Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI Chiến cục Thu Đông 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.88 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Chiến cục Thu Đông 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện
Biên Phủ.

Họ và tên SV: Lê Thanh Quang
Lớp: LSIC 63
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàn
Mã SV: 11214994

Hà Nội, tháng Chín năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3
A.

BỐI CẢNH ..................................................................................................................... 4

B.

CHIẾN CỤC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ ......... 4
CHIẾN CỤC ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954 ..................................................................... 4

I.
1.


Kế hoạch Navarre ....................................................................................................... 4

2.

Chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954 ............................................................................. 5

3.

Điện Biên Phủ ............................................................................................................. 7

II. CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ.................................................................................... 7

C.

1.

Phương án tác chiến.................................................................................................... 8

2.

Chuẩn bị cho chiến dịch .............................................................................................. 9

3.

Kết quả ...................................................................................................................... 10
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 11


LỜI MỞ ĐẦU


Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta gắn liền với những chiến công oanh dung
trước bè lũ xâm lược. Lịch sử nhân loại thế kỉ 20 đã chứng kiến kì tích của một dân tộc
thuộc địa nhỏ bé nhưng ngoan cường quật ngã một quân đội thực dân mà đỉnh cao nhất
là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng đã
chấm dứt gần 100 năm bị áp bức dưới sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam và đồng
thời góp phần đạp đổ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Để có thể
đi đến chiến thắng này là cả một chặng đường đầy gian lao, thử thách, đầy hi sinh nhưng
cũng đầy hào hùng của tất thảy người dân Việt Nam, với sự lãnh đạo tài tình và đường
lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Vinh quang Tổ quốc chúng ta
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta ngàn năm sống mãi
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại!


A. BỐI CẢNH

Tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta một lần
nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn thể
dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên chống Pháp.
Qua hơn 8 năm, cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã đạt được nhiều thắng lợi. Quân
đội ta không ngừng trưởng thành, đã bảo vệ vững chắc đầu não kháng chiến Việt Bắc,
tổ chức các cuộc tiến công lớn và đồng thời phát triển chiến tranh du kích. Trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội, Đảng đã tích cực thực hiện các cải cách dân chủ, cải cách
ruộng đất, thúc đẩy phát triển sản xuất phục vụ cho kháng chiến.
Trên mặt trận quốc tế, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được nhiều sự ủng hộ
từ khối các nước Xã Hội Chủ Nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, v.v.
Trên chiến trường, thực dân Pháp phải bị sa lầy và suy yếu, tạo điều kiện đi đến
những chiến thắng bước ngoặt, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

B. CHIẾN CỤC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN
PHỦ
I.

CHIẾN CỤC ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954

1. Kế hoạch Navarre
Đến năm 1953, Pháp ngày càng sa lầy tại chiến trường Đông Dương. Quân Pháp suy
yếu nghiêm trọng: các chiến dịch liên tục bị thất bại, số quân thiệt hại từ đầu cuộc chiến
đã lên đến 390.000 quân, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp một mặt phải tập
trung lực lượng để mong xoay chuyển tình thế, mặt khác lại phải lo phân tán quân để


chiếm đất giành dân, đối phó với du kích. Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm
cho nền kinh tế tài chính Pháp kiệt quệ. Tình hình chính trị xã hội bất ổn. Nước Pháp
hầu như khơng cịn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đơng Dương. Chính phủ
Pháp muốn tìm kiếm một phương án để kết thúc chiến tranh nhưng vẫn duy trì được các
quyền lợi của mình, thơng qua chính quyền Quốc gia Việt Nam thuộc Liên Hiệp Pháp.
Ngày 7 tháng 5 năm 1953, tướng Henri Navarre, khi đó đang là Tham mưu trưởng
Lục quân Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được bổ nhiệm làm Tổng
chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Sau khi nghiên cứu thực địa, tháng 7
năm 1953, Navarre trình lên Bộ Quốc phịng Pháp một bản kế hoạch gồm 2 bước:
Bước 1: Thu Đông 1953 và Xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc Việt Nam, tập
trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến cơng của
Việt Minh; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng 3 tỉnh ở đồng
bằng Liên khu V; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng Quân đội bản xứ người Việt (Quân
đội Quốc gia Việt Nam), đủ sức đánh bại các đại đoàn của Việt Minh.
Bước 2: Từ Thu Đơng 1954, sau khi đã hồn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn
lực ra Bắc, chuyển sang tiến cơng chiến lược trên chiến trường chính, giành thắng lợi
lớn về quân sự, buộc Việt Minh phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của

Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ
chủ lực Việt Minh.
2. Chiến cục Đơng Xn 1953 - 1954
Tuy người Pháp có ưu thế vượt trội về quân số cũng như trang bị, kĩ thuật nhưng thế
trận chiến tranh nhân dân, áp dụng triệt để phương pháp đánh du kích của QĐNDVN
đã khiến cho Pháp phải phân tán lực lượng rộng khắp các chiến trường. Không những


Pháp khơng thể tập trung tồn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa
đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực của ta ở miền Bắc.
Cuối tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam báo cáo
với Tổng Quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ:
Một là, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu phá tan âm mưu bình định của địch,
phá kế hoạch mở rộng quân ngụy Việt.
Hai là, bộ đội chủ lực dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng bộ phận
sinh lực địch, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng để rèn luyện bộ đội.
Ba là, có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt địch khi chúng đánh ra vùng tự do.
Bốn là, tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các
chiến trường khác để phân tán chủ lực địch.
Tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đơng Xn 1953 1954. Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”
và nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, tác chiến là tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực
lượng ta; đánh chắc thắng; đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở, tương đối yếu mà đánh;
giữ vững thế chủ động, kiên quyết tiến công, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối
phó với ta trên nhiều hướng, các mặt trận; chọn thời cơ quyết chiến, quyết thắng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết luận: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức
mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó khơng cịn."
Tháng 11 năm 1953, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy, quân ta tổ chức
cách cuộc tiến công vào những vị trí quan trọng mà địch cịn tương đối yếu như Lai



Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên. Buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng,
không thể co cụm tạo thành một lực lượng cơ động đủ mạnh.
3. Điện Biên Phủ
Lo sợ việc Bắc Đơng Dương có thể rơi vào tay Việt Minh, tướng Navarre đã chỉ đạo
cho René Cogny - tư lệnh Bắc Bộ đánh chiếm và thiết lập một tập đoàn cứ điểm tại
Điện Biên Phủ, án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát Thượng Lào và
Luangprabang nhằm tạo một bẫy nhử, thu hút chủ lực của Việt Minh tấn công. Navarre
tin rằng quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát ở đó.
Từ ngày 20 đến 22/11/1953, Pháp đã tung vào Điện Biên Phủ 6 tiểu đồn lính dù,
sau đó tăng lên thành 11 tiểu đồn, cử đại tá Christian de Castrie làm chỉ huy tập đoàn
cứ điểm. Việc Navarre quyết định chiến đấu ở Điện Biên Phủ là một sự chuyển hướng
chiến lược. Vì đây vốn khơng nằm trong kế hoạch Thu Đông 1953 - 1954. Nguyên nhân
chủ yếu có lẽ xuất phát từ mục tiêu chính trị phải bảo vệ Thượng Lào.

II.

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Như vậy có thể thấy rằng, quân ta đã cơ bản ngăn chặn được kế hoạch Navarre, buộc
Pháp phải chọn ĐBP làm chiến trường quyết định. Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định: tập trung
đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đồn cứ điểm Điện
Biên Phủ, giải phóng tồn bộ Tây Bắc, tạo ra sự chuyển biến mới trong cục diện chiến
tranh và tạo điều kiện cho Lào giải phóng Thượng Lào. Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư
Đảng uỷ mặt trận là đại tướng Võ Nguyên Giáp.


1. Phương án tác chiến
Phương án ban đầu của chiến dịch là ‘đánh nhanh, thắng nhanh’, dự kiến nổ súng
vào ngày 20/1. Mục tiêu là tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ

ạt đồng loạt, thọc sâu khi Pháp chưa tập trung đủ lực lượng và củng cố cơng sự. Đại
đồn 308 - Đại đồn Quân tiên phong được giao nhiệm vụ thọc sâu, đánh vào tập đoàn
cứ điểm từ hướng Tây, tới thẳng sở chỉ huy của de Castries. Phương án này đã được
Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương cùng Bộ Tổng Tham mưu phê duyệt với sự
nhất trí của đồn cố vấn quân sự trung ương Trung Quốc.
Do một đơn vị trọng pháo QĐNDVN vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được quyết
định lùi lại thêm 5 ngày, đến 17 giờ ngày 25 tháng 1. Sau đó, do tin về ngày nổ súng bị
lộ, Pháp biết được, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn lại 24 giờ, chuyển sang 26
tháng 1.
Đêm ngày 25 tháng 1, sau một ngày suy nghĩ, đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định
cho lui quân do nhận thấy có 3 khó khăn lớn:
1. Bộ đội chủ lực cho đến thời điểm đó chưa thành cơng lắm trong việc đánh các
cơng sự nằm liên hồn trong một cứ điểm. Ví dụ điển hình nhất là trận Nà Sản
(1953), bộ đội Việt Minh đã không thành công, và bị tử thương nhiều.
2. Trận này là một trận đánh hiệp đồng lớn, nhưng pháo binh và bộ binh chưa qua
tập luyện kĩ lưỡng, chưa qua diễn tập nhiều
3. QĐNDVN từ trước chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu, chưa
có nhiều kinh nghiệm trong việc cơng đồn ban ngày trên địa hình bằng phẳng,
nhất là với một đối phương có ưu thế tập trung máy bay, pháo binh, xe tăng chi
viện như quân Pháp.


Phương án tác chiến được thay đổi sang ‘đánh chắc, tiến chắc’, đánh bóc vỏ dần các cứ
điểm. Các đơn vị pháo được kéo ra, quân ta tiếp tục đánh nghi binh, đồng thời tiếp tục
mở đường, xây dựng các trận địa kiên cố rồi lại kéo pháo vào, đào các giao thông hào
sâu hơn, tiếp cận gần hơn với căn cứ địch, lương thảo, vũ khí được tăng cường tích trữ
cho chiến dịch dài ngày.
2. Chuẩn bị cho chiến dịch
Để phục vụ cho chiến dịch, công tác hậu cần là một vấn đề quan trọng, trong những
điều kiện vô cùng khó khăn: chiến trường ở xa hậu phương tới 500-600 km, trên địa

hình rừng núi hiểm trở, đường vận tải cơ giới đã hư hỏng, khơng có đường thuỷ, thời
tiết khí hậu thất thường, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu.
Để khắc phục khó khăn, đáp ứng nhu cầu hậu cần chiến dịch, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương: Huy động tại chỗ và tích cực
vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến. Thực hiện phương châm đó, trong chiến dịch
Điện Biên Phủ chúng ta đã tiến hành một cuộc vận động nhân dân chi viện tiền tuyến
lớn lao chưa từng có trong kháng chiến chống Pháp, đã huy động một khối lượng lớn
sức người, sức của ở cả vùng tạm bị địch chiếm, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, Việt
Bắc và đặc biệt là Tây Bắc - hậu phương hậu cần tại chỗ của chiến dịch.
Từ tháng 11/1953 đến tháng 7/1954, ta đã huy động hơn 260.000 dân cơng, nhiều
tiểu đồn cơng binh và thanh niên xung phong, hơn 400 xe vận tải cùng hàng vạn xe
đạp thồ và các phương tiện thô sơ khác; cung cấp cho chiến dịch: 25.056 tấn gạo, 907
tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác, 1.860 lít dầu ăn và 280 kg mỡ, 71 tấn quân
trang, 1.783 tấn xăng dầu, 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 30.759 tấn vũ khí đạn dược.


3. Kết quả
Từ tháng 11/1953 đến tháng 7/1954, ta đã huy động hơn 260.000 dân cơng, nhiều
tiểu đồn cơng binh và thanh niên xung phong, hơn 400 xe vận tải cùng hàng vạn xe
đạp thồ và các phương tiện thô sơ khác; cung cấp cho chiến dịch: 25.056 tấn gạo, 907
tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác, 1.860 lít dầu ăn và 280 kg mỡ, 71 tấn quân
trang, 1.783 tấn xăng dầu, 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 30.759 tấn vũ khí đạn dược.
Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn cơng phân khu phía Bắc của Điện Biên Phủ,
mở màn chiến dịch. Ngay trong ngày đầu, bằng nghệ thuật pháo binh ‘hỏa khí phân tán,
hỏa lực tập trung’, bộ đội ta đã khiến quân Pháp phải kinh hoàng, áp chế và làm thiệt
hại nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh, mở đường cho bộ binh xung phong đánh
chiếm. Thất bại cay đắng trước pháo Việt Minh, chỉ huy pháo binh Pháp tại Điện Biên
đã tự sát.
Với sự yểm trợ có hiệu quả từ pháo bình cùng với một lòng yêu nước, căm thù giặc,
bộ đội ta đã tiến quân như vũ bão, giành được nhiều chiến thắng vang dội, như ở Him

Lam, Độc Lập. Để đối phó với các cơng sự kiên cố của Pháp, bộ đội ta đã tích cực đào
các giao thơng hào, dần dần bao vây, tiếp cận và loại bỏ từng cụm đề kháng của địch.
Sau “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non”, đến
chiều ngày 7/5, quân ta tấn công vào hầm chỉ huy địch, bắt sống tướng de Castrie, hơn
16.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc hoàn
toàn thắng lợi.
Thất bại tại Điện Biên Phủ đã buộc chính phủ Pháp phải bước vào hội nghị Geneve
để đàm phán về chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương. Hội nghị đã thông qua tuyên bố
chung, nêu rõ: Pháp và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc


cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn
lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của các nước đó; cam kết chấm dứt cuộc
chiến tranh và lập lại hòa bình trên bán đảo Đơng Dương.
Một hiệp định đình chiến tại Việt Nam đã được kí kết, trong đó vĩ tuyến 17 được sử
dụng làm ranh giới quân sự tạm thời, quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm Quân đội
QGVN) tập kết về phía Nam, QĐNDVN tập kết ra Bắc. Dự kiến đến tháng 7 năm 1956
sẽ tổ chức tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
C. KẾT LUẬN
Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ là thắng lợi của ý chí và khát vọng độc lập, tự
do của nhân dân Việt Nam, của nghệ thuật chiến tranh nhân dân mà nòng cốt là lực
lượng Quân đội nhân dân anh hùng. Chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
không chỉ mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân Đơng Dương mà cịn
là sự động viên to lớn, thúc đẩy các phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân
nhiều nước trên thế giới. Đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm
vi toàn cầu.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneve đã kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đưa
đến việc giải phóng hồn tồn miền Bắc, tạo tiền đề đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, xây dựng, bảo vệ vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện cho tiền

tuyến lớn miền Nam.




×