Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.72 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI
Đề bài:
Phân tích những kỹ năng cơ bản của hòa giải viên
trong giải quyết tranh chấp thương mại
NHĨM: 01

MỤC LỤC
Phân tích những kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải quyết
tranh chấp thương mại
MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
NỘI DUNG..........................................................................................3
I. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa
giải........................................................................................................ 3
1.1 Khái niệm hòa giải..........................................................................3
1.2 Các hình thức hịa giải....................................................................3
1.3 Ngun tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải...........3
II. Các kỹ năng cơ bản cua hịa giải viên trong q trình giải quyết
tranh chấp thương mại..........................................................................3
2.1 Kỹ năng của hoà giải viên trong q trình giải quyết tranh chấp
nói chung.............................................................................................. 3
2.1.1 Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày................3
2.1.2 Kỹ năng yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ,
tài liệu liên quan đến vụ việc.................................................................4
2.1.3 Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo...............................................5
2.1.4 Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc.............................................5
2.1.5 Kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hóa, hướng dẫn các bên


tự nguyện giải quyết tranh chấp............................................................5
2.2 Kỹ năng của hoà giải viên trong giải quyết tranh chấp thương
mại nói riêng......................................................................................... 6
2.2.1 . Kỹ năng chuẩn bị hòa giải..........................................................6


2.2.2 Kỹ năng trong khi hòa giải..........................................................6
2.2.3. Kỹ năng khi phiên hòa giải kết thúc............................................7
2.2.4. Nguyên tắc khi tiến hành hòa giải...............................................5
KẾT LUẬN..........................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................9

MỞ ĐẦU
Hòa giải thương mại là phương thức có nhiều ưu điểm trong các
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trong phạm vi nghiên cứu
cùng bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động
thương mại, kèm theo đó là những tranh chấp xảy ra, địi hỏi chúng ta phải
ln cố gắng tìm ra một phương thức giải quyết tốt nhất và hòa giải thương
mại là một phương thức cần được cân nhắc. Để hiểu thêm được về phương
thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại, em xin lựa chọn đề:
“Phân tích những kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải quyết tranh
chấp thương mại”
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải.
1.1 Khái niệm hòa giải.
Hịa giải là một q trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư
trong đó hịa giải viên là người thứ ba được chính các bên chấp nhận lựa
chọn, giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận. Hịa giải là hình thức
giải quyết tranh chấp thơng qua người thứ ba, là người ở giữa đưa ra các đề
nghị, đề xuất bằng lời hoặc bằng văn bản, giúp các bên thấy được lợi ích thiết

thực trong giải quyết tranh chấp của mình, từ đó các bên có thiện chí, nghĩa
vụ và trách nhiệm của mình trong giải quyết tranh chấp.
1.2 Các hình thức hịa giải.
Hình thức hịa giải bao gồm hai hình thức như sau:
- Hịa giải vụ việc: là phương thức hịa giải mà trong đó việc tổ chức và giám
sát do các bên tự quy định khơng có sự trợ giúp của bất kỳ tổ chức hoặc người
hòa giải thứ ba nào
- Hòa giải quy chế: do một tổ chức, hoặc một trung tâm hòa giải chuyên
nghiệp. Hòa giải quy chế phải tuân theo những quy tắc hịa giải riêng của tổ
chức hịa giải đó.
1.3 Ngun tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải.
Khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải cần chú ý 4
ngun tắc sau: hồ giải mang tính tự nguyện; hồ giải mang tính bí mật; hồ
giải viên phải độc lập, khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp; và
hồ giải khơng làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải
quyết tranh chấp khác.
II. Các kỹ năng cơ bản cua hòa giải viên trong quá trình giải quyết tranh


chấp thương mại.
2.1 Kỹ năng của hoà giải viên trong q trình giải quyết tranh chấp nói
chung
2.1.1 Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày.
a) Kỹ năng giao tiếp
Trong giai đoạn này, hòa giải viên phải kết hợp các kỹ năng: Tiếp đối
tượng, nghe đối tượng trình bày, đặt câu hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ
việc, tạo cơ hội cho các bên ngồi lại với nhau cùng bàn bạc giải quyết tranh
chấp...
Khi tiếp đối tượng, hòa giải viên phải chú ý tỏ thái độ như sau: quan
tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác; tôn trọng đối tượng, không phán xét họ

(ngắt lời, khơng lắng nghe, tư thế kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ...); nhiệt
tình trong cơng việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy; chấp nhận đối
tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng khơng nên phân biệt, đối xử...);
quan tâm đến yêu cầu của đối tượng; thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm
lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối tượng). Đối với những đối tượng là người dân
tộc thiểu số khơng nói được hoặc khơng thạo tiếng phổ thơng, nếu hịa giải
viên khơng biết tiếng dân tộc thì phải cần mời người biết tiếng dân tộc, nên
mời người có uy tín như già làng, chức sắc, tôn giáo trưởng ấp, cán bộ hưu trí
cùng tham gia để có thể hiểu được những điều đối tượng trình bày và yêu cầu
của họ.
b) Kỹ năng nghe đối tượng trình bày
Để thu nhận được những thông tin chính xác, trung thực về vụ việc,
hịa giải viên cần chú ý lắng nghe và ghi chép đầy đủ những nội dung chính, ý
chính, trên cơ sở đó có thể đặt những câu hỏi yêu cầu đối tượng làm rõ thêm
các tình tiết của vụ việc.
Khi nghe các bên tranh chấp trình bày, hịa giải viên cần chú ý một số
kỹ năng sau đây: Dùng cử chỉ, điệu bộ, ngơn ngữ (tiếp đón đối tượng chu đáo,
thăm hỏi sức khỏe đối tượng và gia đình, mắt nhìn thẳng vào đối tượng khi
đối tượng đang trình bày...) thể hiện sự chú ý lắng nghe đối tượng nói; tạo cơ
hội, điều kiện, môi trường đối thoại cởi mở, thoải mái để các bên tranh chấp
diễn đạt hết suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. Kiên trì nghe hết những gì
đối tượng nói, khơng nên cắt ngang lời các bên khi họ đang trình bày hoặc hỏi
lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc làm cắt đứt dòng suy nghĩ của
họ. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng
và cần khuyến khích họ nói đến khi khơng cịn gì để nói; dùng lời nói hoặc
thái độ, hành vi, cử chỉ để kiểm tra, khẳng định lại những thông tin của đối
tượng mà mình tiếp nhận được. Tóm lược các nội dung mang tính bản chất
của vụ việc và nguyên nhân phát sinh tranh chấp một cách chính xác, khẳng
định lại với các bên tranh chấp để thống nhất quan điểm và cách giải quyết vụ
việc.

2.1.2 Kỹ năng yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ, tài liệu
liên quan đến vụ việc.


Để đưa ra lời khuyên (tư vấn) chính xác, đúng pháp luật, cảm hóa,
thuyết phục được đối tượng, thì hịa giải viên phải đề nghị đối tượng cung cấp
đầy đủ các tài liệu (nếu có) phản ánh đúng nội dung và diễn biến của vụ việc
tranh chấp. Trường hợp cần thiết, hịa giải viên phải tự mình tìm hiểu, thu
thập chứng cứ, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ
giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung
vụ việc mà họ biết được. Trong phần lớn các vụ việc tranh chấp thường có các
tài liệu, văn bản, thư từ giao dịch,... liên quan đến vụ việc. Sau khi có chứng
cứ, tài liệu có liên quan, hịa giải viên cần dành thời gian để đọc, nghiên cứu,
đồng thời hình thành ln giải pháp. Khi chưa thực sự tin tưởng về giải pháp
mà mình sẽ đưa ra cho đối tượng thì hịa giải viên khơng nên vội vàng đưa ra
giải pháp đó.
2.1.3 Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo
Để đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu tài liệu pháp luật
trong quá trình hòa giải là điều kiện bắt buộc để khẳng định việc hòa giải
đang thực hiện trên cơ sở pháp luật chứ khơng phải theo cảm tính chủ quan,
duy ý chí của người hòa giải. Việc tra cứu tài liệu pháp luật có liên quan đến
vụ việc hịa giải sẽ giúp kiểm tra tính chính xác những lời tư vấn của mình.
Nếu thấy cần thiết, hịa giải viên có thể cung cấp cho các bên bản sao văn bản,
tài liệu đó cùng với lời tư vấn mà mình đưa ra. Trường hợp chưa tìm thấy văn
bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó thì hịa giải viên có thể
hẹn lại đối tượng và trả lời sau. Trường hợp vụ việc hòa giải phức tạp, hòa
giải viên chưa hiểu sâu, thì nên gặp nhờ chun mơn tư vấn cho mình trước
khi tư vấn, hịa giải tranh chấp để tránh gây hậu quả, thiệt hại.
2.1.4 Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc
Khi hòa giải viên thấy chưa đủ cơ sở để tư vấn, đưa ra những giải pháp,

cần phải tiến hành xem xét, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ, tiếp
xúc với các cơ quan, tổ chức và những người có liên quan để tìm hiểu rõ bản
chất vụ việc, tránh vội vàng đưa ra những kết luận phiến diện, chủ quan. Việc
xác minh phải thực sự khách quan, vô tư. Thông thường họ chỉ đưa ra những
thơng tin có lợi cho bên tranh chấp mà họ có liên quan. Vì vậy, hịa giải viên
cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực.
Việc xác minh nên lập thành biên bản để làm căn cứ giải thích, thuyết phục
các bên tự nguyện hịa giải.
2.1.5 Kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hóa, hướng dẫn các bên tự
nguyện giải quyết tranh chấp
Giải thích, thuyết phục, cảm hóa và hướng dẫn các bên tự nguyện giải
quyết tranh chấp được hòa giải viên thực hiện trong suốt q trình hịa giải,
hịa giải viên đã đưa ra lời giải đáp, lời khuyên, giải pháp, phương án,...; hành
vi nào các bên được làm và những hành vi nào pháp luật ngăn cấm; hành vi
nào phù hợp và không phù hợp với pháp luật, với đạo đức xã hội, nêu rõ hậu
quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và đưa ra định
hướng giải quyết tranh chấp để các bên tự lựa chọn và quyết định.


Q trình hịa giải, hịa giải viên cần phải kết hợp cả tình và cả lý để
phân tích, giải thích, thuyết phục các bên tranh chấp hòa giải với nhau. Khi
thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, hịa giải viên cần tỏ ra
thơng cảm và tơn trọng đối tượng; Đưa ra những chứng cứ, ví dụ cụ thể,
những chứng cứ minh họa cụ thể cho phân tích, lập luận của mình. Về thực
chất, định hướng cho các bên là việc hướng dẫn cách ứng xử (nên làm gì và
khơng nên làm gì) cho các bên để giải quyết tranh chấp tốt nhất.
2.2 Kỹ năng của hoà giải viên trong giải quyết tranh chấp thương
mại nói riêng.
2.2.1 . Kỹ năng chuẩn bị hòa giải
a. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ

- Trong bước chuẩn bị này, hòa giải viên phải chuẩn bị những hồ sơ cần
thiết bao gồm hồ sơ của các bên trong quan hệ tranh chấp, hồ sơ của hịa giải
viên
- Hịa giải viên có thể u cầu các bên hịa giải cung cấp thêm các
thơng tin, chứng cứ có liên quan đến vụ việc hịa giải
b. Kỹ năng tiếp nhận và phân tích hồ sơ
- Kỹ năng tiếp nhận thơng tin: hịa giải viên cần tiếp nhận thông tin từ
mọi nguồn cung cấp tuy nhiên phải biết tiếp nhận có chọn lọc, tiếp nhận
những thơng tin có độ pháp lý cao nhất.
- Kỹ năng đọc, phân tích, đánh giá hồ sơ: Vì hồ sơ các bên cung cấp
cho hịa giải viên rất tràn lan và khơng đầy đủ nên yêu cầu hòa giải viên phải
tiếp nhận hồ sơ một cách có chọn lọc, những tài liệu khơng liên quan đến vụ
việc có thể bỏ qua.
Mặt khác nếu tài liệu nào liên quan và mang tính chất mấu chốt đến vụ
việc hịa giải thì nên đánh dấu lại để làm lưu ý. Khi đọc hồ sơ, hòa giải viên
nên cân nhắc và điều tra về tính xác thực của hồ sơ vì các bên hịa giải ln
ln cung cấp những hồ sơ, chứng cứ có lợi cho mình và giấu nhẹm đi những
hồ sơ khơng có lợi cho mình.
- Kỹ năng lựa chọn cơ sở pháp lý: Hòa giải viên phải lựa chọn cơ sở
pháp lý phù hợp nhất, đúng nhất với vụ việc. Phải cập nhật được những thông
tư, nghị định mới nhất để áp dụng vào vụ việc, tránh sử dụng những tài liệu
đã hết hiệu lực.
2.2.2 Kỹ năng trong khi hòa giải
Đây là bước quan trọng có ý nghĩa quyết định, Hịa giải viên cần làm
những việc sau:
- Thực hiện các nguyên tắc, phương pháp hòa giải, trực tiếp trao đổi với
từng bên, đề cao lẽ phải, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh
chấp phát sinh.
Phương pháp tiến hành hòa giải thường áp dụng là dùng uy tín của Hịa
giải viên để giải thích, giáo dục, cảm hóa, động viên các bên tranh chấp tự

hòa giải, đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp, bất đồng với phương châm
kiên trì, bền bỉ. Nắm rõ đặc điểm, tâm lý của từng đối tượng (phụ nữ, thanh


niên, trẻ em, người già,...) cũng như tính chất vụ việc (dân sự, hình sự, hơn
nhân và gia đình...) để áp dụng “nghệ thuật” hòa giải phù hợp là một trong
những yếu tố để đạt kết quả trong hòa giải.
- Tùy từng trường hợp cụ thể, Hịa giải viên có thể gặp gỡ từng bên
hoặc các bên. Hòa giải viên phân tích, giải thích, chỉ ra những hành vi phù
hợp pháp luật và đạo đức xã hội, hành vi sai trái của mỗi bên với thái độ chân
thành, khách quan, vô tư và chỉ ra những hậu quả pháp lý mà đương sự có thể
phải chịu nếu tiếp tục tranh chấp, trên cơ sở đó mà cảm hóa, thuyết phục các
bên tự nhận ra sai lầm của mình, tự thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn, tranh
chấp. Không áp đặt ý chí của Hịa giải viên đối với đương sự.
- Trường hợp Hòa giải viên trực tiếp chứng kiến vụ việc tranh chấp,
xích mích thì cần can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các
bên. Đối với những vụ việc như đánh nhau, gây mất an ninh trật tự cần có
biện pháp ngăn chặn kịp thời, trong trường hợp cần thiết cần thông báo cho
Công an cấp xã hoặc cảnh sát khu vực để can thiệp.
- Mặt khác, các Hòa giải viên phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hịa giải hoặc có ảnh hưởng đến
các bên tranh chấp.
2.2.3. Kỹ năng khi phiên hòa giải kết thúc
Khi phiên hòa giải kết thúc, hòa giải viên phải tiến hành lập biên bản
hòa giải:
- Trường hợp hòa giải thành thì lập biên bản hịa giải thành có chữ ký
của hòa giải viên và chữ ký của các bên hòa giải. Hòa giải viên cần tiếp tục
quan tâm động viên, giúp đỡ, thăm hỏi, nhắc nhở các bên tự nguyện thực hiện
thỏa thuận của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết đó.
- Trường hợp hịa giải khơng thành và việc tiếp tục hịa giải khơng thể

đạt kết quả, thì Hịa giải viên vẫn phải lập biên bản ghi rõ lý do hịa giải
khơng thành và yêu cầu 2 bên hòa giải ký vào sau đó hướng dẫn cho các bên
thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp hịa giải thành mà khơng thực hiện thì lập biên bản (có
một hoặc các bên ký tên) để làm cơ sở cho cấp trên giải giải tranh chấp theo
thẩm quyền, bởi vì kết quả hịa giải khơng có chế tài thực hiện.
2.2.4. Ngun tắc khi tiến hành hịa giải
Ngồi các kỹ năng trên khi tiến hành hòa giải hòa giải viên cần phải tuân thủ
một số nguyên tắc như: phải tôn trọng sự thật khách quan; phải trung thực,
vô tư và đảm bảo bí mật cho các bên tranh chấp.
KẾT LUẬN
Trên đây là tổng hợp những kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải
quyết tranh chấp thương mại mà em tìm hiểu và tổng hợp lại. Có thể thấy, để
co đầy đủ các kiến thức kỹ năng để trở thành một hòa giải viên tốt thực sự đòi
hỏi rất nhiều sự nỗ lực. Việc ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP với
những hướng dẫn và sự công nhận pháp lý cụ thể của phương thức hòa giải
thương mại đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc sử dụng hòa giải để giải


quyết tranh chấp, góp phần hồn thiện hệ thống các quy định của pháp luật
về hòa giải thương mại trong giải quyết tranh chấp thương mại..

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại 2005.
2. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 quy định về
hòa giải thương mại.
3. Hòa giải trong thương mại và phát triển phương thức hòa giải trong
thương mại ở Việt Nam, Đại học Kiểm sát Hà Nội
4. Những kỹ năng cơ bản của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp
thương mại, Luật Dương Gia

5. />6. />7. />



×