Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Danh nhân văn hóa thế giới hồ chí minh môn triết học mác lenin (kèm ảnh hiện vật của Bác Hồ tại bảo tàng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 36 trang )

TÌM HIỂU VỀ DANH NHÂN
VĂN HĨA THẾ GIỚI
HỒ CHÍ MINH


C

Lời mở đầu

ó một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vơ cùng kính
u và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh : vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt
Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nếu Lê-nin là
niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ
chính là người anh hùng vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam.
Bác của chúng ta! Bác là vầng thái dương tỏa sáng cho cách mạng Việt Nam. Bác là mặt
trời sưởi ấm cho muôn triệu sinh linh tồn lại. Bác là hoa tiêu để con thuyền cách mạng
Việt Nam đi đến bến bờ. Người đã vạch ra đường lối cách mạng, vạch ra chiến lược và
sách lược cách mạng để sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi. Lịch sử đã chứng
minh rằng:”Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người
của những quyết định lịch sử ở những bước ngoặt lịch sử”, từ thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tạo ra bước ngoặt lịch sử của nhân loại ở thế kỉ hai mươi.
Từ những công lao to lớn của Bác đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới,
lịch sử Việt Nam mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Người. Tổ chức Khoa học Giáo dục
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu: Anh hùng giải
phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1990. Sự tơn vinh của UNESCO đã
khẳng định những đóng góp to lớn của Người cho dân tộc Việt Nam và thế giới. Văn hóa
Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng
thời Người khơng ngừng sáng tạo văn hóa. Văn hóa Hồ Chí Minh được hình thành trong
cái nơi văn hóa dân tộc, nhất là trong qua trình Người đi tìm đường cứu nước và lãnh đạo
cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là danh nhân văn hóa thế giới đã góp phần khơng chỉ


tạo ra một chế độ mới, một thời đại mới mà còn tạo ra một nền văn hóa mới trong lịch sử
phát triển của dân tộc Việt nam, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của văn hóa
nhân loại. Thế hệ trẻ ngày nay cũng như chúng em luôn được khuyến khích làm việc và
học tập theo tấm gương đạo đức của Người, chúng em đã cùng nhau đi tham quan bảo
tàng Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức và cùng thảo luận về chủ đề “Danh nhân văn
hóa thế giới Hồ Chí Minh“ để có thể hiểu biết thêm về vị lãnh tụ vĩ đại, thanh cao mà vẫn
vô cùng giản dị của dân tộc Việt Nam. Bản báo cáo này là bài tập lớn đầu tiên chúng em
cùng soạn thảo nên ln mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn !
Chúng em xin cảm ơn !


Phần I : Giới thiệu sơ lược về danh nhân văn hố
Hồ Chí Minh
1.1- Tiểu sử và tuổi trẻ của Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Sinh Cung (19 tháng
5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), được sinh ra trong một gia đình
nhà nho, nguồn gốc nơng dân, ở làng Hồng Trù, xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường
chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Thân phụ là Nguyễn
Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo
dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên
thiếu.

Hồ Chí Minh
( 1890-1969 ) 1969)

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau
khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về
quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử
nhân Hồng Phạm Quỳnh và một số ơng giáo khác.

Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu
học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ơng trải qua các niên khố 1906-1907 lớp nhì và 19071908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông
là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào
hệ Thành chung trường Quốc Học.
Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, Nguyễn Sinh
Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào
cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều
đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám
sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm sốt của triều đình. Tuy
nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des archives
d'Outre-merhay CAOM) ở Pháp, Nguyễn Sinh Cung và được nhận vào Quốc học Huế
vào ngày 7 tháng 8 năm 1908. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì như vậy
"khơng có việc Nguyễn Sinh Cung bị trục xuất khỏi trường Quốc học vì tham gia vào
cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế—cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12
tháng 4 năm 1908; tức gần 4 tháng trước ngày trò Cung được nhận vào trường Quốc
học."


Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc
ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành.
Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương
thời, tham gia công tác bí mật, nhận cơng việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải
phóng đồng bào. Ơng tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng
khơng hồn tồn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông,
Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin
giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để
chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau".
Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình.
Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ơng nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp
đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường

đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là
trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm
sống và đồng thời tìm hiểu đời sống cơng nhân.Ở đây, ơng học được 3 tháng. Sau đó ơng
quyết định sẽ tìm một cơng việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học
hỏi tinh hoa của phương Tây để trở về giúp nhân dân Việt Nam

1.2 Tóm tắt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh:
 Giai đoạn 1890-1911
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19-5-1890
trong một gia đình nhà nho u nước, tại làng Hồng Trù (cịn gọi là Làng Chùa), xã
Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy tình
thương u của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung lại theo
gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi mẫu thân qua đời, Nguyễn Sinh Cung
lại theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và còn
theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành lại theo cha
vào Huế, thoạt đầu học trường Pháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Khoảng cuối
năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8-1910 vào Phan Thiết, làm
giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn. Ngày 5-61911 với tên gọi mới là Văn Ba, lên tàu Amiran Latuso Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng
đi Mácxây (Pháp).
 Giai đoạn 1911-1920
Tại Mácxây, ngày 15-9-1911, Người viết thư gửi Bộ trưởng thuộc địa Pháp, ký tên
Nguyễn Tất Thành, xin vào học trường thuộc địa nhưng đã bị từ chối. Từ năm 1912,


Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi, châu Mỹ. Giữa năm 1913, Người đến
nước Anh, tham gia nhiều hoạt động ở đây cho đến giữa năm 1917 mới trở lại nước Pháp.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, tháng 6-1919 thay
mặt những người Việt Nam yêu nước gửi bản yêu sách gồm 8 điểm (ký tên Nguyễn Ái
Quốc) tới hội nghị các nước đế quốc họp ở Véc-xây (nước Pháp), địi chính phủ các nước

họp hội nghị phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt
Nam. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênnin. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ
phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người
Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
 Giai đoạn 1921-1930
Từ năm 1921 đến tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc triển khai nhiều hoạt động, tham
gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của
Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong câu lạc bộ Phôbua, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút
báo Người cùng khổ…
Ngày 13-6-1923, Người rời nước Pháp đi Đức và ngày 22-6-1923 đi Liên Xô. Từ
tháng 7-1923 đến tháng 10-1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào
cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động
trong Quốc tế Nông dân; học tập tại trường Đại học Phương Đông; tham gia đại hội lần
thứ V Quốc tế Cộng Sản; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành
tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp…
Từ khi rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) tháng 11-1924 đến tháng 2-1930,
Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động, chuẩn bị các điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam. Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tháng 6-1925), mở
các lớp huấn luyện cán bộ, xuất bản Báo Thanh Niên (1925) và tác phẩm Đường cách
mệnh (1927). Hè năm 1927, khi tình hình cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động
phức tạp, Nguyễn Ái Quốc lại đi Liên Xơ, sau đó đi Đức (tháng 11-1927) rồi bí mật sang
Pháp, đến nước Bỉ dự cuộc họp của Đại hội đồng liên đoàn chống đế quốc (tháng 121927), rồi quay lại Đức, đi Thụy Sĩ, sang Italia. Tháng 7-1928, Nguyễn Ái Quốc tới Xiêm
(Thái Lan), rồi trở lại Trung Quốc vào cuối năm 1929. Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 tại
Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Giai đoạn 1930-1945
Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc
vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Trong khoảng thời gian ấy, Người
có lúc ở Liên Xơ, Trung Quốc, từng bị kẻ thù bắt giam ở Hồng Kông. Cuối năm 1932,



Người được trả tự do, sau đó đến Liên Xơ học tại trường Quốc tế Lênin. Năm 1938,
Người trở về Trung Quốc chủ yếu hoạt động ở vùng Quảng Tây cho đến năm 1941 thì về
nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Người triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành
lập mặt trận Việt Minh, sáng lập Báo Việt Nam độc lập, tổ chức lực lượng vũ trang, xây
dựng căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tun ngơn độc lập khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
.

Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập
 Giai đoạn 1945-1954
Những năm 1945-1946, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng
và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với thù trong, giặc ngoài, đưa cách
mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, tổ chức Tổng tuyển cử trong cả
nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội
khoá I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân
dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội


Miền Bắc được giải phóng, nhưng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thực hiện âm mưu
chia cắt đất nước ta lâu dài, biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới. Trung ương Đảng và
Hồ Chủ tịch tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đại hội lần thứ III của Đảng
năm 1960 đã bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch Ban chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khoá II, khoá III bầu Người là làm Chủ tịch nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối
đúng đắn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công cuộc cải tạo và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thắng lợi; đặt nền móng và khơng ngừng vun đắp tình hữu
nghị giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, giữa Đảng Cộng sản Việt Nam
với các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại mn vàn tiếc thương cho
toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ
đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh ln là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập. Tên
tuổi của Người đã đi vào lịch sử cách mạng thế giới như là người khởi xướng cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trong thế kỷ XX. Năm 1990, tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hố của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã tơn vinh Người danh
hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hố thế giới.
Sự nghiệp văn hóa lớn nhất, quan trọng nhất của Hồ Chí Minh là đã tìm được con
đường cứu nước đúng đắn và lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, giành độc lập tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân. Sự nghiệp giải phóng dân
tộc do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đem lại địa vị xứng đáng cho văn hóa dân tộc Việt Nam.
Khơng chỉ vậy, sự nghiệp này cịn có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hóa thế giới, đã chỉ
ra cho nhân dân các nước thuộc địa con đường đứng lên đập tan xiềng xích nơ lệ, giành
độc lập, tự do cho đất nước mình, từ đó góp phần vào việc xóa bỏ chế độ thuộc địa trên
thếngiới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Danh nhân văn hóa thế giới đã góp phần khơng chỉ
tạo ra một chế độ mới, một thời đại mới mà cịn tạo ra một nền văn hóa mới trong lịch sử
phát triển của dân tộc Việt Nam, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của văn hóa
nhân loại. Nhà thơ Xơ Viết Ơxip Manđenxtam đã viết: Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một
nền văn hóa, khơng phải là văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương

lai… Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tơi như thấy được
ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái tồn thế giới bao la
như đại dương.


Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương
ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội, ngày 25-11-1961. (Ảnh tư liệu)
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã chiến đấu chống áp bức, bất công,
đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc và còn mưu cầu hạnh
phúc cho nhân loại. Người đã hiến dâng cả cuộc đời cho dân tộc, cho phong trào Cộng
sản và công nhân quốc tế. Trong những giá trị trường tồn, có di sản tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh, đó là: về chủ nghĩa yêu nước; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về nhà
nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; về xây dựng Đảng thật sự trong sạch,
vững mạnh; về đại đoàn kết dân tộc; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng, vơ tư…


Phần II : Nội dung tìm hiểu về danh nhân
văn hóa Hồ Chí Minh
2.1 Thế nào là một danh nhân văn hóa ?
Danh nhân văn hóa là những con người, những nhân vật nổi tiếng, kiệt xuất, có cống hiến
lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá cao.
Những tiêu chuẩn để được công nhận là một danh nhân văn hóa thế giới:
 Là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa dân tộc,là những nhân vật có đóng
góp xuất sắc khơng chỉ cho sự phát triển văn hóa dân tộc mà cịn cho sự phát triển
văn hóa chung của nhân loại.
 Là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa thế giới đa bản sắc, vừa thấm đẫm
văn hóa dân tộc, vừa thấm đượm tinh hoa văn hóa nhân loại.
. Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới là tổ chức của Ủy Ban Văn Hóa Thế Giới của Liên Hiệp
Quốc U N E S CO nhằm vinh danh những nhân vật lịch sử đã có cơng với nhân loại nói

chung . Việt Nam có 3 người Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới là tổ chức của Ủy Ban Văn
Hóa Thế Giới của Liên Hiệp Quốc U N E S CO nhằm vinh danh những nhân vật lịch sử
đã có cơng với nhân loại nói chung. Mỗi dân tộc, một nền văn hóa dân tộc có thể có
nhiều danh nhân văn hóa song có rất ít người đạt tới tầm cỡ danh nhân văn hóa thế
giới.Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong
những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự
hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hố để đảm bảo sự tơn trọng công
lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng
tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" là tổ chức công nhận ai sẽ là "Danh nhân văn hoá thế
giới”.
Nhắc đến danh nhân văn hóa thế giới, đầu tiên chúng ta phải nói
đến những danh nhân của nước nhà, mà tiêu biểu nhất là Bác Hồ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có trình độ học vấn un thâm,
un bác, người có trí tuệ siêu việt của thế kỉ XX (UNESCO).
Người đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Người để
lại dấu ấn sâu đậm trong q trình phát triển xã hội lồi người ở
thế kỉ XX. Góp phần làm phương pháp và phát triển các giá trị
chung của nhân loại. Nghị quyết của tổ chức UNESCO đã khẳng


định, Chủ tịch Hồ Chí Minh được tơn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì “những đóng góp
quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục
và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc
Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân
tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.Nghị quyết của tổ chức UNESCO đã khẳng định,
Chủ tịch Hồ Chí Minh được tơn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì “những đóng góp quan
trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và
nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt

Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc
mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Việt Nam còn có 2 người được UNESCO "chính thức" cơng nhận là danh nhân văn hóa
thế giới; đó là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du:

Nguyễn Trãi
( 1380 – 1442 )

Nguyễn Du
(1766 – 1820)

Trên thế giới có những danh nhân nổi tiếng như Le-nin, Các-Mác, Ăng-Ghen,...:

Karl Marx
(1818 – 1883)

Vladimir Ilyich Lenin
(1870 – 1924)


2.2 Những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh để được UNESCO
cơng nhận là một danh nhân văn hóa thế giới:
(1) Khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,chủ nghĩa đế quốc,
giải phóng dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập tự do
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của
V.I.Leenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
Nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa
Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng
giải phóng dân tộc Điều lệ của Hội nêu rõ: “Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn

cho mọi người dân các xử thuộc địa hiện sống trên đất Pháp để soi sáng cho những người
dân ở thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đồn kết họ; thảo luận
và nghiên cứu tất cả những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa”. Tuyên ngôn của
Hội kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh “ Vận
dụng cơng thức của Các Mác chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng
anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội liên hiệp thuộc địa
thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy“.
Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách
mạng ở các thuộc địa, Hội liên hiệp thuộc địa đã xuất bản báo Le
Paria (Người cùng khổ). Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của tờ báo,
vừa là chủ nhiệm, kiêm chủ bút, thủ quỹ, báo xuất bản bằng tiếng
Pháp nhưng ở trang đầu cịn có tên báo bằng chữ ả rập và chữ
Hán. Số 1 của tờ báo ra ngày 1 tháng 4 nǎm 1922, trong đó có lời
kêu gọi nêu rõ: Báo Le Paria ra đời do sự thơng cảm chung của
các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi thuộc Pháp, ở Mađa-gat-xca, ở Đông Dương, Ǎng ti và Guyannơ… Báo kêu gọi họ
đoàn kết lại để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần
của chính họ, hơ hào họ tổ chức lại nhằm mục đích giải phóng
những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện
Bìa sách Bản án chế độ
tình yêu thương và hữu ái… Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu.
Sứ
thực dân Pháp
Sứ mệnh của nó đã rõ ràng: giải phóng con người.
Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản
vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số báo,
tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những người thật việc
thật Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra con đường


đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản là một

con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám
vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả
hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi thì cái vịi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của
giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra“.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của Giai cấp công nhân Việt Nam
Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924 Nguyễn A’i Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong báo cáo gửi Chủ tịch Đoàn quốc tế cộng sản ngày 18 tháng 12 nǎm 1924, Nguyễn
Ái quốc đã thông báo về việc đã tiếp xúc với nhóm những người Việt Nam yêu nước ở
Quảng Châu để huấn luyện về phương pháp hoạt động tổ chức và sau ba tháng học xong
sẽ trở về Đơng Dương, và có một đồn khác sang. Người nhấn mạnh: “Trong lúc này, đây
là biện pháp duy nhất“.
Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số đồng chí trực tiếp giảng bài cho các lớp huấn
luyện. Những bài giảng của Người được tập hợp in thành sách mang tên “Đường Cách
mệnh” xuất bản nǎm 1927. Một trong những vấn đề đầu tiên Nguyễn A’i Quốc đặc biệt
quan tâm là đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; hiểu lý luận Mác – Lênin; biết
đoàn kết và tổ chức nhân dân cùng phấn đấu vì sự nghiệp chung. Phân tích những bài học
kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ cách mạng
Việt Nam phải theo gương cách mạng Nga đánh đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc, đánh
đổ phong kiến tay sai đem lại ruộng đất cho nông dân.
Tháng 5 nǎm 1927, Nguyễn A’i Quốc, rời Quảng Châu, đi Mátxcơva, sau đó đi Béc lin,
tham dự Hội nghị Ban chấp hành mở rộng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc tại
Brúc xen (Bỉ), đi Ý và trở về Xiêm (Thái Lan). Cuối nǎm 1929, Người trở lại Trung
Quốc, triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam vào đầu nǎm 1930.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng 8 thắng lợi và
sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Sau cao trào 1930-1931, sự khủng bố của thực dân Pháp càng gắt gao hơn, nhiều
chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1931, Nguyễn Ái Quốc
bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Cuối nǎm 1933, Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông. Đầu nǎm 1934 Người trở lại Liên Xô.
Tại đây Người vào học trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề
dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong


nước trong hnh hình chủ nghĩa phát xít đã cơng khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và
hồ bình.
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, tháng 10 nǎm
1938, Nguyễn A’i Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Tháng 9 nǎm
1940 phát xít Nhật chiếm đóng Đơng Dương. Cuối nǎm 1940,
Người về sát biên giới Việt – Trung , bắt liên lạc với tổ chức Đảng,
chuẩn bị về nước. Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn
bị cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới
Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Nguyễn A’i Quốc về nước, Người chọn
Cao Bằng làm cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào
cách mạng. Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ
VIII của Trung ương (tháng 5 nǎm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ
trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng
lực lượng cách mạng. Pác Bó có hang Cốc Bó, nơi Nguyễn Ái
Quốc chọn làm chỗ ở và làm việc của mình.

Lời kêu gọi tồn quốc
kháng chiến

Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước. Ngày 2
tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tun ngơn
độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người tuyên bố: “Nước Việt Nam
có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể
dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy“.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính
quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh
đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Ngay trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời 3-9-1945, Người đề ra những nhiệm vụ cấp
bách lúc đó là động viên tồn dân chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả
nước. Sáng ngày 20 tháng 12 nǎm 1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt
Nam, lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước:


“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu
Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc
thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước“.
Ngày 6 tháng 12 nǎm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng
thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện
Biên Phủ. Người chỉ thị cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch này
là một chiến dịch rất quan trọng khơng những về qn sự mà cả về chính trị, khơng
những đối với trong nước mà cịn đối với quốc tế. Vì vậy tồn qn tồn dân, tồn Đảng,
phải tập trung hồn thành cho kỳ được“.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh chống
Mỹ xâm lược , giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Trở lại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
rõ nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam là thi hành đúng Hiệp nghị Giơ ne vơ nǎm 1954 về
Đông Dương; củng cố hồ bình, đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước bằng Tổng
tuyển cử tự do; củng cố miền Bắc về mọi mặt; mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc
thống nhất trong cả nước. Đặc biệt chú trọng công tác

xây dựng Đảng, Người nhắc nhở đảng viên phải phấn
đấu, chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là
nền tảng của mỗi đảng viên để hồn thành nhiệm vụ vẻ
vang của mình. Nǎm 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
tác phẩm “Đạo đức cách mạng“, trong đó Người nêu lên
tư cách của một người đảng viên là: Phải trung thành
tuyệt đối với Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho
Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng đặt lợi ích
của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân, hết lịng hết sức phục vụ
nhân dân, vì Đảng vì dân mà đấu tranh; gương mẫu trong mọi việc, ra sức học tập chủ
nghĩa Mác – Lênin, ln ln dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng và cải
tiến cơng tác của mình và đồng chí mình tiến bộ.
Người ln dành tình cảm sâu đậm với miền Nam, quan tâm theo dõi và cổ vũ
từng bước tiến của cách mạng miền Nam. Trong Thư gửi đồng bào cả nước ngày 6 tháng
7 nǎm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của
nhân dân ta. Đại đoàn hết là một lực lượng tất thắng“. Đồng bào miền Nam luôn hướng
về Bác Hồ, về Thủ đơ Hà Nội, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Những vật lưu niệm từ miền Nam gửi tới Người được trưng bày đ Dưới ánh sáng Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 nǎm
lần thứ nhất. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động
viên tồn Đảng tồn dân vừa xây dựng, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát triển nền vǎn
hoá dân tộc, vừa chǎm lo đến đời sống hàng ngày của nhân dân. Người cổ vũ nhân dân
miền Nam ruột thịt đang chiến dấu anh dũng để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc ã nói lên tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tình đồn kết giúp đỡ của nhân dân thế giới
đối với nhân dânViệt Nam và luôn gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc
đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội. Trong những nǎm kháng chiến cứu nước gian khổ, Người nói với nhân dân Việt

Nam: “Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình mà
cịn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hồ bình thế giới“. Tháng 11 nǎm 1964,
Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với
sự tham dự của 64 đoàn đại biểu của 52 nước và tổ chức quốc tế là sự cổ vũ to lớn đối với
cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam.
Về quan hệ với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln phân biệt sự khác
nhau giữa những người Mỹ xâm lược và nhân dân Mỹ; Người thông cảm sâu sắc với nỗi
đau của những gia đình, những người phụ nữ Mỹ có người thân tham gia cuộc chiến
tranh xâm lược ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều thư gửi nhân dân Mỹ,
coi họ là những người bạn thân thiết. Trong bức thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1 nǎm 1962,
Người viết: “Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam khơng thù ốn gì nhau. Nhân dân Việt
Nam kính trọng các bạn là nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực dân và chúng tơi
mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn“.
Từ nǎm 1965, khi tròn 75 tuổi, chuẩn bị cho cuộc “ra đi” của mình, Bác Hồ bắt đầu viết
Di chúc để lại cho tồn Đảng, tồn dân ta. Trong những nǎm cịn lại, cứ đến tháng 5, Bác
Hồ lại sửa chữa và viết thêm vào vǎn kiện “tuyệt đối bí mật” này. Trong Di chúc Người
viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân… Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, vǎn hố, nhằm khơng ngừng
nâng cao đời sốngcủa nhân dân…“.
Vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 nǎm 1969, trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vơ hạn cho tồn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc
tế. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về những ngày tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội:


“ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tn mưa…. “

(2) Người sớm thấy vai trị và sức mạnh của văn

hóa, đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất
nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và hiện
đại của dân tộc Việt Nam. Người đã hấp thụ sâu sắc tinh hoa văn hóa Việt Nam và trên
đường đi tìm đường cứu nước, Người cũng tiếp thụ tinh hoa văn hóa thế giới. Người đã
cùng Ðảng ta vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, đưa con
thuyền Việt Nam vượt qua bão táp và giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chủ nghĩa
yêu nước theo quan điểm của Hồ Chí Minh là sự kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, là động lực tinh thần khắc phục nghèo nàn lạc hậu.
Gắn với yêu nước là tiến bộ. Cùng với yêu nước, tiến bộ là đặc trưng bao quát
nhất của nền văn hóa tiên tiến, là sự kết tinh tất cả những gì tiến bộ, hợp với quy luật phát
triển của dân tộc, xã hội và thời đại.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, cứu dân, với tình yêu Tổ quốc thiết tha, tinh
thần quốc tế vơ sản chân chính, có điều kiện chứng kiến bao cảnh bất cơng, nỗi cực khổ,
lầm than của các dân tộc bị áp bức và có điều kiện trực tiếp hoạt động trong nhiều phong
trào, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, Hồ Chí Minh được sống trong
mơi trường hoạt động chính trị sơi nổi, những sinh hoạt văn hóa bổ ích với một mầu sắc
chính trị mới, một ý nghĩa xã hội rộng rãi hơn và càng nhận thức sâu sắc nỗi khổ hèn của
một dân tộc mất nước, ngu dốt. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, một
ngày sau khi tuyên bố thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nạn dốt là một trong
những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi
phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết
tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tơi đề nghị
mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ". Những luận điểm của Hồ Chí Minh về nâng
cao dân trí ln ln nhắc nhở mọi người không ngừng vươn lên những tầm cao mới của
trí tuệ, của văn hóa, văn minh.


Trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất quan tâm tổ chức đời sống mới trong nhân dân, coi đó là vấn đề khơng thể

thiếu trên mặt trận văn hóa. Người viết tác phẩm Ðời sống mới dưới bút danh Tân Sinh,
vào tháng 3-1947, với mục đích làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ
hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Nếu mọi người
đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường".
Xây dựng đời sống mới là một chủ trương rất độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong tác phẩm Ðời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cái nhìn biện chứng, sâu sắc
về việc xây dựng đời sống mới; nó khơng phủ nhận, bác bỏ hồn tồn cái cũ và cũng
khơng nhất thiết cái gì cũng làm mới. Cái mới không tự nhiên xuất hiện mà phải được kế
thừa từ cái nền truyền thống. Tiếp thụ những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta về đạo
làm người để xây dựng đời sống mới. Theo Người, cái gì xấu thì nhất quyết phải bỏ, có
những cái cũ tuy khơng xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý; cịn cái gì cũ
mà tốt thì phải phát triển thêm. Người cũng chỉ ra sự khó khăn, phức tạp khi xây dựng cái
mới, khi phải đấu tranh với sức ỳ của cái xấu. Người cho rằng "thói quen rất khó đổi. Cái
tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho là thường". Khi
những thói xấu đã trở thành nếp thì việc xóa bỏ nó khơng dễ dàng, ngay một lúc có thể
làm được, mà phải kiên trì, thường xun xây dựng để tạo ra nếp sống mới.
Nội dung xây dựng đời sống mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập thật phong phú
nhưng không xa lạ, mà bắt đầu từ mn mặt của đời sống hằng ngày, có liên quan mối
quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm con người và phẩm chất của họ là sản phẩm của
xã hội, có tính lịch sử nhất định, nhưng u cầu của cách mạng cấp bách phải có những
con người tiêu biểu, tiên tiến để đảm đương sứ mệnh do lịch sử giao phó. Chính vì vậy, từ
cuối năm 1947, Người đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, dưới bút danh X.Y.Z. để
giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Những vấn đề Người đặt ra trong tác phẩm thật
tồn diện, sâu sắc, có tầm tư tưởng lớn lao. Ðó cũng là tiêu chuẩn để nhìn nhận, đánh giá
các giá trị đạo đức. Người quan niệm đạo đức cách mạng không phải là đạo đức thủ cựu
mà là đạo đức mới, có sức sáng tạo, khơng phải là đạo đức tự thân mà là đạo đức thực
hành. Vì vậy, khi đề cập giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về đạo đức, Người luôn
nhắc nhở đến hiệu quả xã hội của hoạt động.
Ngày nay, đấu tranh chống sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức cách mạng và những

biểu hiện của thói quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong việc xây dựng đạo đức, tác phong làm việc mới, hết lịng vì dân, vì nước vẫn
là mục tiêu rèn luyện, phấn đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.


Tính chất tiên tiến của văn hóa Việt Nam khơng tách rời bản sắc dân tộc. Bản sắc
văn hóa là cái cốt lõi, cái đặc thù, cái định hình làm nên tính riêng biệt, độc đáo của văn
hóa mỗi dân tộc.
(3) Là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, xây dựng thế giới
quan và phương pháp cho việc xây dựng nền văn hóa chủ nghĩa mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trong quá trình lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam,
lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới. Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng những
nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta.
Từ năm 1911 đến năm 1919, sau khi đi qua nhiều nước, làm nhiều nghề khác nhau,
vừa nghiên cứu, vừa học tập một cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với
thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các
học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc, Nguyễn Ái Quốc đã tích
cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng,
chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Một
vấn đề đặt ra là, làm thế nào để truyền bá học thuyết cách
mạng và khoa học vào Việt Nam - một nước có trình độ dân
trí thấp, hơn 90% dân số bị mù chữ, lại bị sự kìm kẹp bởi chế
độ thực dân phong kiến. Đây là một bài tốn khó đặt ra cho
Người.
Do vậy, q trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
được triển khai thực hiện một cách liên tục, không hề đứt
đoạn tương ứng với các thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở
nước ngoài. Đó là các thời kỳ 1921-1923: Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp; 19231924: Người hoạt động ở Nga; 1924-1929: Người hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm. Dù

hoạt động ở đâu, Nguyễn Ái Quốc cũng tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin về Việt Nam. Quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, lựa chọn con
đường đến hành động cách mạng theo quỹ đạo cách mạng vơ sản.
Mục đích truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam là
làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, nhất là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư
tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm phong trào yêu
nước chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, xích lại gần lập trường của giai cấp công nhân. Nội
dung mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá là những nguyên lý hết sức cơ bản của chủ nghĩa


Mác - Lênin, đã được cụ thể hóa cho dễ hiểu, phù hợp với trình độ của các giai tầng trong
xã hội Việt Nam. Đó trước hết là những tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc
điểm, lối sống, ngôn ngữ của người Việt Nam. Những bài viết, bài giảng với nội dung
giản dị, thiết thực của Người đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào các tuyên truyền viên để
rồi những tuyên truyền viên ấy truyền thụ tích cực đến quảng đại quần chúng nhân dân.
Nội dung tuyên truyền là những vấn đề cơ bản, đó là: Xác định rõ tính chất, nhiệm vụ,
đối tượng của cách mạng, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng, vấn đề đồn
kết quốc tế, vấn đề vai trị của Đảng… Những nội dung tuyên truyền ấy đã tạo niềm tin
cho quần chúng nhân dân vững bước đi theo ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin
tưởng vào tư tưởng Hồ Chí Minh để làm cách mạng.
Trong q trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc sử dụng nhiều
phương tiện thông tin khác nhau. Trước hết phải kể đến phương tiện báo chí. Tháng
9/1923, xuất hiện những bài viết của Người trên báo Nhân đạo và những bài viết của
Người về Quốc tế cộng sản, về Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân, về Đại học Phương
Đông, về nước Nga Xô viết cũng được đăng trên báo Người cùng khổ bắt đầu từ số 18.
Tờ báo Người cùng khổ mang nội dung chiến đấu cao, là phương tiện tuyên truyền chủ
yếu cho các dân tộc bị áp bức, phù hợp với độc giả là nhân dân lao động ở các thuộc địa.
Vì vậy, năm 1921 số lượng đặt mua báo dài hạn Người cùng khổ được thống kê “ước
khoảng 500 người, chủ yếu từ các thuộc địa và phần lớn các công chức bản xứ”(1). Bên
cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc cịn đặt quan hệ với những ấn phẩm định kỳ của Quốc tế Cộng

sản như Tạp chí Thơng tin quốc tế; của Quốc tế Nơng dân như Tạp chí Quốc tế Nơng
dân; với Báo của Đảng Cộng sản Liên Xô như tờ Sự thật, Người nơng dân Bacu.
Tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và tổng kết thực tiễn, lẩn đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra khái niệm về
tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định: "cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng nêu cao tư
tưởng Hồ Chí Minh”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), khái niệm
và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định rõ hơn.
Kế thừa Đại hội IX, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần
vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.


Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc
Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng
của Đảng ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
(4) Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn
Sinh thời, Bác Hồ khơng hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn
chương và Người cũng khơng bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ hay nghệ sỹ mặc
dù Bác rất yêu văn thơ và cũng rất đỗi tài hoa. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với
lòng yêu nước cháy bỏng, Bác đã quyết tâm tìm đường giải phóng dân tộc và trên con
đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ ấy, Người nhận ra rằng, văn chương cũng có
thể là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy, Người đã dùng văn chương như một vũ khí để
phục vụ cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn ngồi ý muốn của mình. Chính
Bác đã từng viết rằng:


“Ngâm thơ ta vốn khơng ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”.
Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Bác cũng
rất đặc biệt. Người xem văn nghệ là vũ khí,
nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục
vụ cách mạng, phục vụ cơng cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất
công ngang trái. Lúc ở trong tù ngục, Bác cũng đã từng quan niệm:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sơng
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”


Năm 1951, trong thư gửi các họa sĩ tại Đại hội Văn hóa nghệ thuật ở chiến khu Việt Bắc,
Bác viết: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận
ấy”.
Quan điểm nghệ thuật này của Bác được kế thừa, xuất phát từ truyền thống của dân tộc
“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là chuyên chú ở con
người, loại không đáng thờ là chuyên chú ở văn chương (Nguyễn Văn Siêu) và Nguyễn
Đình Chiểu cũng đã từng quanniệm:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Hay Sóng Hồng:
“Dùng bút làm đòn, chuyển xoay chế độ
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền”
Tác phẩm "Nhật ký trong tù"


Bác Hồ cũng đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Văn
chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ.
Người quan tâm đến quảng đại quần chúng vì Người cho rằng cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng. Văn thơ của Bác nhằm vận động tuyên truyền quần chúng làm cách
mạng và Người đã nêu lên một kinh nghiệm chung cho các văn nghệ sĩ, người cầm bút
phải xác định rõ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Và viết cái gì? Viết như thế nào? và đó
chính là ý thức, là trách nhiệm của người cầm bút.
Theo Bác, văn chương phải phản ánh chân thực và hùng hồn cuộc sống và hiện thực cách
mạng, chú ý noi gương người tốt việc tốt và uốn nắn phê bình cái xấu. Nhà văn cũng phải
chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, hình thức của tác
phẩm phải hấp dẫn, ngôn từ chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt.
Sự nghiệp sáng tác văn học của Bác in đậm dấu ấn ở 3 thể loại: văn chính luận, truyện và
kí,thơnca.
Ở thể loại văn chính luận, Người dùng lối tư duy sắc sảo, giàu trí tuệ, lập luận sắc bén,
giàu chất luận chiến, dẫn chứng xác thực và tính thuyết phục. Các tác phẩm ở thể loại này


được Bác viết với mục đích chính trị, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những
chặng đường lịch sử. Tiêu biểu có thể kể đến như “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết từ
năm 1921 đến 1925 bằng tiếng Pháp, có 12 chương. Đây là tác phẩm chính luận sắc sảo
nói lên nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức
tỉnh, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống lại ách áp bức bóc lột. Bản án chế độ
thực dân Pháp là một tác phẩm có phần luận bàn lý lẽ, có chứng cứ ở sách vở và cuộc
đời, có phần kết tội đanh thép. Tiếp đó là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, đây là một văn
kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao phản ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu
tranh kiên cường, bền bỉ của dân tộc ta và đã giành chiến thắng. Tác phẩm tuyên bố
quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân Việt Nam và cả thế giới, được viết
với cảm hứng phấn chấn, giàu cảm xúc, cấu trúc chặt chẽ, lý lẽ sắc bén. Ngoài ra là một
số tác phẩm khác như: Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến (1946); Khơng có gì quý hơn

độcilậpitựidoi(1966);iBảniDiichúc(1965-1969).
Ở thể loại truyện và kí, các tác phẩm của Bác Hồ đem lại cho người đọc những rung cảm
sâu xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Một số tác phẩm nổi
bật như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Chuyện con rùa, Những con người biết mùi hun
khói, Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu. Hay Nhật ký chìm tàu, Vừa
đi đường vừa kể chuyện, Giấc ngủ 10 năm… Tất cả các tác phẩm này nhằm vạch trần bộ
mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, thể hiện lịng u nước nồng nàn
vàitinhithầnitựihàoidânitộc.
Hàm chứa chất trí tuệ sắc sảo, nội dung các tác phẩm hướng về những vấn đề lớn của
nhân sinh, của quốc gia và cách mạng với cách viết hiện đại cả về ngơn từ, cách xây dựng
nhân vật. Ngịi bút của Bác chủ động, sáng tạo, khi là lối kể chân thực tạo khơng khí gần
gũi, có khi lại là giọng điệu châm biếm thâm thúy và tinh tế. Người thể hiện tính chiến
đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén, mang giá trị về văn học và chính trị, đem
lại cho người đọc những rung cảm sâu xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân
đạoichủinghĩa.
Bản thảo tác phẩm "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
Ngồi văn chính luận và truyện, kí, Bác cịn để lại một di sản thơ ca phong phú. Trước
hết phải kể đến là tập thơ “Nhật kí trong tù”, gồm 133 bài với hai nội dung lớn: Tố cáo
nhà tù vô nhân đạo và xã hội Trung Quốc bất công đồng thời khắc họa bức chân dung vĩ
đại của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Ngồi ra, Bác Hồ còn viết nhiều bài thơ
với bút pháp giản dị nhằm tuyên truyền đường lối của Đảng và động viên nhân dân hăng


hái tham gia cách mạng. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Bác
cũng viết nhiều bài thơ tức cảnh, trữ tình thể hiện chất trữ tình đằm thắm và cảm hứng
anh hùng ca thời đại của bậc đại trí, đại dũng với tâm hồn lạc quan tươi sáng, phong thái
ung dung tự tại và một tấm lịng ln canh cánh nỗi niềm lo âu cho “nỗi nước nhà”. Một
số tác phẩm tiêu biểu như: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Đi thuyền trên sơng Đáy, Lên
núi, Rằm tháng giêng, Báo tiệp, Tặng cụ Bùi Bằng Đồn …
Thơ ca của Bác có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Nét cổ điển thể hiện ở

ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi, nhân vật trữ tình thường có phong thái ung dung, đề tài
thiên nhiên chấm phá, nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nét hiện đại thể hiện ở đề tài
dân chủ gắn với chính trị, thời sự và cách mạng, chất lãng mạn bay bổng, giọng điệu
thâm
trầm.
Có thể khẳng định rằng, sự nghiệp sáng tác văn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản
vơ giá, có những tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của mỗi con người Việt Nam.
Những tác phẩm văn học của Người cũng có sự gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách
mạng, thể hiện tư tưởng, tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân. Văn thơ, dù chỉ là thể
hiện phần nào phong cách, con người Bác nhưng đối với dân tộc Việt Nam, đó lại chính
là kho tàng q giá, chứa đựng giá trị truyền thống và hiện đại, không chỉ là kết tinh của
dân tộc mà còn cả của nhân loại.
(5) Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần bao dung , khoan dung văn hóa
Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc các giá trị văn hóa dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin
và tinh hoa văn hóa nhân loại, Bác đã nhận thức rõ vị trí đặc biệt quan trọng, ý nghĩa lớn
lao của văn hóa. Mặt khác, do cội nguồn tư tưởng và hoạt động thực tiễn phong phú đa
dạng mà tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh được nâng cao và phát triển với nội hàm nghĩa
rộng rãi. Vì vậy, khoan dung văn hóa của Hồ Chí Minh thể hiện tính chất, giá trị trong
những hoạt động văn hóa đa dạng của Người.
Từ nhận thức khoan dung về văn hóa, lại nhận thức được bản chất, vai trị to lớn của
văn hóa trong đời sống xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ chức năng và nhiệm vụ của văn hóa
trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể của đất nước.Với 54 dân tộc, Việt Nam có nền văn
hóa đa dạng và phong phú, nhưng điều đó cũng gây khó khăn cho cơng tác xây dựng,
phát triển văn hóa thống nhất dân tộc nói chung. Vì, ở mỗi nền văn hóa của các sắc tộc có
những đặc trưng riêng bên cạnh điểm chung, thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Do
vậy, theo Hồ Chí Minh văn hóa dân tộc cần phải có lập trường khoan dung để phát triển
rực rỡ trên nền tảng bảo vệ, kế thừa, phát huy văn hóa các tộc người, các vùng miền văn


hóa khác nhau trên đất nước ta. Với văn hóa của các dân tộc thiểu số, cái hay, cái đẹp

phải được tôn trọng, phải được làm giàu thêm cùng với việc vun xới sắc thái riêng của
họ. Mọi người Việt Nam đều học chữ phổ thông là tiếng Việt song song với việc sử dụng
chữ viết và bảo tồn sắc thái văn hóa dân tộc mình; sưu tầm, khai thác, nâng cao các nội
dung đặc trưng của văn hóa các dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, khơng thể có một nền
văn hóa mang tính nhân văn trong một quốc gia đa dân tộc mà lại chỉ chú ý phát triển văn
hóa của một tộc người, càng khơng thể có sự áp đặt văn hóa giữa tộc người này với tộc
người khác trong một quốc gia đa dân tộc, cần phải tôn trọng sự thống nhất trong đa dạng
của các nền văn hóa.
Bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khoan dung văn hóa của Hồ Chí
Minh cịn đồng thời nhận thức cần phải khơng ngừng mở rộng tiếp thu những tiến bộ của
thế giới làm giàu cho Việt Nam. Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị văn hóa bên ngồi
mà vẫn giữ được tinh thần thuần túy Việt Nam, không đánh mất bản sắc của dân tộc mình
sau khi đã thâu hóa những giá trị chung của nhân loại. Vì vậy, thái độ nhất quán của
Người là “cái hay của tổ tiên ta thì ta học”. Hồ Chí Minh cũng khẳng định tính dân tộc
của văn hóa để chống lại xu hướng đồng nhất hóa văn hóa nhân loại, áp đặt văn hóa làm
mất đi quyền sáng tạo văn hóa của các dân tộc. Đồng thời, văn hóa truyền thống của dân
tộc là cái màng lọc để tiếp nhận các giá trị văn hóa từ bên ngoài tác động tới. Mặt khác,
chúng ta thấy rằng, các nền văn hóa, các giá trị văn hóa, các học thuyết khác nhau đều có
những mặt tích cực và hạn chế nhất định, cho nên cần có sự “lọc bỏ biện chứng” đối với
các tư tưởng này, chỉ kế thừa những yếu tố tích cực, cải tạo nó cho phù hợp với điều kiện
của Việt Nam, đồng thời gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, thiếu tiến bộ.
Ở Hồ Chí Minh nội dung tư tưởng khoan dung văn hóa cịn được biểu hiện rõ nét
ở thái độ trân trọng, cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của văn hóa
nhân loại, là chấp nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái chung, nhằm đạt tới sự hịa đồng,
cùng phát triển. Và chính Hồ Chí Minh là tấm gương đặc sắc, biết làm giàu trí tuệ của
mình bằng những di sản tinh thần quý báu của nhân loại. Người biết kế thừa các học
thuyết của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới một cách có phê phán, chắt lọc, làm
hành trang tư tưởng của mình.
Nội dung tư tưởng khoan dung văn hóa là đứng vững trên nền tảng lập trường văn
hóa dân tộc mình để tiếp nhận cả từ phương Đơng lẫn phương Tây. Từ lập trường này ở

Hồ Chí Minh cịn tác động tới tư tưởng khoan dung trong văn hóa chính trị. Nó là cơ sở
tinh thần, tư tưởng, đạo đức của tư tưởng chính trị ở Người. Hồn tồn có thể khẳng định
rằng, khoan dung văn hóa là cơ sở chỉ đạo việc xử lý mối quan hệ giữa văn hóa dân tộc
và văn hóa nhân loại. Tư tưởng khoan dung văn hóa ở Hồ Chí Minh là sự thừa nhận tôn


trọng những nền văn hóa khác để cùng tồn tại, qua đấy tạo ra sự giao lưu, tiếp biến lẫn
nhau làm cho văn hóa các dân tộc, nhân loại cùng phát triển phong phú và đa dạng: “Phát
triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn
hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa
học và đại chúng” là con đường đúng đắn để xây dựng nền văn hóa mới Việt nam.
Cũng cần khẳng định, nội dung tư tưởng khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh cịn xa
lạ với mọi thói kỳ thị văn hóa. Chẳng hạn trong khi chống Pháp, Người vẫn yêu mến và
đề cao văn hóa Pháp. Hồ Chí Minh đã có sự phân biệt rạch rịi giữa cơng dân Pháp với
thực dân Pháp với văn hóa Pháp. Do phân biệt rõ thực dân Pháp với dân tộc Pháp và văn
hóa Pháp nên người khẳng định, “chúng tơi khơng ghét thù gì dân tộc Pháp. Trái lại
chúng tơi kính phục cái dân tộc lớn lao ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá lý tưởng rộng rãi về
tự do, bình đẳng, bác ái, và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, cho khoa học và cho văn
minh”. Chính điều này đã giúp Hồ Chí Minh có cách ứng xử khoan dung với văn hóa
pháp, cũng như việc Người xem Đại cách mạng tư sản Pháp là một mốc lớn trong lịch sử
phát triển của nhân loại, “nhờ cuộc Đại cách mạng đó mà tư tưởng dân chủ truyền bá
khắp châu Âu” .
Bên cạnh đó, khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh cịn thể hiện ở lối sống chan hịa với
thiên nhiên. Người khơng thích nói “chế ngự thiên nhiên”, “cải tạo tự nhiên” mà chủ trương
sống hài hòa với thiên nhiên, phảng phất lối sống của một triết nhân Lão học ngày xưa, hết
mực giản dị, xóa bỏ mọi nghi thức.
Có thể khẳng định rằng, nội dung tư tưởng khoan dung văn hóa của Hồ Chí Minh
là sự thống nhất của cảtâm, đức và trí - một tinh thần khoan dung được xây dựng trên tầm
cao văn hóa cổ - kim - đơng - tây, kết hợp được tình cảm với lý trí, nhận thức với hành
động, yêu thương với đấu tranh, một bước phát triển mới về chất của tinh thần khoan

dung văn hóa Việt Nam.

(6) Hồ Chí Minh là hiện thân rực rỡ của văn hóa hịa bình, ngoại giao hịa bình, hữu
nghị hợp tác và cùng phát triển
Tồn bộ tiến trình cách mạng cũng như nền ngoại giao Việt Nam từ khi nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mang đậm dấu ấn tư tưởng và hành động của Hồ
Chí Minh - tư tưởng hịa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc.
Người chủ trương xây dựng quan hệ ngoại giao hịa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát
triển giữa các dân tộc.


×