sức khoẻ Môi trường của Tập
đoàn chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác an
toàn lao động tại các đơn vị, yêu cầu khắc phục tại
chỗ các thiếu sót về an toàn lao động, kiến nghị việc
xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng công
tác an toàn lao động.

THANH VÂN
Chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong ngành Dầu khí
dÇu khÝ - Sè 3/2009
3
Petrovietnam
ĐĂNG LÂM
T
ừ ngày 30/3 đến ngày 2/4/2009, 15
doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp/công nghệ năng lượng-dầu khí thuộc
Hiệp hội Công nghiệp Hà Lan - FME sẽ đi khảo
sát và làm việc tại Việt Nam.
Một số doanh nghiệp thành viên tham gia
đoàn đã đầu tư và kinh doanh tại thị trường
Việt Nam như: Vopak LNG Holding BV đầu tư
cảng và hệ thống kho chứa khí hoá lỏng, dầu
và hoá chất tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai;
Van Oord Ottshore B.V: Xây dựng hệ thống đê-
kè chắn sóng tại Liên hợp Lọc dầu Dung Quất;
Haskoning Nederland BV: Một số công trình
quản lý dải ven bờ…
Trong thời gian làm việc tại Hà Nội (ngày 30
và 31/3/2009) và thành phố Hồ Chí Minh (ngày

1-2/4/2009), đoàn có kế hoạch gặp lãnh đạo Bộ
Công thương, lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; thăm và
làm việc với một số đối tác chính của Việt Nam
trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ năng lượng
và dịch vụ dầu khí như Vietsovpetro, PTSC…
Ngoài ra, Đoàn sẽ tổ chức hai cuộc gặp kết nối
với doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội (ngày
31/3/2009) và thành phố Hồ Chí Minh (ngày
1/4/2009).

THANH VÂN
Đoàn doanh nghiệp trong ngành năng lượng Hà Lan
khảo sát cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam
tIN TøC -
Sù KIÖN
4
dÇu khÝ - Sè 3/2009
N
gày 23/03/2009, Tổng công ty cổ
phần Khoan và Dịch vụ khoan
Dầu khí (PV Drilling) chính thức bàn
giao 25 căn nhà Đại đoàn kết cho các
hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã
Thới Thạnh, TP. Cần Thơ. Đây là đợt
bàn giao nhà Đại đoàn kết nằm trong
kế hoạch trao tặng 207 căn nhà Đại
đoàn kết cho các hộ có hoàn cảnh
khó khăn tại các tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang và Tiền

Giang của PV Drilling.
Đến tham dự Lễ bàn giao nhà có
ông Đỗ Đình Luyện – Chủ tịch Hội
đồng Quản trị đại diện Ban lãnh đạo
của Tổng công ty PV Drilling và các
đại diện của chính quyền xã Thới
Thạnh, TP. Cần Thơ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP.
Cần Thơ cùng các đại diện báo, đài địa phương.
Theo Tổng công ty PV Drilling, năm 2009, Tổng
công ty sẽ tiếp tục chung vai chia sẻ khó khăn với
cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội.
Đây là một trong những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện
văn hóa tương thân tương ái, vì cộng đồng của
Tổng công ty PV Drilling.

THÁI HÒA
TỔNG CÔNG TY PV DRILLING BÀN GIAO 25 CĂN NHÀ
ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở CẦN THƠ
Petrovietnam
dÇu khÝ - Sè 3/2009
5
C
hính phủ Hàn Quốc và Iraq
đã ký một thỏa thuận hợp
tác song phương trị giá 3,55 tỷ
đô la, theo đó Hàn Quốc sẽ giúp
đỡ quốc gia vùng Vịnh tái thiết
đất nước, đổi lại đối tác vùng
Đông Bắc Á sẽ được phép khai
thác dầu khí trên lãnh thổ Iraq.

Thỏa thuận giữa hai bên
được ký vào hồi cuối tháng 2
giữa Tổng thống Hàn Quốc là
Lee Myung và người đồng
nhiệm phía Iraq-Jalal Talabani.
Seoul sẽ cung cấp các gói đầu
tư, các giải pháp kỹ thuật nhằm
xây dựng lại hệ thống hạ tầng
cơ sở ở Iraq, dĩ nhiên cũng bao
gồm hệ thống khai thác và vận
chuyển dầu khí. Và ngược lại,
Bagda sẽ tạo điều kiện về mặt
thủ tục cũng như quỹ đất cho
các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn
tham gia vào việc khai thác tài
nguyên tại Iraq. Được biết, phía
Hàn Quốc muốn có thêm giấy
phép tiếp cận Basra, nơi chứa
tới 70% tài nguyên dầu mỏ của
Iraq. Hiện tại, Iraq là quốc gia
có trữ lượng dầu thô lớn thứ ba
thế giới, chỉ sau Arabia Saudi
và Nga.
Phát ngôn viên chính phủ
Hàn Quốc, ông Lee Dong-kwan
nói “Đây chỉ là một thỏa thuận
nhỏ bởi vì nó cho phép chúng ta
sẽ có thêm 2 tỷ thùng dầu thô,
mà theo tính toán chỉ đáp ứng
được nhu cầu của Hàn Quốc

trong vòng 3 năm”. Hàn Quốc là
một quốc gia nhập khẩu năng
lượng lớn ở khu vực châu Á. Ở
thời điểm hiện tại, Hàn Quốc
tiêu thụ mỗi năm 870 triệu thùng
dầu thô.
Như vậy, tiếp theo các
động thái tương tự của các
quốc gia láng giềng là Trung
Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc
cũng đang nỗ lực giảm bớt sự
phụ thuộc vào dầu từ các nguồn
nhập khẩu khác.
Được biết, lợi nhuận từ
dầu thô xuất khẩu chiếm 98%
ngân sách của Iraq.

HOÀNG ANH
Theo Bloomberg
Hàn Quốc ký thỏa thuận hợp tác với Iraq
TIN THẾ GIỚI
V
enezuela đã thỏa thuận với Trung
Quốc về việc tăng cường phát triển
khai thác dầu khí ở quốc gia Nam Mỹ
với hy vọng tăng nhanh lượng xuất khẩu dầu thô
vào Trung Quốc.
Hồi cuối tháng 2, Bắc Kinh đã chấp nhận
đóng góp 8 tỷ đô la trong tổng số 12 tỷ đô la cho
một quỹ liên doanh giữa chính phủ hai nước dành

cho việc phát triển hệ thống khai thác dầu khí ở
Venezuela với hy vọng cải thiện giá trị xuất khẩu từ
Venezuela vào Trung Quốc cũng như tăng cường
năng lực sản xuất của công ty dầu khí quốc gia
Petroleos de Venezuela SA.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã cam
kết cung cấp đủ dầu cho Trung Quốc với sản
lượng dầu thô xuất khẩu sẽ đạt 1 triệu thùng/ngày
cho tới năm 2015. Hiện tại Trung Quốc nhập
khoảng 350.000 thùng/ngày từ Venezuela. Đây chỉ
là một trong nhiều sự kiện hợp tác giữa hai bên
trong lĩnh vực dầu khí đã được ký kết. Năm 2006,
Tổng thống Chavez đã tới Trung Quốc ký kết một
hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực phát triển năng
lượng và giao thông trị giá 11 tỷ đô la. Năm ngoái,
các công ty dầu khí hai nước đã ký thỏa thuận hợp
tác trị giá 10 tỷ đô la nhằm phát triển mỏ dầu
Orinoco, một trong những mỏ lớn của Venezuela.
Quan hệ giữa hai nước ngày càng chặt chẽ
nhờ vào những chuyến tầu chở dầu xuất khẩu
Venezuela đưa đến các bến cảng của Trung Quốc
đại lục, trong khi đó sản lượng dầu từ Venezuela
vào Hoa Kỳ ngày càng giảm. Hiện tại Hoa Kỳ vẫn
là nhà nhập khẩu dầu thô nhiều nhất của
Venezuela.

Venezuela tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực dầu khí
HOÀI THU
Theo Yahoo.News
6

dÇu khÝ - Sè 3/2009
tIN TøC -
Sù KIÖN
C
ác quan chức Iran thông báo, Iran
có thể sẽ bán một phần dầu thô
khai thác được trên sàn giao dịch St.
Petersburg của Nga. Đây là một trong
những động thái nhằm tăng cường hợp tác
giữa hai nước trong việc đa dạng hóa thị
trường cung cấp năng lượng ra toàn cầu.
“Phía Nga đã đề xuất Iran cân nhắc về
khả năng bán một phần dầu của mình trên
Sàn giao dịch thương mại St. Petersburg”
Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Shmatko
phát biểu “Chúng tôi tin rằng đây là lời đề
nghị chân thành thể hiện sự hợp tác toàn
diện giữa Nga và Iran trong các vấn đề năng
lượng, và hơn nữa, chúng tôi sẽ cùng hợp
tác với nhau trong việc bán khí đốt cho các
bạn hàng châu Âu”.
Iran là quốc gia sở hữu nguồn khí thiên
nhiên lớn thứ hai thế giới chỉ sau Nga. Còn
về trữ lượng dầu, Iran đứng thứ 3 sau Saudi
Arabia và Canada.
Tháng 12 năm ngoái, tại Moscow, Iran
và Nga đã thống nhất về mặt nguyên tắc là
sẽ thành lập một tổ chức tương tự như
OPEC nhưng trong lĩnh vực xuất khẩu khí tự
nhiên. Hồi đầu tháng, bộ trưởng dầu mỏ Iran

đã ước tính doanh thu từ xuất khẩu dầu của
Iran từ đầu năm cho đến 20 tháng 3 sẽ vào
khoảng 69 tỷ đô la.

HOÀI THU
Theo UPI
Iran có thể sẽ bán dầu ở thị trường Nga
T
ập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung
Quốc (CNPC) và công ty dầu lửa
Rosneft của Nga dự kiến sẽ hợp tác xây
dựng một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Thiên
Tân, phía Bắc Trung Quốc. Được biết,
thiết kế chi tiết của nhà máy lọc dầu có
công suất 200.000 thùng một ngày sẽ
sớm được chính phủ Trung Quốc thông
qua vào cuối năm nay.
Rosneft và CNPC đã ký thỏa thuận
hợp tác dự án từ tháng 3 năm 2006
nhằm xây mới và tăng cường công suất
lọc hóa dầu ở quốc gia đông dân nhất
thế giới.
Theo thiết kế, nhà máy lọc dầu được
xây dựng trong khu công nghiệp Bình Hải
– khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh
Thiên Tân, và sẽ sớm hoàn thành vào
năm 2012.
Trung Quốc là quốc gia sử dụng
năng lượng lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau
Mỹ. Tháng trước, Trung Quốc đã đồng ý

cho Nga vay một khoảng tiền trị giá 25
tỷ đô la đổi lấy quyền nhập khẩu dầu
của Nga trong vòng 20 năm.

HOÀNG LONG
Theo Peakoil
Trung Quốc xây dựng nhà máy hóa dầu
3 tỷ đô la vào năm sau
dÇu khÝ - Sè 3/2009
7
Petrovietnam
C
hính phủ Nigeria cam kết sẽ có
những thay đổi lớn trong ngành
dầu khí trong bối cảnh quốc gia này đi đe
dọa bởi những cuộc tấn công quân sự của
phe nổi loạn nhắm vào khu vực nhiều dầu
vùng đồng bằng Niger.
Phát biểu trước những nhà đầu tư tại
cuộc hội thảo diễn ra ở Lagos, Bộ trưởng
Dầu mỏ Nigeria Rilwanu Lukman nói rằng,
các nhà làm luật đang nghiên cứu về một
chương trình cải cách ngành dầu mỏ theo
đó cho phép thêm nhiều thành phần khác
trong xã hội được tham gia góp vốn và
thành lập liên doanh với Công ty Dầu khí
Quốc gia Nigeria.
Odein Ajumogobia, Bộ trưởng Tài
nguyên dầu mỏ Nigeria cho biết ngành
dầu mỏ nước này đang phải đối mặt với

tình trạng bạo lực và kém năng suất, đã
khiến cho sản lượng khai thác giảm gần
25% so với thời điểm đỉnh là 2,5
thùng/ngày. Ông nói “Chúng tôi phải cải
thiện công suất khai thác nếu như muốn
thu hút các nhà đầu tư. Chúng tôi cho rằng
nếu như các quy định hiện tại được bãi bỏ
thì sẽ là liều thuốc kích thích cho ngành
công nghiệp dầu khí phát triển”. Hiện tại,
mức khai thác mỗi ngày của Nigeria vào
khoảng 1,88 triệu thùng.

HOÀNG LONG
Theo New York Times
Nigeria mong mun ci cách ngành du khí
T
otal SA của Pháp và Gazprom
của Nga sẽ liên doanh xây dựng
một hệ thống dẫn khí dài 2.734 dặm
xuyên qua sa mạng Sahara. Hệ thống
này sẽ vận chuyển khí tự nhiên từ quốc
gia Châu Phi Nigeria cho tới tận châu Âu,
và dự kiến sẽ vận hành vào năm 2015.
Sahara là sa mạc lớn nhất
thế giới
với diện tích hơn 9.000.000 km², xấp xỉ
diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Việc
xây dựng hệ thống dẫn khí ở đây sẽ
không dễ dàng, một phần do yếu tố thời
tiết và một phần do cơ sở hạ tầng ở vùng

sa mạc hoang hóa chỉ có 2,5 triệu dân
này chỉ là con số không. Ngoài ra còn
phải kể đến những bất ổn chính trị quân
sự tại nước sở tại là Nigeria trong thời
gian vừa qua.
Theo tính toán, chi phí của dự án
sẽ vào khoảng 12 tỷ đô la và sẽ là một
phần trong của tổng sơ đồ phát triển khí
tự nhiên của Nigeria đã công bố trước
đây. Hệ thống khí này, có tên gọi khác là
NIGAL, sẽ đi qua các quốc gia Nigeria,
Algeri, kết nối với hệ thống GALSI của
Italia và hệ thống dưới lòng nước biển
Medgaz của Tây Ban Nha.
Khi được hoàn thành, hệ thống
đường ống xuyên sa mạc này sẽ có công
suất truyền tải là 30 tỷ cubic khí mỗi
năm.

NGỌC HƯNG
Theo Oilvoice
Sẽ có hệ thống dẫn khí xuyên qua sa mạc Sahara
8
dÇu khÝ - Sè 3/2009
tIN TøC -
Sù KIÖN
T
ập đoàn Dầu khí lớn nhất nước Anh
British Petroleum, gọi tắt là BP, đã giảm
mục tiêu khai thác so với chiến lược đã đề ra

trong tình hình nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm
mạnh.
Sản lượng khai thác hiệu chỉnh của BP
trong năm 2009 sẽ vào khoảng 4,1 triệu thùng
mỗi ngày so với 4,3 triệu thùng dự kiến trước
đó. Hiện nay, ước tính mỗi ngày BP bơm vào
thị trường 3,9 triệu thùng dầu.
Sự lao dốc của giá dầu thô trên thị trường
kể từ hồi tháng 7 năm ngoái đã tạo ra nhiều
thách thức khó khăn cho ngành công nghiệp
dầu mỏ. Tony Hayward, Giám đốc điều hành
BP cho biết, hiện nay đang có rất nhiều dự án
đang trở thành gánh nặng của các công ty dầu
mỏ vì chúng không sinh lời trong khi chi phí
đầu tư đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2004.
Tuy nhiên, đối với các cổ đông, BP sẽ duy trì
chế độ trả cổ tức cao hàng năm nhằm giữ gìn
lòng tin từ giới đầu tư.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng có mặt
tích cực, giá cả cũng như chi phí đầu tư cho
nhiều dự án cũng đang giảm dần. BP dự tính
sẽ đầu tư khoảng 20 đến 21 tỷ đô la cho các
dự án đầu tư của năm nay. Nhưng giám đốc
điều hành Hayward hy vọng BP có thể tiết kiệm
được khoảng 2 tỷ đô la.
Năm 2008, tổng trữ lượng phát hiện mới
của BP là 1,7 tỷ thùng dầu quy đổi, tương
đương với 21% sản lượng khai thác cùng kỳ.
Nếu như không có thêm những phát hiện mới
thì trữ lượng của các mỏ hiện tại của BP sẽ

vào khoảng 18,2 tỷ thùng dầu, đủ cho BP duy
trì hoạt động khai thác từ nay cho đến 2020.

NGỌC HƯNG
Theo Oilvoice
BP GIM MC TIÊU KHAI THÁC
C
ác nhà sản xuất nhiên liệu sinh học
thông báo sẽ thành lập liên minh giữa
các nhà sản xuất và bầu ra lãnh đạo trong một
cuộc hội thảo được tổ chức tại Texas, Hoa Kỳ.
Mục tiêu của Hiệp hội sản
xuất nhiên liệu tái tạo toàn cầu
(tên tiếng Anh là Global
Renewable Fuels Alliance,
GRFA) là nhằm thúc đẩy các
chính sách thân thiện với loại
nhiên liệu sinh học và phát triển
các ứng dụng và công nghệ mới.
Tổ chức này bao gồm các
thành viên từ 29 quốc gia thuộc
khu vực Nam Mỹ và châu Âu.
Thông cáo của GRFA nói rõ, “Các
thành viên của Hiệp hội sẽ tận tụy
với việc đưa ra thị trường các sản
phẩm nhiên liệu tái tạo gần gũi
với môi trường nhất có thể”.
Tại hội thảo, các nhà lãnh
đạo của hiệp hội sẽ tiếp tục bàn
luận về việc kêu gọi Cơ quan bảo

vệ Môi trường Hoa Kỳ chấp
thuận cho phép đưa thêm 10 phần trăm
ethanol vào xăng ô tô.

NGỌC HƯNG
Theo Energy Digger
Thành lập hiệp hội các nhà sản xuất
nhiên liệu ethanol
Xăng sinh học sẽ là nhiên liệu của tương lai
Petrovietnam
dÇu khÝ - Sè 3/2009
9
Giá dầu thô sau khi đạt mức kỷ lục 145-147 USD/th (dầu Brent và WTI) vào ngày 11/7 thì bắt đầu giảm
tăng thất thường theo xu hướng giảm đều cho đến cuối tháng 12/2008, mức giảm cả kỳ khoảng 105 USD
mỗi thùng, xuống mức dưới 40 USD/th. Trong tháng 1 và 2/2009, giá dầu tăng giảm thất thường quanh
mức 40 USD/th.
Giá sản phẩm dầu và LPG tăng giảm theo giá dầu thô.
1. Biến động giá một số loại dầu thô (USD/th)
* Trung bình của 7 loại dầu thô xuất khẩu chính của OPEC. PIW cùng tháng và tháng sau
2. Biến động giá sản phẩm dầu (USD/th, riêng FO=USD/tấn)
Loại dầu \Th/gian
Nhẹ Bonny
Giá HĐ kỳ hạn
Nhẹ Arập – Mỹ - cif
Nhẹ Arập - EU-med
Nhẹ Arập – Đông Á
-fob
GIÁ DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Loại\ Tháng
Ghi chú: Spot, FOB Singapo; BTTT và PIW cung kỳ

tIN TøC -
Sù KIÖN
10
dÇu khÝ - Sè 3/2009
3. Biến động giá khí dầu lỏng (LPG) (USD/tấn)
Giá khí thiên nhiên trên thị trường thế giới tăng giảm nhẹ
1. Giá khí TN tại các sở giao dịch (USD/Tr. BTU)
Tại ICE - Luân Đôn
Ngày giao dịch
Tại Nymex, NewYork
Ngày giao dịch
Ghi chú: Giá tính cho điểm nhận NBP thuộc Mạng cao áp Quốc gia ở Anh và Henry Hub ở Mỹ. Nguồn: WGI
Từ tháng 12/08 đến tháng 3/09
Arập Xeut CP*
Nam Tr. Quốc (Spot)
Nhật. (Spot.)
Arập Xeut CP*
Nam Tr. Quốc (Spot)
Nhật. (Spot.)
Ghi chú: CP = Giá Contract Price do Aramco công bố và được nhiều khu vực lấy làm cơ sở để tính giá
xuất/nhập khẩu LPG. LPGW cùng tháng và tháng sau
Petrovietnam
dÇu khÝ - Sè 3/2009
11
2. Giá khí TN tại biên giới các nước Tây Âu tháng 2/2009 (USD/triu BTU)
Ghi chú: * là khí thiên nhiên lỏng; WGI cùng tháng
3. Giá khí TN lỏng (LNG) ở châu Á (USD/Triu BTU)
Ghi chú: Giá cif đã điều chỉnh - WGI cùng tháng
Biến động cước vận tải đường biển
1. Cước vận tải khí dầu lỏng (LPG)

Cước chuyến-Spot (USD/tấn)
Đến/từ
Bỉ
Đức
Nguồn
Nhập của Nhật
Từ Abu Dhabi
TB Các nguồn
Nhập của Tr.Quốc
Từ Úc
Nhập của H/Quốc
Từ Qatar
TB Các nguồn
Cuối
Đầu
Cuối
Đầu
Đầu
Cuối
Đầu
Vịnh Batư-
Nhật Bản
Vịnh Batư-
Nhật Bản
Tây Ban Nha
Loại tầu
Tây Ban Nha
Cung
đường
12

dÇu khÝ - Sè 3/2009
tIN TøC
- Sù KIÖN
Giá chế tạo và thuê các loại giàn khoan biển
Giá chế tạo giàn - Giàn khoan tự nâng Transocean
Nordic đã được bán cho Công ty Gulf Petroleum
Investment của Cô Oét với giá 170 tr. USD. Giàn
khoan được giếng sâu 25.000 ft, ở nơi biển sâu tới
300 ft. Giàn đang được thuê khoan ở ngoài khơi đảo
Sakhalin (Nga) với giá 185.000 USD/ngày tới đầu
năm 2009 (UN 16/1).
Giá thuê giàn – Công ty chủ giàn Transocean (Mỹ)
cho rằng giá thuê giàn khoan ở châu Á đang cao hơn
ở Châu Phi và họ đã quyết định đưa giàn khoan nửa
chìm Kirk Rhein từ châu Phi sang châu Á cho dù hợp
đồng thuê khoan ở Philippine với giá 550.000
USD/ng đã bị huỷ bỏ. Năm ngoái, giàn được thuê
khoan ở biển Mozambique với giá 362.000 USD/ng
cho đến đầu năm 2009 (UN 16/1).
Giá thuê giàn khoan – Giàn khoan nửa chìm mới
đóng West Hercule đã được nhà thầu Husky Energy
của Canada thuê khoan ở biển Hoa Nam, Trung
Quốc với giá 524.000 USD/ngày kể từ tháng 1/2009.
Giàn hiện đang khoan trên mỏ khí Liwan, nơi biển
sâu 1.500m. Husky có kế hoạch khoan 18 giếng trên
mỏ khí này trong 3 năm 2009-2011 (PIW 2/3).
- Bốn giàn khoan tự nâng biển nông của Rowan
(Mỹ) đã được công ty Aramco của Arâp Xê Út gia
hạn thuê 1 năm, bắt đầu từ tháng 4/2009 với đơn giá
110.000 USD/ngày. Vừa qua, Rowan đã huỷ bỏ kế

hoạch đặt đóng mới 3 giàn khoan tự nâng cho biển
nông (loại 240-C và Super 116E). Theo kế hoạch ban
đầu, ba giàn này sẽ được đóng trong năm nay và
hoàn thành vào năm 2010 (UN 30/1).
– Giàn nửa chìm hỗ trợ khoan West Pelaut của
Seardrill đã được công ty Brunei Shell Petroleum
(BSP) gia hạn thuê 5 năm với đơn giá 140.000
USD/ng., bắt đầu từ tháng 4/2009. Giàn được đóng
năm 1994 và được BSP thuê từ đó đến nay (UN
12/12).
– Giàn khoan nửa chìm thế hệ 6 mới đóng West
Hercules đã được nhà thầu Husky Energy thuê
khoan ở biển Hoa Nam với đơn giá 524.000 USD/ng,
bắt đầu từ tháng 12/2008. Giàn sẽ khoan ở nơi nước
sâu 3.000m (UN 21/11).
- Tầu khoan mới đóng Platinum Explorer được công
ty khoan Vangtage Drilling (Mỹ) chào cho công ty
ONGC của Ấn Độ thuê 5 năm với giá 730.000
USD/ngày kể từ cuối 2010. Hai bên đang bàn thảo
hợp đồng. Vantage cho rằng giá thuê cao là vì tầu có
trang bị hệ thống bơm trám xi măng và xe tự hành
đáy biển điều khiển từ xa mà thông thường các tầu
khoan khác không có. Tầu khoan được ở mức nước
tới 12.000ft (UN 21/11).
- Giàn khoan tự nâng Ensco 89 và Ensco 93 của
công ty chủ giàn Ensco International (Mỹ) đã được
công ty Pemex của Mehico thuê khoan 3 năm ở vịnh
Mehico với đơn giá lần lượt là 150.000 và 165.000
USD/ngày bắt đầu từ tháng 2/2009. Trước đó, Ensco
89 được Hall Houston thuê khoan ở vịnh Mỹ đến hết

tháng 12/2008 với giá 85.000 USD/ngày. Hai giàn
này được thiết kế để khoan ở mức nước 300ft. (UN
21/11).
- Giàn khoan tự nâng mới đóng Petrojack IV của
công ty khoan Petrojack (Na Uy) đã được công ty
PTT của Thái Lan thuê 5 năm với đơn giá khoảng
150.000 USD/ngày kể từ tháng 2/2009. Giàn do
xưởng Jurong Shipyard của Singapore đóng và đang
được hoàn thiện (UN 21/11).
Loại tầu
Tầu 75-78.000 m
3
mới
Tầu 75.000 m
3

Tầu 54.000 m
3
Tầu 35.000 m
3
Tầu 12-15.000 m
3
Tầu 3.200m
3
đi Tây Âu
Tầu 3.200m
3
đi Châu Á
Đầu
Đầu

Đầu ĐầuCuối Cuối Cuối
Cuối
2. Giá thuê tầu chở khí dầu lỏng thời hạn 12 tháng - (Nghìn USD/tháng)
EA Gibson - LPGW cùng tháng và tháng sau
Petrovietnam
Giá thuê - Xà lan cần cẩu hạng nặng Lewek Conqueror của Emas Offshore Construction (Singapore) đã
được thuê 5 năm (có thể là Shell Brunei) với giá 68 triệu USD (đơn giá là 37.260 USD/ngày), bắt đầu từ tháng
3/2009 để phục vụ xây lắp ở vùng biển Brunei (UN 4/3).
Giá thuê tầu dịch vụ giàn
1. Giá thuê tầu dịch vụ giàn ở biển Tây Phi (1000 USD/ngày)
Nguồn Chart Shipping, Barcelona (UN 10/3/09)
2. Giá thuê tầu dịch vụ giàn ở biển Bắc
Tháng Hai năm 2009 - (1000 BA/ngày)
Seabroker, Stavanger (UN 10/3/09)
Loại tầu
AHTS Hạng nhẹ
AHTS Hạng trung
AHTS Hạng nặng
AHTS Hạng siêu nặng
PSV Hạng nhẹ (<1.500)
PSV Hạng trung (<2.900)
Loại tầu
AHTS Hạng nhẹ
AHTS Hạng trung
AHTS Hạng nặng
AHTS Hạng siêu nặng
PSV Hạng nhẹ (<1.500)
PSV Hạng trung (<2.900)
Tuần 25/2 - 4/3
MAI LOAN

Biên tập
PSV Hạng nặng (<2.900)
Tung (tầu kéo)
hoa chat viet tri
t
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
Tóm tắt
Giai đoạn tạo núi Nori-Jura-
Crêta đã gắn kết các vi lục địa
vào mảng lớn Eurasia kể cả địa
khối Indosinia. Sự va mảng này
tương ứng với pha tạo núi uốn
nếp chính của chu kỳ Indosini kết
quả là hình thành loạt xâm nhập
granitoid phân bố rộng khắp Việt
Nam. Các đá xâm nhập này nằm
lót dưới các bể trầm tích Đệ Tam
và bị nứt nẻ, biến đổi do hoạt
động kiến tạo Mezozoi muộn-
Kainozoi sớm và trở thành tầng
chứa dầu quan trọng và đối
tượng khai thác chủ yếu ở bể
Cửu Long.
Lục địa Đông Nam Á gồm
nhiều địa khu kiến tạo-địa tầng
được kết nối với nhau sau nhiều
lần dập vỡ của siêu lục địa cổ
Pangea - “lục địa Gondwana” và
nhiều lần mở và khép lại của đại

dương Tethys. Giai đoạn va
mảng tạo núi Nori-Jura-Crêta đã
gắn kết các vi lục địa vào mảng
lớn Eurasia kể cả địa khối
Indosinia. Sự va mảng này tương
ứng với pha tạo núi uốn nếp
chính của chu kỳ Indosini kèm
theo hoạt động magma phát triển
khắp trên bán đảo Đông Dương,
tạo đai cung pluton-batholit granit
(220-150 tr.n) xuyên suốt bán đảo
Malaisia, đến Thái Lan, Vân Nam
và Myanmar (Hutchinson,
Gatinsky, 1989).
Sự chuyển động tạo núi
Indosini cũng làm hình thành loạt
xâm nhập granitoid phân bố rộng
khắp Việt Nam. Thời kỳ này cũng
trùng với pha phát triển tăng dày
và dâng trồi của vỏ trái đất. Trong
thời gian Jura sớm đến Crêta
toàn khu vực tiếp tục chịu tác
động của chuyển động nâng-tạo
núi muộn, hoạt động đứt gãy
trượt bằng và magma-uốn nếp
với nhiều pha kế tiếp nhau tạo
nên phức hợp đá móng granitoid
nằm lót dưới các bể trầm tích Đệ
Tam ở rìa Đông-Nam thềm lục địa
Việt Nam.

Các bể rift Cửu Long và
Nam Côn Sơn được hình thành
vào Eoxen muộn và phát triển
trên địa khối gắn kết Indosinia bị
xuyên cắt bởi loạt xâm nhập
granit Mezozoi muộn. Các đá này
bị nứt nẻ và trở thành tầng chứa
dầu quan trọng và là đối tượng
khai thác chủ yếu ở bể Cửu Long.
Ở bể Cửu Long tầng chứa
móng nứt nẻ thường tập trung ở
dãy nâng trung tâm, ở các khối
nâng rìa bể và bị phủ bởi lớp trầm
tích dày 1800-2000m.
Kiến tạo Indosini và sự hình
thành tầng chứa đá móng
Kiến tạo Indosini đóng vai
trò quan trọng tạo đá chứa và hệ
thống đứt gãy và nứt nẻ đi kèm.
Chúng là không gian chứa hydro-
carbon và cũng là các kênh dẫn
dầu trong bể Đệ Tam.
Thành phn magma ca đá
cha trong móng
Các đá móng ở bể Cửu
Long gồm chủ yếu là các đá
magma như granit, granodiorit,
diorit thạch anh, monzodiorit,
diorit, andesit và gabbro-diabaz,
ngoài ra còn có các đá trầm tích

biến chất.
So với các điểm lộ ở vùng
rìa các đá này được các nhà địa
chất phân thành các nhóm đá
(Hình 1).
Các xâm nhập batholiths:
- Phức hệ Hòn Khoai (183-
208 tr.n) tuổi từ Trias đến Jura
sớm gồm biotit granodiorit và gra-
nodiorit chứa hornblend đi kèm
có loạt các đaicơ granit aplit dưới
dạng các mạch ngắn.
- Phức hệ Định Quán (100-
130 tr.n) tuổi từ Jura muộn đến
TS. NGÔ THƯỜNG SAN
TS. CÙ MINH HOÀNG
Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí
sự hình thành tầng chứa
móng nứt nẻ bể Cửu Long
dÇu khÝ - Sè 3/2009
15
Kiến tạo Mezo-Kainozoi
&
Crêta sớm gồm diorit, gabbro-
diorit, biotit granit, đi kèm là các
đaicơ và phun trào chủ yếu là
andesit.
- Phức hệ Đèo Cả (98 tr.n)
tuổi Crêta gồm granosyenit, biotit
granit, đi kèm có các đá phun trào

andesit-dacit, dacit.
- Phức hệ Ankroet (80 tr.n)
tuổi Crêta muộn. Phức hệ trẻ này
thường là granit kiềm, granit hai
mica, microgranit, và granit por-
phyr, đi kèm có các đaicơ và
phun trào rhyolit.
Các thành hệ đá phun trào:
- Phức hệ Đèo Bảo Lộc Jura
muộn.
- Phức hệ Nha Trang Crêta
muộn.
- Phức hệ Đơn Dương Crêta
muộn.
Các loạt đá magma này bị
xuyên cắt bởi các đaicơ, mạch và
các sill phun trào gồm:
- Phức hệ Phan Rang tuổi
Paleogen,(50-60 tr.n) với thành
phần granit porphyr, kèm với
đaicơ mach và phun trào rhyolit.
- Phức hệ Cù Mông tuổi
Oligoxen (30 tr.n) với thành phần
andesit, gabbro-diabaz.
Các phức hệ này được thể
hiện trên mặt cắt địa chấn dưới
dạng các thấu kính, lớp phủ
andesit xen giữa các đá lục
nguyên thành hệ Trà Tân và Bạch
Hổ sớm tuổi Oligoxen và Mioxen

sớm.
Các đá này có thể giòn hoặc
dẻo. Độ giòn của đá có quan hệ
phụ thuộc vào tướng đá, thành
phần thạch học, đặc biệt là tỷ
phần thạch anh/Felspar, trình độ
biến chất, địa nhiệt và áp suất địa
tĩnh, và trường ứng suất khu vực.
Trong tầng chứa móng nứt nẻ
các đá giòn thường bị cắt bởi nứt
nẻ rộng hơn là ở các đá dẻo. Vì
thế, chất lượng tầng chứa của
các đá granit luôn được xem tốt
hơn các đá diorit.
Sự có mặt của các khoáng
vật sét và thứ sinh hình thành
trong quá trình nhiệt dịch thường
làm giảm mật độ (số lượng) và độ
rộng (độ mở) của nứt nẻ.
Nhìn chung, cho dù tướng
Hình 1. Phức hệ magma Mezozoi muộn
và thành phần thạch học (Tài liệu PVEP)
Hình 2. Bản đồ cầu trúc Việt Nam và kế cận
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
16
dÇu khÝ - Sè 3/2009
đá luôn là yếu tố kiểm soát mật
độ, hình thái, và sự phát triển của
hệ nứt nẻ nhưng có thể nhận

thấy là mạng nứt nẻ hiệu dụng
phần lớn có nguồn gốc kiến tạo
liên quan với hệ đứt gãy hoặc đi
kèm với các đới phá hủy kiến tạo.
Các đt gãy và h nt n liên
quan trong pha kin to
Indosini mun
Mô hình kiến trúc của rìa
Đông-Nam cũng như toàn địa
khối Indosinia được khống chế
bởi hai hệ đứt gãy chủ yếu:
Hướng Tây Bắc-Đông Nam và
Đông Bắc-Tây Nam tồn tại song
song còn có hai xu thế khác là
Bắc-Nam và Đông-Tây kết quả
do sự tác động của nhiều pha
ứng lực căng tách và nén ép từng
đợt thay đổi hướng (Hình 2).
Mặc dù các đứt gãy kinh
tuyến ít phổ biến hơn trong các
bể, nhưng đóng vai trò quan
trọng trong hệ thống dầu khí và
phân đới kiến tạo của khu vực.
Những đứt gãy này có đặc
tính nhiều pha, có cơ chế hình
thành khác nhau và được thành
tạo trong pha uốn nếp tạo núi
Indosini muộn, hiệu ứng của
trường ứng lực cổ do vi mảng lục
địa rắn chắc Indosinia cản lại lực

đẩy của vi mảng Nam Trung Hoa
chuyển động về Tây Nam vào
thời kỳ Nori, lực nén va mảng của
đai uốn nếp tạo núi Sibumasu từ
phía Tây vào Jura giữa-muộn, và
cũng có thể từ lực đẩy của mảng
Thái Bình Dương di chuyển về
phía Tây vào Crêta.
Các đứt gãy này tái hoạt
động trẻ lại do sự va mảng của
khối thúc trồi Ấn Độ vào mảng
Eurasia dọc đới hội tụ Tây Tạng
(kiến tạo thúc trồi) và sự tách mở
của biển Đông vào thời kỳ Đệ
Tam sớm, dẫn đến sự hình thành
các bể trầm tích chứa hydrocar-
bon và các bẫy dầu trong tầng
chứa móng (Hình 3).
Bình đồ địa động lực của hệ
đứt gãy này được trình bày ở
(Hình 4) dựa trên kết quả nghiên
cứu của TS. P.H.Long và
Đ.H.Lĩnh.
Chuyển động va mảng tạo
núi Indosini có thể chia thành hai
pha: Pha chính hay pha đồng-tạo
núi xảy ra vào Nori do sự va
mảng của khối Indosinia với Nam
Trung Hoa khép lại rift Sông Đà
và pha thứ hai là pha tạo núi

muộn vào Jura-Crêta kết quả của
Hình 3. Sơ đồ địa động lực Đông Nam Âu-Á
(Theo mô hình kiến tạo thúc trồi)
Hình 4. Tiến hóa kiến tạo Mezozoi muộn của địa khối Indochina
(Trường ứng lực cổ phỏng theo tài liệu PVEP có hiệu chỉnh)
dÇu khÝ - Sè 3/2009
17
Petrovietnam
18
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
dÇu khÝ - Sè 3/2009
chuyển động nén ép của vi mảng
Sibumasu và đai kiến tạo Shan-
Thai về phía Đông, tác động lên
rìa Tây và Nam của bán đảo
Đông Dương tạo hệ thống đứt
gãy và tách chẻ hướng kinh
tuyến và vĩ tuyến, cũng như các
hướng TB-ĐN và ĐB-TN. Những
hướng này khống chế khung cấu
trúc của bể và mạng đứt gãy
trong tầng chứa móng nứt nẻ
(Hình 5).
Vào thời kỳ Crêta sớm, địa
khối Indosinia chịu sự tác động
của các lực nén đẩy cuối cùng do
sự va mảng giữa các khối Shan-
Thai và Lhasa từ phía Tây và sự
va cung-mảng của mảng Thái

Bình Dương từ phía Đông, làm
hoạt động lại và tiếp tục duy trì
hướng ứng lực của hệ đứt gãy
tồn tại trước đó và phát triển rộng
khắp các thành hệ magma grani-
toid kiềm và á-kiềm.
Tiếp sau chuyển động tạo
núi uốn nếp Indosini là giai đoạn
sau-uốn nếp Crêta muộn-
Paleoxen sớm với sự tăng dày vỏ
trái đất, sự dâng vòm khu vực và
san bằng. Ở giai đoạn này trường
ứng lực chuyển từ nén ép sang
căng giãn vẫn theo hướng TB-ĐN
tạo các đứt gãy thuận và các
trũng giữa núi phương ĐB-TN, đó
là các tiền đề địa động lực cho sự
hình thành các bể rift Đệ Tam ở
rìa Đông-Nam của bán đảo Đông
Dương. Chuyển động kiến tạo
này cuốn theo các phun trào
magma đồng dạng thành phần
kiềm tập trung dọc các đứt gãy
bao rìa bể.
Các đứt gãy ĐB-TN và Đ-T
cũng khống chế sự hình thành và
phân bố các cấu tạo nâng trong
bể và các hệ đứt gãy thứ sinh đi
kèm đóng vai trò quan trọng trong
hệ thống dầu khí, đặc biệt là tham

gia tạo thêm hệ thống nứt nẻ thứ
cấp trong móng Trước-Đệ Tam.
Vùng cho sản lượng cao
nhất ở các diện tích triển vọng
trong bể Cửu Long thường tập
trung ở vùng đỉnh cấu tạo (với
điều kiện là móng phải được phủ
hoàn toàn bởi tầng sét chắn
Oligoxen). Vùng đỉnh có thể là
nơi tập trung cường độ ứng suất
mạnh nhất trong quá trình nén ép
và nếu ứng lực này xảy ra trong
giai đoạn tạo đứt gãy muộn thì đó
là điều kiện rất thuận lợi cho sự
phát triển tốt độ rỗng (Hình 6).
Nhìn chung, trước 90-50
triệu năm, toàn bộ Đông Nam Á
chủ yếu là vùng nhô cao với địa
hình phân dị yếu, tạo cảnh quan
gồm các địa lũy với các đá
batholit granit, granodiorit, và đá
phun trào. Các địa lũy nằm xen
với các trũng giữa núi phân bố
dọc các đới khâu và đứt gãy trượt
bằng lớn. Đặc trưng của thành hệ
Tiền-rift là tướng lục nguyên chỉ
lắng đọng trong các trũng giữa
núi ngăn cách bởi đứt gãy.
Chuyển động kiến tạo
Mezozoi muộn - Đệ Tam sớm đã

làm tái hoạt động các hệ đứt gãy,
tạo các nứt nẻ sinh kèm trong đá
móng, và khống chế bình đồ kiến
trúc ở các bể Đệ Tam. Cũng trong
giai đoạn này lớp vỏ phong hóa
dày được hình thành trên các địa
lũy granit. Chúng là những tiền đề
thuận lợi cho sự tích tụ hydrocar-
bon trong các bể Đệ Tam.
Kiến tạo Đệ Tam và sự hình
thành các bể rift
Đặc điểm kiến tạo Đệ Tam ở
Đông Nam Á cũng như ở Việt
Nam là sự tồn tại hệ thống các
đới khâu trượt bằng cực lớn dọc
theo đó các bể rift được hình
thành và phát triển với chu kỳ
trầm đọng và các bất chỉnh hợp
khu vực xảy ra đồng thời trong
phần lớn các bể. Các chu kỳ tiến
hóa kiến tạo-tướng đá và magma
giai đoạn Đệ Tam có liên quan
chặt chẽ với các pha hút chìm và
va mảng của các mảng lớn và sự
dao động của mực nước đại
dương (Hình 7).
Cơ chế địa động lực tạo
Hình 5. Hình thể hiện đứt gãy trượt ĐB-TN với các đứt gãy
thuận sinh kèm xếp dạng cánh gà (Nguồn PVEP)
Hình 6. Vùng đỉnh của cấu tạo

triển vọng (Nguồn từ PVEP)
Petrovietnam
bình đồ đứt gãy ở Việt Nam liên
quan chủ yếu với sự va mảng
thúc trồi của mảng Ấn Độ thúc
vào mảng Eurasia dọc theo đới
hội tụ Tây Tạng.
Chuyển động tạo núi
Himalaya đẩy vi mảng Indochina
về Đông-Nam với sự quay phải
chậm tạo hệ thống đứt gãy TB-
ĐN ở phía Bắc Việt Nam và hệ
ĐB-TN ở Nam Việt Nam, dẫn đến
sự hình thành các bể trầm tích
chứa hydrocarbon. Các bể rift
này thường là các dạng pull-apart
hoặc căng giãn phát triển dọc các
đới đứt gãy sâu trượt bằng và
chồng gối lên các trũng giữa núi
tồn tại trước đó trong Crêta
muộn-Paleoxen sớm (Hình 8).
Kịch bản này có thể được
giải thích liên quan đến hai giai
đoạn căng giãn tạo sự sụt rift vào
Eoxen-Oligoxen và Mioxen sớm
và đi kèm là hai pha nén ép – pha
đầu vào Oligoxen muộn khi sự
nâng phân dị (nghịch đảo kiến tạo
lần 1) xảy ra trên phần lớn các bể
Đệ Tam sớm và pha nén ép thứ

hai vào Mioxen giữa-muộn tạo
nghịch đảo kiến tạo (nghịch đảo
kiến tạo lần 2) và các nếp uốn
nghịch trong các bể trầm tích trẻ
bao quanh biển Đông. Trường
ứng suất cổ tất yếu phản ánh tác
động giao thoa của hai trường địa
động lực: (1) Sự xô trượt từng
đợt của khối Indochina về Đông-
Nam và (2) là sự giãn đáy của
biển Đông (Hình 9).
Nhìn chung, phức hệ trầm
tích Eoxen-Oligoxen được xem là
phức hệ đồng-rift hình thành liên
quan đến thời kỳ sụt rift chính
trong lịch sử tiến hóa các bể Đệ
Tam, sự sụt lún xảy ra dọc các
đứt gãy thuận bao quanh rìa bể
và thường có xu hướng đổ về
Đông-Nam. Sau đó, vào Oligoxen
các đứt gãy thuận này chuyển
hoạt động theo phương Đ-T do
tác động giãn đáy hướng B-N của
biển Đông. Sự giãn đáy và đại
dương hóa biển Đông, đặc biệt ở
phần Tây-Nam liên quan đến sự
trượt bằng dọc đứt gãy 109
0
kinh
đông đã cuốn theo sự phun trào

núi lửa bazan và andesit phổ biến
rộng trong các bể nằm ven rìa
Tây và Tây-Nam biển Đông.
Vào Oligoxen muộn, sự va
Hình 8. Đặc tính hoạt động đứt gãy ở bể Cửu Long
Hình 9. Tiến hóa kiến tạo địa khối Indochina giai đoạn Đệ Tam
(Trường ứng lực cổ phỏng theo nguồn PVEP có hiệu chỉnh)
Hình 7. Sơ đồ thể hiện quan hệ giữa
tiến hóa kiến tạo và dao động mực đại dương
dÇu khÝ - Sè 3/2009
19
20
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
dÇu khÝ - Sè 3/2009
mảng giữa các mảng Ấn Độ –
Eurasia và mảng lục địa châu Úc
với cung Sunda đã tạo trường
ứng suất nén ĐB-TN và sự trượt
bằng hướng cận B-N và Đ-T
(Hình 10) gây nghịch đảo kiến tạo
(Hình 11) với các nếp vồng
nghịch, các roll-over, hoặc
chuyển động phân dị dọc các đứt
gãy thuận kế thừa á-kinh tuyến,
hoặc tạo các đứt gãy nghịch ĐB-
TN và các đứt gãy trượt bằng Đ-
T. Những hoạt động kiến tạo này
kết thúc pha phát triển rift chính
(Hình12).

Hoạt động của các đứt gãy
này mang đặc tính nhiều pha.
Phần lớn chúng thừa kế hệ thống
trước Đệ Tam, hoạt động mạnh
vào Eoxen-Oligoxen, yếu dần
vào Mioxen sớm và kết thúc vào
Mioxen muộn-Plioxen. Đặc tính
đa pha này làm tăng độ phức tạp
của bình đồ đứt gãy và tác động
mạnh đến chất lượng tầng chứa.
Chất lượng tầng chứa đá móng ở
một số mỏ rất phức tạp và biến
đổi nhanh theo tính phân đới của
nứt nẻ.
Mạng nứt nẻ hiệu dụng
thường liên quan đến hệ đứt gãy
có trường ứng suất tối đa. Độ
rỗng và thấm có xu thế tăng cao
ở những vùng có hoạt động biến
dạng mạnh. Chúng phụ thuộc
vào mật độ, chiều dài, và độ mở
của các nứt nẻ macro/micro và
độ liên thông giữa chúng. Mặc
dù lưu lượng lớn của dòng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố địa chất
và thuộc tính của đá và chất lưu,
nhưng về phương diện kiến tạo
dường như lưu lượng dòng cao
liên quan nhiều đến: Các nứt nẻ
mở dạng căng giãn; các nứt nẻ

đồng hướng ở các đứt gãy thuận
ĐB-TN; các đứt gãy chéo sinh
kèm và các nứt nẻ liên quan đến
những đứt gãy trượt bằng Đ-T;
hoặc các nứt nẻ phát triển ở
vùng có ứng lực tối đa dọc trục
cấu tạo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy
Hình 10. Bản đồ thể hiện bình đồ đứt gãy với hệ thống trượt
bằng Đ-T và đứt gãy thuận ĐB-TN
Hình 11. Mặt cắt địa chấn thể hiện nghịch đảo
kiến tạo trong hệ tầng Paleogen
Hình 12. Đứt gãy nghịch trong móng Tiền-Đệ Tam
lưu lượng dòng cao cũng được
gặp ở các cánh treo của đứt gãy
thuận, cánh sụt ở các đứt gãy
nghịch hoặc ở các đứt gãy tái
hoạt động muộn sát trước thời
gian di chuyển dầu. Chúng thừa
kế từ hệ thống Mezozoi muộn
nhưng được hoạt động lại chủ
yếu ở pha nghịch đảo nén ép
Oligoxen muộn. Sự hình thành
mới các đứt gãy và nứt nẻ ở pha
cuối này rất quan trọng, vì các
đứt gãy và hệ nứt nẻ sinh ra ở
thời kỳ đầu biến dạng của móng
thường bị ảnh hưởng rất mạnh
bởi quá trình nhiệt dịch, các nứt
nẻ thường bị lấp đầy bởi các

khoáng vật thứ sinh, vì thế độ
rỗng và thấm giảm, hệ quả tất
yếu là độ sản phẩm cũng sẽ giảm
mạnh theo.
Chuyển động nghịch đảo
kiến tạo Oligoxen muộn kéo theo
bất chỉnh hợp khu vực diện rộng
và bốc mòn ở ven rìa bể. Sự sụt
lún nhanh vượt trội tốc độ bù lắng
ở giai đoạn Paleogen đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển
tướng đầm hồ lâu dài và các
tướng ven đầm với lượng vật
chất hữu cơ chôn vùi nhanh. Đó
là nguồn sinh hydrocarbon tiềm
năng và cũng là nguồn cung cấp
dầu nạp vào các bẫy nứt nẻ ở
móng bể Cửu Long và Nam Côn
Sơn.
Sự sụt rift còn tiếp tục duy trì
ở bể Cửu Long nhưng với cường
độ yếu và chuyển sang giai đoạn
tiến hóa rift muộn, trong khi pha
sụt rift lần 2 liên quan đến sự giãn
đáy hướng TB-ĐN của biển Đông
ảnh hưởng mạnh đến bể Nam
Côn Sơn. Chuyển động nén ép
Mioxen giữa-muộn đã tạo nghịch
đảo kiến tạo và các nếp uốn
nghịch ở bể Nam Côn Sơn, đặc

biệt ở khu vực Đông Bắc bể.
Kết luận
Hoạt động tạo núi Indosini
làm hình thành loạt xâm nhập
granitoid kiềm và á-kiềm phân bố
rộng khắp Viêt Nam.
Vào giai đoạn từ Jura sớm
đến Crêta bán đảo Đông Dương
chịu tác động mạnh của hoạt
động tạo núi - uốn nếp muộn, đứt
gãy trượt bằng với nhiều pha kế
tiếp nhau.
Các đá magma nằm lót đáy
các bể Đệ Tam bị nứt nẻ và trở
thành tầng chứa dầu quan trọng
và là đối tượng khai thác chủ yếu
ở bể Cửu Long.
Bình đồ cấu trúc của Việt
Nam và kế cận bị khống chế bởi
trường ứng lực với hệ thống đứt
gãy tập trung theo ba hướng chủ
yếu: ĐB-TN, TB-ĐN và Đ-T.
Hướng kinh tuyến ít phổ biến hơn
nhưng cũng tham gia khống chế
sự sụt rift chủ yếu ở bể Nam Côn
Sơn, trong khi ở bể Cửu Long
hướng này có lẽ là các đứt gãy
sinh kèm với hệ đứt gãy trượt
bằng ĐB-TN.
Các hoạt động đứt gãy có

đặc tính nhiều pha và thừa kế từ
hệ Mezozoi muộn.
Sự sụt rift liên quan đến hai
thời kỳ căng giãn: Eoxen-
Oligoxen và Mioxen sớm trong
khi hoạt động nghịch đảo và tạo
các đứt gãy và nứt nẻ sinh kèm
liên quan với hai pha nén ép xảy
ra vào Oligoxen muộn và Mioxen
giữa – muộn. Hoạt động kiến tạo
Mioxen giữa xảy ra mạnh và rõ
nét ở bể Nam Côn Sơn.
Pha va mảng Oligoxen
muộn đã tạo trường ứng lực nén
TB-ĐN và chuyển động trượt
bằng Đ-T, kết quả phát sinh
nghịch đảo kiến tạo, uốn nếp
nghịch, roll-over, chuyển động
phân dị dọc các đứt gãy thuận
kế thừa á-kinh tuyến, hoặc tạo
các đứt gãy nghịch ĐB-TN và
các đứt gãy trượt bằng Đ-T ở bể
Cửu Long.
Các đứt gãy này đã tác động
đến sự hình thành và phân bố
các đới nâng cấu tạo và đã tạo
hệ nứt nẻ sinh kèm khống chế
chất lượng thấm chứa ở móng bể
Cửu Long.


Tài liệu tham khảo
1. Ngô Thường San, Cù
Minh Hoàng. Chất lượng thấm
chứa của đá móng nứt nẻ ở bể
Cửu Long. Hội nghị Khoa học và
Công nghệ lần 9, Trường ĐHBK
Tp. HCM 10/2005.
2. Ngô Thường San, Lê Văn
Trương, Cù Minh Hoàng, Trần
Văn Trị. Kiến tạo Việt Nam trong
khung cấu trúc Đông Nam Á –
Tuyển tập Địa chất và tài nguyên
dầu khí Việt Nam, Nxb. KHKT
2007.
3. Ngô Thường San, Cù
Minh Hoàng, Đặc tính tầng chứa
nứt nẻ và mối quan hệ với khả
năng di chuyển dầu (Trường hợp
– Tầng chưa móng mỏ Bạch Hổ -
Nam Việt Nam). Tạp chí Dầu khí
Số 2/2008.
4. Trịnh Xuân Cường, Hoàng
Văn Quý. Mô hình hóa đá chứa
móng nứt nẻ. Tạp chí Dầu khí Số
5/2008.
dÇu khÝ - Sè 3/2009
21
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
T

heo thống kê và kinh nghiệm tìm kiếm thăm dò
dầu khí trên thế giới, hiện nay các mỏ dầu khí
lớn nhất đều liên quan tới các bẫy cấu tạo, chủ
yếu là các cấu tạo lồi. Song, các cấu tạo này không
phải là vô tận. Để đảm bảo sản lượng khai thác và
nguồn dự trữ, người ta phải tăng cường tìm kiếm
dầu khí trong các bẫy địa tầng, thạch học và các đối
tượng phi cấu tạo khác. Một trong những đối tượng
đó là các dạng địa hình chôn vùi, những lòng sông
cổ được cấu tạo bằng những thân cát. Gupkin I.M -
nhà địa chất dầu khí nổi tiếng, lần đầu tiên vào năm
1913 đã phát hiện bẫy phi cấu tạo liên quan tới lòng
sông cổ ở vùng ven biển Kaspiên, mở ra một triển
vọng dầu khí rất quan trọng ở khu vực này. Ở Việt
Nam, vấn đề này cũng đã được quan tâm từ những
năm 80 - 90 của thế kỷ trước. Năm 1989, Xí nghiệp
Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đã ký kết hợp đồng
với Viện Dầu khí Việt Nam và Trường Đại học Mỏ –
Địa chất Hà Nội hoàn thành đề tài nghiên cứu các
bẫy phi cấu tạo bồn trũng Cửu Long. Năm 1990 –
1995, TSKH. Trương Minh đã chủ trì đề tài nghiên
cứu các bẫy phi cấu tạo cho toàn thềm lục địa Việt
Nam. Những công trình đó đã định hướng cho việc
tìm kiếm các bẫy phi cấu tạo mang tính chất khu
vực. Trong phạm vi bài báo này, các tác giả đề cập
đến địa hình chôn vùi trong Paleogen của bồn trũng
Nam Côn Sơn – một bồn trũng có tiềm năng dầu khí
lớn ở thềm lục địa Nam Việt Nam.
CÁC GIAI ĐOẠN CHÔN VÙI ĐỊA HÌNH TRONG
PALEOGEN Ở BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN

Xác lập các bẫy phi cấu tạo liên quan đến địa
hình cổ, việc đầu tiên đòi hỏi chúng ta là phải xác
lập lại các giai đoạn chôn vùi địa hình trong một
khoảng thời gian nhất định ở khu vực nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu này, các nhà địa chất phải
nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ cấu trúc
địa chất khu vực, đặc biệt là các bề mặt bất chỉnh
hợp mang tính khu vực, nghiên cứu trật tự địa tầng
cũng như các mặt cắt địa chất - địa vật lý. Đối với
các bồn trũng Kainozoi, công việc này được tiến
hành dựa trên các tài liệu địa vật lý, chủ yếu là các
mặt cắt địa chấn, kiểm chứng với các tài liệu của
giếng khoan. Trên cơ sở nghiên cứu đó, các tác giả
đã phân chia địa hình chôn vùi trong Paleogen ở
bồn trũng Nam Côn Sơn thành các giai đoạn chính
như sau:
Giai đoạn cuối Eoxen – đầu Oligoxen sớm
Đây là giai đoạn chôn vùi địa hình đầu tiên của
bồn trũng xảy ra trong Paleogen, phá vỡ địa hình
của bề mặt san bằng Đông Dương đã được hình
thành từ trước vào Paleoxen - Eoxen. Do ảnh
hưởng của quá trình va chạm giữa mảng Ấn - Úc
với mảng Á - Âu và quá trình tách giãn biển Đông,
bề mặt san bằng Đông Dương bị phân dị, địa hình
bị chia cắt. Bên cạnh những đới nhô nâng cao là
những thung lũng sâu được lấp đầy những vật liệu
hạt thô. Trong giai đoạn này, địa hình mang đặc
trưng của địa hình miền núi. Chúng bị chôn vùi dưới
lớp phủ của trầm tích Kainozoi. Bề mặt của địa hình
chôn vùi này ứng với bề mặt bất chỉnh hợp giữa

móng và các trầm tích Kainozoi.
Giai đoạn cuối Oligoxen sớm
Khác với bể Cửu Long, nơi địa tầng Oligoxen đã
được phân chia khá chi tiết thành Oligoxen sớm và
Oligoxen muộn, thì ở bể Nam Côn Sơn, địa tầng
Oligoxen được gộp chung lại dưới tên gọi là hệ tầng
Cau [3], có thể xem tương đương với hệ tầng
Bawak, Keras và Gabus thuộc bể Đông Natuna
(nằm ở phía Nam của bể Nam Côn Sơn). Song,
những công trình nghiên cứu gần đây của tập thể
tác giả [1] đã ghi nhận ranh giới phân chia các thành
tạo Oligoxen sớm và Oligoxen muộn trên các mặt
cắt địa chấn (ví dụ như tuyến địa chấn 93-5445;
ĐỊA HÌNH CHÔN VÙI PALEOGEN Ở
BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN VÀ
CÁC BẪY PHI CẤU TẠO LIÊN QUAN
TS. ĐẶNG VĂN BÁT, KS. CHU PHƯƠNG LONG
ThS. NGUYỄN KHẮC ĐỨC
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
TS. CÙ MINH HOÀNG, ThS. NGUYỄN THỊ ANH THƠ
ThS. TRẦN MỸ BÌNH
Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí
22
dÇu khÝ - Sè 3/2009
Petrovietnam
dÇu khÝ - Sè 3/2009
23
P04-25; P04-07). Các sóng phản xạ nằm dưới ranh
giới này có đặc trưng biên độ thấp đến trung bình,
tần số thấp, kém liên tục. Thành phần thạch học

được dự báo là những vật liệu sét kết chứa cuội,
sạn, sỏi. Trong khi đó, phần trên của mặt cắt có đặc
trưng địa chấn khác hẳn: Các phản xạ có dạng
song song; các sóng phản xạ có biên độ thay đổi từ
thấp tới trung bình đến cao, tần số thấp, độ liên tục
không ổn định. Ở phía Tây của bể các phản xạ có
dạng lộn xộn. Thành phần thạch học được dự báo
là những vật liệu hạt mịn hơn, chủ yếu là các loại
cát kết. Trên cơ sở đó, các tác giả cho rằng ranh
giới giữa Oligoxen sớm và Oligoxen muộn là một
bề mặt bất chỉnh hợp và giai đoạn cuối Oligoxen
sớm là giai đoạn chôn vùi địa hình thứ hai xảy ra ở
bồn trũng. Địa hình chôn vùi cuối Oligoxen sớm bị
các thành tạo của hệ tầng Cau phủ bất chỉnh hợp
lên trên.
Giai đoạn cuối Oligoxen muộn
Giai đoạn này ở bồn trũng Nam Côn Sơn ứng với
nóc của hệ tầng Cau. Trên mặt cắt địa chấn, nóc
của hệ tầng này ở một vài nơi có đặc điểm biên độ
phản xạ cao tới rất cao. Đặc điểm này được xác
nhận là do sự tồn tại của các tập than. Như đã biết,
mặt cắt đầy đủ của hệ tầng Cau bao gồm 3 phần
chính [3]:
Phần dưới gồm cát kết, cát kết chứa cuội, một số
nơi gặp các đá phun trào andezit, bazan.
Phần giữa gồm chủ yếu là các thành phần hạt mịn
bao gồm các tập sét kết phân lớp dày, khá giàu vật
chất hữu cơ và vôi xen kẽ các lớp sét kết chứa
than.
Phần trên gồm cát kết hạt nhỏ đến vừa màu xám

tro, xám sáng, đôi chỗ có chứa glauconit, trùng lỗ
xen kẽ bột kết, sét kết.
Như vậy, mặt cắt trầm tích của hệ tầng Cau được
hình thành với tướng lục địa ở thời kỳ đầu, bao gồm
các thành tạo lũ tích, xen trầm tích đầm hồ, vùng
vịnh, nhiều nơi xảy ra hoạt động núi lửa (như ở lô
11, 12). Điều đó chứng tỏ vào thời kỳ này địa hình
vẫn còn phân dị mạnh. Vào giai đoạn sau của
Oligoxen muộn, trầm tích có xu hướng mịn dần và
được lắng đọng trong môi trường tam giác châu,
vũng vịnh, chịu ảnh hưởng của thủy triều và các đợt
biển tràn vào. Đây là giai đoạn chôn vùi địa hình lục
địa và chuyển sang địa hình ven biển.
Địa hình chôn vùi Oligoxen muộn bị phủ bất chỉnh
hợp bởi hệ tầng Dừa tuổi Mioxen sớm có nguồn
gốc tam giác châu và biển nông ven bờ.
Như vậy, trong Paleogen ở bồn trũng Nam Côn
Sơn có thể xác lập được 3 giai đoạn chôn vùi địa
hình: Cuối Eoxen - đầu Oligoxen sớm, cuối
Oligoxen sớm và cuối Oligoxen muộn. Mỗi một giai
đoạn được đặc trưng bằng hình thái địa hình riêng
biệt. Vấn đề tiếp theo là chúng ta cần phải lập lại
hiện trạng của những địa hình cổ đó.
PHƯƠNG PHÁP XÁC LẬP ĐỊA HÌNH CHÔN VÙI
Xác lập lại địa hình cổ bị chôn vùi là một trong
những nhiệm vụ của khoa học cổ địa mạo. Mặc dù
đã có một số phương pháp xác lập địa hình chôn
vùi được đề xuất, song phải thừa nhận rằng, kết
quả áp dụng của các phương pháp đó chỉ cho
chúng ta lập lại được bề mặt địa hình gần đúng

trong một giai đoạn địa chất nhất định.
Để xác lập lại địa hình chôn vùi, việc đầu tiên
chúng ta phải xác lập được vị trí hiện tại của chúng
nằm dưới các lớp phủ trầm tích. Nói một cách
khác chúng ta phải xác định được vị trí độ cao
tuyệt đối của chúng so với mực nước biển hiện
nay. Đối với các bồn trũng Kainozoi trên thềm lục
địa Việt Nam, địa hình hiện tại của các bề mặt
chôn vùi đó là bản đồ đẳng sâu của các bề mặt bất
chỉnh hợp. Đối với bồn trũng Nam Côn Sơn, trong
Paleogen các bản đồ đẳng sâu của móng trước
Kainozoi và bản đồ đẳng sâu của nóc Oligoxen ở
tỷ lệ 1: 500.000 đã được thành lập [4]. Đây là hai
bản đồ cơ bản mà các tác giả dựa vào đó để xác
lập lại địa hình chôn vùi vào cuối Eoxen - đầu
Oligoxen sớm và cuối Oligoxen. Bề mặt bất chỉnh
hợp cuối Oligoxen sớm chưa được thành lập, vì
vậy chưa có cơ sở nào để xây dựng lại địa hình
chôn vùi trong giai đoạn đó.
Trên cơ sở địa hình hiện tại của các bề mặt chôn
vùi đó, các tác giả đã áp dụng phương pháp phân
tích xu thế (trend) và phương pháp tổng đại số (cộng
trừ) địa hình để thành lập bản đồ cổ địa hình.
Phương pháp phân tích xu thế đã được các tác
giả áp dụng cho bồn trũng Cửu Long và công bố
trong Hội nghị Địa chất Việt Nam năm 2005 [2]. Ở
đây chỉ nhấn mạnh, phương pháp phân tích trend
là một phương pháp thống kê thực nghiệm cho
phép xác định và phân tích sự dao động độ cao
của địa hình trong phạm vi của vùng nghiên cứu.

Nhiệm vụ của bước phân tích này là từ các điểm
hiện tại của bề mặt chôn vùi xác định thành phần
cấu trúc và thành phần sót của chúng. Thành phần
cấu trúc chính là bề mặt trend với số mũ cần thiết
được chọn để khái quát hóa cấu trúc. Thành phần
sót chính là thành phần thể hiện yếu tố địa hình cổ.
Phương pháp tổng đại số (cộng trừ) địa hình là
một phương pháp xác định địa hình cổ tương đối so
với một bề mặt chuẩn nào đó ít bị biến dạng. Nói
một cách khác, phương pháp này cho phép tiếp cận
địa hình cổ ở một khoảng thời gian ngắn hơn từ khi
chúng được chôn vùi cho đến hiện nay. Khác với

×