Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập và trình bày
BCTC tại các DN có các hoạt động ở nước ngoài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề hội nhập kinh tế trong xu thế
toàn cầu hóa đang là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay đã có một số các công ty trong nước đang mở rộng hoạt
động của mình vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và tham gia hoạt động thương mại quốc tế.
Thực tế này đòi hỏi cần có những quy định về nguyên tắc và phương pháp kế toán cụ thể
đối với các giao dịch bằng ngoại tệ cũng như việc chuyển đổi các báo cáo tài chính
(BCTC) bằng ngoại tệ của những công ty con sang đơn vị tiền tệ lập BCTC hợp nhất của
công ty mẹ.
Nhằm giải quyết vấn đề trên, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International
Accounting Standars Committee- IASC) đã nghiên cứu và công bố các quy định và
hướng dẫn liên quan trong Chuẩn mực quốc tế về kế toán (International Accounting
Standard- IAS) số 21.
Ở Việt Nam, từ năm 1989 cùng với việc chính thức áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản
lý, vấn đề tỷ giá hối đoái thực sự được đặt ra và Bộ Tài chính cũng đã ban hành các văn
bản hướng dẫn cụ thể theo từng giai đoạn. Hiện tại chúng ta đã ban hành Chuẩn mực kế
toán số 10 “Ảnh hưởng của các thay đổi tỷ giá hối đoái” để hướng dẫn các DN hạch toán,
lập và trình bày báo cáo tài chính.
Nhằm góp phần làm rõ các nội dung có liên quan đến Chuẩn mực kế toán từ đó nâng cao
mức độ thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn, nội dung bài viết này
hướng trọng tâm vào vấn đề sử dụng đồng tiền khi lập và trình bày Báo cáo tài chính của
DN.
Xác định đồng tiền chính thức.
Khi DN lập BCTC, cho dù là một DN độc lập, một DN có các hoạt động ở nước ngoài
(công ty mẹ) hay một hoạt động nước ngoài (công ty con hoặc chi nhánh), yêu cầu đặt ra
là mỗi cơ sở riêng rẽ kể cả nằm trong DN báo cáo xác định đồng tiền chính thức của họ
và phải dùng đồng tiền chính thức để đo lường kết quả và tình hình tài chính bằng đồng
tiền đó.
Đồng tiền chính thức là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi DN đang hoạt
động. Môi trường kinh tế chủ yếu mà cơ sở đang hoạt động là một môi trường tạo ra và
sử dụng tiền một cách chủ yếu. DN xác định đồng tiền chính thức cần xem xét những
nhân tố sau:
- Là đồng tiền ảnh hưởng chủ yếu đến giá bán của hàng hóa và dịch vụ (thường là đồng
tiền trong giá bán hàng hóa và dịch vụ được xác định và thanh toán)
- Là đồng tiền ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí nhân công, chi phí vật liệu và chi phí khác
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ (thường là đồng tiền mà chi phí được xác định và thanh
toán)
Ngoài những nhân tố trên còn có thể sử dụng thêm một số điều kiện khác khi xác định
đồng tiền chính thức:
- Đồng tiền mà nguồn tài chính thu được từ các hoạt động tài chính páht sinh (nghĩa là
phát sinh nợ và công cụ vốn)
- Đồng tiền mà các khoản thu từ hoạt động kinh doanh luôn được giữ lại
Riêng hoạt động ở nước ngoài việc xác định đồng tiền chính thức có tương tự như đồng
tiền chính thức của DN báo cáo hay không tùy thuộc vào những nhân tố thêm sau:
- Hoạt động của cơ sở nước ngòai tiến hành như là một phần mở rộng của DN báo cáo (ví
dụ hoạt động nước ngoài chỉ bán hàng hóa nhập khẩu từ DN báo cáo và chuyển tiền bán
hàng về DN báo cáo)
- Các giao dịch của hoạt động ở nước ngoài với DN báo cáo chiếm tỷ lệ cao
- Lưu chuyển tiền của hoạt động ở nước ngoài ảnh hưởng một cách trực tiếp đến lưu
chuyển tiền của DN báo cáo và có thể sẵn sàng chuyển đến DN báo cáo.
Khi những chỉ dẫn trên bị lẫn lộn và đồng tiền chính thức không rõ ràng, thì ban quản lý
sử dụng sự xét đoán của mình để xác định đồng tiền chính thức, sao cho nó bộc lộ một
cách trung thực nhất tác động kinh tế của các giao dịch, sự kiện và điều kiện cơ bản. Và
như vậy, một khi được xác định thì đồng tiền chính thức không thay đổi, trừ khi có sự
thay đổi về các giao dịch, sự kiện và điều kiện cơ bản.
Nếu đồng tiền chính thức là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát, thì BCTC của DN
phải được trình bày lại để phù hợp với sự biến động của đồng tiền trong nền kinh tế siêu
lạm phát.
Xác định đồng tiền trình bày BCTC
Theo chúng tôi, nên cho phép một DN trình bày BCTC bằng một loại tiền (hoặc nhiều
loại tiền) có thể khác với đồng tiền chính thức. Điều này thích hợp trong điều kiện nền
kinh tế toàn cầu hóa, khi mà đa số các tập đoàn lớn gồm nhiều hoạt động nước ngoài có
nhiều loại đồng tiền chính thức khác nhau. Đối với các tập đoàn này, họ không chắc chắn
đồng tiền nào là đồng tiền trình bày BCTC, hay tại sao loại tiền này thích hợp hơn loại
tiền khác. Họ cũng chỉ ra rằng ban quản lý có thể không sử dụng một loại đồng tiền khi
kiểm soát và giám sát tình hình hoạt động và tài chính của tập đoàn. Hơn nữa, họ lưu ý
trong một số phạm vi pháp lý, các DN được yêu cầu trình bày BCTC bằng đồng tiền địa
phương, thậm chí khác với đồng tiền chính thức. Do đó, nếu Chuẩn mực về BCTC yêu
cầu trình bày BCTC bằng đồng tiền chính thức, thì một số DN phải trình bày 2 bộ BCTC:
BCTC tuân theo chuẩn mực được trình bày bằng đồng tiền chính thức và BCTC tuân theo
quy định của nước sở tại được trình bày bằng một loại đồng tiền khác.
Phương pháp chuyển đổi sang đồng tiền trình bày BCTC
Nếu đồng tiền trình bày BCTC khác với đồng tiền chính thức của DN, thì kết quả và tình
hình tài chính của DN được chuyển sang đồng tiền trình bày BCTC theo phương pháp
sau:
Khi đồng tiền chính thức không phải là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát:
- Tài sản và nợ phải trả (bao gồm số tiền khoản mục so sánh) được chuyển đổi theo tỷ giá
cuối kỳ tại ngày lập Bảng cân đối kế toán đó;
- Thu nhập và chi phí (bao gồm số tiền khoản mục so sánh) được chuyển đổi theo tỷ giá
hối đoái tại ngày phát sinh giao dịch;
- Mọi kết quả của chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận như là thành phần độc lập của
vốn chủ sở hữu.
Cần lưu ý thêm khi một cơ sở ở nước ngoài được hợp nhất nhưng không phải là sở hữu
toàn bộ thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế phát sinh từ việc chuyển đổi và gắn
liền với phần đầu tư vào cơ sở ở nước ngoài của cổ đông thiểu số phải được phân bổ và
được báo cáo như là một phần sở hữu của cổ đông thiểu số tại cơ sở ở nước ngoài trong
Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Khi đồng tiền chính thức là đồng tiền của nền kinh tế siêu lạm phát:
Mọi khoản (khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, kể cả các
khoản so sánh) sẽ được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ của Bảng cân đối kế toán mới
nhất, ngoại trừ các khoản mục so sánh (được trình bày liên quan đến BCTC năm trước)
đã được chuyển đổi sang đồng tiền của nền kinh tế không phải siêu lạm phát.
Tóm tắt phương pháp chuyển đổi qua Bảng điều chỉnh tỷ giá của đồng tiền ghi sổ sang
đồng tiền được dùng để lập BCTC như sau:
Phương pháp chuyển đổi sang đồng tiền trình bày BCTC (đồng tiền chính thức khác
đồng tiền trình bày BCTC): xem bảng.
TCK nn: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ tại ngày lập BCĐKT năm nay.
TCK nt: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ tại ngày lập BCĐKT năm trước.
TP/S nn: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế ngày phát sinh hay tỷ giá trung bình của năm nay.
TP/S nt: chuyển đổi theo tỷ giá thực tế ngày phát sinh hay tỷ giá trung bình của năm
trước.
Chỉ tiêu Đồng tiền chính thức là đồng tiền của n
ền kinh tế (năm
nay)
Không có siêu lạm
phát
Siêu lạm phát
Số liệu khoản mục Số liệu khoản mục
Năm trước (so sánh) Năm nay
Năm trước
(so sánh)
Năm
nay
Có siêu
lạm phát
Không siêu
lạm phát
BCĐKT
(Tài sản và Nợ phải
trả)
TCK nn
Không đổi
(theo TCK
nt)
Không đổi
(theo TCK nt)
BC Lãi, lỗ
(Thu nhập và chi phí)
TP/S nn
Không đổi
(theo TP/S
nt)
TCK
nn
TCK nn
Không đổi
(theo TP/S nt)
Xử lý CLTGHĐ Ghi nhận như là thành phần độc lập của vốn chủ sở
hữu
THS. Nguyễn Thị Kim Cúc- ĐH Kinh tế TPHCM (Tạp chí Kiểm toán)