Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài thi lịch sử học thuyết kinh tế tmu 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.76 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế

Số báo danh: 37

Mã số đề thi: 20

Lớp: K57HC2

Ngày thi: 26/05/2022

Tổng số trang: 5

Họ và tên: VŨ THỊ NGUYỆT MINH

Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

BÀI LÀM
Câu 1. Vì sao nói hạn chế của trường phái Trọng nơng có nguyên nhân từ những sai lầm
của trường phái Trọng thương Pháp? Lấy ví dụ chứng minh.
* Trường phái Trọng thương Pháp:
-Trường phái Trọng thương xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ X, là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu
tiên của giai cấp tư sản, xuất hiện trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, trường phái Trọng thương Pháp có lý luận nghèo nàn, nhưng lại có
kiến thức thực tiễn phong phú.
- Hạn chế:


+ Họ coi tiền là tiêu chuẩn của sự giàu có của một đất nước từ đó coi lĩnh vực thương mại hay
lưu thơng là nguồn gốc duy nhất tạo ra của cải.
+ Đề cao, coi nhà nước là một công cụ vạn năng để gia tăng của cải.
+ Cho rằng nông nghiệp là ngành không có lợi cho đất nước, hy sinh nơng nghiệp để phát triển
công nghiệp.
+ Chưa biết đến quy luật kinh tế (chủ nghĩa kinh nghiệm) và phương pháp luận (trực quan, mô
tả chưa biết sử dụng phương pháp khoa học trong nghiên cứu)
* Trường phái Trọng nông:

Họ tên SV/HV: Vũ Thị Nguyệt Minh - Mã LHP: 2225RLCP0221
Trang 1/5


- Trường phái Trọng nông ra đời trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản
chủ nghĩa ở giai đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn, bắt nguồn từ những hậu quả do “sai
lầm” của trường phái Trọng thương Pháp, mà trực tiếp là chính sách của bộ trưởng tài chính
J.B.Colbert.
-Hạn chế:
+ Các nhà trọng nông phê phán tư tưởng của trường phái trọng thương, khơng thấy được vai trị
của lưu thơng, phủ nhận mọi cơ sở phát sinh lợi nhuận từ lưu thông.
+Họ cho rằng lao động là nguồn duy nhất tạo ra của cải, là nguồn gốc của sự giàu có.
+ Vì thế họ coi trọng nơng nghiệp q mức, chỉ có nơng nghiệp là lĩnh vực làm giàu cho xã hội.
* Vì sao nói hạn chế của trường phái Trọng nơng có ngun nhân từ những sai lầm của trường
phái Trọng thương Pháp?
Trường phái Trọng nông chứa nhiều hạn chế. Có thể thấy, những hạn chế này có thể đến từ
những điều kiện khách quan như: trong nông nghiệp, việc hình thành sản phẩm thặng dư thể
hiện dưới hình thức dễ thấy hơn; trong công nghiệp, việc sử dụng các lực lượng tự nhiên chỉ bắt
đầu khi nền đại sản xuất phát triển; có thể nghiên cứu nơng nghiệp tách rời với lĩnh vực lưu
thông. Nhưng lý do quan trọng hơn cho những hạn chế đó là sự tác động của lợi ích giai cấp.
Chính những sai lầm của trường phái Trọng thương đã gây nên mâu thuẫn giữa nông dân và giai

cấp phong kiến, đòi hỏi các nhà trọng nơng phải giải quyết mâu thuẫn đó. Nhưng họ lại khơng
thể tránh được sự tác động của lợi ích giai cấp. Vì thế họ đưa ra những lập luận nhằm rũ bỏ
trách nhiệm của cấp phong kiến đối với sự nghèo khổ của người nơng dân. Từ đó, họ tước bỏ vũ
khí tư tưởng của “đẳng cấp thứ ba” khi học muốn chống lại quý tộc phong kiến.
Phái trọng nông đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ quá là mâu thuẫn: vừa cứu vớt chế độ chiếm
hữu ruộng đất của quý tộc, vừa làm cho chủ nghĩa tư bản nơng nghiệp có thể phát triển được.
Bấy giờ nước Pháp đang tiến đến chủ nghĩa tư bản công nghiệp nhưng họ lại chứng minh tính
chất khơng sinh sản của nó. Cuộc cách mạng sẽ phá vở quan hệ ruộng đất đang chín muồi
nhưng họ lại bám chặt vào chế độ chiếm hữu ruộng đất quý tộc mà tìm cách chứng minh cho
chế độ đó về mặt kinh tế.
Như vậy, có thể nói hạn chế của trường phái Trọng nơng có nguyên nhân từ những sai lầm của
trường phái Trọng thương Pháp.
* Ví dụ:
Dễ thấy nhất trong hạn chế về mặt lý luận của trường phái Trọng nông là khi họ xem “ sản
phẩm ròng” như là một tặng phẩm của tự nhiên mục đích để rũ bỏ trách nhiệm của giai cấp
phong kiến đối với sự nghèo khổ của nông dân, nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn giữa nơng

Họ tên SV/HV: Vũ Thị Nguyệt Minh - Mã LHP: 2225RLCP0221
Trang 2/5


dân và quý tộc vốn có mối quan hệ đối lập do những chính sách sai lầm của trường phái Trọng
thương lên nơng nghiệp từ trước đó mà khơng đào sâu vào nghiên cứu bản chất của vấn đề.
Câu 2. Phân tích lý thuyết lạm phát của P.A.Samuelson và cho ý kiến nhận xét, đánh giá.
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay, qua đó nêu giải pháp giải quyết vấn đề này.
P.A.Samuelson (1915-2009) là đại biểu tiêu biểu của trường phái Chính hiện đại. Ơng là nhà
kinh tế học, là người sáng lập ra khoa kinh tế học của trường đại học kỹ thuật Massachusets
dành cho những người đã tốt nghiệp đại học ở Harvard và Chicago, là cố vấn lý thuyết của ngân
hàng dự trữ liên bang, ngân khố Hoa Kỳ và nhiều tổ chức tư nhân. Ông là tác giả cuốn “Kinh tế
học” xuất bản lần đầu tiên năm 1948 tại New York. P.A.Samuelson chủ trương phát triển thế

giới kinh tế với cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và Nhà nước. Lý thuyết “nền kinh tế hỗn
hợp” là nội dung chủ yếu trong học thuyết của ông.
*Lý thuyết lạm phát của P.A.Samuelson
- Khái niệm:
+Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung.
+Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát xảy ra khi mức giá chung giảm xuống.
+Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung. Mức giá sẽ được tính bằng giá trị bình
qn gia quyền cho hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số giá cả quan trọng nhất là chỉ
số giá cả hàng tiêu dùng (CPI).
- Phân loại:
P.A. Samuelson chia lạm phát thành 3 loại:
+ Lạm phát vừa phải xảy ra khi giá cả tăng chậm, thường là một con số (dưới 10%) và có thể dự
đốn trước được.
+ Lạm phát phi mã là lạm phát xảy ra khi mức giá tăng từ hai con số trở lên. Khi tiền giấy bung
ra quá nhiều, giá cả tăng gấp nhiều lần mỗi tháng.
+ Siêu lạm phát khi một nền kinh tế có mức giá tăng hàng nhiều lần trong một thời gian ngắn,
dù chỉ là hàng tháng.
- Tác động:
+ Một là, phân phối lại thu nhập và của cải. Nếu lạm phát dự đoán được với một tỷ lệ cụ thể nào
đó thì mỗi chủ thể sẽ điều chỉnh hành vi của mình để đảm bảo giá trị tài sản của mình dưới mọi
hình thức.

Họ tên SV/HV: Vũ Thị Nguyệt Minh - Mã LHP: 2225RLCP0221
Trang 3/5


+ Hai là, thay đổi mức độ và hình thức sản lượng. Lạm phát gây ra những tác hại kinh tế lớn và
khó dự đốn. Vì vậy, hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh
tế vĩ mơ.
- Nguồn gốc:

Tỷ lệ lạm phát là một cân bằng ngắn hạn và tồn tại cho đến khi nền kinh tế bị chấn động.
Những chấn động chính là cầu kéo và chi phí đẩy.
+ Lạm phát do cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế tới hoặc vượt quá mức sản xuất tiềm năng, việc
tăng mức cầu lúc này dẫn tới lạm phát. Trong trường hợp này, với mức cung hạn chế về sản
lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá, dẫn đến tăng lạm phát.
+ Lạm phát do chi phí đẩy là khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong những thời kỳ tài nguyên
không được sử dụng hết. Nguyên nhân là: tăng tiền lương, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá
dầu lửa và các sản phẩm sơ khai đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá
- Biện pháp kiểm soát:
+ Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ
trao đổi. Để giảm lạm phát phải tăng thất nghiệp và ngược lại.
+ Dùng “chỉ số” và những kỹ thuật thích ứng. Chỉ số hố là một cơ chế, theo đó, người ta miễn
dịch một phần hoặc hoàn toàn thay đổi ở trong mức nói chung.
+ Kiểm sốt giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện để người mua tự chủ động kiểm soát
giá cả.
+ Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và tiền lương.
+ Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như đánh thuế vào những người làm tăng lạm
phát.
* Đánh giá, nhận xét:
- Như vậy, ta thấy lý thuyết về lạm phát của P.A.Samuelson khá đầy đủ và chi tiết, không chỉ
đưa ra khái niệm, nguồn gốc mà ông còn phân loại các loại lạm phát để chỉ ra tác động khác
nhau của mỗi loại đối với nền kinh tế, từ đó chỉ ra các biện pháp để kiểm sốt lạm phát hiệu
quả.
- Lý thuyết của ơng có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lý thuyết kinh tế của nhiều trường
phái trong lịch sử.
- Tuy nhiên vì điều kiện của mỗi quốc gia là khác nhau nên những lý luận của ông không thể áp
dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi quốc gia. Dù vậy, những đóng góp ấy của ơng vẫn sẽ là nền tảng

Họ tên SV/HV: Vũ Thị Nguyệt Minh - Mã LHP: 2225RLCP0221
Trang 4/5



cho các nhà kinh tế sau này tiếp thu và phát triển khi nghiên cứu về vấn đề lạm phát nói riêng và
các vấn đề khác trong nền kinh tế nói chung.
*Liên hệ với thực tiễn hiện nay:
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam có phần khởi sắc hơn rõ rệt, tỷ lệ lạm
phát dần suy giảm từ mức 3 con số về mức hiện nay chỉ còn dưới 10%.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn nhất là khi xu hướng các nước đầu cơ,
tích trữ các mặt hàng chiến lược khiến giá cả nguyên liệu tăng cao, cùng với những diễn biến
khó lường của dịch bệnh dù đã cơ bản được khống chế. Vì thế, thực tiễn địi hỏi phải có những
giải pháp cho vấn đề này.
* Một số giải pháp:
- Giải pháp tình thế:
+ Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hiệu quả và linh hoạt.
+Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ bán các chứng khoán ngắn hạn, các loại ngoại tệ và phát hành
các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế nhằm giảm lượng tiền cung ứng.
+chính phủ triển khai biện pháp thắt chặt chi tiêu làm cho sự tăng nhanh của tổng cầu giảm.
Nhà nước áp dụng chính sách hạn chế tăng tiền lương làm giảm lượng cầu chi tiêu của người
dân.
- Giải pháp chiến lược:
+ Đẩy mạnh q trình sản xuất, mở rộng lưu thơng hàng hóa. Làm cho hàng hoá trong nước
ngày càng tăng lên về số lượng và đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước.
+ Tìm mọi cách giảm chi phí hàng hóa, dịch vụ của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh và thu
hút người tiêu dùng.
+ Chính phủ áp dụng đó là hồn thiện bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành
chính. Biện pháp này giúp giảm mức chi tiêu của Ngân sách nhà nước vào việc trả lương cho
cơng chức. Song song với đó, chính phủ cần tăng cường quản lý và điều hành Ngân sách nhà
nước bằng việc tăng các khoản thu hợp lý và điều chỉnh các khoản chi phí.


Họ tên SV/HV: Vũ Thị Nguyệt Minh - Mã LHP: 2225RLCP0221
Trang 5/5



×