Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề tài: Vai trò của người phụ nữ Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.42 KB, 27 trang )

Luận văn
Đề tài: Vai trò của người phụ
nữ Việt Nam
1
MỤC LỤC
• Phần 1: Mở đầu
• Phần 2: Vai trò của người phụ nữ qua các giai đoạn khác
nhau
 GĐ1: Phong kiến.
 GĐ2 : Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm
lược.
Phần 3: Vai trò của người phụ nữ trong nền kinh tế thị
trường.
Phần 4: Quan điểm cá nhân về vai trò của người phụ nữ.
Phần 5: Kết luận
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia
đình và trong suốt cuộc đời của họ, gia đình là môi trường sống hết sức quan trọng. Mỗi
gia đình luôn là một tế bào của xã hội, Vì vậy mà người phụ nữ trong gia đình cũng
được ví như những hạt nhân của tế bào đó. Đồng thời, gia đình cũng là nơi thể hiện thực
chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Có thể thấy những thay đổi về
kinh tế - xã hội diễn ra gần đây mặc dù đã có tác động lên cả nam giới và phụ nữ nhưng
những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của con người trong xã hội về vấn đề giới và vai trò
vị trí của người phụ nữ dường như còn mơ hồ, chưa rõ nét.
Như vậy, xã hội, nam giới và bản thân người phụ nữ cần phải xác định cho rõ vai
trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay –
giai đoạn đất nước đang trong xu thế hội nhập và phát triển. Phụ nữ Việt Nam từ xưa
đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử
kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính,
người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong


thời chiến họ đã làm tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ.
Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ
Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Đất
nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng mang trong mình một trọng trách, một
vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ ấm của một gia đình. Họ đã và đang phấn đấu
cho một gia đình ấm no và hạnh phúc góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Chủ đề “Người phụ nữ”là chủ đề gây được sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên
cứu, nhà phê bình, đã có rất nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Trong mỗi tác phẩm và nghiên cứu đã đi lý giải vấn đề “phụ nữ” ở những khía cạnh
3
khác nhau. Nhưng mỗi tác phẩm đều để lại cho người đọc những giá trị có ý nghĩa cả về
lý luận lẫn thực tiễn.
“ Vai trò của người phụ nữ Việt Nam ” đang được coi là một đề tài khá mới mẻ và
phong phú nhằm nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và
xã hội nói chung. Do vậy xuất phát từ mong muốn nâng cao và phát huy vai trò của
người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay để khẳng định vị trí của người phụ nữ
trong gia đình nên em đã chọn đề tài:”Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại
kinh tế thị trường”.
4
NỘI DUNG
 Hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Ở Việt Nam, cũng như trong toàn thế giới chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, người
ta rất coi trọng “truyền thống lịch sử”, trong đó có”truyền thống phụ nữ” và “người phụ
nữ truyền thống”. Có nhiều nguyên nhân lịch sử và văn hóa giải thích vai trò quan trọng
của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Văn minh Đông Nam Á bản địa
có đặc trưng là văn minh nông nghiệp độc canh cây lúa, giống cây đòi hỏi nhiều công
sức lao động thủ công đến nỗi thành viên nữ khó bị gạt ra ngoài lề sản xuất. Đông Nam
Á cũng có chế độ mẫu hệ phổ biến và dai dẳng; Anh hùng, bất khuất, không chỉ trong
đấu tranh vũ trang; trung hậu, đảm đang, không chỉ trong cuộc sống gia đình; người phụ
nữ Việt Nam đã khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực và cũng được thừa nhận một cách

đáng kể, khác biệt khá rõ so với láng giềng Á Đông như Trung quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản.
Chế độ phụ quyền Nho giáo thiết lập nam tôn nữ ti từ luật pháp, lệ làng đến luân
thường đạo lý. Nhưng tôn ti chính thống không hoàn toàn triệt tiêu thực tế ăn sâu từ cội
nguồn gia đình, làng xã. Người phụ nữ Việt Nam tham gia lao động sản xuất làm ra của
cải vật chất và thường là nguồn yêu thương chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu,
là chỗ dựa cho gia đình về nhiều phương diện. Mẹ hiền vợ đảm thì ai cũng hiểu là những
người phụ nữ Việt lặn lội thân cò, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm, cùng lúc
làm nhiều việc mà việc nào cũng chu tất, vẹn toàn, là người giỏi giang, hiệu quả mà
thầm lặng hy sinh. Vô số ca dao hát về tình yêu đôi lứa trong đó phụ nữ là đối tượng yêu
thương, mong nhớ, khát khao, cả giận hờn, oán trách hay thương cảm, xót xa. Chế độ
phong kiến tập trung quyền hành vào ông Vua để thống trị nhân dân, và trong gia đình
thì quyền hành tập trung vào người đàn ông gia trưởng đề áp bức phụ nữ. Từ Luật Hồng
Đức đến Luật Gia Long là quá trình phát triển ngày càng phản động của chế độ phong
kiến đối với phụ nữ. Những cực hình, chỉ áp dụng riêng đối với phu nữ: thả bè trôi sông,
5
gọt gáy bôi vôi, ngựa xé, voi giày Đến tuổi lấy chồng, người con gái không có quyền
được lựa chọn người chồng. Với tục “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và với lệ thách cưới
người con gái trở thành một vật trao đổi mua bán.
Một khi việc “gả bán” đã xong, người con gái rời nhà cha mẹ, sống cuộc đời “xuất
giá tòng phu”, người vợ không còn giữ được địa vị tương xứng với vai trò của mình
trong gia đình, trái lại còn bị ngược đãi đủ điều. “Lấy chồng từ thuở mười lăm, chồng
chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi”, “Bảy mươi mười bảy bao xa, bảy mươi có của, mười ba
cũng vừa” - Suốt đời họ phải chịu những hậu quả tai hại về thể xác và tinh thần. Và, với
quan niệm “tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, những người
phụ nữ nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ). Suốt đời chìm đắm trong
những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau nhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt. Khi
người chồng chết, người phụ nữ mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng người
con trai.
Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất

công, khe khắt “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, quan niệm trọng
nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho
người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như
xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất “ngày
ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗi khổ lớn
nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của thân phận
6
mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ ở đây bị “đồ vật hoá”, được định
giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ được ví với “hạt mưa sa”. Ta có thể cảm nhận
được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Không phải người
phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với
“tấm lụa đào”, “giếng nước trong” nhưng những phẩm chất ấy đâu có được xã hội ,
người đời biết đến và coi trọng. Cả đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc
nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số
chung, ở tất cả các vùng miền. Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của
những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”. Quãng thời gian họ
sống trên đời được đong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn
nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng
nam khinh nữ”. Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất
giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phải
ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ:
“Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò”
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nhưng dù sống trong bất hạnh, tâm hồn người phụ nữ vẫn sáng lên lấp lánh ánh sáng
của trái tim đôn hậu, cao thượng, vị tha. Từ trong khổ đau, bất hạnh, từ trong tiếng hát
than thân đầy tủi cực, tâm hồn trung hậu, đẹp đẽ, thuỷ chung của người phụ nữ vẫn vươn
lên, toả sáng khiến cho tiếng hát than thân kia không mang vẻ bi lụy mà vẫn toả sáng,
ấm áp tình đời, tình người. Ca dao đã phản ánh đầy đủ những vẻ đẹp đó của họ những
con người thuỷ chung son sắt, giàu nghĩa tình.Người phụ nữ đảm đang, vị tha, chung
thuỷ đã thể hiện cảm nghĩ của một cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường cả khi
khó khăn họ vẫn nhẫn nại.
7
Tóm lại, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến chịu đựng rất nhiều đau
khổ bởi những quan niệm khắt khe của Nho giáo vì vậy họ không có chỗ đứng trong xã
hội. Nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên sống tốt, sống đúng nghĩa của người phụ nữ Việt :
đảm đang, chung thủy, son sắt, giàu tình nghĩa, chịu đựng và hy sinh cao cả.
 Hình ảnh người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến
chống thực dân xâm lược
Hình ảnh nổi bật về người phụ nữ Việt Nam cổ truyền là người nữ sĩ đấu tranh
chống giặc ngoại xâm. Một nhà thơ đã viết:
“Trên đất nước nghìn năm chảy máu,
Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm”
Từ thế kỷ III trước công nguyên, trong những thời kỳ mà sử cũ gọi là “Bắc thuộc”,
cùng với cả dân tộc, những người phụ nữ Việt Nam đã kiên quyết đứng lên chống bọn
thống trị phương Bắc để giành lấy quyền sống. Vì khi có nạn ngoại xâm, phụ nữ là
người trực tiếp chịu hậu quả nặng nề nhất. Thế kỷ XIII, giặc Nguyên – Mông tràn vào
Thăng Long ”làm cỏ nhân dân kinh thành”, vào thành Đông Đô, giặc Minh đã cướp bắt
đàn bà con gái, mỗ bụng đàn bà có thai, giết chết cả mẹ lẫn con, cắt tai đem nộp cho
chủ tướng (năm 1909). Tướng giặc Trương Phụ bắt phụ nữ ta đưa về nước làm tôi đòi,
tì thiếp (năm 1414). Nhà Minh ra lệnh buộc phụ nữ Việt Nam phải bím tóc, mặc áo
ngắn, quần dài, theo phong tục của chúng. Thế kỷ XVIII, giặc Mãn Thanh và lũ tai sai
bán nước trói phụ nữ vào cột ở giữa chợ, giết cả mẹ lẫn con vì họ đã đi theo nghĩa quân
Tây Sơn

Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân
tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông
Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Chứng minh khả năng cách mạng to lớn của
phụ nữ: không những chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm mà còn động viên, đoàn
kết và lãnh đạo quần chúng rất tài giỏi. Dân tộc ta, còn ghi nhớ những gương phụ nữ
kiệt xuất (36 nữ tướng) cùng đứng lên với Hai Bà gánh vác sự nghiệp đánh giặc cứu
8
nước. Các nữ tướng như Lê Chân được thờ ở Hải Phòng. Thiều Hoa được thờ ở Vĩnh
Phú, Thánh Thiên được thờ ở Hà Bắc, Lê Thị Hoa được thờ ở Thanh Hóa Sau Hai Bà
Trưng là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, một lần nữa, khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần
độc lập của dân tộc với câu nói hào hùng đầy khí phách của Bà: “Tôi muốn cưỡi cơn
gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi
vòng chìm đắm, chứ đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Tài làm
tướng chỉ huy chiến đấu ở trận tiền của bà khiến giặc Ngô phải khiếp sợ gọi bà là Bà
Vương (Vua Bà). Bà hàng nước thành Cổ Lộng (Nam Hà) làm nội ứng cho nghĩa quân
Nam Sơn của Lê Lợi – Nguyễn Trãi hạ thành. Và nhiều phụ nữ khác ở thời Trần, thời
Lê, thời Tây Sơn đã trực tiếp đánh giặc theo nhiều cách. Đấy là những người phụ nữ ở
ven sông Bạch Đằng, đem hết thóc gạo trong nhà lương ăn cho quân sĩ, và mách Hưng
Đạo Vương Trần Quốc Tuấn giờ nước thủy triều của dòng sông quê hương, giúp nhà
Trần lập nên chiến công sông Bạch Đằng lẫy lừng.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta và cấu kết với phong kiến thống trị
nhân dân ta, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã cùng với dân tộc, phát huy truyền thống
đánh giặc cứu nước. Người phụ nữ Việt Nam, không những chỉ xuất hiện khi vận nước
lâm nguy mà ngay cả trong đấu tranh dưới mọi hình thức chống áp bức bất công. Sự
phản kháng chế độ phong kiến, lễ giáo Khổng Mạnh khi âm thầm, lúc quyết liệt diễn ra
suốt hàng nghìn năm. Từ giữa thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn phản động đã đầu
hàng nhục nhã khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nước ta đã trở thành một nước
thuộc địa và nửa phong kiến. Cảnh ngộ người phụ nữ Việt Nam trong gần 100 năm bị
thực dân Pháp thống trị lại càng bi đát. Trong gần 100 năm thống trị đất nước ta, thực
dân Pháp dìm cả dân tộc ta vào cuộc sống nô lệ, đói nghèo lạc hậu, dốt nát mê tín.

Chúng mở sòng bạc, nhà chứa, tiệm nhảy nhiều hơn bệnh viện, nhà hộ sinh, cấm ngặt
sách báo tiến bộ, cho tự do tiêu thụ rượu, thuốc phiện. Trước cảnh nước mất nhà tan,
quyền sống bị tước đoạt nhân phẩm bị chà đạp, nhiều phong trào yêu nước đã nổi dậy
phong trào nào cũng phụ nữ tham gia đông đảo. Tuy nhiên các phong trào đó đều thất
bại không có đường lối và phương hướng giải phóng dân tộc đúng đắn. Đồng chí
9
Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đưa ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đến cho
dân tộc ta, phu nữ . Toàn thể nhân dân Việt Nam bị áp bức bóc lột, trong đó giai cấp
công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng chủ yếu vùng dậy đấu tranh chống bọn
thống trị thực dân phong kiến. Phụ nữ Việt Nam chiếm số đông trong nhân dân lao
động không những bị áp bức về dân tộc, về giai cấp mà còn bị giáo lý phong kiến kìm
hãm trói buộc, nên họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Có phụ nữ tham gia
thì cách mạng mới thành công, mặt khác, chỉ khi nào cách mạng thành công, dân tộc
được độc lập, giai cấp được giải phóng, thì phụ nữ mới được giải phóng. Những luận
điểm trên đây của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng vào điều kiện Việt Nam trở
thành nội dung tư tưởng chính trị của các tổ chức tiền thân những năm 1928 - 1929 và
các đoàn thể quần chúng. Tư tưởng ấy thâm nhập vào các phong trào của công nhân,
nông dân, học sinh, buôn bán nhỏ đã trở thành động lực tinh thần cổ vũ các phong trào
ấy tiến lên mạnh mẻ. Từ đấy, phụ nữ Việt Nam cùng với toàn thể dân tộc đã có phương
hướng hoạt động cứu nước rõ ràng: Cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng
giai cấp, giải phóng phụ nữ.
Chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong những ca khúc viết
trong kháng chiến chống Mỹ đã đủ sức dựng lại giá trị chân thực của người phụ nữ Việt
Nam trong lửa đạn. Năm 1967, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Văn Tý
đã viết bài Tiễn anh lên đường khắc họa hình ảnh người phụ nữ đồng bằng khi tiễn đưa
chồng đi đánh giặc. Bằng chất Chèo, với giai điệu giản dị, lời ca mộc mạc đã khắc họa
tâm tư người vợ hậu phương: "Yên tâm vững bước mà đi/ Hỡi người mà em yêu/ Việc
nhà việc nước có bao nhiêu em sẽ làm tròn". Và họ đã thật sự làm thay cho chồng:
"Anh thấy chưa/ Chúng em học cày rồi/ Này chớ có lo mùa tới/ Đây thiếu những người
cuốc bẫm cày sâu". Cũng như Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ An Chung đã nhìn thấy niềm

vui của người phụ nữ với công việc đồng áng trong ca khúc Đường cày đảm đng.
Những cô gái quan họ của anh hiện lên lung linh: "Quê hương ta biết bao nhiêu cô gái
xinh đẹp đảm đang/ Việc nước, việc nhà vẹn toàn/ Nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi
duyên…". Nét tươi duyên đó, pha chút kiêu hãnh được tìm thấy ở ca khúc Bài ca Hà
10
Nội. Chiến tranh dường như nhường bước cho tâm hồn bay bổng của cô gái Hà Nội:
"Ơi cô gái/ Súng trên vai sao vuông đầu mũ/ Em đi về đâu, mà mắt em tươi sáng/Em đi
về đâu, mà chân bước hiên ngang/ Những hôm miệt mài trên bãi tập/ Chiến công này
hẳn có tay em…". Với chất liệu Tây Bắc nhất là từ điệu hát then, Văn Ký đã làm hiện
lên người phụ nữ dân tộc duyên dáng nhưng không kém phần vất vả trên mặt trận diệt
giặc dốt qua bài Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi: "Cô tìm ai?/ Tìm người yêu đang
đứng đợi bên bờ suối chắc?/ Không! Không ! Không !/ Cô đi tìm dạy đàn em nhỏ chưa
biết chữ trên đỉnh núi cao …". Ở miền Nam, trên tuyến đầu chống Mỹ, hình ảnh người
phụ nữ hiện lên qua các ca khúc thật sống động. Đó là Bài ca nữ anh hùng miền Nam
của Lê Lôi, Tải đạn ra chiến trường của Thanh Anh, Rừng xanh vang tiếng ta lư của
Phương Nam…Họ hiện lên thật hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Phụ nữ đồng bằng
rồi phụ nữ đô thị đánh giặc. Phụ nữ Tây Nguyên cũng đánh giặc, chẳng thua kém ai.
Hẳn ai cũng nhớ tới bài hát Cô gái vót chông của Hoàng Hiệp vang lên rộn ràng, tươi
nhộn. Rồi nhớ đến Bóng cây Kơ-nia của Phan Huỳnh Điểu. Người con gái Tây Nguyên
lên rẫy nhớ chồng nơi xa vẫn một lòng chung thủy son sắt với Đảng và Cách mạng.Có
thể nói qua ca khúc viết về phụ nữ trong thời kỳ chống Mỹ, đã hiện lên hình ảnh bất
khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Còn bao nhiêu hình ảnh
khác được khắc họa ở Cô gái mở đường của Xuân Giao, Chào em cô gái Lam Hồng của
Ánh Dương… thể hiện những người phụ nữ của một thời kỳ anh hùng đã qua.
Bản chất của người phụ nữ bất kể thuộc dân tộc nào, thời đại nào, đều yêu hòa bình,
sản sinh và nuôi dưỡng những con người của các thế hệ nối tiếp nhau, và hầu như đều
có chung một nguyện ước: loài người sống bình an bên nhau. Chiến tranh đã đem đến
cho người phụ nữ ở bất cứ đất nước nào, những đau khổ lớn hơn nam giới gấp nhiều
lần. Việt Nam có câu "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh". Khi người phụ nữ bắt buộc
phải cầm vũ khí thì ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó thật là sâu sắc, vì họ cầm vũ khí

chính là để bảo vệ hòa bình, giữ gìn sự sống cho những con người chân chính mà họ đã
sinh ra, chống lại những thế lực phi nhân muốn hủy hoại con người. Trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt nam, phụ nữ miền Nam là lực lượng xung
11
kích, là "đội quân tóc dài" trên mặt trận đấu tranh chính trị; trong đấu tranh vũ trang,
phụ nữ miền Nam cũng không kém nam giới về mưu trí và lòng dũng cảm. "Người mẹ
cầm súng", đó là một biểu tượng dường như nghịch lý, nhưng rất chân thực, thể hiện sự
hòa hợp của tính chất rất anh hùng mà cũng rất mực nhân hậu trong người phụ nữ Việt
Nam.
Phụ nữ Việt Nam "giỏi việc nước, đảm việc nhà"
Trong những năm đen tối ở miền Nam, phụ nữ phải gánh chịu nhiều đau khổ do các
chính sách hà khắc, man rợ của địch, là người đấu tranh ngoan cường, chẳng những trên
lĩnh vực đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, đồng thời còn giữ vai trò quan trọng trên
tất cả các lĩnh vực âm thầm khác trong cuộc đấu tranh trường kỳ.
- Che giấu, nuôi dưỡng cán bộ:
Vào những năm đầu dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân miền Nam sống
trong không khí ngột ngạt bởi chính sách khủng bố đàn áp, truy lùng Việt cộng. Chúng
muốn biến nhân dân miền Nam thành lực lượng chống đối cách mạng. Nhưng nhân dân,
nhất là phụ nữ, chị em đã dùng trăm phương nghìn kế để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cách
mạng. Giặc bắt chị em đi truy cán bộ, khi gặp cán bộ, chị em không tri hô, không chỉ
giặc bắt mà còn tìm mọi các để chỉ đường cho cán bộ chạy trốn, ẩn nấp. Trong nhà tù,
giặc đánh đập, tra tấn bắt khai báo, chị em thề chết không khai, không nhìn mặt. Trong
thôn, ấp phường, khóm, lợi dụng thế công khai hợp pháp, chị em vận động tổ chức
những đội dân canh chống cướp bảo vệ xóm làng, thực chất là tổ chức bảo vệ che giấu
cán bộ, trừng trị bọn đi lùng sục tìm bắt cán bộ. Khắp miền Nam, không nơi nào lại
không có những hình ảnh người phụ nữ, dù bị địch thường xuyên bao vây, rình mò, vẫn
ngụy trang đón cán bộ vào nhà, đào hầm bí mật trong nhà, ngoài vườn nuôi dưỡng, che
giấu hoặc tiếp tế lương thực, thực phẩm cho lực lượng cách mạng ở khu du kích. Có biết
bao nhiêu tấm gương chói lọi trong lĩnh vực này như mẹ Huỳnh Thị Lục dân tộc Châu
Mạ (Tây Ninh), mẹ Nguyễn Thị Rành ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), mẹ Nhu, mẹ

Cộng (Quảng Nam - Đà Nẵng), mẹ Thạch Thị Thanh (Trà Vinh), má Nguyễn Thị Nhâm
người mang mật danh JB4 (Đồng Nai).v.v
12
- Phục vụ chiến trường:
Khi chiến tranh mở rộng, chiến trường đòi hỏi một đội ngũ dân công đông đảo để
phục vụ chiến đấu. Số đông dân công đó là phụ nữ, nhất là nữ thanh niên, được tổ chức
trong các đội: nữ dân công, nữ thanh niên xung phong. Chị em làm các việc cấp dưỡng,
nuôi quân, tiếp tế đạn dược, tiếp tế lương thực, tải thương, xây dựng công sự chuẩn bị
chiến trường Ưu điểm nổi bật của các đội nữ dân công, nữ thanh niên xung phong là
bám sát tiền duyên, nhanh chóng đưa thương binh, tử sĩ về tuyến sau, biểu lộ một tình
yêu thắm thiết và tinh thần trách nhiệm cao. Về nữ dân công không thể không nhắc đến
đội xe đạp thồ gồm 22 chị em ở Sông Bé, hoạt động từ năm 1967 đến năm 1971, vượt
qua bom đạn và muôn vàn khó khăn thiếu thốn đã đưa từ hỏa tuyến về phía sau an toàn
trên 100 thương binh, vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí, lương thực, đạn dược cho chiến
trường. Các đội nữ dân công thường trực của từng xã thuộc các tỉnh Bình Dương, Tây
Ninh, Bà Rịa các đơn vị nữ ở các tiểu đoàn vận tải thuộc Khu 8, Khu 9; các đội nữ
thanh niên xung phong miền Tây đi phục vụ chiến trường với khẩu hiệu: "xung phong đi
trước, vượt mọi gian nguy, đâu cần cũng đi, tiến lên hoàn thành nhiệm vụ". Đặc biệt các
đội nữ dân công phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn đảm bảo chi viện của miền Bắc
cho miền Nam, trong đó tấm gương của chị em người Thượng thật đáng kính và xúc
động: Có chị em trước ngực địu con, sau lưng cõng hàng mà vẫn tháng ngày thoăn thoắt
trên đường rừng núi như những chiến sĩ chân đồng vai sắt. Nhiều chị em vận tải hàng
với khối lượng của mình mà vẫn đảm bảo đi đến nơi đến chốn, lập nên những kỷ lục kỳ
diệu. Trên các đường dây giao liên, đặc biệt là giao liên công khai trên chiến trường đô
thị, vai trò đặc biệt của phụ nữ không thể nào thay thế được. Không thể không nhắc tới
10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc hi sinh tuổi trẻ của mình cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc
- Chăm lo công tác hậu phương:
Trong khi nhân dân miền Nam dồn sức cho tiền tuyến đánh địch, phụ nữ miền Nam
là lực lượng sản xuất chủ yếu ở nông thôn, gánh vác công việc đồng áng dưới bom đạn

và chất độc hóa học của địch, đảm bảo cung cấp lương thực, vừa nuôi gia đình, vừa
13
đóng góp cho cách mạng. Khi cách mạng mở rộng vùng giải phóng, đông đảo phụ nữ đã
tham gia công tác xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, quản lý xóm làng. Tỷ lệ
phụ nữ trong nhiều hội đồng nhân dân và ủy ban giải phóng là 40%. Các chị vừa lo việc
nước vừa gách vác việc nhà thay chồng nuôi con, làm tròn thiên chức làm mẹ với con
cái, thủy chung với chồng thoát ly đánh giặc. Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc
nhà thật xứng đáng với tám chữ vàng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".
Phong trào phụ nữ miền Nam trong những năm chống Mỹ cứu nước thực chất là một
cuộc vận động cách mạng sâu sắc và rộng lớn nhất của giới nữ, thể hiện được sự kết hợp
hài hòa giữa ba mặt: dân tộc, giai cấp và giới; là một bộ phận khắng khít của phong trào
cách mạng rộng lớn của nhân dân miền Nam, nhân dân Việt Nam nói chung, đấu tranh
cho mục tiêu thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, phồn vinh,
hạnh phúc. Nhân dân ta đời đời biết ơn những bà mẹ Việt Nam chẳng những "đã sản
sinh ra và cống hiến cho Tổ quốc những người con ưu tú đã và đang chiến đấu anh dũng,
bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại" mà tự mình đã cống hiến cho Tổ quốc tài
năng, trí tuệ và lòng dũng cảm tuyệt vời để đánh đuổi bọn giặc ngoại xâm giải phóng đất
nước, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, nêu những gương sáng cho con cháu mai
sau.
Ở khu vực Á Đông, hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong
xã hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có
những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà
Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ 20, qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các mẹ
không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, lao động, hy sinh, cống
hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ quốc. Phụ nữ
không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói
nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn.
Đảng, Bác Hồ phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung

14
hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh
hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự
thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục
vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã
hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản
lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân
dân… Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có
những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam.
 Phụ nữ Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng
đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp
tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò
này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết
Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong
gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ
hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay
cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể
đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình,
người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp
vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ
thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người
bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều
có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và
sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua
15
những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích. Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò
quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.

Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý
năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của người phụ nữ là không thể thiếu như
ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ … Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh hành động của Hội nghị thế giới lần thứ 4 về
phụ nữ tại Bắc Kinh, vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Hiện
nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể
hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50%
lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực
của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chỉ cần
điểm qua một vài con số: Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) - cao
nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế
giới; số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%. Hơn 90% phụ nữ biết
đọc, biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%.
Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm
ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn,
phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội,
khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và
bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới. Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là
những người có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998
xuống còn 8% năm 2004 Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh
hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ
Việt Nam phát triển
Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ
XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ
chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ
Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung
16
của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực
lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng
tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát

triển theo xu thế chung của nhân loại”. Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và
phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí
của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển,
phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới,
cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ
trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo
cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó
còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động v.v… Chính nhờ Đảng
có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nước mà vai trò của người
phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới
là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải
được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con
người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức
hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều
phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải
quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về
giới của mình. Bà Rose Marie Greve, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong
buổi tọa đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận
định: “Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc
phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói
nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải
được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình.
Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các
thành viên trong gia đình và xã hội”.
17
Người phụ nữ chịu sự tác động của của môi trường xã hội và ngược lại, người phụ
nữ cũng tác động tới sự vận động của xã hội. Sự tác động của xã hội đối với phụ nữ bao
gồm cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể
tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ
mới thể hiện, thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia

đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả
năng của mình. Đó là: người phụ nữ có công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ
hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tham gia ngày càng nhiều hơn vào
các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn
nghệ, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho bản thân Hiện nay, những thành tựu khoa học
kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức
lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công
việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các
thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành
cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến
thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân,
buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình
đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình
xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để người phụ nữ
đảm đương được vai trò của mình, đồng thời phát huy được hết khả năng bản thân để
phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi phụ nữ là rất quan trọng. Chỉ khi
nào tính tích cực, chủ động của người phụ nữ được khơi dậy, phụ nữ mới vừa có thể
đảm đương tốt công việc ngoài xã hội, vừa duy trì được mối quan hệ gia đình bền chặt,
một tổ ấm hạnh phúc.
Vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
Thực tế một xã hội văn minh hiện đại và phát triển bền vững phải được xây dựng
trên một nền nếp xã hội kỷ cương với những chuẩn mực giá trị truyền thống lành mạnh.
18
Gia đình là tế bào của xã hội. Người phụ nữ vẫn không được đánh giá là thành đạt nếu
như họ không có tình yêu và một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Với phụ nữ, hạnh phúc
gia đình gần như là tất cả. Có hạnh phúc gia đình, người phụ nữ sẽ thăng hoa cả về trí
tuệ lẫn nhan sắc. Để làm được điều này, khối óc mẫn tuệ và sự nhạy cảm của con tim
phải là nơi thức tỉnh mọi tình cảm; là nơi làm cho trái tim gia đình tràn đầy tình yêu
thương và hạnh phúc; nơi để người chồng sẻ chia; nơi chăm sóc, góp phần giáo dục,
khích lệ chồng con làm những việc tốt đẹp cho đời. Người giữ vai trò rất rất quan trọng

trong việc chèo lái con thuyền đi đến bến bờ hạnh phúc.
Đối với con, là người thầy đầu tiên tạo dựng cho con một nền móng, một nhân
cách sống. Phụ nữ với vai trò làm mẹ sẵn sàng xông pha vào cuộc đời không ngại gian
lao, khó nhọc, nghiệt ngã để trang bị cho con một tương lai sáng rỡ; phải làm được một
vầng trăng thu huyền diệu soi sáng những đêm thâu, tình yêu của mẹ như núi cao vời
vợi, lòng bao dung của mẹ như đại dương sâu thẳm, đôi mắt của mẹ làm vì sao dẫn lối
cho con trẻ vào đời. Mẹ là nguồn mạch quê hương Tình mẹ thương con phải là “Thời
xuân xanh của một đời, thương con chẳng nhớ đánh rơi khi nào”. Với vai trò ấy ta dễ
dàng nhận ra tầm vóc cao đẹp về tình cảm, đức hạnh, sức khoẻ và trí tuệ của phụ nữ. Tất
cả những yếu tố âý đến với phụ nữ như một cái duyên và nhờ cái duyên ấy mà phụ nữ
trở thành người khéo léo, biết lo toan, tươm tất mọi bề: từ cái ăn, cái mặc, đến học hành,
vui chơi, giải trí của mỗi thành viên trong gia đình.
Có thể nói rằng, dù ở bất kỳ thời đại nào, phụ nữ muôn đời vẫn là phụ nữ với đầy đủ
thiên chức làm mẹ, làm vợ, sinh thành và nuôi dưỡng con cái, tạo môi trường, điều kiện
thuận lợi nhất để người chống có được vị trí xuất sắc nhất trong xã hội.
Vai trò của người phụ nữ ngoài xã hội.
Trải qua nhiều thời đại, càng ngày nền văn minh của con người càng tiến bộ. Cũng
chính vì thế mà vai trò của phụ nữ cũng thay đổi theo. Với quan niệm cho rằng người
đàn bà phải ở nhà trông con, lo việc nội trợ hình như không còn phù hợp ở thế kỷ 21
19
này. Trong thời đại mới, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức của mình,
phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri
thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, dự liệu, thông minh, linh hoạt, có sức
khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ cho mọi công tác.
Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, một tầng lớp phụ nữ mới hình thành. Đó là
những phụ nữ nhận thức rõ vai trò của mình đối với cộng đồng. Họ không ngừng nghiên
cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao
trong mọi lĩnh vực. Trong cách mạng ta không bao giờ quên nữ chiến sỹ cộng sản
Nguyễn Thị Minh Khai, nữ AHLLVT Võ Thị Sáu, người khởi xướng và lãnh đạo phong
trào Đồng khởi Nguyễn Thị Định. Và hiện nay, trên lĩnh vực chính trị không ai không

biết Bà Michelle Bachelet Tổng thống Chi Lê, bà Merkel Thủ tướng Đức; ở lĩnh vực
khoa học có nhà khoa học nữ Hyde của môn sinh lý học, bà Mari Curie 2 lần đạt giải
Nobel về vật lý và hoá học Ngay trong thành phố chúng ta, đã có nhiều chị giữ chức
vụ rất quan trọng trong bộ máy tổ chức của Đảng, điều hành của chính quyền và các chị
đã hoàn thành chức trách của mình. Tôi cho rằng người phụ nữ thành đạt họ có điều kiện
chia sẻ gánh nặng trụ cột kinh tế gia đình với chồng, là nhà giáo dục có kiến thức của
các con. Người phụ nữ hiện đại có tác phong, thái độ ứng xử, giao tiếp cũng như phương
pháp giải quyết mọi vấn đề đầy cá tính. Họ giàu nghị lực, bản lĩnh, sẵn sàng đương đầu
với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Họ năng động, tự chủ, độc lập, không lệ
thuộc hay ỷ lại vào người khác. Họ biết tranh thủ sự ủng hộ động viên nhiệt tình của gia
đình và đồng nghiệp để biến những ước mơ, những đam mê của mình thành hiện thực.
Trong xã hội cũng như trong gia đình, họ luôn phấn đấu cho sự bình quyền. Và như thế
phụ nữ đã và đang trở thành một nguồn nhân lực trong xã hội chẳng thua kém gì nam
giới. (gần đây, độ tuổi về hưu của các lao động nữ được nâng từ 55 tuổi lên 60 tuổi.
Chính phủ cũng phát động chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam cho 10 năm
tới, chiến lược tập trung phản ánh các quyền của phụ nữ trong công tác giáo dục, chăm
sóc sức khoẻ cũng như vai trò chính trị và lãnh đạo của phụ nữ. Đó là điều kiện, là cơ
hội để phụ nữ dễ dàng cống hiến, thăng tiến, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
20
Và mặc nhiên, không một ai không cảm thán về vẻ đẹp vô ngần của tình cảm, sự
thuần khiết và cao quý về đức hạnh, sự mẫn tuệ và khả ái của tâm hồn của phụ nữ.
Chính vì vậy, tôi cho rằng tất cả phụ nữ chúng ta hôm nay, ai ai cũng khát khao vươn
đến điểm sáng của ĐỨC, TÂM, TRÍ để trở thành thành người phụ nữ “Năng động, sáng
tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ CNN, HĐH đất nước.
 Quan điểm cá nhân về vai trò người phụ nữ
NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI KHÓ KHĂN CỦA PHỤ NỮ HIỆN NAY
 Bất bình đẳng
Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn khá lớn, một bộ
phận nam giới vẫn cho rằng: sinh ra là phận gái thì phải phục tùng đàn ông trên cả hai
phương diện gia đình và xã hội.

- Trong phân công lao động gia đình:
Theo kết quả điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và
phụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người làm chính
các công việc nhà. thực phẩm chăm sóc con cái. Người đàn ông có tham gia vào các
công việc gia đình nhưng với tỷ lệ rất thấp,.Kết quả nghiên cứu trên cho thấy những
người vợ nông thôn làm việc nhà với tỷ lệ cao hơn hẳn so với những người vợ ở thành
phố. Nghĩa là sự bất bình đẳng giới trong công việc gia đình có sự chênh lệch giữa các
khu vực…Thời gian làm việc của người vợ ít nhất là ba giờ trở lên mỗi ngày, chiếm
64.5%, trong khi đó tỷ lệ này ở người chồng là 14%. Chúng ta hãy thử làm một phép
tính đơn giản, nếu mỗi ngày người phụ nữ bỏ ra từ 3 đến 10 tiếng cho công việc gia
đình thì trong suốt cuộc đời họ sẽ mất 2/3 quãng đời vào những công việc “không tên”
đó. Người phụ nữ cùng tham gia lao động xã hội như nam giới nhưng lại là người
“nghệ sĩ độc diễn” trên sân khấu gia đình.
21
- Trong việc làm:
Ở Việt Nam, số nam giới làm cán bộ quản lý cao hơn năm lần so với nữ giới. Các gia
đình mong muốn có con trai, đặc biệt là con đầu lòng, đây là một trong các nguyên nhân
dẫn tới tỷ lệ phá thai nữ rất cao ở Việt Nam, và sự mất cân bằng giới tính. Theo thống kê
mới nhất, tỷ lệ trẻ em nam/nữ hiện tại là 120/100, dự báo đến năm 2030, sẽ mất cân
bằng giới tính trong hôn nhân (thừa nam thiếu nữ). Còn nhiều phụ nữ phải làm trong các
ngành nghề độc hại không phù hợp.
- Trong giáo dục:
Bình đẳng giới trong GD&DT còn nhiều vấn đề cần xem xét. Về khách quan, việc nhìn
nhận vai trò của nữ giáo viên chưa đúng, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên
là nữ vì sợ liên quan đến chế độ nghỉ sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng
dạy, hoặc khi đề bạt, cử đi học còn e dè trong việc chọn nữ giáo viên. Trẻ em gái ít cơ
hội được đến trường so với nam giới. Nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang
phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới, số năm đến trường trung
bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam. Về chủ quan,

nhiều chị em chưa thoát ra khỏi tâm lí tự ti, an phận, không cần phấn đấu, không chịu
khó học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn
mới về chính mình. Mặt khác, các chính sách trong GD&ĐT ngoài ảnh hưởng chung đối
với xã hội còn có ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới.
Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia
đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người
chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục.
 Bạo hành gia đình
22
Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTT&DL) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của
các Sở VHTT&DL cả nước, chỉ tính 9 tháng đầu năm 2011 đã có 33.904 vụ BLGĐ.
Cũng theo bà, mặc dù có đến gần 34.000 vụ BLGĐ nhưng mới chỉ xử lý được 4.185 vụ.
Hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập trong việc giải quyết dứt điểm các vụ bạo
lực này. Theo Dân số - Gia đình và Trẻ em, 30% số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng
cưỡng bức bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra.Theo số liệu thống kê của Liên
Hiệp Quốc và Tổng cục Thống kê thì 58% phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo lực gia
đình. Nhiều vụ bạo hành thương tâm diễn ra, để lại di chứng rất nặng nề cho người phụ
nữ. Những nạn nhân bị bạo lực, nhất là phụ nữ đang phải chịu một loạt các vấn đề sức
khỏe và thu hẹp khả năng tham gia vào đời sống xã hội. Nhưng không phải ai cũng dám
đứng lên kêu cứu và đòi quyền bình đẳng. Gần một nửa số phụ nữ bị bạo hành chưa
từng kể với ai về hành vi bạo lực của chồng; 87% phụ nữ từng bị chồng đánh chưa từng
tìm đến bất kỳ cơ quan tổ chức nào để nhận sự giúp đỡ. Nguyên nhân được các gia đình
lựa chọn nhiều nhất là gia đình có người cờ bạc rượu chè (81.1 %), gia đình nghèo đói,
thiếu việc làm (75.7%), gia đình coi nhẹ việc giáo dục nề nếp gia phong (69.7%) và có
người ngoại tình (69.5%). "Gốc rễ sâu xa của BLGĐ là sự thiên kiến, định kiến về giới
đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ trong gia đình và xã hội. Bởi vậy chỉ có thể chấm
dứt vấn nạn này khi toàn xã hội kiên trì, đồng lực thay đổi định kiến giới".
 Buôn bán phụ nữ
 Hàng năm, có hàng nghìn phụ nữ Việt Nam bị buôn bán trái phép qua biên giới (t Trung
Quốc, Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan… Rất nhiều phụ nữ và

trẻ em Việt Nam sinh sống tại vùng biên đã bị bắt cóc bán sang Trung Quốc làm vợ
hoặc phục vụ trong các động mại dâm. Tình trạng này thực sự trở lên đáng báo động
khi số người bị buôn bán ngày càng gia tăng. Theo báo cáo Liên hợp quốc, năm 2004,
có khoảng 50.000 phụ nữ bị đưa đi làm gái tại Campuchia, trong đó có nhiều cô gái
Việt nam. Unicef thống kế có khoảng một phần ba gái mại dâm ở Campuchia dưới 18
tuổi, và hầu hết là người Việt Nam. Ước tính có khoảng 10% số vụ hôn nhân giữa phụ
nữ Việt Nam với đàn ông Trung Quốc có thể là kết quả của nạn buôn người.
23
 Mại dâm
Mại dâm là một hiện tượng xã hội được coi là lâu đời. Ở Việt Nam, theo tài
liệu lưu trữ năm 1954 ở Hà Nội có 11800 gái mại dâm chuyên nghiệp, ở Miền Nam
trước ngày giải phóng là 200.000 (trong đó riêng Sài Gòn là 100.000) . Kết quả nghiên
cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm có liên quan tới ma túy và 27%
nhiễm HIV. Hiện nay, nạn mại dâm diễn ra phổ biến, công khai nhiều nơi rất phức tạp,
đặc biệt ở các thành phố lớn khu thương mại, công nghiệp tập trung. Con số gái mại
dâm bao nhiêu chưa thống kê được nhưng biết rằng nó lên đến hàng vạn.
ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Xây dựng, khẳng định và phát triển vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới
Về phía xã hội:
- Cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới.
Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình,
luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Việc này
sẽ tạo môi trường cho sự bình đẳng về cơ hội và quyền lực, hai yếu tố thiết yếu để đạt
được bình đẳng giới trên các phương diện khác như giáo dục, y tế và tham gia chính trị.
Điều này Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện tốt (thể hiện ở các văn bản luật đã
được thông qua và có hiệu lực thi hành, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII là 33,1% );
cần phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hội đồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quản lý nhà
nước. Cung cấp các dịch vụ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dành cho phụ nữ, như: hệ
thống trường lớp, cơ sở y tế, chương trình cho vay vốn…
- Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực

công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều
cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng
điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trò của
24
họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động
khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho việc học hành của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như
về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho
phụ nữ có cơ hội tham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình. Cung
cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp.
- Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong
việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên thiết lập một môi
trường thể chế bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công
cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng)
trong quá trình hoạch định chính sách.
Ngoài ra có thể:
- Mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ,
trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giài quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại
mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý
tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoach định chính sách
- Triển khai giáo dục vấn đề về giới, bình đẳng giới và phát triển phổ biến trong xã hội
- Phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ, nhất là ở cơ sở
Về phía cá nhân người phụ nữ:
Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và
phát huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai
trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới
cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt
25

×