TÀI LIỆU VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC
CÁC CÁCH MỞ BÀI HAY – TÀI LIỆU VĂN
Lý thuyết mở bài
CẤU TRÚC MỞ BÀI
Gồm 3 phần
- Dẫn dắt (Tạo nên sự độc đáo trong phần mở bài)
- Nêu nội dung chính sẽ viết trong bài (Đã có trong phần đề bài)
- Phạm vi kiến thức và phương thức chính sử dụng trong bài viết
Cách mở bài dùng cho được đa số các tác phẩm trong CT Ngữ văn 12
1. Như cây đàn mất đi một dây, vườn hoa mất đi những bông hoa giàu hương sắc, nh ư
bầu trời thiếu vắng những vì sao, khơng có Huygơ, Bandắc, Puskin hay Nguyễn Du,
Nguyễn Tn, Nam Cao… nền văn học của nhân loại sẽ trống trải biết nhường nào.
Bởi lẽ những tác giả ấy thực sự đã tìm được “giọng nói của riêng mình”. Và đó chính
là “điều cịn lại đối với mỗi nhà văn”, điều làm nên vị trí của họ trong lịng người đọc.
2. Ai đó đã từng nói rằng hoa hồng ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm say đắm, không
nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan; lồi chim sơn tước ở lại giữa đời
bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy gợi nhắc
trong lòng người đọc nỗi băn khoăn: “Có phải điều cịn lại với mỗi nhà văn chính là
giọng điệu của riêng mình”.
3. Có ai đó đã từng ví mỗi nhà văn như một lồi hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại
ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên
một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm
hồn người đọc khi anh ta tạo ra được một giọng hót, một hương thơm riêng của mình.
Bởi lẽ, điều cịn lại đối với mỗi nhà văn, chính là giọng nói của riêng mình.
4. “Thơ hay giống như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với
nhau lâu là đức hạnh. Nhanh sắc của thơ là chữ nghĩa, tấm lòng mới là đức
TÀI LIỆU VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC
5. Các tác phẩm về đề tài đất nước, Cách mạng
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dịng sơng”
Lịch sử dân tộc ta đã trải qua những năm tháng kháng chiến trường kỳ gian khổ để có
được độc lập tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay. Trong những tháng ngày mưa bom
bão đạn, những giây phút thiêng liêng một thời khói lửa, ta càng trân trọng hơn những
tiếng thơ hay của các văn nghệ sĩ viết về quê hương đất nướ, về cách mạng. Một trong số
đó khơng thể khơng kể tới….
6. Đề tài tình yêu
Suốt cả chặng đường dài sáng tác của mình, có rất nhiều những người nghệ sĩ cứ đeo đuổi
giấc mơ, tìm hiểu và cắt nghĩa về tình yêu. Thế nhưng, câu trả lời vẫn cứ là một con số
khó đốn định. Trong nền văn học Việt Nam, ta biết tới ơng hồng thơ tình Xn Diệu với
những vần thơ tình đắm đuối, nồng nàn. Trên thế giới, bản thân ta cũng không thể nào
quên đi một trong những bài thơ tình nổi tiếng – “Tơi u em” của nhà thơ Puskin. Và
giữa biết bao chông chênh cuộc đời, ta lại tình cờ xơ trái tim mình vào tiếng thơ giản dị,
gần gũi nhưng vô cùng ấm áp và sâu sắc của Xuân Quỳnh. Một trong những tác phẩm nổi
tiếng của Xuân Quỳnh không thể không kể tới – với tựa đề vơ cùn giản dị: “Sóng”.
TỔNG HỢP MỞ BÀI CHƯƠNG TRÌNH VĂN 12
1. Vợ nhặt (Kim Lân)
MB1: Ai đó đã từng nói rằng: "Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả lại sau
lưng" bởi nói như nhà văn Nguyễn Khải: "Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh
phúc hiện hình từ những gian khổ, hy sinh. Ở đời, khơng có con đường cùng, chỉ có
những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới đó."
Đọc "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân , ta thêm một lần nữa hiểu sâu sắc hơn về chân lý
này.
MB2: Còn nhớ sinh thời tác giả của Bỉ vỏ - nhà văn Nguyên Hồng từng “phán” về
đồng nghiệp của mình rằng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người”
với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. Quả thật không chê vào đâu
được lời “truyền thần” ấy của nhà văn Nguyên Hồng! Sự nghiệp và những quan niệm
về văn chương của Kim Lân qua những tác phẩm của ông đã để lại rất nhiều những ấn
tượng đẹp trong lòng độc giả, và càng chứng minh nhận định của nhà văn Nguyên
Hồng không thể bỏ đi từ nào được. Đọc “Vợ nhặt” tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp
sáng tác của Kim Lân, ta càng hiểu rõ và thấm nhuần hơn điều này.
2. Vợ chồng A Phủ ( Tơ Hồi)
MB1: Nhà phê bình Phạm Xn Ngun nhận xét về văn chương của Tơ Hồi: “Văn
chương của Tơ Hồi thấm đậm chất Kẻ Chợ trong giọng điệu, cái nhìn, nhân vật,
phong cảnh. Ơng viết nhiều về Hà Nội, cả chuyện xưa và chuyện nay, đã đành. Ngay
cả khi ông viết về miền núi, về các chuyện lịch sử, dã sử, về những chuyến đi nước
ngồi thì thấp thống trong và ngồi trang sách của ơng vẫn là tính cách và cốt cách
của một nhà văn Kẻ Chợ hóm hỉnh, tinh qi, khơn ngoan, rành đời”. Kỳ thực, tơi rất
cảm phục nhận định này khi nói về một tác giả mà bản thân mình rất yêu mến – Tơ
Hồi. Từ ký ức tuổi thơ với hình ảnh Dế mèn, cho đến khi trường thành được đọc “Vợ
chồng A Phủ” tất cả những gì cịn lại trong tơi chính là sự thú vị, sự chân thực, dí dỏm
trong từng lời văn của ông. Đọc “Vợ chồng A Phủ”, được tìm hiểu về nhân vật Mị,
một trong những điều khiến đọc giả ấn tượng nhất chính là sức sống tiềm tang của cơ
gái dân tộc này.
3. Sóng ( Xn Quỳnh)
MB1: Trong khoảng trời văn học của tình yêu, nếu ta từng bắt gặp Nguyễn Bính say
khướt trong niềm nhớ, nha thơ chân quê đã uống cả một trời quan tái:
‘Chiều nay...thương nhớ nhất chiều nay
Thống bóng em trong cốc rượu đầy
Tôi uống cả em và uống cả
Một trời quan tái, mấy cho say!
Thì Xuân Quỳnh lại như rơi vào “bể tình u” , đắm say trong khơng gian ngập tràn
cảm xúc cháy bỏng, nồng nàn cảm xúc tình yêu qua một thi phẩm mang tựa đề giản dị
- “Sóng” . Với Xuân Quỳnh, “Sóng” là cả một bầu trời tâm tư , tình cảm là tất cả sự
cháy bỏng và rạo rực nhất của trái tim tình yêu.
MB2: Nhà thơ Xn Diệu – ơng hồng thơ tình Việt Nam đã từng viết trong thi phẩm
của mình:
“ Yêu là chết ở trong lịng một ít
Vì mấy khi u mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết…”
Khi đọc những vần thơ này, tơi lại tự bồi hồi hỏi lịng chẳng rõ, rằng tình yêu là gì mà
khiến cho hàng triệu triệu con người trên thế giới này cứ quyến luyến, đắm say. Đối
với tình yêu, những người bình thường như chúng ta còn đượm nồng rung động huống
chi những người nghệ sĩ – những con người ln mang trong mình những tế bào cảm
xúc nhiều hơn. Trong văn đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà thơ viết về tình yêu như
Xuân Diệu, Nguyễn Bính,… thế nhưng, lại bắt gặp một điệu thơ tình rất lạ khi đến với
thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh viết nhiều, viết rất hay về tình yêu, tiêu biểu nhất trong
những sáng tác ấy là bài thơ: “Sóng”.
MB3:
Trong lồng ngực của mỗi người trẻ, trái tim vẫn còn mãi ngân rung hát những khúc ca
của tình yêu tươi xanh. Chiều nay, tôi ngang qua một quán cà phê cũ, lục lại tất cả
những kỷ niệm về mối tình vừa thoáng bay đi trong phút chốc, rồi chợt nhớ người.
Những rung cảm của mối tình đầu vẫn khiến trái tim tơi hay yếu lịng đến vậy, rồi lại
tự hỏi mình: “Người đang ở nơi nao?” Tơi rất thích đọc thơ tình trong những tháng
ngày cơ đơn chọn tơi làm bạn, khơng phải vì tơi đang cố gắng trốn tránh sự thật mà chỉ
bởi những vẫn thơ ấy vẫn luôn làm tơi luyến lưu. Hơm nay tơi chọn đọc “ Sóng” –
chọn đọc về một khúc ca tình yêu của một “cô gái 25 tuổi” tràn đầy nhiệt huyết.
4. Việt Bắc (Tố Hữu)
Có một nhà thơ đã từng tâm sự: “Tơi phải lịng đất nước và nhân dân của mình” đã
viết về đất nước, về nhân dân của mình như nói với người đàn bà mình u. Có một
nhà thơ cũng đã từng khẳng định: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình” và
gắn cả cuộc đời của mình với cuộc đời cách mạng, nhà thơ đó khơng ai khác ngồi Tố
Hữu. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tố Hữu đã để lại cho văn đàn Việt Nam rất
nhiều những áng thơ hay, một trong số đó khơng thể khơng nhắc tới đó là bài thơ Việt
Bắc. Việt Bắc – khúc tình ca chính trị, được đánh giá là một trong những tác phẩm
xuất sắc nhất của đời thơ Tố Hữu.
5. Tây Tiến (Quang Dũng)
MB1: Nhà thơ Giang Nam đã từng viết trong tác phẩm của mình:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”
Mỗi lần đọc lại những câu thơ này là trong lịng tơi lại dâng lên những nỗi niềm bồi
hồi khó tả. Bởi nhà thơ Giang Nam đã từng cảm động vì Tây Tiến nhiều như thế, tơi
đã đọc bài thơ này và có vẻ như cũng phải lịng thi phẩm này như vậy. Với Tây Tiến
đặc biệt là với…. dịng thơ, Quang Dũng đã phác họa lên….
MB2:
“Có khoảng khơng gian nào, đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mơng nào, sâu thẳm hơn tình thương”
Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ thương. Nếu như
Giang Nam gửi nỗi nhớ về quê hương của mình qua bài thơ cùng tên (Q hương),
Hồng Cầm gửi tình yêu vùng đất Kinh Bắc qua bài thơ “ Bên kia sơng Đuống” thì
Quang Dũng – nhà thơ đa tài và cũng rất mình đa tình lại lựa chọn và khai phá một nỗi
nhớ thương mới – nỗi nhớ thương về đoàn quân, nhớ thương về vùng đất, về con
người qua một thi phẩm với tựa đề: “Tây Tiến”….
TỔNG HỢP MỞ BÀI CHƯƠNG TRÌNH VĂN 12
1. Người lái đị sơng Đà (Nguyễn Tn)
MB1: Tơi cịn nhớ Nguyễn Tn – với sự kính trọng, cảm phục. Ơng ln tâm niệm, đã
chọn nghề viết, là không ngừng viết bất cứ lúc nào, dẫu với bất cứ chuyển động nào của lịch
sử. Cũng xuất phát từ cái tâm đó mà người nghệ sĩ này đã để lại cho văn đàn Việt Nam biết
bao tác phẩm hay. Tháng Tám - mùa thu cũng đã vào văn Nguyễn Tuân trong vẻ lộng lẫy
của một bức sơn mài. Ơng khơng ngần ngại đi lên chiến khu Việt Bắc, viết những trang mới
nồng ấm tình người trong “Đường vui”, “Tình chiến dịch”… Trong sự nghiệp sáng tác của
mình, cả trước và sau Cách mạng Tháng Tám, ông đều để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị
như “Vang bóng một thời”, “Tuỳ bút I”, “Thiếu q hương”, “Chiếc lư đồng mắt cua”, “Tóc
chị Hồi”, “Đường vui”, “Tình chiến dịch”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”… và không thể
không kể tới tùy bút “Sông Đà” – những áng văn đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịng người
đọc bởi nó mang phong cách un bác, tài hoa, độc đáo và một giọng văn rất riêng của
người nghệ sĩ này.
MB2:
Kể cả trước đây và mãi sau này, những người nghệ sĩ cứ hát mãi khúc ca về những dịng
sơng. Hồng Cầm hát về sơng Đuống “ nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”, Văn
Cao hát về sông Lô với điệu hồn hùng tráng, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đưa sông Hương
vào những điệu hồn êm dịu. Một nhà văn độc đáo như Nguyễn Tuân cũng hát – hát về sơng
Đà – bằng tất cả sự hiểu biết, tình cảm, tâm tư. Tùy bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực
tế năm 1958 của nhà văn Nguyễn Tuân, gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phác thảo. Nội
dung chủ yếu là ca ngợi cảnh vật và con người Tây Bắc, đặc biệt nhà văn đã khám phá "chất
vàng mười" đã qua thử lửa của vùng đất này. Tùy bút Sông Đà tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám: uyên bác, tài hoa, tìm cái
đẹp từ cuộc sống hiện tại của nhân dân lao động.
MB3:
Nguyễn Tuân đã từng chọn câu của Paul Morand làm đề từ cho tác phẩm “Thiếu quê
hương” của mình : “Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc va ly”, Nguyễn
Tuân dứt khoát khẳng định: “Đứng về phương diện một người lấy sự hồn tồn phát triển
giác quan của mình làm lẽ chính cuộc sống” thì “khơng gì thiệt thịi bằng trung thành với
một chỗ ở”. Trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân, khi tìm hiểu về những
tác phẩm của ơng, có thể nhận ra một điều đó là 2 nội dung chi phối trong những tác phẩm
của ơng đó là “ hồi cổ và xê dịch”, ông ham đi, luôn luôn muốn được trải nghiệm những
điều mới mẻ. Cũng chính vì ngun cớ này, năm 1958, Nguyễn Tuân đã lên đường, ngược
về vùng núi cao Tây Bắc, để “gặp, làm quen, hiểu và viết” về sông Đà. Chuyến đi thực tế
này được ông ghi lại một cách “tuyệt đẹp” qua tùy bút “Sông Đà”. Để lại nhiều ấn tượng
nhất có lẽ là hình ảnh ơng lái đị sơng Đà qua thiên tùy bút này.
MB4:
Những vần thơ Anđécxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ, nơi có những
hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vịm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo vào tâm
hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm xúc cảm mãnh liệt: “Anđécxen đã lượm lặt hạt thơ trên luống
đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên
và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”.Còn đối
với Nguyễn Tuân trên con đường tìm kiếm nghệ thuật nơi con sơng Đà
2. Ai đã đặt tên cho dịng sơng (HPNT)
Sơng Hương – Khúc hát tình ca của Huế. Nói đến sơng Hương nhiều người hình dung dịng
sơng êm ả, thơ mộng nơi cây cầu Trường Tiền hay thành quách, đền đài, chùa miếu cổ kính
soi mình. Nhưng cịn có một sơng Hương rất khác nhìn từ cội nguồn Trường Sơn, với những
cụm rừng già nguyên sinh hoang sơ xanh ngút ngàn bên dòng nước nơi giang đầu xanh biếc.
Và cũng có một sơng hương “nồng nàn” và khao khát đến vậy khi được về gặp lại thành phố
của riêng mình. Hình như, người nghệ sĩ nào khi biết tới dịng sơng này đều như lẽ tự nhiên
mà dành cho nó nhiều tình u đến vậy. Huống hồ, một người yêu Huế như Hoàng Phủ
Ngọc Tường, trong những tác phẩm của mình cứ nhắc mãi về dịng Hương. Một trong
những tác phẩm tiêu biểu nhất của người nghệ sĩ này chính là ký: “Ai đã đặt tên cho dịng
sơng”…
MB2:
Ai đó đã từng nói rằng: “Đất nước có nhiều dịng sơng nhưng chỉ có một dịng sơng để
thương để nhớ, giống như cuộc đời của mỗi con người, có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một
cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng! Dịng sơng để thương để nhớ của mỗi người rất
khác nhau. Nếu như Văn Cao cả đời gắn liền với dịng sơng Lơ hùng tráng, nếu Hồng Cầm
là nỗi nhớ khi ta đi ngang qua “sông Đuống trôi đi một dịng lấp lánh”, nếu Hồi Vũ cả đời
gắn liền với con sông Vàm Cỏ tha thiết chở Phù Sa thì HPNT lại song hành cùng sơng
Hương đi vào trái tim độc giả qua ký: “Ai đã đặt tên cho dịng sơng.”
MB3:
Đã có biết bao nhiêu người nghệ sĩ viết về sơng Hương bằng tình cảm u thương và trân
trọng của mình. Tơi vẫn cịn nhớ những câu thơ của nhà thơ Thu Bồn khi viết về dịng sơng
này:
“ Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lịng nên Huế rất sâu”
Tơi lại tự băn khoăn hỏi mình, có khoảng khơng gian để đó chiều dài của nỗi nhớ thương
gửi về dịng Hương mn đời lững lờ trôi, e ấp nơi thành phố Huế. Rồi lại phải tự ơm trọn
vào mình nhưng cảm xúc luyến lưu khi tới thành phố này. Có một nhà văn, cũng yêu Huế
bằng tất cả tình yêu chân thành như thế, viết về Huế xuất phát từ trái tim mình. Khơng ai
khác, đó là Hồng Phủ Ngọc Tường với ký “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”.
3. Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi
MB1:
Nhà văn Tơ Hồi từng tâm sự: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi
nhiều, khơng thể bao giờ qn… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng
thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tơi”. Bạn đọc chúng ta khi tìm hiểu về Tơ
Hồi đều biết đến thế mạnh của nhà văn là viết về đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc,
trong những trang văn đó chính là quá trình “trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới
lẽ sống của nhân dân”. Đó cũng chính là nguyên cớ để “ Vợ chồng A Phủ” ra đời và trở
thành một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tơ
Hồi.
MB2:
Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tơ Hồi đã rất nổi tiếng, đã
làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ
người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tơ Hồi khơng dừng lại ở chú “dế mèn” mà còn đi
xa hơn. Nếu tính từ năm 1951- khi nhà văn Nam Cao ra đi, thì nhà văn Tơ Hồi có may mắn
hơn người bạn thân thiết của mình ít nhất hơn 50 năm viết. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho
đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ơng? Cịn nói
về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tơ Hồi đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ơng,
người ta cũng nhớ ngay tới tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành
phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tơ Hồi
đã cống hiến.
4. Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo)
“ Chẳng thể nào làm cây đàn im tiếng
Nó vam vỉ
Như dịng nước sâu thổn thức
Như gió thở dài
Trên đỉnh tuyết lạnh băng”
Tiếng ghita thở than – những cuốc rượu ban mai sóng sánh đổ tràn đã đi theo suốt cuộc đời
người nghệ sĩ tài hoa – nhân cách thanh cao nhưng số phận chịu nhiều oan khuất của xứ sở
Tây Ban Cầm – P. G. Lorca. Tiếng đàn là nơi ký thác tâm hồn, là niềm tin, tình yêu, là
nguồn sống của Lorca, rong ruổi cùng ông trên khắp những nẻo đường ca hát và sáng tạo.
Đồng vọng và cảm phục với cuộc đời ấy, một cuộc đời gây ấn tượng như một mùa hè khơng
thể nào qn, rực rỡ và chan hịa ánh nắng. Thanh Thảo xuất phát tự sự kính trọng, ngưỡng
mộ và cảm phục của mình đã tạc dựng lên bức tượng đài về người nghệ sĩ qua thi phẩm: “
Đàn ghita của Lorca”
5. Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Đã từ lâu, quê hương đất nước đã trở thành đề tài muôn thuở trong thi ca Việt Nam. Ta đã
bắt gặp hình ảnh của đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua những vần thơ của thi sĩ
Hoàng Cầm; cũng đã từng gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua “khúc hát ngợi ca” của
Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ hình ảnh đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và
trọn vẹn nhất được qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ
khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu sóng gió chiến tranh được khắc họa
sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khống của “ơng vua thể loại trường ca” – nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm.
KĨ THUẬT VIẾT MỞ BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Hướng dẫn Cách viết phần mở bài trong bài văn nghị luận
* Ví dụ minh họa 1
Đề bài :
Bàn về quan niệm sống.
– Mở bài trực tiếp:
Trong cuộc sống mỗi người đều có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống vì tiền tài
danh vọng mà qn đi giá trị đích thực của cuộc sống.Quan niệm sống tốt là sự hài
hòa giữa danh vọng ,tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con người với thiên
nhiên,không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc hết mình. (Bài viết của
học sinh)
-Mở bài gián tiếp:
Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rơ từng quan niệm “ Nếu khơng có mục đích ,anh khơng làm
được gì cả.Anh cũng khơng làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.Đây là
quan niệm đúng và rất phù hợp với chúng ta.Trong cuộc sống mỗi người đều có một lí
tưởng sống riêng để tự vươn tới,tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bất kì ai cũng
cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có lịng quyết tâm theo lí tưởng ấy ”.
(Bài viết của học sinh)
Đối với nghị luận văn học, các em cũng làm tương tự
* Ví dụ minh họa 2
Đề bài :
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt của Kim Lân
– Mở bài trực tiếp:
“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một
truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố quan
trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là
việc Kim Lân đã xây dựng thành cơng tình huống truyện độc đáo.
-Mở bài gián tiếp:
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để làm bật
nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác
phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức
chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu
biểu.
* Ví dụ minh họa 3
+Nói đến Chính Hữu khơng thể khơng nói đến bài thơ “Đồng chí”.Bài thơ như một
điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ơng.
( mở bài trực tiếp )
+Đề : Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Cơng Hoan ra đời,
tơi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có
thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha.Nhưng khi Chí Phèo
bước ra từ những trang sách của Nam cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện
thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước
thuộc địa. Hình ảnh Chí Phèo qua tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một
cách đầy ám ảnh hình tượng đó
-> Cách dẫn nhập từ các hình tượng có liên quan
II. Mẹo viết phần mở bài cho học sinh yếu
Nam Cao là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm
khai thác đề tài về những con người bị tha hóa trong xã hội cũ . Một trong những tác
phẩm tiêu biểu của ơng là truyện ngắn ” Chí phèo “. Tác phẩm khắc họa thành công
chân dung nhân vật Chí phèo, người nơng dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha
hóa.
Các em có thể dùng mở bài này cho rất nhiều tác phẩm liên quan : ví dụ
+Kim lân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm
khai thác đề tài người nông dân trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu
của ông là truyện ngắn ” Vợ nhặt”. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật
Bà cụ Tứ, một bà mẹ nông dân nghèo, có tấm lịng nhân hậu….
+Nguyễn Tn là một cây bút chun về truyện ngắn. Ơng đã rất thành cơng ở các tác
phẩm khai thác đề tài về những con người tài hoa trong xã hội cũ . Một trong những
tác phẩm tiêu biểu của ông là
truyện ngắn ” Chữ người tử tù “. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật
Huấn cao, một người tài hoa xuất chúng, có khí phách và thiên lương trong sáng…
Các em có thể ” chế ra hàng loạt những mở bài tương tự, kể cả những đề thuộc lĩnh
vực khác, ví dụ:
Huy cận là một cây bút xuất sắc trong phong trào thơ mới. Ơng đã rất thành cơng ở
các tác phẩm khai thác đề tài phong cảnh sông nước quê hương . Một trong những tác
phẩm tiêu biểu của ông là
Bài thơ “Tràng giang” . Bài thơ được gợi hứng từ cảnh sơng hồng mênh mang sóng
nước…
Một số mẫu có sẵn, các em có thể học thuộc :
1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động
và chiếm trọn trái tim người đọc cịn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm
được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người
đọc về hình ảnh của một ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái qt nhân
vật đó)
2. Thời gian vẫn trơi đi và bốn mùa ln luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần
trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ,
là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn cịn mãi mãi với thời gian. T ác phẩm
“ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như
thế.
Đặc biệt là trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)
3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang
vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác
từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành cơng góp
phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà.
”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.
Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất
nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong
lòng người đọc
(Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví
dụ: Tây Tiến,…
4. Trong trái tim mỗi con người ln có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình
cảm ấy dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hồn cảnh
khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân
thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành
công hình ảnh con ng VN có tình u làng q tha thiết. Nhưng có lẽ thành cơng hơn
cả là nhà văn…. Với nhân vật……..
5. Chúng ta đã gặp khơng ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác
phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch,
một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những
người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một
trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà
thơ…..
Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A-phủ….
6. Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các
nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ.
trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến tác phẩm….