Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo " Vấn đề sử dụng tình huống trong giảng dạy luật" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.89 KB, 4 trang )



T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 65

§µo t¹o




ừ ngày 7 - 9/11/2003, Trường đại học
luật Hà Nội phối hợp với Trường đại
học Lund - Thuỵ Điển tổ chức hội thảo quốc
tế “Phương pháp sử dụng bản án trong giảng
dạy luật hiện đại - Case method in modern
legal teaching”. Các giáo sư của Hoa Kì và
Thuỵ Điển đã cùng giới thiệu và trao đổi
với các giảng viên đến từ 9 trường đại học
có đào tạo luật của Việt Nam về phương
pháp sử dụng bản án, tình huống trong
giảng dạy luật. Do đến từ các nước có hệ
thống pháp luật khác nhau nên các giáo sư
cũng có những cách thức khác nhau trong
việc sử dụng bản án vào giảng dạy luật.
Đây là những kinh nghiệm hay, có thể
tham khảo để xây dựng và hoàn thiện
phương pháp sử dụng tình huống trong
giảng dạy luật ở Việt Nam.
1. Ở Việt Nam, các cơ sở đào tạo luật
thường áp dụng phổ biến phương pháp
thuyết trình để truyền đạt kiến thức đến sinh
viên. Ưu điểm của phương pháp này là có


khả năng cung cấp kiến thức cho người học
một cách hệ thống, đầy đủ và khoa học
nhưng lại dễ đưa sinh viên vào trạng thái thụ
động trong khi tiếp nhận thông tin. Vai trò
của người học vì thế mà ít được thể hiện và
khẳng định. Các giờ thảo luận chủ yếu cũng
nhằm mục đích làm rõ các vấn đề lí thuyết
thông qua đối thoại giữa sinh viên với nhau
và với giáo viên. Với phương pháp đó, sinh
viên đã thực sự lúng túng khi phải đối diện
với các tình huống cần giải quyết trong thực
tế sau khi rời khỏi giảng đường đại học.
Để hạn chế tình trạng này và với mong
muốn làm cho giờ học trở nên phong phú và
sinh động, giáo viên của nhiều môn học đã
sử dụng các vụ án, các tình huống pháp lí
xảy ra trong thực tế và cả tình huống giả
định trong các giờ giảng và các giờ thảo
luận. Thực tế cho thấy, sinh viên đã hiểu rõ
hơn các quy định pháp luật và tự tin hơn khi
vận dụng các quy định đó. Người học tỏ ra
hào hứng, chủ động trong quá trình tiếp
nhận kiến thức, vì họ có cơ hội được nghĩ,
được nói, được thử đặt mình vào vị trí của
luật sư, của thẩm phán hay một nhà tư vấn
pháp lí. Như vậy, có thể khẳng định rằng từ
rất lâu, việc sử dụng tình huống, bản án
trong giảng dạy luật đã được thực hiện ở các
trường đại học của Việt Nam. Tuy nhiên, về
cơ bản, công việc này được tiến hành mang

tính “tự phát”, chưa được tổng kết, đúc rút
kinh nghiệm để khái quát thành “phương
pháp” và tổ chức áp dụng rộng rãi. Điều này
biểu hiện ở chỗ, có môn học, có bài giảng
có thể khai thác tình huống trong quá trình
giảng dạy nhưng không phải mọi tổ bộ môn,
T
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường đại học luật Hà Nội
T
h
s. NguyÔn ThÞ Dung

*


66 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004

§µo t¹o
mọi giáo viên đều sử dụng tình huống và
cách thức, mức độ sử dụng tình huống cũng
rất khác nhau.
2. Ở các nước có nền giáo dục pháp luật
hiện đại, phương pháp sử dụng bản án trong
giảng dạy luật hiện đại được áp dụng phổ
biến và rất phong phú, đa dạng. Các giáo sư
Thuỵ Điển quan niệm sinh viên cần phải
biết và hiểu về các quy định của pháp luật
trước khi phân tích, xử lí các tình huống
thực tế hoặc ngược lại, qua việc phân tích

các tình tiết của vụ án, của sự việc, sinh viên
cần phải hiểu được luật quy định như thế
nào về vấn đề này. Như vậy, cho dù tình
huống được đưa ra trước, hay quy định của
pháp luật được giới thiệu trước thì mục tiêu
của việc sử dụng tình huống đều là giúp cho
người học có hiểu biết sâu sắc hơn các quy
định pháp luật hiện hành.
Trong khi đó, các giáo sư Hoa Kì lại sử
dụng phương pháp khác hẳn. Họ đưa tình
huống vào giảng dạy trước khi sinh viên
biết về quy định của pháp luật. Thông qua
tình huống, sinh viên được học cách tư duy
pháp lí, được biết luật sư cần phải làm gì
và làm như thế nào và điều này được đánh
giá là quan trọng hơn cả việc sinh viên có
nhớ được luật hay không. Với phương pháp
này, khả năng tư duy, khả năng sáng tạo
của sinh viên có thể được khai thác một
cách tối đa. Như vậy, tình huống vụ án đã
trở thành công cụ, phương tiện mà thông
qua đó, người học được biết về quy định
của pháp luật.
Đánh giá hiệu quả của hai phương pháp
sử dụng tình huống này quả là một công
việc rất khó. Tôi cho rằng sự khác nhau
trong phương pháp sử dụng tình huống vào
giảng dạy luật hiện đại của các giáo sư Hoa
Kì và Thuỵ Điển có nguồn gốc do Hoa Kì
và Thuỵ Điển thuộc hai hệ thống pháp luật

khác nhau: Hệ thống thông luật và hệ thống
luật lục địa và điều này có ý nghĩa chi phối
nội dung chương trình giảng dạy luật trong
các trường đại học.Ở hai hệ thống pháp luật
này, quy định của pháp luật hình thành theo
hai cách thức rất khác nhau nên cách thức
dạy cho sinh viên về các quy định đó cũng
khác nhau. Pháp luật của Thuỵ Điển thuộc
hệ thống luật lục địa. Đây là hệ thống luật
hình thành từ nền khoa học pháp lí phát
triển. Với quan niệm pháp luật là chuẩn mực
cơ bản để điều chỉnh hành vi xử sự của con
người, luật thành văn được hình thành thông
qua hoạt động ban hành văn bản pháp luật
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn
việc áp dụng các quy định đó như thế nào
thuộc về các cơ quan thi hành pháp luật.
Xuất phát từ đặc điểm này, mục tiêu của
việc sử dụng bản án trong giảng dạy luật là
sinh viên phải được biết và hiểu rõ về các
quy định của pháp luật, cho dù tình huống,
bản án được đưa ra trước hay sau khi sinh
viên được nghe giảng lí thuyết.
Trong khi đó, ở các nước theo hệ thống
thông luật (trong đó có Hoa Kì), các quy
phạm pháp luật được hình thành chủ yếu từ
án lệ, thẩm phán vừa là người xét xử, vừa là
người tạo ra pháp luật, thậm chí, các văn
bản pháp luật thực định chỉ có ý nghĩa bổ



T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 67

§µo t¹o
sung cho án lệ mà thôi. Có thể điều này lí
giải phương pháp của các giáo sư Hoa Kì
trong giảng dạy pháp luật chủ yếu là khai
thác tình tiết bản án và án lệ thay vì giới
thiệu luật thành văn cho sinh viên.
3. Áp dụng “phương pháp sử dụng tình
huống” như thế nào, theo tôi, còn phụ thuộc
vào đặc trưng của từng môn học và nội
dung của từng phần học. Việc giới thiệu
quy định pháp luật hiện hành trước khi giải
quyết tình huống hay thông qua tình huống
để đúc rút những nội dung pháp lí cần quan
tâm đều phải nhằm mục tiêu giúp cho
người học hiểu đúng quy định của pháp luật
và có khả năng vận dụng các quy định đó
trong thực tiễn.
Với cơ cấu chương trình dành nhiều thời
gian giảng lí thuyết như hiện nay, tình
huống nên được khai thác cả trong giờ giảng
và giờ thảo luận. Việc sử dụng tình huống
trong giờ giảng lí thuyết có ý nghĩa minh
hoạ rõ nét các quy định của pháp luật mà
giáo viên thuyết trình. Sinh viên được tham
gia vào bài giảng và hạn chế được tình trạng
thụ động tiếp nhận thông tin đồng thời giờ
học sẽ sinh động và hiệu quả hơn, tránh rơi

vào tình trạng nhàm chán. Các giờ thảo luận
là cơ hội tốt để sử dụng tình huống, bản án
trong giảng dạy luật. Ở Trường đại học luật
Hà Nội, giờ thảo luận được bố trí sau khi
sinh viên được nghe giảng lí thuyết. Như
vậy, cách phổ biến chúng ta thường làm là
tình huống được sử dụng sau khi người học
đã được biết về quy định của pháp luật và sẽ
học cách áp dụng các quy định đó.
Bộ môn luật kinh tế (Trường đại học
luật Hà Nội) đã biên soạn nhiều tình huống
và thống nhất đưa vào giảng dạy (trong giờ
thảo luận) từ nhiều năm nay. Trong các giờ
giảng lí thuyết, mức độ và cách thức sử
dụng tình huống minh hoạ như thế nào còn
tuỳ thuộc vào kĩ năng và kinh nghiệm của
mỗi giảng viên. Để sử dụng tình huống
trong giờ thảo luận, người học và người dạy
đều phải chuẩn bị cho tình huống. Điều này
có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của việc
sử dụng tình huống, bản án và hiệu quả của
giờ học. Để mọi sinh viên có thể tham gia
vào bài học nên bắt đầu bằng những câu hỏi
đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể trả lời
được, ngay cả khi chưa kịp chuẩn bị đầy đủ
cho việc giải quyết tình huống. Ví dụ, nếu
nhằm mục đích làm sáng tỏ các quy định về
thành lập doanh nghiệp trong tình huống sau
đây nên yêu cầu sinh viên liệt kê các tình
tiết của sự việc như thế nào?

Hải, Hồng, Long góp vốn thành lập
công ti TNHH Hải Âu với mức vốn điều lệ
là 4 tỉ đồng. Hải cam kết góp vốn 1 tỉ đồng
bằng tiền mặt nhưng mới chỉ góp 500 triệu
đồng tại thời điểm thành lập công ti. Hồng
(hiện đang là chủ doanh nghiệp tư nhân
Hồng Hà) cam kết góp vốn bằng một giấy
nhận nợ của Công ti NC trị giá 1 tỉ đồng.
Long góp vốn bằng một số thiết bị kĩ thuật
được các thành viên định giá là 2 tỉ đồng.
Trong sự việc trên, các tình tiết cần yêu
cầu sinh viên liệt kê có thể là:
- Có 3 người góp vốn.
- Loại hình: công ti TNHH, vốn điều lệ


68 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004

§µo t¹o
4 tỉ đồng.
- Hải góp 500 triệu đồng/1 tỉ đồng cam
kết sẽ góp.
- Hồng góp vốn bằng giấy nhận nợ và
hiện là một chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Long góp vốn bằng thiết bị kĩ thuật,
định giá 2 tỉ đồng.
Với yêu cầu liệt kê những tình tiết của
vụ việc này, sinh viên nào cũng có thể đáp
ứng và thông qua đó, những người khác
cùng có cơ hội nhận định khái quát diễn

biến sự việc và sẽ tự tin hơn khi tham gia
vào giải quyết tình huống. Sau khi đã nhận
diện đủ những tình tiết nói trên, sinh viên
cần phải hiểu những vấn đề pháp lí nào cần
quan tâm làm rõ trong hoạt động thành lập
công ti. Trong tình huống trên, người học
cần lí giải:
- Hồng, Hải, Long có thuộc đối tượng bị
cấm thành lập doanh nghiệp hay không?
- Hải có được phép góp vốn làm 2 lần
hay không?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có được quyền
góp vốn vào doanh nghiệp khác hay không?
- Giấy nhận nợ, thiết bị kĩ thuật có thể
được sử dụng làm tài sản góp vốn?
- Việc định giá tài sản có đúng pháp luật
không? Nếu định giá sai thì xử lí như thế nào?
- Tỉ lệ góp vốn của mỗi thành viên?
Công việc cuối cùng là người học phải
khai thác các quy định pháp luật hiện hành
để trả lời cho các câu hỏi đó. Với cách học
này, sinh viên có cơ hội để hiểu hơn các quy
định pháp luật về thành lập doanh nghiệp và
sẽ tự tin, chủ động hơn khi giải quyết các
tình huống thực tế mà họ phải đối diện sau
khi ra trường.
Để nâng cao chất lượng giờ học, cần tìm
cách để nhiều sinh viên có thể tham gia vào
tình huống với tư cách là nhà tư vấn, luật sư,
thẩm phán và phần phát biểu ý kiến không

nên chỉ tập trung vào một số người. Giáo
viên có thể đưa thêm giả thiết để khai thác
tình huống ở nhiều góc độ nhằm phát triển
khả năng tư duy của sinh viên và tạo ra nét
riêng sinh động của từng giờ học. Ví dụ:
Trong tình huống góp vốn thành lập Công ti
TNHH của Hải, Hồng, Long, có thể khai
thác tiếp nhiều vấn đề nảy sinh khi công ti
đi vào hoạt động:
- Nếu Long muốn chuyển nhượng phần vốn
góp của mình trong công ti cho người ngoài
công ti có được không? Điều kiện như thế nào?
- Trong khi Hải chưa góp đủ số vốn, lợi
nhuận và rủi ro được chia sẻ như thế nào?
Nếu Hải đưa ra yêu cầu được chia lợi nhuận
theo tỉ lệ vốn cam kết góp là 25% (1/4 vốn
điều lệ) thì có được không?
- Khi Hải chưa góp đủ 1 tỉ đồng vốn
cam kết góp mà công ti đã phá sản, Hải có
phải sử dụng số vốn chưa góp là 500 triệu
để thanh toán nợ của công ti hay không?
Qua ví dụ trên, có thể thấy rằng các
tình huống không nên được xây dựng quá
chi tiết và chỉ để giải quyết một vấn đề
pháp luật. Tình huống được xây dựng theo
hướng “mở” sẽ là cơ hội để người dạy và
người học phát huy tính sáng tạo trên cơ sở
đưa thêm giả định để giải quyết rất nhiều
các vấn đề pháp lí khác nhau./.

×