Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

luận văn:Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.1 KB, 86 trang )




1




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “Hoàn thiện công tác giám định
và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ
phần bảo hiểm Petrolimex.”













2

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM 7
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI. 7
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 7
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 10
2.1 Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi gặp rủi ro tai nạn
giao thông 10
2.2 Góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông
gây ra. 11
2.3 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho
người lao động. 11
3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 12
3.1 Đối tượng bảo hiểm 12
3.2. Phạm vi bảo hiểm 14
3.3. Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm 16
3.4. Phí bảo hiểm 19
4. Hoạt động giám định và bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm vật chất xe
cơ giới 23
4.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường 23
4.2 Mục tiêu của công tác giám định bồi thường 24
4.3 Nguyên tắc chung trong công tác giám định bồi thường 25
4.4 Giám định viên 26
4.5 Quy trình giám định tổn thất. 28



3
4.6. Quy trình bồi thường tổn thất. 29
CHƯƠNG II: 31
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT

TRONG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PJICO 31
1. Giới thiệu về Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO). 31
1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 31
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của PJICO. 35
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của PJICO. 37
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của PJICO trong những năm vừa qua. . 39
2. Tình hình triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO 43
3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe cơ giới tại PJICO. 46
3.1 Quy trình giám định bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO. 46
3.2 Quy trình bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO. 52
3.3 Kết quả công tác giám định - bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại
PJICO. 58
3.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO, 2003-2007. . 59
3.5 Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác giám định bồi thường nghiệp vụ
bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO 63
CHƯƠNG III: 67
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM
ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE
CƠ GIỚI TẠI PJICO 67
1. Mục tiêu phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO 67
2. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến việc triển khai các nghiệp vụ
BH xe cơ giới tại PJICO 68



4
2.1 Những thuận lợi 68
2.2 Những khó khăn 70
3. Một số kiến nghị 73

3.1 Đối với Nhà nước 73
3.2 Đối với Công ty 74
4. Giải pháp hoàn thiện công tác giám định bồi thường tổn thất trong bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO 76
4.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của giám định viên 76
4.2 Thực hiện nghiêm túc các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất 77
4.3 Bồi thường kịp thời và đầy đủ cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm 78
4.4 Nhanh chóng phát hiện và xử lý các trường hợp trục lợi bảo hiểm 79
4.5 Thiết lập đường dây nóng 81
KẾT LUẬN 82




5


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta, trong những năm gần
đây nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng đã kéo theo sự
gia tăng đáng kể về số lượng các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, do điều kiện về cơ
sở hạ tầng giao thông nước ta còn nhiều bất cập, trong khi đó ý thức chấp hành luật
kệ an toàn giao thông của người dân chưa cao đã dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy,
đặc biệt là vấn đề tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn của xã hội. Mặc dù chính
phủ, các cấp, các ngành đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhưng tình
trạng tai nạn giao thông không những không được kiềm chế mà còn diễn biến hết
sức phức tạp. Hàng năm có đến hàng vạn người chết và bị thương, thiệt hại về vật
chất là vô cùng to lớn và trở thành nỗi ám ảnh của mọi người, nhất là đối với chủ
nhân có các phương tiện tham gia giao thông.
Trước thực trạng đó, nhu cầu về bảo hiểm xe cơ giới ngày càng được các chủ

xe quan tâm và xem đây là một trong những biện pháp tích cực để khắc phục những
hậu quả khôn lường do tai nạn giao thông gây ra, qua đó giúp họ ổn định về mặt tài
chính và an tâm hơn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình khi đã chuyển
giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong số những nghiệp vụ mà các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai,
bảo hiểm kết hợp xe cơ giới (chủ yếu là bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm
dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba) là một nghiệp vụ chủ yếu. Ở
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), nghiệp vụ này luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu tổng doanh thu. Tuy nhiên, công tác giám định và bồi thường
nghiệp vụ này ở PJICO vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Với mục tiêu phát triển bền
vững và hiệu quả, PJICO không thể không chú trọng đến công tác nâng cao chất



6
lượng dịch vụ sau bán hàng vì chỉ có giải quyết tốt nhu cầu khách hàng, doanh
nghiệp mới có đủ uy tín để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh đầy năng động
như ngày nay.
Thời gian qua em cũng đã có cơ hội được thực tập tại công ty PJICO. Quá
trình thực tập tuy có ngắn ngủi nhưng em cũng hiểu thêm được rất nhiều điều, được
trực tiếp làm việc và đi sâu vào thực tế hơn. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật
chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” để nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề này bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác giám định-bồi thường tổn thất trong
bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO.
Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên trong bài viết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được
sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.





7
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
.
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh, con người luôn phải
đối mặt với rất nhiều rủi ro. Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp
con người kiểm soát, hạn chế được phần nào một số rủi ro. Song, chính bàn tay con
người lại gây ra nhiều loại rủi ro khác và không ít rủi ro trong xã hội hiện đại đang
đe doạ cuộc sống loài người với mức độ nguy hiểm khôn lường. Để bù đắp những
thiệt hại, tổn thất có thể gặp phải, từ trước đến nay, loài người đã có nhiều biện
pháp, và bảo hiểm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Có nhiều định nghĩa
về bảo hiểm, nhưng ở một tầm nhìn khái quát, bảo hiểm thường được hiểu là
phương sách xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao và phân tán rủi ro trong từng
nhóm người được thực hiện thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ
chức bảo hiểm.
Trong nền kinh tế, giao thông vận tải luôn là ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí
then chốt, là huyết mạch và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành
khác. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn thì nhu cầu đi
lại cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Hình thức vận chuyển đa dạng bằng đường
thuỷ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Số lượng và chất lượng phương tiện
vận chuyển ngày càng tăng. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, giao

thông đường bộ phổ biến hơn cả. Bởi vì, xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
có đặc điểm linh hoạt và được sử dụng trên mọi địa hình khác nhau, rất thuận tiện
cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Do vậy, chính phủ các nước đều luôn
quan tâm đến công tác nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ để
đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng.



8
Tuy nhiên, XCG được vận hành bằng một lực do động cơ tạo ra nên được coi
là một nguồn nguy hiểm cao độ. Do vậy, rủi ro tai nạn giao thông đường bộ rất dễ
xảy ra. Sự phát triển của xe cơ giới luôn gắn với sự phát triển của cơ sở hạ tầng.
Nếu hạ tầng giao thông chưa phát triển mà số lượng phương tiện giao thông lại tăng
lên quá nhanh thì sự không đồng bộ này sẽ là một trong những nguyên nhân khiến
cho tai nạn giao thông nhiều thêm. Ở Việt Nam hiện nay, số lượng phương tiện giao
thông đường bộ trong 10 năm qua tăng lên khá nhanh.
Bảng 1.1: Số xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam (1997-2007)
Nếu năm 1997, cả nước chỉ có khoảng 418 768 xe ô tô thì đến năm 2007 đã
có 1 183 260 xe (tăng 2,8 lần). Trong khi đó, số lượng xe máy tăng tới 4,6 lần, tăng
lên nhiều hơn so với mức tăng của phương tiện ô tô tham gia giao thông. Trong khi
đó tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay không đáp ứng
được nhu cầu tham gia giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng
Năm Ô tô
So sánh với năm trước
Mô tô
So sánh với năm trước
Tổng số
Tăng (giảm)
tuyệt đối
Tăng (gi

ảm)
tương đối
(%)
Tăng (giảm)
tuyệt đối
Tăng (gi
ảm)
tương đối
(%)
1997 418 768 31 789 8,20 4 827 219

618 945 14,70 5 245 987
1998 443 000 24 232 5,80 5 200 000

372 781 7,70 5 643 000
1999 465 000 22 000 5,00 5 585 000

385 000 7,40 6 050 000
2000 483 917 18 917 4,10 6 210 823

625 823 11,20 6 694 740
2001 557 092 73 175 15,10 8 359 042

2 148 219 34,60 8 916 134
2002 607 401 50 309 9,00 10 273 000

1 913 958 22,90 10 880 401
2003 675 000 67 599 11,10 11 379 000

1 106 000 10,80 12 054 000

2004 774 824 99 824 14,80 13 375 992

1 996 992 17,50 14 150 816
2005 891 104 116 280 15,00 16 086 644

2 710 652 20,30 16 977 748
2006 1026 512 135 408 15,20 18 901 206

2 814 562 17,50 19 927 718
2007 1183 260 156 748 15,27 22 350 676

3 449 470 18,25 23 533 936
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông)




9
khiến cho số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam khá cao. Bên cạnh đó, ý thức cũng
như sự hiểu biết và tôn trọng luật an toàn giao thông của một số chủ phương tiện
(phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải … ) làm cho rủi ro tai nạn giao thông ngày càng
tăng. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân của tình trạng gia tăng tai nạn giao
thông ở nước ta là do các phương tiện giao thông đường bộ cũ nát, không đảm bảo
chất lượng. Bảng số liệu thống kê dưới đây cho thấy tình hình tai nạn giao thông
đường bộ ở nước ta trong hơn 10 năm qua.
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam (1997-2007)
Năm
Số vụ Số người chết Số người bị thương
Số vụ
So sánh với năm trước

Số
người
chết
So sánh với năm trước
Số
người bị
thương
So sánh với năm trước
Tăng(giảm)
tuyệt đối
(%)
Tăng(giảm)
tương đối
(%)

Tăng(giảm)
tuyệt đối
(%)
Tăng(giảm)
tương đối
(%)

Tăng(giảm)
tuyệt đối
(%)
Tăng(giảm)
tương đối
(%)

1997

19159

84

0.44

5680

99

1.77

21905

349

1.62

1998
19975

816

4.26

6067

387

6.81


22723

818

3.73

1999
20733

758

3.79

6670

603

9.94

23911

1188

5.23

2000
22486

1753


8.46

7500

830

12.44

25400

1489

6.23

2001
25040

2554

11.36

10477

2977

39.69

29188


3788

14.91

2002
27134

2094

8.36

12800

2323

22.17

30733

1545

5.29

2003
19852

-7282

-26.84


11319

-1481

-11.57

20400

-10333

-33.62

2004
16911

-2941

-14.81

11739

420

3.71

15142

-5258

-25.77


2005
14141

-2770

-16.38

11184

-555

-4.73

11760

-3382

-22.34

2006
14668

527

3.73

12600

1416


12.66

11253

-507

-4.31

2007
14624

-44

-0.3

13150

550

4.37

10546

-707

-6.28

(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông )


Theo số liệu đưa ra ở bảng trên, mặc dù từ 2002 đến nay, số vụ TNGT ở
nước ta có xu hướng giảm đi, song xét trong cả thời kỳ 1997–2007, số vụ TNGT đã
giảm đi, số người chết lại tăng lên 6,3 lần và số người bị thương tăng lên 2,4 lần.
Như vậy, số vụ tai nạn nghiêm trọng lại có chiều hướng gia tăng.



10

Khi tai nạn giao thông xảy ra, các chủ xe không những thiệt hại về người, về
mặt tinh thần mà còn thiệt hại cả về vật chất. Thực tế này đã tạo ra cả sức ép tài
chính lẫn tinh thần đối với các chủ phương tiện giao thông đường bộ. Chính vì vậy,
bảo hiểm xe cơ giới đã được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam nhằm đáp ứng cho nhu cầu được bảo vệ của chủ xe khi có rủi ro tai nạn
giao thông xảy ra.
Bảo hiểm xe cơ giới là tập hợp các nghiệp vụ bảo hiểm gắn với các rủi ro tai
nạn giao thông đường bộ, bao gồm: bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm TNDS
chủ xe đối với người thứ ba và hành khách, bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với
hàng hoá trên xe, bảo hiểm tai nạn người ngồi và lái, phụ xe,… Trong số đó, bảo
hiểm vật chất xe cùng với bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba là hai
nghiệp vụ chủ yếu hay được triển khai nhất. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này
em xin được tập trung chủ yếu vào phần nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
2.1 Góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi gặp rủi ro tai nạn
giao thông
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những
chuyển biến to lớn cả về chất và về lượng, Nhà nước không ngừng khuyến khích
mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi
trong dân cư vào đầu tư kinh doanh để sinh lời. Đối với một doanh nghiệp thì nguồn
vốn quyết định sức mạnh, vị thế. Chính vì vậy mà trong quá trình kinh doanh,

doanh nghiệp dự trữ một khoản tiền tương đối lớn để đề phòng khi rủi ro xảy ra bất
ngờ thì quả là lãng phí. Đặc biệt đối với doanh nghiệp đầu xe nhiều thì quỹ dự trữ
chiếm tỷ lệ lớn và rất khó xác định. Khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua hợp
đồng bảo hiểm xe cơ giới, công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm và quỹ này hoạt
động trên nguyên tắc “số đông bù số ít’’. Lúc này thay vì phải lập một quỹ riêng



11

cho doanh nghiệp, chủ phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ một quỹ lớn hơn
rất nhiều do các thành viên khác cùng đóng góp.
Khi tham gia bảo hiểm, không ai muốn rủi ro xảy ra để được bảo hiểm. Tuy
nhiên, rủi ro không loại trừ bất kỳ ai và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Hậu quả là có
thể gây thiệt hại cả về người và của cho chủ phương tiện và người thứ ba. Khi xảy
ra tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường trong hạn mức mà hai bên đã thỏa thuận.
Số tiền bồi thường của công ty cho chủ phương tiện giúp họ ổn định tình hình tài
chính, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Có
thể nói, bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm, thoải mái cho
các chủ xe, lái xe khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
2.2 Góp phần ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông
gây ra.
Số phí thu được từ người tham gia bảo hiểm sẽ hình thành nên một quỹ rất
lớn, quỹ này ngoài việc sử dụng bồi thường cho chủ xe cơ giới khi rủi ro xảy ra, còn
sử dụng để đề phòng hạn chế tổn thất như hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lánh nạn,
đường phụ, làm thêm các biển báo chỉ đường, v.v… góp một phần không nhỏ làm
giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, các DNBH
còn có các chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích các chủ xe nâng cao ý thức
đề phòng hạn chế rủi ro và tổn thất thông qua việc thực hiện tuyên truyền luật an

toàn giao thông, phổ biến, nâng cao ý thức của mọi tầng lớp dân cư.
2.3 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và tạo thêm việc làm cho
người lao động.
Đời sống của con người ngày càng được nâng cao, số lượng xe cơ giới cũng
ngày một tăng. Hơn nữa khi điều kiện sống đầy đủ, trình độ nhận thức cao hơn thì
nhu cầu bảo vệ cho bản thân, gia đình, tài sản lại càng được nâng lên, DNBH sẽ



12

ngày càng được mở rộng về quy mô, thu hút một lực lượng lao động không nhỏ
tham gia, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho lao động. Mặt khác,
hoạt động bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm thương mại, vì vậy công ty bảo
hiểm còn có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các hình thức
nộp thuế, tức tăng thu cho ngân sách. Ngược lại, chính phủ có thể sử dụng ngân
sách phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng cơ sở
hạ tầng, mở rộng quy mô hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
3.1 Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản, và nó được thực
hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe là
để được bồi thường những thiệt hại về vật chất xảy ra với xe của mình do những rủi
ro gây nên thuộc phạm vi bảo hiểm. Vì vậy, đối tượng BH VCX cơ giới chính là
bản thân chiếc xe với đầy đủ các yếu tố như xe cơ giới phải có giá trị sử dụng; xe
phải được phép lưu hành theo quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu về kỹ
thuật và an toàn giao thông; và xe phải có đầy đủ các bộ phận để cấu thành một
chiếc xe hoàn chỉnh.
Ví dụ: Với xe ô tô thì cơ cấu xe thường bao gồm:

Tổng thành thân vỏ: 53,5%
Tổng thành động cơ: 15,5%
Tổng thành hộp số: 7,0%
Tổng thành cầu trước:
Tổng thành trục sau:
Tổng thành hệ thống lái:
Tổng thành săm, lốp:



13

Xe cơ giới được hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ
bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô và xe máy. Đối với xe mô
tô, xe máy do chúng có giá trị thấp nên thường thì chủ xe ít tham gia bảo hiểm vật
chất XCG cho loại xe này. Đối với xe ô tô, các chủ xe có thể tham gia toàn bộ xe
hoặc cũng có thể tham gia bảo hiểm theo từng bộ phận của xe.
Xét về kỹ thuật xe cơ giới, người ta chia một ô tô thành 7 tổng thành cơ bản:
- Tổng thành thân vỏ bao gồm: cabin toàn bộ, calang, cabô, chắn bùn, toàn
bộ cửa và kinh, toàn bộ đèn và gương, toàn bộ phần vỏ kim loại, các cần gạt và bàn
đạp ga, cần số, phanh chân, phanh tay
- Tổng thành hệ thống lái bao gồm : Vô lăng lái, trục tay lái, thanh kéo
ngang, thanh kéo dọc, phi de.
- Tổng thành hộp số: hộp số chính, hộp số phụ (nếu có).
- Tổng thành động cơ.
- Tổng thành trục trước (cần trước) bao gồm: dầm cầu trục lắp hệ thống treo
nhíp, may ơ nhíp, cơ cấu phanh, nếu là cần chủ động thì có thêm một cần vi sai với
vỏ cần.
- Tổng thành trục sau bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, một cầu, vi sai, cụm may ơ
sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp

- Tổng thành bánh xe: lốp săm (kể cả săm lốp dự phòng).
Ngoài ra, đối với các xe chuyên dụng như xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở
container thì có thêm tổng thành chuyên dụng.
Trong tất cả các tổng thành trên, tổng thành thân vỏ thường là phần dễ bị tổn
thất nhất khi rủi ro tai nạn giao thông xảy ra. Do đó, đây cũng chính là phần tổng
thành được các chủ xe lựa chọn tham gia bảo hiểm nhất. Hiện nay, ở nước ta có trên
60% khách hàng mua bảo hiểm cho tổng thành này.



14

3.2. Phạm vi bảo hiểm
a. Rủi ro được bảo hiểm
* Nhà bảo hiểm thường quy định bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật
chất xảy ra do tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những
trường hợp sau đây:
- Tai nạn do đâm, va, lật, đổ.
- Hỏa hoạn, cháy, nổ
- Những tổn thất do thiên nhiên như: bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa
đá, sụt lở…
- Mất cắp toàn bộ xe (đối với xe mô tô chỉ bảo hiểm khi có thỏa thuận
riêng).
- Tai nạn, rủi ro bất ngờ khác gây nên (Ngoài những điểm loại trừ quy định
tại mục b dưới đây)
Ngoài ra DNBH còn thanh toán những chí phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
nguyên nhân trên.
- Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
- Chi phí giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của DNBH không
vượt quá số tiền bảo hiểm được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.
b. Rủi ro loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
* Những điểm loại trừ chung:
DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau
đây:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.



15

- Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường, hoặc có nhưng không hợp lệ (Trừ khi có những thỏa thuận khác).
- Lái xe không có giấy phép lái xe (Đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có
Giấy phép lái xe) hoặc có nhưng không hợp lệ.
- Tai nạn xảy ra do Lái xe có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá quy định của
pháp luật hiện hành, khi có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc có chất ma túy và các chất kích thích khác mà pháp
luật cấm sử dụng.
- Vận chuyển hàng trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về
vận chuyển, xếp dỡ hàng theo quy định của pháp luật.
- Xe sử dụng để đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa
(trừ khi có thỏa thuận khác).
- Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành
theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, xe đi đêm không có đèn
chiếu sáng theo quy định.
- Thiệt hại mang tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại,
thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại; những
thiệt hại mang yếu tố tinh thần; thiệt hại không do tai nạn trực tiếp gây ra.

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại
giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt, chất
phóng xạ (trừ khi có thỏa thuận khác).
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(trừ khi có thỏa thuận khác);
- Khủng bố, chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh như:
nội chiến, bạo động, đình công…



16

Ngoài những điểm loại trừ chung trên, DNBH không phải trả tiền bồi thường
thiệt hại về vật chất xe trong những trường hợp sau:
- Hao mòn, hư hỏng tự nhiên phát sinh từ việc hoạt động bình thường của
chiếc xe gây ra
- Hư hỏng do khuyết tật, mất giá trị, giảm dần chất lượng cho dù có Giấy
chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Hư hỏng hoặc tổn thất thêm do sửa chữa.
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị mà không phải do tai
nạn quy định tại mục b1 trên.
- Tổn thất đối với xăm lốp, đề can, chụp đầu trục bánh xe, chắn bùn, chữ
nhãn hiệu, biểu tượng nhà sản xuất trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do
cùng một nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong
cùng một vụ tai nạn.
- Mất cắp bộ phận của xe (trừ khi có thỏa thuận khác).
- Các thiết bị lắp thêm trên xe ngoài các thiết bị mà nhà sản xuất đã lắp ráp
(không tính các thiết bị mang tính chất bảo vệ cho xe như hệ thống báo
động, cản trước, cản sau) hoặc trừ khi có thỏa thuận bổ sung bảo hiểm
phần giá trị thiết bị lắp ráp thêm.

- Trường hợp tổn thất xảy ra khi xe đã bị ngập nước và động cơ đã ngừng
hoạt động, lái xe không thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất như: kéo,
đẩy xe ra khỏi vùng ngập nước hoặc không gọi xe cứu hộ…mà khởi động
lại động cơ gây nên hiện tượng thủy kích phá hỏng động cơ xe (trừ khi có
thỏa thuận khác).
- Mức miễn bồi thường thỏa thuận được ghi trên Giấy chứng nhận BH
3.3. Số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
a. Số tiền bảo hiểm:



17

Số tiền bảo hiểm là số tiền nhất định được ghi trong giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm do chủ xe yêu cầu và được công ty bảo hiểm chấp
nhận. Vì đây là loại hình bảo hiểm tài sản nên về nguyên tắc số tiền bảo hiểm phải
nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế chủ xe có thể tham gia
bảo hiểm với số tiền lớn hơn theo điều kiện bảo hiểm giá trị thay thế mới.
- Số tiền bảo hiểm toàn bộ xe được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của xe
tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm thân vỏ xe là phần giá trị thân vỏ tính theo tỷ lệ phần
trăm(%) trên giá trị thực tế của xe tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm
dưới giá trị), khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường dựa trên tỷ lệ giữa
STBH và GTBH:
Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x

Số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm


Tuy nhiên, nếu chủ xe tham gia bảo hiểm cho một số tổng thành cần lưu ý số
tiền bồi thường không hoàn toàn tính theo công thức trên, mà được tính dựa trên tổn
thất của tổng thành đó.
Trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm ngang
giá trị), số tiền bồi thường là giá trị tổn thất thực tế.
Trường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm trên
giá trị) và nếu chủ xe mua theo điều kiện thay thế mới thì:
+ Số tiền bồi thường bằng giá trị xe tham gia BH nếu xe bị tổn thất toàn bộ.
+ Số tiền bồi thường bằng giá trị thiệt hại thực tế nếu là tổn thất bộ phận.
Trong trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường được tính phải trừ đi
khấu hao cho đến thời điểm xảy ra tai nạn làm tròn theo tháng. Nếu xe bị thiệt hại



18

nặng, tỷ lệ thiệt hại lớn hơn một mức nhất định nào đó (thường quy định 80% trở
lên) được coi là tổn thất toàn bộ ước tính. Giá trị tận thu hay giá trị còn lại của đối
tượng bảo hiểm này (xác xe) sẽ thuộc về công ty bảo hiểm; trường hợp công ty bảo
hiểm không nhận thì chủ xe phải chịu trách nhiệm với phần đó.
b. Giá trị bảo hiểm:
Nguyên tắc để xác định giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của
xe trên thị trường tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm. Việc xác định đúng
giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để tính toán bồi
thường thiệt hại cho chủ xe. Thực tế, giá trị xe trên thị trường luôn biến động cũng
là một khó khăn cho việc định giá. Do đó, để có căn cứ, công ty bảo hiểm thường
dựa vào đăng ký xe để tính khấu hao và xác định giá trị. Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = Nguyên giá - Khấu hao
Nguyên tắc tính khấu hao:
Để tính khấu hao thì có rất nhiều cách tính:

- Tính khấu hao so với nguyên giá
- Tính theo các phương pháp: Khấu hao đều (đường thẳng), khấu hao
nhanh, khấu hao giảm dần, khấu hao tăng dần….(Quy ước tính theo khấu
hao đều).
- Tính theo năm, tháng, ngày (Quy ước tính theo tháng).
Nếu thời điểm tham gia bảo hiểm từ ngày thứ 15 trở về đầu tháng đó thì có
tính khấu hao; còn nếu từ ngày thứ 16 trở đi thì tháng đó không tính khấu hao. Việc
tính khấu hao được tính theo nguyên giá:
Khấu hao

=

Giá trị ban đầu x Tỷ lệ khấu hao
Thời gian sử dụng



19

Trên thực tế, rất nhiều xe đã khấu hao hết nhưng giá trị sử dụng vẫn còn.
Điều này buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải đưa ra những biện pháp linh hoạt hơn
để thu hút khách hàng.
3.4. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà người tham gia
phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm
chỉ có hiệu lực từ khi người tham gia bảo hiểm nộp phí. Việc xác định phí bảo hiểm
là công tác rất quan trọng. Phí được coi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm nên phí có
hợp lý mới thu hút được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của công ty với đối
thủ cùng triển khai nghiệp vụ này… Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng
tham gia cụ thể, công ty bảo hiểm thường căn cứ vào các yếu tố như: Loại xe, lịch

sử về tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó, mục đích sử dụng xe,
tuổi tác và kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những người thường
xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm, khu vực giữ và để xe…
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm đóng cho mỗi đầu
xe với mỗi loại xe được tính theo công thức:
P = f + d
Trong đó: P : Phí thu mỗi đầu xe
d : Phụ phí
f : Phí thuần (phí bồi thường)
Việc xác định phí thuần căn cứ vào số liệu thống kê về tình hình tổn thất của
những năm trước đó. Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán
được phần phí thuần cho mỗi đầu xe như sau:



20

f =


=
=
×
n
i
i
n
i
ii
C

TS
1
1

Trong đó: S
i
: Số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i
T
i
: Thiệt hại bình quân một vụ trong năm thứ i
C
i
: Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i
Phần phụ phí d gồm các chi phí như: Chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản
lý… Phần phụ phí này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với
phí bồi thường.
Biểu phí cụ thể như sau:
• Trường hợp bảo hiểm toàn bộ xe (Phí chưa bao gồm VAT).
STT
Mức miễn thường không khấu trừ
(VND)
Tỷ lệ phí (% của số tiền bảo hiểm)
Xe không kinh doanh Xe kinh doanh
1 500.000 1,27 1,36
2 1.000.000 1,18 1,27
3 2.000.000 1,09 1,18
4 3.000.000 1,05 1,09
5 4.000.000 0,95 1,00
6 5.000.000 0,86 0,91


Đối với khối hành chính sự nghiệp, xe nước ngoài không áp dụng mức miễn
thường.
Nếu chủ xe chấp nhận mức miễn thường có khấu trừ tương ứng với các mức
miễn thường như trên thì phí bảo hiểm được tính bằng 80% mức phí tối thiểu tương
ứng và ghi rõ trong HĐBH hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.



21

Đối với xe nhập khẩu miễn thuế áp dụng tỷ lệ phí: 2,73% (Chưa bao gồm
VAT) giá trị xe miễn thuế.
• Trường hợp bảo hiểm thân vỏ (Phí chưa bao gồm VAT).
STT Loại xe Tỷ lệ phí (% của số tiền bảo hiểm)
1 Xe không kinh doanh 1,82
2 Xe kinh doanh 2,27
Mức miễn thường: 500.000 đồng/vụ
Ngoài ra, trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới các công ty còn áp dụng các
biện pháp đặc biệt giảm phí và hoàn phí trong trường hợp khách hàng tham gia
nhiều với số lượng lớn và/hoặc rủi ro xảy ra ít, ít có khiếu nại… Tất cả các trường
hợp giảm phí thì phần phí được giảm sẽ ghi trong bản phụ lục đính kèm với hợp
đồng bảo hiểm.
Riêng đối với những xe hoạt động mang tính thời vụ, tức là chỉ hoạt động
một số ngày hoặc tháng trong năm thì chủ xe đóng phí cho những hoạt động đó theo
công thức:
Phí bảo hiểm =

Mức phí cả năm x

Số tháng xe đã hoạt động trong năm


12
Để thuận tiện cho việc tính toán các công ty thường áp dụng phí thời vụ như
sau:
Thời gian hoạt động Tỷ lệ phí đóng (% so với cả năm)
Dưới 3 tháng 30 %
3 – 6 tháng 60 %
6 – 9 tháng 90 %
Trên 9 tháng 100 %




22

Công ty bảo hiểm sẽ hoàn phí đối với trường hợp chủ xe đã đóng phí cả năm,
nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó như ngừng
hoạt động để tu sửa xe…. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ
hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Phí hoàn lại
được tính theo công thức.
Phí hoàn lại

=

Phí cả năm x
Số tháng xe không hoạt động

x Tỷ lệ hoàn phí
12
Tùy theo từng công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỷ lệ hoàn phí là

khác nhau. Nhưng thường tỷ lệ này là 80%. Trong trường hợp chủ xe muốn hủy bỏ
hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo
hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên,
nhưng với điều kiện là chủ xe chưa có lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo
hiểm.
Đối với trường hợp bảo hiểm phải tính khấu hao thay thế mới thì công ty áp
dụng biểu phí như sau:
Bảng 1.3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Giá trị thực tế của xe
Tỷ lệ phí (%)
BH toàn bộ xe BH thân vỏ xe
1.Xe sử dụng dưới 3 năm
(giá trị còn lại trên 70% giá trị xe mới)
1,5 2,5
2. Xe sử dụng từ 3 – 6 năm
( giá trị còn lại 50% - 70% )
1,7 2,7
3. Xe sử dụng trên 6 năm
(giá trị còn lại < 50%)
1,9 2,9
(Nguồn: Từ biểu phí bảo hiểm xe cơ giới của công ty PJICO)




23

Nếu chủ phương tiện tham gia bảo hiểm dưới hình thức không tính khấu hao
thay thế mới, khi rủi ro phát sinh công ty sẽ bồi thường cho xe không tính khấu hao
thay thế mới của vật tư.

4. Hoạt động giám định và bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm vật chất xe
cơ giới
4.1 Vai trò của công tác giám định và bồi thường
Giám định bồi thường được coi là nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp
bảo hiểm. Nó đóng vai trò rất thiết thực đối với doanh nghiệp và với chính khách
hàng của doanh nghiệp bảo hiểm đó.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định gắn liền với hoạt động
bồi thường bảo hiểm. Kết quả của công tác giám định sẽ có quyết định trực tiếp đến
quá trình bồi thường của từng vụ tổn thất có khiếu nại, số vụ khiếu nại được bồi
thường của nghiệp vụ (STBT, thời gian thanh toán,…) Chất lượng của hoạt động
giám định có tốt thì việc xác định số tiền bồi thường mới hợp lý, chính xác được, từ
đó hạn chế tối đa các vụ bồi thường sai, các vụ có ý đồ trục lợi Chính vì vậy, hoạt
động giám định bồi thường đóng vai trò rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm có hiệu quả.
Do công tác giám định bồi thường tổn thất đòi hỏi cần có tính chuyên môn
cao nên hoạt động này thường do chuyên viên giám định thực hiện. Có thể nói, chất
lượng hoạt động giám định sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư cách đạo đức nghề nghiệp
và trình độ chuyên môn của giám định viên. Để đảm bảo giám định được khách
quan và chính xác, giám định viên phải là người không có mối quan hệ quen biết
hay thân thuộc với khách hàng bảo hiểm. Yêu cầu này nhằm phòng tránh và hạn chế
trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra do có sự cấu kết giữa nhân viên giám định và khách
hàng bảo hiểm. Ở các nước phát triển, khách hàng sẽ lựa chọn và chỉ định chuyên



24

viên giám định, còn riêng ở Việt Nam, công việc này thông thường do chuyên viên
giám định của chính doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành.
Hơn thế nữa, chất lượng hoạt động giám định bồi thường còn có ảnh hưởng

không nhỏ đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng bảo hiểm;
từ đó sẽ tác động mạnh đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Giám
định chính xác nguyên nhân và mức độ của tổn thất để tiến hành bồi thường đúng
mức và kịp thời sẽ tránh những hiểu nhầm đáng tiếc có thể xảy ra từ phía khách
hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, trong quá trình giám định, giám định
viên phải làm tròn nghĩa vụ của mình, phải khách quan và rõ ràng, phải giải thích
đầy đủ và cặn kẽ cho khách hàng về quy cách làm việc cũng như các vướng mắc từ
khách hàng bảo hiểm.
Đối với khách hàng bảo hiểm, hoạt động giám định bồi thường của doanh
nghiệp bảo hiểm có sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của họ. Rõ ràng, nếu
chất lượng hoạt động giám định bồi thường kém thì không những khách hàng
không nhận được khoản tiền bồi thường đầy đủ, kịp thời mà có khi họ còn mất thì
giờ.
4.2 Mục tiêu của công tác giám định bồi thường
Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, công tác giám định bồi thường sẽ giúp chúng ta
tìm hiểu được mức độ và nguyên nhân tai nạn. Các tai nạn có thể xuất phát từ các
nguyên nhân khác nhau và có tổn thất khác nhau, thông qua công tác giám định bồi
thường để sàng lọc ra những nguyên nhân, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm đã ký
kết. Như vậy, mục tiêu của công tác giám định bồi thường là giải quyết nhanh
chóng, kịp thời các vụ tai nạn phát sinh để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách
hàng tham gia bảo hiểm và hoàn thành trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp bảo
hiểm.



25

GĐV sau khi kết thúc quá trình giám định, cần phải lập biên bản giám định.
Biên bản giám định cần phải đáp ứng hai yêu cầu:
- Thể hiện tính khách quan, tỉ mỉ, đầy đủ thông tin chi tiết về thiệt hại.

- Căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm và mức thiệt hại thực tế, đề xuất được
phương án khắc phục thiệt hại một cách hợp lý nhất.
4.3 Nguyên tắc chung trong công tác giám định bồi thường
a. Nguyên tắc giám định
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định phải
tuân thủ theo bốn nguyên tắc cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau khi
nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm. Nguyên tắc này giúp
nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt công việc
được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng.
Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên. Giám
định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
mà công ty quy định hoặc do công ty bảo hiểm thuê. Nguyên tắc này bảo vệ quyền
lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám
định là nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, Khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe, lái xe hoặc đại diện
ủy quyền hợp pháp của chủ xe để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bản
giám định. Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu nại,
khiếu kiện có thể xảy ra.
Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu giám
định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đã được tổ
chức bảo hiểm cho phép.
b. Nguyên tắc bồi thường

×