Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.99 KB, 14 trang )

BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH THEO PHÁP LUẬT HOA
KỲ- KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Lê Thị Lụa
TÓM TẮT
Khi gia nhập hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam là các
tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ. Trong đó, phải kể đến u cầu các thành viên
mở rộng phạm vi đăng ký nhãn hiệu, là việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền
thống, cụ thể ở Việt Nam là bảo hộ nhãn hiệu mùi hương và âm thanh. Trên
cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Hoa Kỳ đối với việc bảo hộ nhãn hiệu phi
truyền thống, bài viết phân tích về điều kiện bảo hộ và đưa ra một số kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nội luật hóa việc bảo hộ nhãn hiệu phi
truyền thống - nhãn hiệu âm thanh.
Từ khóa: Bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu phi truyền thống, nhãn
hiệu âm thanh, dấu hiệu.
1.

Đặt vấn đề

Trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay, bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ là một trong những vấn đề mà các nước ngày càng quan tâm và mang
tính tồn cầu. Đặc biệt là khi Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun
Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan chính thức có hiệu lực
đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 thì vấn đề về bảo hộ nhãn
hiệu được đặt ra một cách cấp thiết hơn nữa. Cùng với sự phát triển khơng
ngừng của các hình thức sáng tạo và xu thế hội nhập, việc bảo hộ nhãn hiệu
không chỉ dừng lại ở những nhãn hiệu truyền thống mà còn mở rộng về nhãn
hiệu phi truyền thống như: nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu
chuyển động…Ở các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ thì việc sử dụng và
1



bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống này tương đối phổ biến. Hoạt
động lập pháp quốc tế trong lĩnh vực nhãn hiệu cũng đã quan tâm tới vấn đề
này, cụ thể là vấn đề nhãn hiệu phi truyền thống đã được Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO) và Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) đưa vào nội
dung một số điều ước quốc tế và các hội nghị quan trọng. Trong khi đó,
trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có những quy định cụ
thể về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh – một loại nhãn hiệu phi tuyền thống khá
phổ biến hiện nay. Chính vì thế, trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn
làm rõ những vấn đề pháp lý về vấn đề bảo hộ âm thanh trong nội dung pháp
luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quí báu đối
với vấn đề bảo hộ nhãn hiệu âm thanh ở Việt Nam hiện nay.
2.

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống – nhãn hiệu âm thanh

theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ được sản
xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu chính là yếu
tố để nhận diện, truyền tải thơng tin một cách nhanh chóng tới người tiêu
dùng, giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm đúng đắn dựa trên
các biểu hiện, dấu hiệu liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ được lưu giữ trong
trí nhớ của họ.
Nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu được tạo ra từ các dấu hiệu là âm
hưởng, nhận biết bằng thính giác, có thể do tổ hợp các đơn âm hoặc thang
âm cấu thành, dùng để phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc
dịch vụ.
Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung một số
điều năm 2009 và 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành) 1 quy định: “Nhãn
1 Xem thêm tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm

2019. Toàn bài thống nhất sử dụng thuật ngữ Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

2


hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau”. Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về điều
kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ: (1) là dấu hiệu nhìn thấy được
dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự
kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; (2) có
khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với
hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác2.
Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành quy định chỉ bảo hộ
những dấu hiệu nhìn thấy được làm nhãn hiệu, cịn những dấu hiệu khơng
nhìn thấy được, phi truyền thống như âm thanh vẫn chưa được quy định bảo
hộ làm nhãn hiệu. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, việc quy định chỉ bảo
hộ nhãn hiệu nhìn thấy được trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành sẽ khơng
cịn phù hợp vì chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức không chỉ phạm
vi quốc gia mà cịn mang tính chất quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền
thống theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới.
3.

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh theo pháp luật Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia quy định rất cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền
thống. Điều 15 Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ năm 1946 (Đạo luật Lanham) bao
gồm các quy định bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống. Theo đó: “bất kỳ từ,
tên, biểu tượng, hoặc thiết bị, hoặc bất kỳ sự kết hợp của nó…được sử dụng
bởi một người… để xác định và phân biệt hàng hóa của mình, bao gồm một
sản phẩm độc đáo, từ những sản phẩm được sản xuất hoặc bán bởi người

khác và để chỉ ra nguồn gốc hàng hóa, ngay cả khi nguồn đó khơng được
biết3”. Ngồi ra, các Tịa án và Văn phịng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ
đã cho phép sử dụng làm nhãn hiệu cho một hình dạng cụ thể (Chai Coca –
2 Xem thêm tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019.
3 Xem thêm tại Điều 15 Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ 1946 (Bộ Luật Laham)

3


Cola), một âm thanh cụ thể (chuông của NBC) và thậm chí là một mùi
hương cụ thể4.
3.1.

Các dấu hiệu được bảo hộ làm nhãn hiệu âm thanh theo

pháp luật Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ đã có một số nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ và sử dụng
rộng rãi như tiếng gầm của sư tử cho dịch vụ giải trí truyền hình của hãng
MGM, tiếng sấm rền của hãng mơ tơ Harley – Davison, tiếng chuông NBC
sử dụng trên đài phát thanh và đài truyền hình NBC 5…Thực tiễn sử dụng và
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Hoa Kỳ cho thấy đối tượng được bảo
hộ nhãn hiệu âm thanh bao gồm: Một là, tất cả các loại âm thanh (Âm nhạc;
Các âm thanh do các hoạt động của con người tạo ra; Các âm thanh là tiếng
kêu của động vật; Các âm thanh là tiếng động phát ra từ động cơ, máy móc;
Các âm thanh là tiếng động tự nhiên) được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với
nhau. Hai là, khơng có quy định về độ dài đoạn âm thanh được sử dụng và
đăng ký làm nhãn hiệu.
3.2.

Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh theo pháp luật Hoa


Kỳ
Thứ nhất, tính phân biệt6 hay cịn gọi là khả năng phân biệt của
nhãn hiệu. Đây là vấn đề cốt yếu được xem xét đến trong quá trình thẩm
định nhãn hiệu. Đối với các loại nhãn hiệu phi truyền thống nói chung, việc
đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu khá phức tạp bởi trong tiềm thức
truyền thống của người tiêu dùng, các dấu hiệu không nhận biết được bằng
4 Xem thêm tại: Qualitex v.Jacobson Products, 514 U.S.159, Supreme Court 1995 :
truy cập ngày 22/4/2022
5 Xem thêm thông tin về việc kiểm tra nhãn hiệu bao gồm âm thanh trong TMEP $ 1202.15 “Non – traditional
marks at the US. Patent and trademark office:,
truy cập ngày 22/4/2022.

6 Xem thêm tại bài giảng của Bà Laura Hammel – Luật sư, cố vấn Văn phịng chính sách và Hợp tác quốc tế - Cơ
quan Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ. truy cập ngày 21/4/2022.

4


thị giác khơng phải là dấu hiệu có khả năng phân biệt nguồn gốc thương mại
của hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, tính phi chức năng7. Để âm thanh được đăng kí làm nhãn
hiệu, thì nhãn hiệu xin đăng kí bảo hộ phải khơng có tính chức năng – phi
chức năng. Cụ thể, một nhãn hiệu xin đăng ký bảo hộ có tính chức năng nếu
nó “cần thiết cho việc sử dụng hoặc cho mục đích của sản phẩm hoặc ảnh
hưởng đến giá thành hoặc giá trị của sản phẩm 8”. Các nhân tố để quyết định
tính chức năng: Có phải sáng chế hữu ích?; Có nhằm quảng cáo – lợi ích
thực tiễn?; Có phải là thiết kế thay thế?; Có khiến phương pháp sản xuất đơn
giản và rẻ hơn? Từ đó có thể thấy, chỉ các dấu hiệu khơng mang đặc tính
chức năng của sản phẩm hoặc dịch vụ thì mới có thể được cấp đăng ký nhãn

hiệu và được bảo hộ.
3.3.

Hình thức thể hiện nhãn hiệu âm thanh

Theo mơ hình của Hoa Kỳ, nhãn hiệu âm thanh có thể được thể hiện
bằng việc mô tả thông qua lời văn, từ tượng thanh, nốt nhạc, khuông nhạc 9...
Điều này tạo được sự linh hoạt trong quy định và điều kiện thuận lợi cho
người nộp đơn vì đã quy định khá rõ ràng về hình thức thể hiện, trong khi
nhãn hiệu âm thanh mang đặc tính vơ hình và thường khó xác định.
-

Hình thức thể hiện trên khng nhạc 5 dịng kẻ: Là hình thức

thể hiện nhãn hiệu âm thanh là âm nhạc dưới dạng khn nhạc năm dịng kẻ
được đa số các nước chấp nhận và sử dụng. Tuy nhiên, khơng phải đối tượng
nào nhìn vào cũng có thể hiểu và tưởng tượng ra được âm thanh.
7 Xem thêm tại bài giảng của Bà Laura Hammel – Luật sư, cố vấn Văn phịng chính sách và Hợp tác quốc tế - Cơ
quan Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ. truy cập ngày 21/4/2022.
8 Tuyên bố của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ: truy
cập ngày 22/4/2022
9 Kevin Mecormickm, “DING”, You are now Free to Register that Sound, 96 Trademark Rep.1102,
truy cập
ngày 22/4/2022

5


-


Hình thức thể hiện bằng sóng âm10: Âm thanh có thể chia thành

âm thanh là âm nhạc và âm thanh khơng phải là âm nhạc. Như trên đã trình
bày âm nhạc có thể thể hiện dưới hình thức khng nhạc 5 dịng kẻ, nhưng
phi âm nhạc thì khơng thể thể hiện dưới hình thức nốt nhạc. Với những âm
thanh phi âm nhạc, thực tế một số nước người nộp đơn thường nộp đoạn
sóng âm để thể hiện âm thanh đó. Tuy nhiên, nếu nộp đơn điện tử đối với
các đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh không phải là âm nhạc thì bản sóng âm
của file âm thanh lại được coi là hình thức thể hiện bằng văn bản. Đối với
các âm thanh không phải là âm nhạc, người nộp đơn phải nộp bản sóng âm
và file ghi âm dưới dạng MP3, ngồi ra người nộp đơn cịn cần nộp kèm
phần mơ tả âm thanh bằng lời văn.
-

Hính thức thể hiện mô tả bằng lời văn 11: Quy chế thẩm định

nhãn hiệu của Hoa Kỳ của cơ quan sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ
(USPTO), quy định nhãn hiệu âm thanh không yêu cầu nộp kèm bản đồ họa.
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn chỉ cần nộp file âm thanh,
bản mô tả âm thanh và chứng minh việc sử dụng âm thanh đó. Trong trường
hợp mơ tả bằng lời văn, có một vấn đề đặt ra là từ tượng thanh, từ tượng
thanh không phải lúc nào cũng thể hiện được đúng bản chất và thống nhất
với âm thanh thực tế và thẩm định viên cũng khó hình dung ra nếu chỉ đọc từ
tượng thanh được nêu. Ngồi ra, sự khác biệt về ngơn ngữ giữa các quốc gia
cũng sẽ dẫn tới việc lý giải khác nhau đối với từ tượng thanh. Bởi vậy, việc
sử dụng từ tượng thanh đơn giản cũng sẽ không được chấp nhận làm một
hình thức thể hiện hợp lý cho nhãn hiệu âm thanh.
3.4.

Nộp mẫu vật và kết hợp giữa các hình thức


10 USPTO, Trademark Rule and Status, />11 USPTO, Trademark Rule and Status, />
6


Thông thường Hoa Kỳ yêu cầu người nộp đơn nộp bản mô tả âm
thành bằng từ ngữ hoặc khuông nhạc kết hợp với vật mẫu (dưới dạng băng,
đĩa CD hoặc file nhạc số MP3…). Tuy nhiên, việc nộp mẫu vật thì khơng
thuận lợi cho việc cơng bố đơn, cơng chứng khi tra cứu khó có thể nghe
được hết tất cả các âm thanh trong cơ sở dữ liệu. Đối với nhãn hiệu khơng
nhận biết bằng thị giác, hai hình thức thể hiện bằng đồ họa và sử dụng từ
ngữ mô tả có thể bổ sung cho nhau, đối với âm thanh là âm nhạc phải sử
dụng khuôn nhạc để thể hiện là chính xác nhất, cịn đối với âm thanh không
phải là âm nhạc mô tả bằng từ ngữ, mặc dù việc mơ tả bằng từ ngữ có thể sẽ
gây nhầm lẫn. Bởi vậy, việc kết hợp tốt nhất là kết hợp cả hai hình thức sẽ
tạo linh hoạt cho người nộp đơn.
Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu âm thanh:(i) yêu cầu bản vẽ
không áp dụng đối với nhãn hiệu âm nhạc; (ii) nếu một nhãn hiệu chứa âm
nhạc hoặc từ ngữ kèm âm nhạc, người nộp đơn phải nộp bản nhạc để lưu lại
như bản mô tả nhãn hiệu hoặc như một mẫu vật; (iii) để minh họa rằng nhãn
hiệu âm thanh thực sự chỉ dẫn và phân biệt các dịch vụ và chỉ dẫn nguồn gốc
của chúng12.
Ví dụ về các nhãn hiệu âm thanh đã được cấp tại Hoa Kỳ bởi
USPTO13: Đơn nhãn hiệu quốc gia số 2442140
Chủ sở hữu: Yahoo!, Inc.
Dịch vụ: Dịch vụ máy tính và nguồn lực trực tuyến có sẵn trên mạng
máy tính; Cung cấp cơng cụ tìm kiếm và thể hiện bằng thơng tin trên các
mạng máy tính; cung cấp các thơng tin chung được quan tâm thơng qua
mạng máy tính.


12 International Trademark Association (INTA), Filing a Trademark Application in the United States,
13

7


Mô tả: Nhãn hiệu chứa âm thanh là giọng người đang hát từ âm trầm
lên âm cao từ “YAHOO”
4.

Những thuận lợi và thách thức trong bảo hộ nhãn hiệu âm

thanh tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
4.1.

Sự cần thiết phải bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Một là, nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ. Trong khi đó, dấu hiệu âm thanh cũng là dấu hiệu vốn tồn tại khách
quan, có thể cảm nhận được. Bản thân nhãn hiệu âm thanh lại đa dạng, có sự
khác nhau trong cùng một loại hình nên có thể dùng để đánh dấu và phân
biệt sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Do vậy,
việc sử dụng các dấu hiệu âm thanh làm nhãn hiệu là có cơ sở và phù hợp
với bản chất, chức năng của nhãn hiệu.
Hai là, việc sử dụng các dấu hiệu âm thanh làm nhãn hiệu hiện nay đã
xuất hiện ở nhiều nước, trong nhiều lĩnh vực như: điện ảnh, giải trí, phát
thanh truyền hình, cơng nghệ thông tin, điện tử, dịch vụ khách sạn, nhà
hàng… Vì thế, sẽ khơng cịn cảm thấy xa lạ khi nghe những âm thanh mang
tính biểu trưng của nhà sản xuất, phát hành khi xem các tác phẩm điện ảnh,
chương trình giải trí, phát thanh, truyền hình. Điều này cho thấy vấn đề sử

dụng nhãn hiệu âm thanh đã ngày càng được quan tâm. Cho nên, việc bảo hộ
nhãn hiệu âm thanh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức,
cá nhân, duy trì trật tự quản lý trong lĩnh vực sử dụng nhãn hiệu là rất cần
thiết và mang tính tất yếu khách quan.
Ba là, Việt Nam đã gia nhập hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định đã đặt ra những tiêu chuẩn về
sở hữu trí tuệ, cụ thể là yêu cầu các thành viên mở rộng phạm vi đăng ký
nhãn hiệu. Áp dụng ở thực tiễn Việt Nam là việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền
8


thống, cụ thể là nhãn hiệu mùi hương và nhãn hiệu âm thanh. Có thể thấy,
xây dựng các quy định liến quan đến bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là điều tất
yếu khi tham gia hiệp định.
4.2.

Thách thức trong bảo hộ nhãn hiệu âm thanh14

Một là, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể chi
tiết về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu âm thanh làm cơ sở pháp lý để thực thi các
hoạt động bảo hộ. Do đó, sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng
pháp luật và hồn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh để tạo nên
sự thống nhất giữa toàn bộ các hệ thống pháp luật.
Hai là, thách thức trong đào tạo chuyên gia đánh giá, thẩm định đối
tượng được bảo hộ. Bởi lẻ, bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống yêu cầu cần
có những chuyên gia có tâm, khách quan trong đánh giá khả năng được bảo
hộ những âm thanh. Hơn nữa, trong trường hợp một nhãn hiệu âm thanh đã
được đăng ký, thì yêu cầu cần thiết phải có một ứng dụng phần mềm có khả
năng thẩm định các nhãn hiệu tương tự bằng cách phát hiện các giai điệu
giống nhau, thì lúc đó mới có thể đảm bảo nhãn hiệu âm thanh được đăng ký

không trùng với những nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.
Ba là, thách thức trong xây dựng cơ sở dữ liệu nhãn hiệu âm thanh đã
nộp đơn hoặc được bảo hộ. Người nộp đơn muốn kiểm tra những dấu hiệu
âm thanh đã được bảo hộ hay chưa nộp đơn đăng ký bảo hộ là rất khó khăn
và khơng có khả năng phân biệt.
Bốn là, thách thức trong việc cho phép chủ thể hoàn toàn tự do đăng
ký các nhãn hiệu phi truyền thống. Đây là một vấn đề cần phải xem xét, đưa
ra những quy định và hạn chế cụ thể. Bởi lẻ, người nộp đơn có thể bắt đầu
14 Đỗ Thị Diện, Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống trong quy định của điều ước quốc tế, pháp luật Hoa Kỳ
và Việt Nam. Ấn phẩm Tạp chi Nghiên cứu Lập pháp số 13 (437), tháng 7/2021.

9


lợi dụng quyền tự do đăng ký này và tiến hành đăng ký tất cả âm thanh, dẫn
đến những hậu quả bất lợi như thành lập độc quyền trên một âm thanh nhất
định.
5.

Một số định hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về

bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam15
Thứ nhất, để có thể bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, Điều 72 Luật Sở hữu
trí tuệ hiện hành cần sửa đổi theo hướng liệt kê các dấu hiệu, trong đó có dấu
hiệu âm thanh. Thay vì sửa đổi Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành theo
hướng loại bỏ yêu cầu “nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được”, việc liệt kê
này sẽ hạn chế được cách hiểu các dấu hiệu khác cũng có thể được bảo hộ
dưới dạng danh nghĩa nhãn hiệu. loại bỏ yêu cầu “nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn
thấy được”. Ngồi ra, một vấn đề đặt ra là Việt Nam cần xác định loại hình
âm thanh sẽ chấp nhận bảo hộ bao gồm những loại âm thanh gì, chỉ là âm

nhạc hay tất cả các loại âm thanh nghe thấy được bao gồm cả âm nhạc và âm
thanh là các loại tiếng động khác không phải là âm nhạc.
Thứ hai, về các dấu hiệu không được bảo hộ làm nhãn hiệu, cũng như
các dấu hiệu khác, dấu hiệu âm thanh cũng cần được quy định rõ ngay trong
Luật Sở hữu trí tuệ về đối tượng loại trừ. Cụ thể là bổ sung quy định tại Điều
73 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và Điểm 39.2.b Thơng tư 01/2007/TTBKHCN16 về các dấu hiệu âm thanh không được bảo hộ dưới danh nghĩa
nhãn hiệu. Những loại âm thanh thuộc đối tượng loại trừ bảo hộ nhãn hiệu
có thể bao gồm: quốc ca của Việt Nam hoặc nước ngoài, quốc tế ca; những

15 Nguyễn Thị Hoàng Hạnh (2021), Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh – Kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất hồn
thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ: Những vấn
đề lý luận và thực tiễn”, tr.189
16 Xem thêm tại thông tư 01/2007/TT- BKHCN về hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/ NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp

10


âm thanh gây ảnh hưởng xấu, kích động bạo lực, khủng bố và nội dung này
cũng cần được cụ thể hóa trong Quy chế thẩm định nhãn hiệu.
Thứ ba, cần đưa ra quy định cụ thể về cách thức thể hiện nhãn hiệu
âm thanh trên đơn đăng ký. Đối với nhãn hiệu âm thanh, việc thể hiện dấu
hiệu âm thanh khi tiến hành đăng ký là một vấn đề khá phức tạp, thậm chí cơ
quan nhãn hiệu hồn tồn có thể từ chối bảo hộ chỉ với lý do dấu hiệu âm
thanh không thể được thể hiện theo đúng yêu cầu khi nộp đơn. Quy định có
liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là tại khoản 2 Điều 105 của Luật
Sở hữu trí tuệ hiện hành cần bổ sung yêu cầu về hình thức thể hiện dấu hiệu
âm thanh đối với đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh, đồng thời quy định thống
nhất về nộp file âm thanh. Và hình thức thể hiện dấu hiệu âm thanh khi nộp

đơn sẽ phụ thuộc vào dấu hiệu được lựa chọn bảo hộ là âm thanh chỉ là âm
nhạc hay bao gồm tất cả các loại âm thanh khác nữa.
Thứ tư, tại Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về đánh giá khả
năng phân biệt của nhãn hiệu, cần bổ sung quy định về dấu hiệu âm thanh
không đáp ứng tiêu chuẩn khả năng phân biệt, đặc biệt là các dấu hiệu âm
thanh mang tính chức năng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các loại nhãn hiệu
âm thanh thường không được nhận biết ngay với tư cách là nhãn hiệu, một
trong những lý do là theo nhận thức truyền thống, dấu hiệu âm thanh không
phải là yếu tố cấu thành nhãn hiệu, chỉ khi nó trở thành dấu hiệu có khả năng
phân biệt, nhận biết nguồn gốc thương mại sản phẩm thì mới được người
tiêu dùng nhận biết với tư cách là nhãn hiệu. Ngoài ra, đối với nhãn hiệu âm
thanh, chủ sở hữu thường phải bỏ ra nhiều chi phí và cơng sức để tun
truyền, quảng cáo làm cho các dấu hiệu đó đủ để cho người tiêu dùng làm
quen và liên tưởng tới sản phẩm, dịch vụ đủ để phân biệt nguồn gốc của sản
phẩm hoặc dịch vụ. Trường hợp các nhãn hiệu đạt được khả năng phân biệt
thơng qua q trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
11


cũng đã được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ
hiện hành và được hướng dẫn chi tiết tại điểm 39.5.b của Thông tư số
01/2007/TT-BKHCN cũng đã quy định chi tiết. Theo đó, để được áp dụng
ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng một
cách rộng rãi nhãn hiệu đó và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn
hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Nhãn hiệu chỉ
được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo. Quy định này hiện
đang áp dụng cho các loại nhãn hiệu nhận biết được bằng thị giác nhưng
cũng phù hợp để áp dụng cho nhãn hiệu âm thanh.
Thứ năm, quy định cụ thể về việc nộp mẫu âm thanh với dung lượng

tối đa và theo định dạng file cố định. File âm thanh phải thể hiện rõ ràng, đủ
để người nghe nhận biết âm thanh đó. Tính thống nhất của đơn cũng cần quy
định, mỗi đơn được yêu cầu đăng ký một mẫu âm thanh dùng cho một hoặc
nhiều sản phẩm, dịch vụ.
6.

Kết luận

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dưới tác động ngày càng sâu
rộng của xu hướng tồn cầu hóa, việc hồn thiện hệ thống pháp luật về nhãn
hiệu phi truyền thống nói chung và nhãn hiệu âm thanh nói riêng là yêu cầu
cấp thiết. Từ sự phân tích quy định pháp luật của Hoa Kỳ cùng thực tiễn về
bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. Tác giả đã chi ra thực tiễn quy định của pháp
luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, từ đó đề xuất một số định
hướng kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và để phù hợp với yêu
cầu của thực tiễn trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế, pháp luật Việt Nam nên đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu phi truyền
thống, đặc biệt là nhãn hiệu âm thanh. Đồng thời, xem xét sửa đổi, bổ sung
các chế định pháp luật như đã phân tích trên để hồn thiện hệ thống pháp
12


luật Việt Nam. Từ đó, giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn và tạo điều
kiện để các doanh nghiệp tham gia bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Xem thêm tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa

đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019. Toàn bài thống nhất sử dụng thuật ngữ Luật

Sở hữu trí tuệ hiện hành.
2.

Xem thêm tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ

sung năm 2009 và năm 2019.
3.

Xem thêm tại Điều 15 Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ 1946 (Bộ Luật Lanham)

4.

Xem thêm tại: Qualitex v.Jacobson Products, 514 U.S.159, Supreme Court

1995 : truy
cập ngày 22/4/2022
5.

Xem thêm thông tin về việc kiểm tra nhãn hiệu bao gồm âm thanh trong

TMEP $ 1202.15 “Non – traditional marks at the US. Patent and trademark office,
/>
truy

cập ngày 22/4/2022.
6.

Xem thêm tại bài giảng của Bà Laura Hammel – Luật sư, cố vấn Văn phịng

chính sách và Hợp tác quốc tế - Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ.

truy cập ngày 21/4/2022.
7.

Xem thêm tại bài giảng của Bà Laura Hammel – Luật sư, cố vấn Văn phịng

chính sách và Hợp tác quốc tế - Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ.
truy cập ngày 21/4/2022.
8.

Tuyên

bố

của

Tòa

án

Tối

cao

Hoa

Kỳ:

truy cập
ngày 22/4/2022


13


9.

Kevin Mecormickm, “DING”, You are now Free to Register that Sound, 96

Trademark

Rep.1102,

/>
only/resources/the-trademark reporter/vol96_no5_a7.pdf, truy cập ngày 22/4/2022
10.

USPTO,

Trademark

Rule

and

Status,

/>11.

USPTO,

Trademark


Rule

and

Status,

/>12. International Trademark Association (INTA), Filing a Trademark
Application in the United States,
13. Đỗ Thị Diện, Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống trong quy định của điều
ước quốc tế, pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam. Ấn phẩm Tạp chi Nghiên cứu
Lập pháp số 13 (437), tháng 7/2021.
14. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh (2021), Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh – Kinh
nghiệm quốc tế và những đề xuất hồn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tr.189
15. Xem thêm tại thông tư 01/2007/TT- BKHCN về hướng dẫn thi hành nghị
định số 103/2006/ NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu cơng nghiệp

14



×