Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 10 TÊN CHỦ ĐỀ: SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.95 KB, 8 trang )

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 10
TÊN CHỦ ĐỀ: SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
I.
Mục tiêu
1. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn bè cùng giới và khác giới.
- Có ý thức trách nhiệm, tơn trọng trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới.
- Có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới; biết tôn trọng,
yêu quý và bảo vệ người cùng giới, khác giới.
- Kiên quyết đấu tranh với những thái độ và hành vi thiếu văn hố trong quan hệ
tình bạn.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ: Học sinh tìm kiếm tài liệu, thơng tin về chủ đề trong q trình chuẩn
bị bài ở nhà; có thái độ chủ động thực hiện các nhiệm vụ: tham khảo tài liệu, phân công
chuẩn bị nhiệm vụ,...
- Năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề: học sinh chủ động thảo luận nhóm giải quyết các
nhiệm vụ được giao.

3. Năng lực chuyên biệt
Nói - nghe
- Hướng học sinh vào việc thảo luận, nói, trình về các chủ đề liên quan đến sức
khỏe sinh sản.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và tư duy phản biện.
- Hình thành tính cách tự tin khi trình bày, thuyết trình trước mọi người.

II.
Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững kiến thức khoa học về sức khỏe trong giai đoạn vị thành niên; đồng
thời hiểu rõ quyền của vị thành niên.
- Hiểu rõ những kiến thức về tình bạn, tình bạn khác giới ở tuổi vị thành niên.


- Tự khám phá những tính cách, những đặc điểm tâm - sinh lý của cá nhân.
- Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe sinh sản.
4. Kỹ năng
- Rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin chia sẻ kiến thức với bạn bè đồng trang lứa.
- Biết cách ứng xử có văn hố trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới.
- Có kỹ năng sống, luyện tập thể thao để tăng cường sức khoẻ.
5. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới; biết tơn trọng,
u q và bảo vệ người cùng giới, khác giới.
- Kiên quyết đấu tranh với những thái độ và hành vi thiếu văn hoá trong quan hệ
tình bạn.
2. Nội dung
1


“Giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên” là một nội dung quan
trọng trong quá trình giáo dục ở Nhà trường Trung học Phổ thông. Vấn đề này khi
được tổ chức dưới dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tạo thời cơ thuận lợi để học
sinh tiếp thu, rèn luyện các kỹ năng sống tích cực với một thái độ nghiêm túc nhất.
Nội dung chương trình Hoạt động ngồi giờ lên lớp với chủ đề “Giáo dục sức khỏe
sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên” tập trung vào hai vấn đề lớn như sau:
- Thay đổi thể chất, tâm – sinh lý ở tuổi vị thành niên
- Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên
Với hai vấn đề lớn này, hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tiến hành theo hai hoạt động
như sau:
Hoạt động 1: Thi hiểu biết “Thay đổi thể chất, tâm/ sinh lý ở tuổi vị thành niên”
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - Tìm từ khóa
3. Chuẩn bị
- Lực lượng tham gia: Giáo viên chịu trách nhiệm tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên
lớp, toàn bộ học sinh khối lớp 10.

- Địa điểm: lớp học, phòng chức năng.
- Thời gian: 45 phút.
- Tài liệu: tài liệu về sức khỏe sinh sản,...
- Phương tiện: bảng nhóm, bút ghi chép, giáy A0, máy chiếu, laptop,…
- Chuẩn bị của giáo viên: xây dựng chi tiết nội dung hoạt động đề ra; cung cấp cho
học sinh các tài liệu cần thiết để các em tham khảo; chuẩn bị các câu hỏi kiểm tra
kiến thức và dẫn dắt vấn đề; chuẩn bị các phần quà khen thưởng cho học sinh.
- Chuẩn bị của học sinh: Tham khảo các tài liệu do giáo viên giới thiệu; hình thành
nhóm đại diện thi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
4. Tiến trình tổ chức
Tồn bộ học sinh khối 10 đều tập trung trong giờ hoạt động; các lớp được bốc thăm
để ghép thành 4 nhóm cố định trong suốt tiến trình tổ chức; chọn ra Ban thư ký
gồm 2 học sinh.
1. Hoạt động 1
Thi hiểu biết “Thay đổi thể chất, tâm – sinh lý ở tuổi vị thành niên”
Mục tiêu
- Hiểu rõ những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tuổi vị thành niên.
- Hình thành nét tính cách và bản chất tốt đẹp để tham gia vào cuộc sống xã hội.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ bạn đồng giới, khác giới.
- Có ý thức sống an tồn, lành mạnh, bảo vệ cơ thể chính bản thân.
Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên trình bày tác dụng của việc tìm hiểu và hiểu rõ những thay đổi
về thể chất, tâm sinh lý của chính cơ thể học sinh.
Bước 2: Giáo viên phổ biến luật thi
- Quan sát slide được trình chiếu (Hình ảnh hai cơ thể nam – nữ)
2


- Mỗi nhóm có 5 phút để suy nghĩ trình bày phần trả lời (vào giấy A0):
Quan sát hình ảnh, hãy chọn các nội dung thích hợp để điền vào bảng sau:

1.Mang vóc dáng đàn ơng với cơ bắp to ra ở vai, chân và ngực
2.Mang vóc dáng của thiếu nữ như hông nở, mông nở, bụng thon, ngực nở và căng
3.Lông mu và lông nách xuất hiện.
5.Lông mọc ở chân, tay và mặt, râu mọc quanh cằm, trên mép và ở má.
4.Tuyến mồ hôi và tuyến bã tiết ra tạo mùi của cơ thể và mụn trứng cá.
6.Ngực phát triển tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn
7.Ngực phát triển mạnh tạo nên ngực nở nang, vạm vỡ.
8.Từ giọng trẻ con sang giọng người lớn do thanh quản phát triển lớn hơn.
9.Giọng trong trẻo, nhẹ nhàng hơn.
10.Giọng trở nên trầm và ồm hơn, gọi là “vỡ giọng”.
11.Có kinh nguyệt
12.Có dấu hiệu xuất tinh
13.Dương vật lớn và dài hơn, tinh hoàn phát triển to hơn.
14.Âm hộ mềm và dày hơn, âm đạo có kích thước lớn hơn, tử cung dày hơn.
15.“Khơng cịn là trẻ con nhưng chưa là người lớn”
16.Tâm lí phức tạp
17.Ý thức rõ nét hơn
18.Lo lắng về những thay đổi của bản thân
19.Suy nghĩ và tình cảm sâu sắc hơn
20.Xuất hiện tình bạn khác giới
21.Thường tự soi mình trước gương.
22.So sánh hình dáng của mình với các bạn cùng trang lứa
23.Thường nghĩ “chuyện đó khơng thể xảy đến với mình”
24.Dễ bị rủ rê, lơi kéo
Giới tính
Nam
Nữ
Tiêu chí
Thay
đổi

thể
chất

Vóc dáng
Lơng và da
Ngực
Giọng nói
Cơ quan sinh dục
Thay Cảm xúc và tính tình
đổi
Ý thức về giới tính
tâm/ Quan tâm hình dáng bản thân
sinh Thái độ chủ quan

3


Kết luận hoạt động 1: Hoạt động này giúp học sinh huy động kiến thức đã học từ
môn Sinh học và hiểu biết kiến thức giới tính của các em để nhận diện và trả lời
câu hỏi. Học sinh biết về những thay đổi cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì của
nam và nữ. Từ đó giúp các em trân trọng và phát triển bản thân mình và thấu hiểu
đến người khác.
2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - tìm từ khóa
Mục tiêu:
- Hiểu rõ hơn về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu ở tuổi học trò. Các em có
quyền được tự do, được bảo vệ các mối quan hệ đó ở lứa tuổi vị thành niên.
- Có ý thức xây dựng một tình bạn trong sáng và tự hào về tình bạn trong sáng đó
của mình.
- Có cách ứng xử đúng mực trong quan hệ tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác giới
và tình yêu.

Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên gợi dẫn vấn đề cho toàn bộ học sinh, học sinh nêu quan điểm
của cá nhân về tình yêu tuổi học trò: Có nên u hay khơng? Em sẽ phân chia thời
gian học và yêu như thế nào?...
Bước 2: Phổ biến luật thi: Lần lượt mỗi nhóm sẽ chọn câu hỏi (khơng cần theo thứ
tự câu hỏi), lần lượt suy nghĩ trả lời (1 phút/ 1 câu) hết các câu hỏi để tìm ra từ
khóa.
Trường hợp một nhóm khơng trả lời được câu hỏi, ba nhóm khác có quyền vẫy cờ
giành quyền được trả lời câu hỏi đó.
Cách tính điểm: mỗi câu đúng được 3 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Nhóm
nào tìm ra từ khóa đầu tiên giành được toàn bộ số điểm (50 điểm).
Bước 3: Giáo viên giải thích về một số đáp án từ trò chơi ơ chữ như “trưởng
thành”, “quấy rối tình dục”, “nạo thai”, “thầm kín” và đúc kết ý nghĩa của từ khóa.
Kết luận hoạt động 2: Qua sự giới thiệu và tổ chức trò chơi của giáo viên, học
sinh cần huy động toàn bộ kiến thức, tìm kiếm các câu trả lời phù hợp với các hoạt
động hỏi và đáp. Từ đó có được nhận thức đúng về tình bạn, tình yêu và tình dục.
Học sinh biết được các yếu tố trên thuộc về các mặt trong đời sống tình cảm của
mình. Các em còn được mở rộng kiến thức từ tâm lý học.
5. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập
1. Tổng kết
- Yêu cầu học sinh chia sẻ những thu hoạch của mình về kiến thức, kỹ năng thu
được:
+ Những hiểu biết về nội dung “Sức khỏe sinh sản”
+ Những bài học, những kinh nghiệm đáng nhớ cho bản thân sau khi tham gia hoạt
động.

4


+ Suy nghĩ, ý thức được hình thành sau khi tham gia hoạt động: cần tránh những

điều tiêu cực trong xây dựng các mối quan hệ tình bạn, khơng ngộ nhận, chạy đua;
biết bồi dưỡng và hoàn thiện về mặt tâm hồn, thể chất.
- Giáo viên bổ sung và chốt lại những nội dung, thơng điệp chính; nhận xét về thái
độ, tinh thần tham gia hoạt động của học sinh, những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Những điều cần ghi nhớ trong chủ đề hoạt động:
+ Hiểu rõ những thay đổi trong cơ thể của bản thân
+ Nhận thức được các vấn đề, các mối quan hệ ảnh hưởng tích cực/ tiêu cực đến
học tập
+ Nghiêm khắc, cứng rắn với nếu có trường hợp mối quan hệ tình u của các em
mang tính bản năng, khuynh hướng thoả mãn tính dục.
2. Hướng dẫn học sinh học tập
Gợi ý cho học sinh những trang web, cơ sở tư vấn về sức khỏe sinh sản tuổi vị
thành niên đáng tin cậy.
6. Đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên đánh giá học sinh qua hai phần thi và câu trả lời của học sinh khi vấn
đáp
7. Phụ lục các hình ảnh và câu hỏi sử dụng trong hoạt động
1. Hoạt động 1
1.1. Hình ảnh sử dụng cho hoạt động 1

1.2. Đáp án hoạt động 1
Giới tính
Tiêu chí

Nam

Nữ

Thay Vóc dáng
đổi

Lơng và da

1
3

2
3
5


thể
chất
Ngực
Giọng nói

4
5
7
8
10
13
12
15
16
17
18
20

4


6
8
9
Cơ quan sinh dục
14
11
Thay Cảm xúc và tính tình
15
đổi
16
tâm/ Ý thức về giới tính
17
sinh
18

19
20
Quan tâm hình dáng bản thân
21
21
22
22
Thái độ chủ quan
23
23
24
24
(1,5 điểm/ 1 đáp án đúng.Trả lời đúng và đủ tất cả nội dung đạt 50 điểm)
2. Hoạt động 2
Hệ thống câu hỏi – đáp án – từ khóa

Câu hỏi 1: Trong bài hát “Cây đàn sinh viên”, em hãy chỉ ra tên một nhạc cụ gắn
liền với quãng đời của các bạn sinh viên. Nó gồm có 3 từ.
Đáp án: Đàn ghi ta
Câu hỏi 2: Đây là sự thay đổi về tinh thần và thể chất mà qua từng giai đoạn, con
người càng dần được hoàn thiện phát triển. Nó gồm có 2 từ.
Đáp án: Trưởng thành
Câu hỏi 3: Đây là một danh từ chỉ sự phân biệt giữa nam với nữ, giữa giống đực và
giống cái. Nó gồm có 2 từ
Đáp án: Giới tính
Câu hỏi 4: Đây là một chức năng mà nó giúp con người được duy trì và phát triển
nòi giống. Nó gồm có 2 từ và bắt đầu bằng ký tự “s”
Đáp án: Sinh sản
Câu hỏi 5: Đây là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là hướng về giới tính của
người khác, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người hại và là một tệ nạn xã
hội?
Đáp án: Quấy rối tình dục
Câu hỏi 6: Đây là một dạng tình yêu mà con người ta có những cảm giác mạnh mẽ,
hứng thú, cực kỳ đặc biệt ngay từ lần đầu trước mặt đối phương, em hãy cho biết
đó là loại tình u gì? Nó gồm có 2 từ
6


Đáp án: Tình yêu sét đánh
Câu hỏi 7: Khi các em cảm thấy có cảm xúc bởi một nét tính cách, phẩm chất của
một người, các em gọi đó là gì?
Đáp án: Rung động
Câu hỏi 8: Khi chúng ta có một nỗi niềm nào đó mà ta cần chia sẻ chúng với người
khác, em hãy gọi tên hành động đó. Nó gồm 2 từ và bắt đầu bằng chữ “t”
Đáp án: Tâm sư
Câu 9: Hãy điền vào chỗ chấm trong câu thơ sau: “Qua đình ngả nón trơng đình/

Đình bao nhiêu ngói … … bấy nhiêu” ?
Đáp án: Thương mình
Câu hỏi 10: Đây là loại tình cảm mà nó là sự đánh dấu trước nhất của hai con
người đã/ đang trong mối quan hệ yêu đương? Nó gồm có 3 từ
Đáp án: Mới tình đầu
Câu hỏi 11: Điều gì làm cho hai con người, hai tâm hồn cảm thấy có sự tương đồng
mà đến với nhau để có thể hình thành nên tình bạn hoặc tình u? Nó gồm có 2 từ
và bắt đầu bằng kí tự “H”
Đáp án: Hịa hợp
Câu hỏi 12: Đây là một tính từ chỉ tính cách của con người mà nó giúp chúng ta
có cách sống chủ động, lạc quan, nó còn tạo động lực giúp con người tự tin trong
cuộc sống. Nó gồm có 2 từ.
Đáp án: Tích cưc
Câu hỏi 13: Đây là thủ thuật để người ta chấm dứt quá trình mang thai bằng cách
sử dụng các dụng cụ y tế để đưa túi thai, thai nhi ra ngoài. Hãy gọi tên thủ thuật đó,
nó gồm có 2 từ.
Đáp án: Nạo thai
Câu hỏi 14: Nếu em đang trong mối quan hệ tình cảm với một người bạn, nhưng cả
hai vẫn có sự e ngại, khoảng cách thì em gọi trạng thái của mối quan hệ đó là gì?
Nó gồm có 2 từ.
Đáp án: Thầm kín
Từ khóa: “Đời sống tình cảm”
Ý nghĩa từ khóa: Đời sống tình cảm bao hàm tình yêu, tình bạn của học sinh Trung
học Phổ thơng nói chung. Đời sống tình cảm rất phong phú và đa dạng, có thái độ
xúc cảm đối với các mặt khác nhau của đời sống. Các em được phát triển tình cảm
đạo đức, yêu q hương, u thích sự cơng bằng, căm ghét sự bất công mạnh mẽ.
Các em còn nhạy cảm với các ấn tượng của đời sống, có thể sâu sắc trong cảm
nhận thẩm mĩ. Thái độ, hành vi của các em được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Giáo dục tình cảm là nội dung quan trọng cho việc giáo dục nhân cách chuẩn bị
cho thanh nên bước vào cuộc sống xã hội.

8. Tài liệu tham khảo
7


- Bộ tài liệu hướng dẫn Giáo dục và Truyền thơng trong trường học về sức khỏe
sinh sản và tình dục vị thành niên,
/>%20tai%20lieu%20huong%20dan%20chuong%20trinh%20giao%20duc%20ve
%20suc%20khoe%20sinh%20san%20trong%20vi%20thanh%20nien%20truong
%20hoc_adra%20vietnam.pdf.
- Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh Trung học phổ thông,
/>- Hoạt động ngoại khố 10A1 (09/10/2015), Hoạt động ngồi giờ lên lớp chủ đề
tháng 10: Thanh niên với tình bạn và tình yêu.
- Lương Văn Luyến, Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10,
/>09/06/2014.
- Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường phổ thông, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
- Nguyễn Văn Bắc (chủ biên), Bài giảng Tâm lý học 2, Khoa Tâm lý – Giáo dục,
trường Đại học sư phạm - Đại học Huế.

8



×