Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Chuỗi cung ứng của công ty thực phẩm xuất nhập khẩu lam sơn, thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.25 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THÀNH TÍN

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CƠNG TY
THỰC PHẨM XUẤT NHẬP KHẨU LAM
SƠN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THÀNH TÍN

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CƠNG TY
THỰC PHẨM XUẤT NHẬP KHẨU LAM
SƠN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS. HỒ TIẾN DŨNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................01

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng................................................................................................................................ 4
1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng...................................................................................4
1.1.1.

Khái niệm chuỗi cung ứng................................................................................4

1.1.2. Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, Quản trị nhu cầu, logistics..........5
1.1.2.1.Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối.........................................5
1.1.2.2.Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị nhu cầu........................................5
1.1.2.3.Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị logistics.......................................5
1.1.3. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng.....................................................................6
1.2. Lịch sử phát triễn chuỗi cung ứng..........................................................................6
1.2.1. Chuỗi cung ứng khi chưa có công nghệ thông tin.....................................................6
1.2.2. ự phát triển vượt bậc của quản trị chuỗi cung ứng nhờ những thành tựu của công
nghệ thông tin...........................................................................................................7
1.2.3. Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trong tương lai..........................................8
1.3. Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng.................................................................8
1.3.1. ế hoạch.................................................................................................................8
1.3.2. Cung ứng các nguyên vật liệu..............................................................................9
1.3.3. Sản xuất.............................................................................................................. 10

1.3.4. Giao hàng...........................................................................................................10
1.3.5. Tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp...................................................10
1.3.6. ế hoạch giảm chi phí...........................................................................................10
1.3.7. ịch vụ khách hàng...............................................................................................11
1.4. Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng.................................11
1.4.1. Tiêu chuẩn “ Giao hàng”....................................................................................11
1.4.2. Tiêu chuẩn “ Chất lượng”...................................................................................11
1.4.3. Tiêu chuẩn “ Thời gian”.....................................................................................12
1.4.4. Tiêu chuẩn “ Chi Phí”........................................................................................13


1.5 Một số bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng ở một số cơng ty trong
và ngồi nước............................................................................................................... 13
1.5.1 Bài học kinh nghiệm của cơng ty ngồi nước điển hình cơng ty DELL.............13
1.5.1.1 Giới thiệu sơ lược về DELL............................................................................. 13
1.5.1.2 Hoạt động chuỗi cung ứng của công ty DELL................................................. 14
1.5.1.3 Lợi ích mang lại từ việc áp dụng chuỗi cung ứng của DELL...........................16
1.5.1.4. Bài học kinh nghiệm....................................................................................... 17
1.5.2. Bài học kinh nghiệm của công ty trong nước điển hình cơng ty Holcim Việt Nam....18
1.5.2.1. .1. Giới thiệu sơ lược về Holcim Việt Nam..................................................... 18
1.5.2.2. Hoạt động chuỗi cung ứng của Holcim Việt Nam........................................... 19
1.5.2.3. Lợi ích mang lại từ việc áp dụng chuỗi cung ứng của Holcim Việt Nam........20
1.5.2.4. Bài học kinh nghiệm....................................................................................... 21
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Cơng ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.........22
Tóm tắt chương 1......................................................................................................... 22
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực
phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn..............................................................................24
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty.............................................................24
2.1.1. Q trình hình thành........................................................................................... 24
2.1.2. ự phát triển của công ty......................................................................................24

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty............................................................................ 25
2.3. Hiện trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam
Sơn 27
2.3.1. ện trạng về nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm
Xuất Nhập khẩu Lam Sơn............................................................................................27
2.3.1.1. Kế hoạch......................................................................................................... 28
2.3.1.2. Cung ứng các nguyên vật liệu......................................................................... 29
2.3.1.3. Sản xuất........................................................................................................... 32
2.3.1.4. Giao hàng........................................................................................................ 34
2.3.1.5. Tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp................................................ 35


2.3.1.6. Kế hoạch giảm chi phí..................................................................................... 37
2.3.1.7. Dịch vụ khách hàng......................................................................................... 38
2.3.2. Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng...............38
2.3.2.1. Tiêu chuẩn “ Giao hàng”................................................................................. 38
2.3.2.2. Tiêu chuẩn “ Chất lượng”................................................................................ 39
2.3.2.3. Tiêu chuẩn “ Thời gian”.................................................................................. 40
2.3.2.4. Tiêu chuẩn “ Chi Phí”...................................................................................... 41
2.4. Kết quả điều tra..................................................................................................... 41
2.5. Đánh giá chung..................................................................................................... 45
2.5.1. Ưu điểm............................................................................................................. 45
2.5.1.1. Nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty TP XNK Lam Sơn...............45
2.5.1.2. Về các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng tại
Công ty TP XNK Lam Sơn..........................................................................................49
2.5.2 ạn chế.................................................................................................................. 49
2.5.2.1. Nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty TP XNK Lam Sơn...............49
2.5.2.2. Về các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng tại
Công ty TP XNK Lam Sơn..........................................................................................52
Tóm tắt chương 2......................................................................................................... 53

Chương 3: Giải pháp hồn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực
phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn..............................................................................54
3.1. Căn cứ và định hướng hoàn thiện họat động chuỗi cung ứng tại Công ty
Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.........................................................................54
3.1.1. ăn cứ để hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu
Lam Sơn....................................................................................................................... 54
3.1.2. Định hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập
khẩu Lam Sơn..............................................................................................................55
3.2. Nhóm giải pháp hồn thiện nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty
Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.........................................................................56
3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Hồn thiện về việc lập kế hoạch........................................... 56
3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Hồn thiện về cung ứng các nguyên vật liệu........................58


3.2.3. Nhóm giải pháp 3: Hồn thiện về sản xuất......................................................... 64
3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Hồn thiện về giao hàng....................................................... 65
3.2.5. Nhóm giải pháp 5: Hồn thiện về tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh
nghiệp..........................................................................................................................68
3.2.6. Nhóm giải pháp 6: Hồn thiện về kế hoạch giảm chi phí................................... 70
3.2.7. Nhóm giải pháp 7: Hồn thiện về dịch vụ khách hàng....................................... 71
3.3. Hiệu quả đem lại sau khi thực hiện các giải pháp.................................................. 72
3.3.1. Tiêu chuẩn “ Giao hàng”.................................................................................... 72
3.3.2. Tiêu chuẩn “ Chất lượng”................................................................................... 73
3.3.3. Tiêu chuẩn “ Thời gian”..................................................................................... 74
3.3.4. Tiêu chuẩn “ Chi Phí”........................................................................................ 74
3.4. Lợi ích từ giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng.................................... 75
Tóm tắt chương 3......................................................................................................... 78
Kết luận....................................................................................................................... 80
Tài liệu tham khảo
Phục lục



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH
Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số nguyên liệu thu mua qua các tháng / năm...............................................29
Bảng 2.2:Thäúng kã nàngûlỉc snúxtumáüät úsä cäng ty (khu vỉûc
tènh Bỗnh ở.n..h...). 30
Bng 2.3:Cung ổùng nguyón ỷlióu qua ùcac nm.................................31
Bng 2.4: Số lượng nguyên liệu sơ chế tồn kho qua các tháng/năm.............................32
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của công ty..........................................33
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực của cơng ty.............................................................36
Bảng 2.7: Tần suất theo giới tính..................................................................................44
Bảng 2.8: Tần suất theo tuổi tác...................................................................................44
Bảng 2.9: Tần suất theo đơn vị cơng tác.......................................................................45

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình.................................................................5
Hình 1.2: Chuỗi cung ứng của DELL...........................................................................14
Hình 1.3: Chuỗi cung ứng của cơng ty Holcim Việt Nam...........................................19
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cơng ty..........................................................................25
Hình 2.2: Quy trình dự báo nhu cầu.............................................................................28
Hình 2.3: Mơ hình tổ chức thu mua tại cơng ty............................................................29
Hình 2.4: Hệ thống phân phối sản phẩm của cơng ty...................................................34
Hình 3.1: Quy trình dự báo nhu cầu.............................................................................56
Hình 3.2: Mơ hình tổ chức và quản lý kênh cung cấp nguyên liệu...............................59
Hình 3.3: Kênh phân phối trực tiếp..............................................................................66



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
SC

: Chuỗi cung ứng

SCM

: Quản trị chuỗi cung ứng

Công ty TPXNK Lam Sơn: Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn
EDI

: Electric Data Interchange – Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.

ERP

: Enterpriece Resouce Planning – Hoạch định quản trị tài nguyên cho DN

MRP

: Material Requirement Planning – Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

RFID

: Radio Frequency Identification – Hệ thống định dạng bằng sóng radio

TC

: Tổng cộng



9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km và hệ thống sông ngịi, đầm phá
dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế
mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở
thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với
Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan
trọng của nền kinh tế.
Năm 2009, sản lượng khai thác đã đạt trên 4,8 triệu tấn, nuôi trồng tăng mạnh
đạt trên 2,5 triệu tấn. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD, trở thành ngành có
kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6
nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, tiềm năng phát triển thủy sản của Việt
Nam còn rất lớn cả về khai thác hải sản và nuôi trồng.
Công ty TP XNK Lam Sơn là một công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh
Bình Định, tuy nhiên Cơng ty khơng ngừng nỗ lực củng cố và phát triễn để trở
thành một Công ty thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Mục tiêu của Cơng ty ln
hướng đến sự hồn thiện trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng. Để làm được điều này, Cơng ty
cần phải hồn thiện chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong
giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước, chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài
“Chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn, thực
trạng và giải pháp ” làm đề tài viết luận văn thạc sĩ kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan trên, việc nghiên cứu đề tài của luận văn có ý
nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn nhằm mục tiêu hồn thiện chuỗi cung ứng tại
Cơng ty để từ đó kiểm sốt chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thị phần và
tối đa hoá lợi nhuận. Đồng thời đây cũng là tài liệu góp phần nghiên cứu các giải

pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của ngành Thủy sản Việt Nam.


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba mục tiêu nghiên cứu cơ bản sau:
- Xác định cơ sở lý thuyết chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu
Lam Sơn.
- Xác định và đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm
Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện chuỗi cung ứng của Cơng ty Thực phẩm Xuất Nhập
khẩu Lam Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn
và các khách hàng của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
Nghiên cứu định tính: Thơng qua thảo luận nhóm với các cán bộ công nhân
viên hiện đang làm việc tại Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn để khám
phá các yếu tố hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty và của ngành Thủy sản.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, khảo sát
khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, xử lý dữ liệu trên Excel để kiểm định và
đánh giá chuỗi cung ứng của Cơng ty, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế hoạt
động chuỗi cung ứng của Công ty, đồng thời vận dụng những cơ sở khoa học về
chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Thu thập số liệu: Các số liệu và thông tin thu thập từ các nguồn sau:
- Thực trạng chung về tình hình sản xuất và kinh doanh của Cơng ty Thực phẩm
Xuất Nhập khẩu Lam Sơn trong thời gian vừa qua.
- Các thông tin liên quan đến ngành Thủy sản và thị trường Thủy sản thế giới.
- Các hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam
Sơn.
- Các thơng tin khác có liên quan đến hoạt động của ngành Thủy sản.

- Báo cáo phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của ngành Thủy sản năm
2009 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam.


- Báo cáo tình hình hoạt động Cơng ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn năm
2007 – 2009.
- Các thơng tin về ngành Thủy sản trên báo chí, tạp chí, internet....
Phương pháp thu thập thơng tin: theo phương pháp chuyên gia, phỏng vấn lấy
ý kiến, sử dụng bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn qua bảng câu hỏi đến khách
hàng của Công ty Thực phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.
Phương pháp xử lý thông tin: Dữ liệu sau khi đã thu thập được hiệu chỉnh,
phân tích và xử lý bằng Excel tạo ra kết quả phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu của luận văn.
Luận văn bao gồm ba phần: mở đầu, nội dung chính bao gồm ba chương và
phần kết luận như sau:
Mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng
của Doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Cơng ty Thực
phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Cơng ty Thực
phẩm Xuất Nhập khẩu Lam Sơn.
Kết luận.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng
được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng
cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Chuỗi này
được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy và người tiêu dùng là
mắc xích cuối cùng của chuỗi.
Thuật ngữ “ chuỗi cung ứng ” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến
trong những năm 90. Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:
- Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị
trường. “Nguồn: Lambert, Stock and Ellram (1998), Fundaments of Logistics
Management, Boston MA: Iwin/McGraw-Hill, c.14” [10]
- Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến
việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và
nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách
hàng. “Nguồn: Chopra Sunil and Pter Meindl (2001), Supplychain management :
strategy, planning and operation, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1” [8]
- Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực
hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán
thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng.“Nguồn: Ganesham,
Ran and Terry P.Harrison (1995), An introduction to supply chain management ”[11]
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng là chuỗi thơng tin và các q trình kinh doanh cung cấp một
sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người
tiêu dùng cuối cùng. “Nguồn: PGS TS. Hồ Tiến Dũng ( 2009), Quản trị điều
hành.trang 381” [5].


Mơ hình của chuỗi cung ứng như sau:
Các nhà cung cấp Các nhà máy


Các nhà kho

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Hình 1.1: Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình
“Nguồn: PGS TS. Hồ Tiến Dũng ( 2009), Quản trị điều hành.trang 381” [5]
1.1.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, Quản trị nhu cầu, logistics
1.1.2.1 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối
Kênh phân phối là một thuật ngữ thường được sử dụng trong marketing, kênh
phân phối là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối, nó
chỉ là một bộ phận của chuỗi cung ứng – là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản
xuất đến khách hàng. Như vậy nói đến kênh phân phối là nói tới hệ thống bán hàng
hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.2.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị nhu cầu
Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung
ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến
mại và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing.
Quản trị nhu cầu thì khá quan trọng nhưng thường hay bị bỏ sót trong q trình
quản trị chuỗi cung ứng. Nó thật sự là một bộ phận nhỏ trong quản trị chuỗi cung
ứng và nó cần thiết cho việc kiểm sốt các mức nhu cầu của hệ thống. Chúng ta
phải xem xét quản trị nhu cầu có vai trị quan trọng như quản trị luồng nguyên vật
liệu và dịch vụ trong quản trị chuỗi cung ứng.
1.1.2.3 Phân biệt chuỗi cung ứng với quản trị logistics
Quản trị logistics được hiểu theo nghĩa rộng thì nó là quản trị chuỗi cung ứng.
Một số nhà quản trị định nghĩa logistics theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận
chuyển bên trong và phân phối ra bên ngồi, trong trường hợp này thì nó chỉ là một
bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng.



Logistics là một lĩnh vực đang ở giai đoạn có nhiều sự quan tâm một cách mới
mẻ đến nhà quản trị chuỗi cung ứng. Logistics xuất hiện từ những năm thập niên 60,
khi mà ý tưởng về Logistics hiện đại cùng theo với các chủ đề tương tự như môn
động lực học công nghiệp đã nêu bật lên những tác động giữa các bộ phận của
chuỗi cung ứng và chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bộ phận khác
như trong quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm sốt luồng thơng tin và
ngun vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng
một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Có 3 điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng:
- Chuỗi cung ứng là một hệ thống có tính tương tác rất cao. Các quyết định ở
mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
- Chuỗi cung ứng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu. Kho và nhà
máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối với các đơn hàng lớn. Thậm chí nếu các
thơng tin hồn hảo tại tất cả các kênh sẽ có một phản ứng nhanh trong chuỗi
cung ứng từ thời gian bổ sung.
- Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp
thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân phối. Thời gian trong
chuỗi cung ứng chỉ dùng để tạo sự thay đổi trong các đơn đặt hàng và hàng tồn kho.
Dự đoán của sự thay đổi nhu cầu cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thay
đổi thực tế và quản trị nhu cầu có thể làm ổn thỏa những thay đổi của nhu cầu.
1.2

Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng

1.2.1 Chuỗi cung ứng khi chưa có cơng nghệ thơng tin
Trước chiến tranh thế giới thứ II, các công ty hoạt động nhờ vào chuỗi liên
kết đơn giản, một chiều từ nhà sản xuất đến kho, tới nhà phân phối sỉ, lẻ và cuối

cùng là người tiêu dùng. Chuỗi liên kết này hoạt động thông qua các bảng biểu, mỗi
người của mỗi bộ phận của chuỗi liên kết, làm việc với người kia thông qua giấy tờ.


Chuỗi liên kết này hoạt động ở dạng sơ đẳng nhất của quy trình mua xác định, dự
báo nhu cầu, quản lý tồn kho và vận chuyển không được rõ ràng.
1.2.2 Sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng nhờ những thành tựu của công
nghệ thông tin
Đầu năm 1960, năm mà bùng nổ quản lý chi phí, từ dây xuất hiện sự chuyển
đổi từ hoạt động đơn lẻ sang hợp nhất các hoạt động của hệ thống. Năm này cũng là
năm đánh dấu sự ra đời của phần mềm quản lý kho đầu tiên, việc quản lí bước sang
một trình độ cao hơn, khơng cịn thủ cơng bằng giấy tờ.
Năm 1970 hệ thống cung ứng được bổ sung thêm hệ thống quản lý MRP –
Materia Requirement Planning – hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Hệ thống này
cho phép các nhà sản xuất theo dõi được dòng luân chuyển của nguyên vật liệu từ
nguyên vật liệu thô đến nguyên vật liệu chờ sản xuất. Hệ thống MRP, giải quyết
được phần lớn về quản lý sản xuất, mối quan tâm của các nhà sản xuất bây giờ tập
trung vào khách hàng. Do đó Logistics cũng phát triễn theo, để đảm bảo phân phối
tới người tiêu dùng đúng nơi, đúng lúc.
Năm 1980, cùng với sự xuất hiện của hệ thống MRP II – Manufacturing
Resource Planning – hoạch định nguồn lực sản xuất – Logistics phát triển vượt bậc,
trở thành chìa khóa để tạo sự khác biệt giữa hai công ty. MRP II cho phép doanh
nghiệp kiểm soát và liên kết các hoạt động của doanh nghiệp từ kế hoạch nguyên
vật liệu, kế hoạch tài chính tới kế hoạch sản xuất chính. Chính sự phát triễn này đã
đánh dấu sự ra đời của chuỗi cung ứng.
Năm 1990, cùng với sự phát triển của internet đã trở thành công cụ hữu hiệu
của chuỗi cung ứng và đánh dấu sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng. Thông
qua hệ thống trao đổi thông tin điện tử EDI- Electronic Data Interchange và giải
pháp quản trị tài nguyên cho doanh nghiệp, hệ thống ERP – Enterprice Resouce
Planning đã cải tiến vượt bậc cho việc truyền thông trong chuỗi cung ứng, trong

thương mại điện tử và mua hàng đấu thầu trên mạng.
Từ năm 2000 đến nay, chuỗi cung ứng hướng tới khách hàng, dòng luân
chuyển của nguyên vật liệu, sự liền mạch và thông suốt của dịng thơng tin, nhưng


quan trọng nhất vẫn là cung ứng và sự hợp nhất của các nhà cung ứng.
1.2.3 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trong tương lai
Xuất hiện chuỗi cung ứng mới: Với sự phát triển của chuỗi cung ứng như
hiện nay, nhiều chuỗi cung ứng sẽ ra đời và sẽ được ứng dụng rộng rãi trong thực
tế. Các công ty sẽ có nhiều mơ hình để lựa chọn sao phù hợp với tình hình hoạt
động và tài chính của cơng ty mình.
Hợp nhất các chuỗi cung ứng: Sự hợp nhất các chuỗi cung ứng cũng là hiện
tượng nổi trội, ba yếu tố chính sau sẽ tác động trực tiếp tới sự thay đổi cấu trúc để
làm sao các công ty duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng đó. Các công ty sẽ liên
kết chuỗi cung ứng với các chuỗi cung ứng của đối tác và hợp nhất hoạt động với
nhau, cơng nghệ và internet là chìa khố cải thiện chiến lược chuỗi cung ứng và tái
cơ cấu hoạt động chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu của công ty.
Công nghệ RFID sẽ phát triễn nổi trội: Công nghệ RFID sẽ phát triển và
được ứng dụng rộng rãi trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong ngành hàng tiêu
dùng. Công nghệ này giúp định dạng sản phẩm, vận chuyển và kiểm soát tồn kho,
tránh hàng hoá trong kho không đủ phục vụ nhu cầu của thị trường đồng thời giảm
thời gian hàng hoá, nguyên vật liệu bị lưu kho chờ sản xuất hay xuất xưởng đưa ra
phân phối trên thị trường.
1.3 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng
Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm 7 vấn đề chính. Những vấn
đề này được sắp xếp trình tự thể hiện quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng: Kế
hoạch, cung ứng các nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, tối ưu hóa trong nội bộ
doanh nghiệp, kế hoạch giảm chi phí và dịch vụ khách hàng.
1.3.1 ế hoạch
Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu trong chuỗi cung ứng.

Để có được các hoạt động tiếp theo của chuỗi thì cần phải có một kế hoạch xuyên
suốt quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng. Dựa vào kế hoạch này, các nhà quản
trị chuỗi cung ứng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất sao cho tối
ưu với chi phí thấp nhất để sản xuất sản phẩm với chất lượng cao và giao hàng đúng
hạn cho khách hàng.


Kế hoạch có 2 loại: kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng và kế hoạch với sự
hợp tác từ khách hàng.
• Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng
Một công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều phải ước lượng và dự báo trước các
nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của mình để lập kế hoạch cần sản xuất nhằm phục
vụ và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, giảm tối thiểu tồn kho và chi phí hoạt động.
Để xác định được nhu cầu, công ty cần phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ
liệu. Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng cần phải có dự báo trước về nhu cầu tương lai
và kế hoạch của khâu này sẽ là dữ liệu cho các khâu tiếp theo của chuỗi để lập kế
hoạch cho bộ phận của mình. Thơng thường thông tin dự báo nhu cầu của thị
trường trong thời gian 6 tháng hay 1 năm được thu thập từ bộ phận nghiên cứu thị
trường, bộ phận bán hàng. Bộ phận này sẽ dự báo, phân tích về nhu cầu thị trường,
thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai để đưa ra những
con số và xu hướng tiêu dùng. Thông tin này được chuyển tới các bộ phận để dựa
vào đó lập kế hoạch cho các khâu tiếp theo, sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng.
• Kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng
Ngoài cách dự báo nhu cầu và sắp xếp kế hoạch sản xuất dựa trên những dự
báo, phân tích về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng
tiêu dùng trong tương lai gần, cơng ty cịn có thể đưa ra các dự báo chính xác hơn
nhờ sự hợp tác của khách hàng. Khách hàng cung cấp số lượng dự báo sẽ đặt hàng
trong 1 khoảng thời gian nào đó, có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm…. Điều này
giúp giảm được các khâu thu thập số liệu, phân tích số liệu để có được kết quả dự

báo đồng thời tăng mức độ chính xác của kế hoạch. Cho dù những dự báo này đưa
ra và khách hàng không phải chịu trách nhiệm tài chính trên dự báo đó thì nó cũng
rất hữu ích cho cơng ty cho việc dự báo xu hướng và nhu cầu trong tương lai.
1.3.2 Cung ứng các nguyên vật liệu
Khâu cung ứng nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng đảm trách nhiệm vụ
cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Cung ứng nguyên vật liệu bao gồm 2 nhiệm vụ chính là lựa chọn nhà
cung cấp và quản lý tồn kho.
Các nhà quản trị cung ứng phải chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu phục


vụ cho sản xuất. Một nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, giá
cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, dịch vụ tốt cho từng loại nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất.
Quản lý tồn kho cũng là một khâu quan trọng trong cung ứng nguyên vật liệu
phục vụ cho sản xuất. Quản lý tồn kho được coi là hiệu quả khi nguyên vật liệu
phục vụ trong sản xuất được cung cấp đúng lịch, đúng chất lượng đồng thời đảm
bảo nguyên vật liệu tồn kho ở mức quy định của công ty.
1.3.3 Sản xuất
Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để tạo ra
sản phẩm tốt và giao hàng đúng hạn, đúng số lượng cho khách hàng cần phải có một
kế hoạch sản xuất hợp lý. Kế hoạch sản xuất đó cần phải cân đối nguồn lực về nhân
cơng , máy móc, ngun vật liệu, các yêu cầu về chất lượng, số lượng, năng suất sản
phẩm… hơn nữa kế hoạch sản xuất cần phải có yếu tố linh động trong đó, tức cần
phải có kế hoạch phụ đi kèm khi kế hoạch chính khơng thực hiện được.
1.3.4 Giao hàng
Thành phẩm sau khi sản xuất được vận chuyển tới kho lưu trữ và chờ phân
phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống phân phối của công ty. Ở
một số công ty việc này thường do bộ phận logistics thực hiện và đôi khi nó được
thực hiện bởi bên thứ 3 khi cơng ty khơng có chun mơn và kinh nghiệm trong

lĩnh vực này.
1.3.5 Tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp
Tối ưu hóa tổ chức nội bộ doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ quản lý
để ngăn ngừa sự thất bại của hệ thống hoạt động nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt
động của hệ thống thơng qua việc giảm chi phí hoạt động và chi phí vốn.
Chuỗi cung ứng đưa ra các nhà quản lý cái nhìn tổng quan và cách tiếp cận
toàn bộ hoạt động của hệ thống, thơng qua phân tích và thu thập dữ liệu của chuỗi
cung ứng để tìm ra nguyên nhân và hiện tượng của vấn đề trong hoạt động của
doanh nghiệp, giảm bớt các khâu, các hoạt động thừa của chuỗi cung ứng.
1.3.6 ế hoạch giảm chi phí
Giảm chi phí vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của chuỗi cung ứng. Chi phí
trong chuỗi cung ứng cần phải được đánh giá, lập kế hoạch, kiểm soát và định
lượng.


Chi phí cho chuỗi cung ứng khơng chỉ có nguồn gốc từ nguyên vật liệu, hoạt
động trong chuỗi mà còn phát sinh từ chính các mối quan hệ trong chuỗi. Nếu các
mắc xích quan hệ trong chuỗi cung ứng mạnh khỏe và trơi chảy thì khơng có chi phí
phát sinh nhưng nếu một trong các mắc xích đó có vấn đề thì chi phí của chuỗi sẽ
tăng do một mắc xích bị ngưng lại thì các mắc xích khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Do
đó mục tiêu của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là duy trì hoạt động của chuỗi tốt.
1.3.7 ịch vụ khách hàng
Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, các công ty cũng phải tìm
cách để đáp ứng nhu cầu đó nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây
là q trình cung cấp các lợi ích gia tăng cho chuỗi cung ứng của cơng ty với chi phí
thấp và hiệu quả cao, vì do đây là quá trình tiếp xúc làm hài lòng của khách hàng
sau khi đã mua sản phẩm của công ty, giữ khách hàng cũ lôi kéo khách hàng mới.
Dịch vụ khách hàng được thực hiện không chỉ sau khi giao hàng tới khách
hàng mà còn phải thực hiện ngay cả trước và trong khi giao dịch với khách hàng.
1.4 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng

Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến
việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng, có 4 tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng, đó là: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi
phí.
1.4.1 Tiêu chuẩn “ Giao hàng”
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ
phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng
yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng khơng được tính là giao
hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng
khơng có hàng đúng thời gian u cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắc khe
và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho
khách hàng khi họ yêu cầu.
1.4.2 Tiêu chuẩn “ Chất lượng”
Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa
mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thơng


qua những điều mà khách hàng mong đợi.
Để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta
thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lịng của khách hàng. Ví dụ
một cơng ty hỏi khách hàng của mình: Chúng tơi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách
tốt đến mức nào? Những câu trả lời được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: (5)
vơ cùng hài lịng, (4) rất hài lòng, (3) hài lòng, (2) chưa hài lòng lắm, (1) thất vọng.
Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỷ lệ cao trong tổng các câu trả lời, như thế
cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng.
Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về một
hay nhiều câu hỏi dưới đây:
-

Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử

dụng?

-

Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tơi như thế nào?

-

Q khách cịn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần?
Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trung

bình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính toán. Một tiêu chuẩn đánh
giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, tiêu
chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi
đã mua ít nhất một lần. Ví dụ số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầu
Clear trong tháng 11/2009 là 1000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lượng khách
hàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung
thành của khách hàng cho sản phẩm Clear là 80%, thông thường người ta đánh giá
chỉ tiểu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu sử dụng lại
của hàng hoá dịch vụ….
1.4.3 Tiêu chuẩn “ Thời gian”
Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn
kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này, thì thời
gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ, nếu mức tồn kho là 10
triệu đồng, và chúng ta bán lượng hàng tương đương 100.000 đồng một ngày, chúng


ta có 100 ngày tồn kho. Nói cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình
khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho cho đến ngày xuất kho. Thời gian tồn kho sẽ
được tính cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất,

người bản sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu
hồi cơng nợ, nó đảm bảo cho cơng ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản
phẩm tạo ra vịng ln chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ phải được cộng thêm cho
toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày tồn
kho cộng số ngày chưa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh
để tạo ra sản phẩm và nhận được tiền.
Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ
1.4.4 Tiêu chuẩn “ Chi phí”
Có hai cách để đo lường chi phí:
Cơng ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí
tồn kho và chi phí cơng nợ, thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm
của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy khơng giảm được tối đa tổng chi phí.
Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia
tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:
Hiệu quả = (doanh số- chi phí nguyên vật liệu)/(chi phí lao động + chi phí quản lý)
“Nguồn: PGS TS. Hồ Tiến Dũng ( 2009), Quản trị điều hành.trang 385-388” [5]
1.5 Một số bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng ở một số cơng ty
trong và ngồi nước
Chuỗi cung ứng đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công và
phát triển mạnh mẽ, nhưng ở Việt Nam thì cịn rất mới mẽ. Sau đây là hai Cơng ty
điển hình thực hiện thành cơng việc sử dụng chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.
1.5.1 Bài học kinh nghiệm của cơng ty ngồi nước điển hình cơng ty DELL
1.5.1.1 Giới thiệu sơ lược về DELL
Dell Inc là một công ty chun sản xuất phần cứng máy tính có trụ sở tại
Round Rock, Texas, Hoa Kỳ. Dell được thành lập năm 1984 do Michael Dell. Đây


là cơng ty có thu nhập lớn thứ 28 tại Hoa Kỳ.
Dell là tập đoàn lớn thứ hai trên toàn cầu về lĩnh vực thiết kế, sản xuất và

phân phối phần cứng máy tính, với thị phần tồn cầu là 13.1%. Dell kinh doanh các
phần cứng máy tính và các thiết bị số như Laptop, Server, PC, Workstations, Thiết
bị lưu trữ, LCD Monitors … Khách hàng của Dell gồm:


Khách hàng cá nhân: với các mặt hàng như laptop, PC, thiết bị lưu trữ …



Khách hàng doanh nghiệp: với các mặt hàng như Server, Workstations, … Từ
năm 1996, Dell thực hiện bán hàng trực tuyến (trực tiếp) cho khách hàng cá

nhân thông qua Website www.dell.com. Ở đây, khách hàng được cung cấp catalog
về sản phẩm mà dell cung cấp, tùy chỉnh sản phẩm theo ý muốn và đặt hàng. Dell sẽ
lắp ráp sản phẩm và vận chuyển đến cho khách hàng sản phẩm đúng như khách
hàng yêu cầu.
1.5.1.2 Hoạt động chuỗi cung ứng của Cơng ty Dell

Hình 1.2: Chuỗi cung ứng của DELL


Khách hàng vào website của Dell để xây dựng máy tính với cấu hình tùy
chỉnh. Sau khi, khách hàng ưng ý với máy tính mà mình xây dựng thì cơ sở dữ liệu
khách hàng của Dell sẽ ghi lại thông tin cấu hình máy. Hệ thống sẽ phân tích các
linh kiện cần thiết rồi gửi các thông tin này tới nhà sản xuất các linh kiện tương
ứng. Theo đó, các nhà sản xuất ln trong tình trạng sẵn sàng chấp nhận các yêu
cầu của Dell và sẽ tiến hành giao sản phẩm cho Dell theo số lượng đã yêu cầu. Đối
với khách hàng doanh nghiệp, có hai phương thức để mua hàng trên Dell:
Một là, thực hiện thông qua Premier Pages của Dell tại địa chỉ
. Dell có trên 500.000 tài khoản Premier Page của các doanh

nghiệp và công ty nhỏ và vừa trên toàn thế giới. Hoạt động đặt hàng tiến hành
tương tự như của khách hàng cá nhân.
Hai là, tích hợp với hệ thống của Dell. Khi mua hàng trên Dell sẽ có khách đơi
chút ở khâu đặt hàng. Thay vì đặt hàng qua website như thơng thường, hệ thống của
Dell cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng đặt hàng từ hệ thống
ERP (ERP Procurement Application) của họ để đặt hàng. Dell có sự kết hợp với
trên 20 nhà cung cấp giải pháp ERP để đảm bảo tất cả các dữ liệu giao dịch điện tử
từ các hệ thống ERP đều được Dell chấp nhận.
Các nhà cung ứng của Dell từ các tập đồn sản xuất máy tính và linh kiện
như Intel, AMD, Seagate, Maxtor, Quantum … Trong mối quan hệ giữa Dell và các
nhà cung cấp, Dell đã xây dựng cho mình các sự tích hợp ảo (Virtual Intergration)
với nhà cung cấp qua hệ thống SCM. Mỗi khi Dell tiếp nhận 1 đơn hàng, hệ thống
xử lý sẽ bóc tách đơn hàng thành từng phần nhỏ, tập hợp lại rồi tự động chuyển đến
cho nhà cung ứng thích hợp. Cơng việc được thực hiện tự động bằng hệ thống SCM
của hệ thống ERP của Dell đã được tích hợp trực tiếp tới các hệ thống ERP của các
nhà cung ứng dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Dell sử dụng hệ thống SCM của i2 Technologies. Hệ thống cho phép, mỗi 20
giây, sẽ tiến hành tổng hợp đơn hàng, phân tích thành phần đơn hàng cần thiết, kiểm
tra tình trạng tồn kho của Dell và các nhà cung ứng, sau đó sẽ tự động tạo hóa đơn


đặt hàng các linh kiện cần thiết tới cho nhà cung ứng thích hợp. Cịn hệ thống tiếp
nhận đơn hàng của nhà cung ứng sẽ tự động cập nhật 2 giờ một lần. Sở dĩ, hệ thống
có thể làm việc như vậy nhờ hệ thống này có thể liên kết thẳng tới hệ thống ứng
dụng trên nền tảng ERP của nhà cung ứng. Như vậy, nhờ sự liên kết cực kì khăng
khít này, thay vì phải dự báo nhu cầu đặt hàng, thì Dell chỉ cần chú trọng vào việc
đặt hàng tức thời. Thêm vào đó, tồn kho đầu vào luôn ở mức tối thiểu và các thành
phẩm lưu kho ở con số 0 do đơn hàng của khách hàng được thực hiện ngay khi
được hồn thành.
1.5.1.2 Lợi ích mang lại từ việc áp dụng chuỗi cung ứng của DELL



Đối với doanh nghiệp
Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp giữa các

nhà cung cấp với nhau. Cơng ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà
cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới.
Nâng cao dịch vụ khách hàng và củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc
giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố
dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm, dịch vụ cũng góp phần thắt chặt
quan hệ với khách hàng và củng cố lịng trung thành.
Giảm tồn kho tối đa, chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí giá
thành mỗi sản phẩm, thời gian sản xuất, lắp ráp và nâng cao lợi nhuận đến mức tối
ưu.
Giảm chi phí khơng cần thiết cho doanh nghiệp như giảm chi phí giấy tờ, chi
phí thơng tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống, chi phí giao dịch, chi phí quản
lý hành chính và nâng cao sức cạnh tranh cho các cơng ty. Thiết lập chuỗi cung ứng
giữa các đối tác truyền thống với nhau.


Đối với khách hàng
Vượt giới hạn về khơng gian và thời gian: khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi

lúc trên khắp thế giới, khách hàng có nhiều lựa chọn về sản phẩm và tiếp cận được
nhiều sản phẩm cung cấp hơn.


Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách
hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được
mức giá phù hợp nhất.

Thơng tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ
dàng tìm được thơng tin nhanh chóng và dễ dàng thơng qua các cơng cụ tìm kiếm
(search engines), đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).


Đối với nhà cung cấp
Các nhà cung cấp của Dell ln có khả năng cạnh tranh chi phí, công nghệ,

khả năng dự báo cung và cũng như dịch vụ được ghi nhận hàng ngày. Các nhà cung
cấp phải ln tăng khả năng linh hoạt và thích nghi với nhu cầu thay đổi.
Các nhà cung cấp có mối quan hệ chặt chẽ với công ty cho phép công ty biết
những gì chúng ta phải có khả năng cung cấp trong thời gian thực, sau đó rất nhanh
chóng và chính xác đáp ứng nhu cầu trong khi duy trì hàng tồn kho thấp.
1.5.1.4 Bài học kinh nghiệm
Dell đã thay thế tồn kho bằng thơng tin, điều đó giúp cơng ty này trở thành
một tổ chức nhanh nhất và siêu hiệu quả nhất trên hành tinh. Hầu hết các chuyên gia
đều đánh giá chuỗi cung ứng của Dell là một trong những chuỗi cung ứng chất
lượng hàng đầu bất chấp việc cơng ty máy tính này đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh ngày càng tăng. Thay vì thiết kế các hệ thống máy tính căn cứ vào những dự
báo về doanh thu rồi để cho các công ty khác thực hiện việc bán hàng, Dell bán trực
tiếp sản phẩm của mình thơng qua trang web và các trung tâm bán lẻ của mình và
sau đó thiết kế các hệ thống máy tính theo đơn đặt hàng. Cách này khơng chỉ loại bỏ
các nhà phân phối và bán lẻ ra khỏi chuỗi cung ứng mà còn thu trực tiếp tiền bán
hàng ngay từ đầu. Dell chỉ đặt hàng các linh kiện máy tính khi bản thân đã nhận
được đơn hàng.
Xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh và yếu
tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu được một
chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng



×