Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chương 8 Phân tích kết quả kinh doanh Giáo trình bài tập phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 26 trang )

Chương 8.
PHÂN TÍCH KÉT QUẢ KINH DOANH
Mục tiêu chương 8


Nhận diện kết quả kinh doanh và biểu hiện của kết quả kinh doanh.



Hiếu và phân biệt rõ về moi quan hệ giữa các chi tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh
và nội dung phân tích kết quả kinh doanh.



Nẳm vững quy trình, nội dung và cách thức phân tích kết quả kinh doanh thông qua
các chi tiêu chủ yếu và thơng qua BCKQHĐKD.



Vận dụng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích phù hợp để làm rõ kết quả kinh doanh.

8.1. Đề ra

Bài số 1

Tài liệu phân tích:

Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk): Xem Phụ lục 2 (Công
ty Cổ phần Sữa Hà Nội, 2021; Vietstock, 2021).
Yêu cầu:


Căn cứ vào các tài liệu đã cho tại Công ty cổ phần Sữa Hà Nội, Anh/Chị hãy :
1. Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu chủ yếu.
2. Phân tích xu hướng tăng trưởng kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu chủ yếu.
3. Phân tích nhịp điệu tăng trưởng kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu chủ yếu.
4. Phân tích cơ cấu kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu chủ yếu.

5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu chủ
yếu.

Bài số 2
Tài liệu phân tích:

Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk): Xem Phụ lục 2 (Công
ty Cổ phần Sữa Hà Nội, 2021; Vietstock, 2021).
Yêu cầu:

Căn cứ vào các tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy:
1. Phân tích xu hướng tăng trưởng của kết quả kinh doanh dựa trên cơ sở BCKQHĐKD
của Cơng ty.
2. Phân tích nhịp điệu tăng trưởng của kết quả kinh doanh dựa trên cơ sở BCKQHĐKD
của Công ty.

148


Bài số 3

Tài liệu phân tích:
Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên: Xem Phụ lục 4 (Công
ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, 2021; Vietstock, 2021).

Yêu cầu:
Căn cứ vào tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy thực hiện các yêu cầu như bài tập số 1 ở trên.

Bài số 4
Tài liệu phân tích:
Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Gang thép Thái Ngun: Xem Phụ lục 4 (Công
ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, 2021; Vietstock, 2021).
Yêu cầu:
Căn cứ vào tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy thực hiện các yêu cầu như bài tập số 2 ở trên.

Bài số 5
Tài liệu phân tích:
1. Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk): Xem Phụ lục
2 (Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội, 2021; Vietstock, 2021).

2. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): Xem Phụ lục
1 (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, 2021; Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, 2020; Vietstock,
2020).
Yêu cầu:
Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội so với Công ty cổ phần
Sữa Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích BCKQHĐKD theo chiều dọc.

Bài số 6
Tài liệu phân tích:
1. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Xem Phụ lục
4 (Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, 2021; Vietstock, 2021).
2. Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Tập đồn Hịa Phát: Xem Phụ lục 3
(Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hịa Phát, 2021; Vietstock, 2021).

u cầu:

Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên so với
Công ty Cổ phần Tập đồn Hịa Phát dựa trên cơ sở phân tích BCKQHĐKD theo chiều dọc.
Bài số 7
1. Tình huống phân tích:
Chun trang “Nhịp sống kinh tế” - Báo điện tử Tổ quốc, trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch ngày 02/02/2021 có đăng bài báo với tiêu đề: “SBT - Kết quả kinh doanh
tăng trưởng mạnh vượt kế hoạch”. Toàn văn bài báo như sau (Ánh Dương, 2021):

149


“SBT - Ket quả kinh doanh tăng trưởng mạnh vượt kế hoạch
(Tố Quốc) Vói thực tại hiện nay của ngành mía đường, những doanh nghiệp sở
hữu nội lực mạnh và nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường sẽ chiếm ưu thế của
cuộc đua thị phần trong thời gian tới.

Lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng mạnh 372% so vói cùng kỳ

Lũy kể 6 tháng đầu niên độ 2020-2021, Công ty cổ phần Thành Thành Cơng - Biên
Hịa (TTC Biên Hòa, SBT) đã tiêu thụ gần 650 ngàn tấn Đường, tăng gần 37% so với cùng
kỳ, ghi nhận Doanh thu thuần đạt 7.507 tỷ đồng, tăng 22% và hoàn thành hon 52% kế hoạch
năm. Lợi nhuận gộp đạt gần 959 tỷ đồng, tăng gần 162% và Lợi nhuận sau thuế đạt hon 243
tỷ, tăng 372% so với cùng kỳ.

30 VỚT

cứng kỳ

DOANH THU THUÂN
titog 22% 50 vồ* cổng kỳ

vồ hoàn thành hơn 52%
kềhogehn&m

LỢI NHUẬN Gộp
#0 với cúng kỳ

LỢI NHUẬN THUĂN
TỚ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
ghi nhện
tỄng kvớng hon 173%
so VỚI cứng kỳ

LỢI NHUẠN SAU THUỀ
ting 372%
so vổt cúng KỶ

Kết thúc Quý 2, Đường vẫn đóng vai trị chủ lực trong cơ cấu Doanh thu khi các Dòng
Sàn phẩm Đường ghi nhận 7.322 tỷ đồng, chiếm gần 98%, tăng hơn 26% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, Doanh thu Phân bón vi sinh tăng mạnh 62% so với cùng kỳ.

150


Cơ cấu Doanh thu theo loại hình sản phẩm lũy k 6 thỏng u Niờn 2020-2021

ã Oirng BMSIrl aoôn xPMnbổn «Khéc

Ngtiển: Bão cào tài chinh Quỳ 2 Niên độ 2020-2021 cùa SBT


Biên Lợi nhuận gộp lũy kế 6 tháng cũng là điểm sáng khi đã có những cải thiện vượt
bậc đạt 12,8%, tăng mạnh 114% so với cùng kỳ. Cùng với đó, Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh cũng ghi nhận tăng trưởng tốt đạt gần 302 tỷ đồng tăng hon 173% so với cùng
kỳ, điều này có ý nghĩa chứng minh cho việc tái cấu trúc Công ty đã đi đúng theo đúng lộ
trình, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh lõi và cũng là tiền đề để các Nhà đầu tư đánh
giá triên vọng của SBT trong tưong lai.

Cơ hội nào cho ngành Đường trong bối cảnh đại dịch Covid-19?
Báo cáo tháng 6/2020 của Tổ chức Lưong thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
đánh giá thị trường thực phẩm sẽ phải đối mặt với nhiều tháng bất ổn hơn do đại dịch
COVID-19, nhưng ngành thực phẩm nông nghiệp cho thấy khả năng phục hồi khủng hoảng
tốt hơn các ngành khác. Báo cáo Food Outlook đưa ra các dự báo đầu tiên về xu hướng sản
xuất và thị trường trong niên vụ 2020-2021 cho các mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên
thế giới là ngũ cốc, dầu, thịt, sữa, cá và Đường. Theo đó sản lượng Đường thế giới niên vụ
2019-2020 dự báo sẽ giảm trong năm thứ hai liên tiếp và xuống dưới mức tiêu thụ ước tính
tồn cầu - giảm lần đầu tiên trong 3 năm. Với tình hình hiện tại của ngành Đường, những
doanh nghiệp sở hữu nội lực mạnh và nhanh nhạy nắm bắt xu hướng của thị trường sẽ chiếm
ưu thế trong cuộc đua thị phần thời gian tới.
SBT - Xuyên qua "vùng nhiễu động"
Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành Mía Đường tại thị trường nội địa và chuẩn bị
cho quá trình vươn tầm quốc tế từ nhiều năm trước, TTC Biên Hòa đã lên kế hoạch từ sớm
để chủ động ứng phó với sự biến động liên tục của giá Đường. Trong bối cảnh khó khăn
nhiều hơn thuận lợi của niên độ 2019-2020 như gia nhập Atiga, đại dịch Covid-19, điểm
trũng chu kỳ ngành, SBT vẫn khép lại niên độ với kết quả tích cực trên nhiều khía cạnh hoạt
động, lần đầu tiên chinh phục thành công và vượt mốc tiêu thụ hơn 1 triệu tấn Đường, nâng
thị phần nội địa lên 46% từ 42% của niên độ trước.

Giả Đường tăng và dự báo tiếp tục xu thế tăng
Theo các báo cáo, Giá Đường thô trên thế giới kể từ đáy tháng 4/2020 đến thời điếm
hiện tại đã tăng hơn 80% và xu hướng tăng giá của Đường trên thế giới lẫn Việt Nam dự

kiến sẽ cịn tiếp tục kéo dài trong năm 2021. Ước tính thâm hụt cung toàn cầu niên vụ 2020-

151


2021 đạt khoảng 3,5 triệu tấn, tăng 400% so với mức thâm hụt 0,7 triệu tấn dự đoán hồi
tháng 8/2020. Do đó, SBT đã có sự chuẩn bị kỳ lưỡng và luôn chủ động trong việc đảm bảo
đủ nguồn hàng chất lượng cung ứng ra thị trường. Nhờ việc sở hữu vùng nguyên liệu rộng
tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, cùng với quy mô sản xuất lớn, chuỗi phân phối rộng
khắp tại thị trường trong nước và quốc tế.

Ưu đãi về thuế xuất khẩu vào thị trường EU
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Liên
minh Châu Âu cam kết dành ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm Đường có xuất
xứ từ Việt Nam. Tại thị trường EU, nhu cầu sử dụng Đường Organic hiện tại là rất lớn trong
khi nguồn cung khơng đủ. Vì vậy, SBT với thế mạnh về cơng nghệ sản xuất và diện tích
vùng nguyên liệu mía Organic lớn đang tích cực tận dụng lợi thế này.

Điều tra chổng bán phá giá đối với đường Thái

Bộ Công thương đã thực hiện tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá
giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm Đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Việc áp một mức thuế hợp lý sẽ không chỉ giúp ngành sản xuất nội địa có thể cạnh
tranh ngang bằng trên sân chơi mở, giúp bình ổn giá đường trong nước, giữ người nơng dân
bám trụ với cây mía, tạo nguồn ngun liệu đầu vào ổn định cho các doanh nghiệp F&B
trong nước.
su KIẸN NOI BẠT 6 THANG ĐAU NAM CUA SBI

■■ - vt W


pHỆK MM

lỊỊpỊtto

■■ TTtMWyMFW

Quềri Hcfinp hrâh^Mi

vunp
• NhdNt WỂÍỊ KO*

M vMhl OnKto fW Ckw4



00.2020

....ạ
<x>

■***!»» CftAf
MHbflhpn

■■ 4, -XI

pMtmtnkMKilMrih

4n

MfM


.^.XỈi^gỂỊ.

............... Ytoa.

.

Kỷ hit hợp tho âhâii* hMK

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, SBT luôn chủ động tận dụng lợi thế
của người tiên phong về việc thu hút nguồn vốn trong nước cũng như quốc tế, tập trung đẩy
mạnh thị phần trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm từ Đường
đến các giải pháp năng lượng, hơn nữa tăng cường hợp tác cùng những tên tuổi đầu ngành
của thế giới trong lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi để phát triển chuồi sản phẩm nơng nghiệp.
SBT ln nhìn nhận cạnh tranh là thách thức nhưng cũng là cơ hội để phát triển và nâng cao
năng lực doanh nghiệp trên con đường vươn ra biển lớn, tối ưu hóa lợi nhuận cho cổ đông,
nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên liên quan”.
2. Tài liệu bổ sung:

Công ty Cổ phần Thành Thành Cơng - Biên Hịa:

- Tên tiếng Anh: Thanh Thanh Cong - Bien Hoa JSC.

152


- Mã chứng khoán HOSE: SBT.
- Ngành: Sản xuất/ Sản xuất thực phẩm/ Sản xuất đường và bánh kẹo.
- Niên độ kế tốn: 01/7/2020 - 30/6/2021
Nguồn: Cơng ty cổ phần Thành Thành Cơng (2021); cophieu68 (2021).


Trích BCKQHĐKD qua các q (triệu đồng):

Chỉ tiêu

Ql/
(19-20)

Q2/
(19-20)

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

2.519.352

3.087.393

3.659.950

3.855.283

Các khoản giảm trừ
doanh thu

12.958

6.698

3.620


4.447

Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ

2.506.394

3.080.695

3.656.330

3.850.836

Giá vốn hàng bán

2.215.616

2.894.194

3.191.728

3.356.045

Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ•

290.778


186.501

464.602

494.791

Doanh thu hoạt động tài
chính

348.204

354.963

72.544

143.241

Chi phí tài chính

168.417

218.430

211.360

225.270

Trong đó :Chi phí lãi
vay


157.206

184.099

134.091

168.705

94.567

119.564

107.037

167.082

Chi phí quản lý doanh
nghiệp

103.447

150.448

75.261

100.017

Lọi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh


276.539

(46.810)

137.544

164.525

Ị Chi phí bán hàng

Ql/
(20-21)

Q2/
(20-21)

153


Thu nhập khác

30.225

26.593

13.015

21.414


Chi phí khác

20.345

21.525

16.507

14.972

9.879

5.068

-3.492

6.442

Tổng lợi nhuận kế
tốn trước thuế

286.418

(51.877)

134.052

170.967

Chi phí thuế TNDN

hiện hành

775

44.882

31.223

28.789

Chi phí thuế TNDN
hỗn lại

1.496

-2.228

-1.015

2.631

Chi phí thuế TNDN

2.271

42.654

30.208

31.420


Lợi nhuận sau thuế
thu
nhập
doanh
nghiệp

279.299

(9.223)

103.844

139.547

Lợi ích của cổ đơng
thiểu số

-4.848

-2.969

5.181

(1.339)

Lợi nhuận sau thuế
của cổ đông của Công
ty mẹ


284.147

12.191

98.663

138.208

Lợi nhuận khác

Yêu cầu:

Căn cứ vào tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy:
1. Cho biết nội dung, ý nghĩa, cơng thức tính và tên gọi phố biến của các chỉ tiêu mà
bài báo sử dụng để phản ánh kết quả kinh doanh tại Công ty Thành Thành Cơng nói trên.

2.

Kiểm tra lại trị số của các chỉ tiêu sử dụng trong bài báo.

3. Cho ý kiến về các nội dung phân tích kết quả kinh doanh cùng hệ thống chỉ tiêu và
công cụ sử dụng để phân tích KQKD tại SBT. Có cần thiết phải bổ sung hoặc lược bớt những
nội dung/chỉ tiêu nào và những dữ liệu nào hay không? Tại sao?
Bài số 8
1. Tình huống phân tích:
Chun mục “Doanh nghiệp” - Chun trang “Kinh tế” - báo điện tử VietnamPlus,
trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam ngày 08/08/2021 có đăng bài báo với tiêu đề: “Gánh nặng

154



chi phí “bào mịn” lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu gạo”. Toàn văn bài báo như sau
(Hứa Chung, 2021):
“Gánh nặng chỉ phí “bào mịn” lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Các khoản chi phí hoạt động trong sáu tháng đầu năm 2021 đều tăng hon so với cùng
kỳ 2020 khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo niêm yết bị “co hẹp” lại.

Mặc dù doanh thu xuất khẩu gạo vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 nhưng do
ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều chi phí leo thang đã khiến lợi nhuận của nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu gạo niêm yết trong sáu tháng đầu năm nay bị “co hẹp” lại.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao
Trung An (mã chứng khốn: TAR) vừa cơng bố, trong sáu tháng đầu năm nay, doanh thu
thuần hợp nhất của công ty đạt 1.229 tỷ đồng, giảm hơn 21% so với cùng kỳ.

Các khoản chi phí hoạt động trong sáu tháng đầu năm 2021 đều tăng hơn so với cùng
kỳ ngối. Cụ thể, phí lãi vay tăng nhẹ 2%; chi phí bán hàng tăng 91%; chi phí quản lý tăng
18%... Điều này đã khiến lợi nhuận sau thuể giảm mạnh tới 67,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt
gần 21 tỷ đồng.
Theo ơng Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Cơng ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ
cao Trung An, sở dĩ các khoản chi phí hoạt động trong sáu tháng đầu năm nay tăng mạnh
chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. Một số công ty, nhà máy rơi vào tình
trạng ngừng sản xuất, đóng cửa tạm thời..., từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng chi
phí bán hàng. Đơn cử, trong số đó là cước vận chuyển quốc tế tăng gấp 2,3 lần đối với các
thị trường châu Á và gấp 3 lần đối với thị trường châu Âu.
Bên cạnh đó, để tạo tâm lý an tâm sản xuất cho người lao động, Trung An đã có nhiều
chính sách hỗ trợ người lao động như hỗ trợ lương, mua trang thiết bị bảo hộ lao động phòng
chống lây nhiễm, hỗ trợ suất ăn... Điều này làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp lên so
với cùng kỳ.
Dù tất cả các khoản chi phí đầu vào đều tăng đáng kể, nhưng công ty không tăng giá
bán để thực hiện chương trình bình ổn giá. Lợi nhuận của doanh nghiệp dự kiến tiếp tục bị

“bào mòn” trong q 3 khi các chi phí trên khó có thể điều chỉnh giảm, do công ty đang thực
hiện sản xuất “3 tại chỗ."
Trong năm 2021, Trung An đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng và 105 tỷ đồng
lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 29% và hơn 25% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, so
với kế hoạch đề ra, công ty mới thực hiện được 35% chỉ tiêu doanh thu và 20% mục tiêu lợi
nhuận cả năm.
Báo cáo tài chính họp nhất của Cơng ty cổ phần Tập đồn Lộc Trời (mã: LTG) mới
cơng bổ cũng cho thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị “bào mịn” đáng kế do nhiều chi
phí đồng loạt gia tăng.
Trong quỷ 2, doanh thu thuần của Tập đoàn Lộc Trời tăng mạnh tới 86% so với cùng
kỳ, đạt 2.725 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu thuần mảng lương thực của Lộc Trời ghi nhận
kết quả quý cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020, đạt 1.780 tỷ đồng.

155


Tuy nhiên, do chi phí giá vốn cũng tăng cao hon, cộng thêm các khoản chi phí khác
đều gia tăng như chi phí lãi vay tãng gần 90%, chi phí bán hàng tăng 20%, chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng hon 17%... đã khiến lợi nhuận sau thuế của Tập đồn này chỉ cịn 45,5 tỷ
đồng trong q 2, giảm tới gần 70% so cùng kỳ năm trước.
Lũy kế sáu tháng, doanh thu của Lộc Trời đạt 5.196 tỷ đồng, tăng 131% so cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế đạt 227 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, công
ty đã thực hiện được 57% kế hoạch lợi nhuận trong năm 2021.
Dù lợi nhuận lũy kế sáu tháng vẫn tăng mạnh, tuy nhiên theo nhận định của ban lãnh
đạo, hoạt động sản xuất kinh doanh của Lộc Trời vẫn còn rất nhiều thách thức, do ảnh hưởng
của làn sóng COVID-19 lần 4 và việc thực hiện giãn cách xã hội ảnh hưởng đến đợt bán
hàng gần đây.

Kế từ ngày 12/7 đến nay, 14 nhà máy của tập đoàn này tại An Giang, Đồng Tháp, Long
An, Bạc Liêu, Tây Ninh phải thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” để đảm bảo cơng tác

phịng chổng dịch, với hơn 500 nhân viên, người lao động tự nguyện ở lại tại nhà máy.
Phương án sản xuất này dự kiến sẽ làm tăng chi phí quản lý của Tập đoàn hơn rất nhiều.
Chưa kể, dịch COVID-19 diễn ra phức tạp đang gây ảnh hưởng ảnh hưởng đến chuỗi
logistics ngành lương thực, từ đó việc bán hàng được dự báo sẽ bị chậm hơn so kế hoạch đề
ra.
Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (mã: NSC) kết quả kinh
doanh cũng diễn ra tương tự. Dù doanh thu thuần tăng 18% trong quý 2, đạt 532 tỷ đồng,
tuy nhiên chi phí lãi vay tăng hơn 70%, chi phí bán hàng tăng hơn 36% và chi phí quản lý
doanh nghiệp cũng tăng 19% đã khiến lợi nhuận trong kỳ của Tập đồn giảm hơn 17%, chỉ
cịn 65 tỷ đồng.

Không chỉ ba doanh nghiệp trên, khảo sát tại một số công ty niêm yết trong ngành chế
biến xuất khẩu lương thực cho thấy, phần chi phí lài vay, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp đều bị đội lên đáng kể từ quý 2/2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tình trạng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong quý 3/2021 khi dịch bệnh hiện vẫn chưa
được kiểm sốt, cộng thêm nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trình doanh nghiệp duy
trì sán xuất theo mơ hình “3 tại chồ."

Lợi thế của doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm 2021 là nhu cầu nhập
khẩu gạo của các nước dự kiến vẫn tiếp tục tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA), trong thời gian tới, triển vọng nhu cầu thị trường vẫn tương đối tốt. Tuy nhiên, xuất
khâu gạo của Việt Nam có thế phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ các nhà cung cấp khác
như Thái Lan, Ấn Độ, bởi giá gạo Việt Nam đang cao hơn giá gạo từ hai nhà cung cấp này.
Mặt khác, do phải thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch nên việc thu mua, chế
biến, xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp cũng đang rất khó khăn.

Các doanh nghiệp kỳ vọng những khó khăn nhất thời này sẽ sớm được giải quyết khi
dịch COVID-19 được kiểm sốt. Việc lưu thơng, vận chuyển khi đó sẽ được dễ dàng, giảm
áp lực chi phí lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn.
Để đảm bảo kế hoạch kinh doanh đã đề ra, các doanh nghiệp cho biết, sẽ tiếp tục tìm

kiếm khách hàng và thị trường mới; đồng thời chăm sóc khách hàng hiện hữu, tối ưu hóa chi
156


phí để có những bước tiến hơn hiệu quả hơn trong các quý còn lại trong năm và bám sát kế
hoạch doanh thu, lợi nhuận sau thuế mà đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 đã đề ra”.
2. Tài liệu bổ sung:

Cơng ty Cổ phần Tập đồn Lộc Trời:

- Tên tiếng Anh: Loc Troi Group Joint Stock Company.
- Mã chứng khốn UPCOM: LTG.
- Ngành: Sản xuất/ Sản xuất hóa chất, dược phẩm/ Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón
và các loại hóa chất nơng nghiệp.
- Niên độ kế tốn: 01/7/2020 - 30/6/2021
Nguồn: Vietstock (2021).
Trích BCKQHĐKD của Tập đồn qua các quý (tỷ đồng):

Chỉ tiêu

Q4/
Q3/
(20-21) (20-21)

Q2/
(20-21)

Ql/
(20-21)


Q4/
(19-20)

Q3/
(19-20)

Tổng doanh thu hoạt động
kỉnh doanh

2.766

2.430

3.631

1.826

1.501

751

Các khoản giảm trừ doanh
thu

42

33

97


54

35

18

Doanh thu thuần

2.725

2.397

3.534

1.772

1.467

733

Giá vốn hàng bán

2.376

1.804

2.823

1.400


1.068

555

348

593

711

373

399

178

Doanh thu hoạt động tài
chính

14

6

4

7

8

4


Chi phí tài chính

56

110

69

48

42

57

39

32

22

21

21

26

0

0


0

0

1

0

182

191

257

164

152

98

Chi phí quản lý doanh
nghiệp

74

72

177


53

64

67

Lợi
• nhuận
• thuần từ hoạt

động kinh doanh

49

226

212

115

151

-41

Thu nhập khác

17

6


8

5

13

8

2

2

8

3

4

4

15

4

0

2

9


4

Lọi nhuận gộp

Trong đó: Chi phí lãi vay

Lợi nhuận hoặc lồ trong
cơng ty liên kết
Chi phí bán hàng

Chi phí khác

Lọi
• nhuận
• khác

157


Lợi nhuận kế tốn trước
thuế

64

230

212

117


160

-36

Chi phí thuế TNDN

18

47

48

25

9

1

Lọi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

45

184

164

92

151


-37

Lợi ích của cổ đơng thiểu số

0

2

0

1

1

2

Lợi nhuận sau thuế của
Công ty mẹ

45

182

164

91

150


-39

Yêu cầu:

1. Dựa trên các tài liệu đã cung cấp, Anh/ChỊ hãy kiểm chứng nhận định của bài báo
về kết quả kinh doanh của Tập đồn Lộc Trời.
2. Sử dụng các nội dung phân tích phù hợp để làm rõ nguyên nhân khiến cho lợi nhuận
của Tập đồn bị “bào mịn”, từ đó gợi ý một số giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh.

Bài số 9

1. Tình huống phân tích:
Chun mục “Doanh nghiệp” - Chuyên trang “Kinh tế” - báo điện tử VietnamPlus,
trực thuộc Thơng tấn xã Việt Nam ngày 29/05/2021 có đăng bài báo với tiêu đề: “Vì sao
doanh thu của doanh nghiệp thủy sản tăng nhưng lợi nhuận giảm?”. Toàn văn bài báo như
sau (Văn Giáp, 2021):
“Vì sao doanh thu của doanh nghiệp thủy sản tăng nhưng lọi nhuận giảm?

Nhờ xuất khẩu phục hồi nên hầu hết các công ty đầu ngành thủy sản có doanh thu tăng
trưởng mạnh nhưng lợi nhuận rịng lại giảm do chi phí ngun vật liệu đầu vào tăng và chi
phí logistics cao.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã thích ứng để nắm bắt cơ hội trong
đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp tăng được doanh thu nhờ giành được thị phần từ
đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh.
Song bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp thủy sản phải đổi diện với thách thức từ giá
nguyên liệu và chi phí logistics tăng cao khiến lợi nhuận bị “bào mòn".

Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2020 đến

tháng 2/2021, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều thách thức do gián đoạn
chuồi giá trị toàn cầu của dịch COVID-19.

Tuy nhiên, sự phục hồi đã diễn ra trong giai đoạn tháng 3 và 4/2021, khi xuất khẩu
thủy sản tăng lần lượt 17% và 30% so với cùng kỳ năm trước.
Nhờ xuất khẩu phục hồi nên hầu hết các công ty đầu ngành thủy sản có doanh thu tăng
trưởng mạnh, nhưng lợi nhuận rịng giảm do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh hơn
so với giá bán bình qn và chi phí logistics cao hơn trong quý 1/2021.

158


Theo Cơng ty cổ phần Chứng khốn SSI (SSI), trong khi giá bán bình qn có thể tăng
dần vào cuối năm, chi phí logistics cao dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn.

Tại Cơng ty cổ phần Tập đồn Thủy sản Minh Phú (MPC) - doanh nghiệp đầu ngành
tôm, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1/2021 của doanh nghiệp đạt 2.809
tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 27 tỷ đồng, giảm
mạnh tới 52%.
Theo SSI, với tỷ trọng doanh thu tôm nguyên liệu cao, chiếm tới 50% và mạng lưới
khách hàng mạnh, MPC nên là doanh nghiệp hưởng lợi chính khi chiếm thị phần cao hon ở
Mỹ. Thực tế, MPC phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ khi thị trường này chiếm hơn 30%
doanh thu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, MPC nhập khẩu một tỷ trọng nhỏ tôm Ấn Độ để chế biến (dưới 16% cho
tồn ngành). Do đó, MPC phải chịu thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ tại Mỹ. Một
số cuộc điều tra này đã ảnh hưởng đến MPC trong quá khứ.

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của MPC khá biến động trong giai đoạn 2015-2020.
Năm 2021, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận ròng đầy tham vọng ở mức 1.400 tỷ đồng, tăng
109% so với cùng kỳ.

SSI cho rằng MPC khó đạt được kế hoạch lợi nhuận sau thuế do chi phí logistics liên
tục tăng cao. Thực tế, công ty thường không đạt được kế hoạch trong 5 năm qua.
Đối với Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC), quý 1/2021, doanh nghiệp có
doanh thu thuần tăng 36% so với cùng kỳ, đạt 969 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế lại
giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 31 tỷ đồng.

Thị trường của FMC đa dạng hơn, với Nhật Bản đóng góp 28% doanh thu, EU là 29%
và Mỹ chiếm 26%. Thế mạnh của FMC là tôm chế biến với 78% tổng sản lượng, điều này
sẽ giúp công ty tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm này tại Mỹ.

Vào tháng 4/2021, FMC có doanh thu tăng mạnh ở mức 46% so với cùng kỳ. Trong
quý 1/2021, dù doanh thu tăng trưởng mạnh, nhưng chi phí ngun liệu bao gồm tơm và
thức ăn thủy sản cao hơn đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp từ 9,9% trong quý 1/2020 giảm
xuống còn 7,7% trong quý 1/2021. Chi phí logistic cũng tăng 72%, kéo theo lợi nhuận sau
thuế giảm 23% so với cùng kỳ.
FMC có kế hoạch mở rộng 100% cơng suất trong giai đoạn 2021-2025. Năm 2021,
FMC đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 4.600 tỷ đồng và 250 tỷ
đồng, đều tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020. Theo SSI, đây là kế hoạch kinh doanh khá thận
trọng.
Doanh nghiệp đầu ngành cá tra là Công ty cổ phần Vĩnh Hồn (VHC) báo cáo q
1/2021 có doanh thu thuần 1.788, lợi nhuận sau thuế là 132 tỷ đồng; tăng 9% về doanh thu
nhưng giảm 14% về lợi nhuận.
VHC từ lâu đã là nhà xuất khẩu cá tra chiếm ưu thế trên thị trường với 45% thị phần
tại Mỹ. Công ty cũng kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ của cá tra tại Mỹ trong năm 2021. Nhu
cầu collagen và gelatin vẫn tăng mạnh và VHC dự kiến đạt lợi nhuận tăng mạnh nhờ việc
mở rộng công suất gần đây.

159



Lãnh đạo VHC cho biết trong năm nay, VHC dự kiến sẽ đa dạng hóa, trở thành một
cơng ty F&B (kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống) có thể tạo ra dịng tiền
bền vững hon.
Thương vụ đầu tiên của Vĩnh Hoàn trong kế hoạch này là thâu tóm Cơng ty Xuất nhập
khẩu Sa Giang, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu bánh phồng tôm và gạo.

Đầu năm 2021, Vĩnh Hồn cũng thành lập cơng ty trái cây Thành Ngọc có ngành nghề
kinh doanh chính là sản xuất nước ép từ rau quả và chế biến, bảo quản rau quả.

Ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh, tất cả các dự án mới đều đang trong giai đoạn thử
nghiệm và dự kiến sẽ không mang lại doanh thu và lợi nhuận rịng bổ sung cho tập đồn
trong năm 2021.

về kế hoạch kinh doanh năm 2021, VHC đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận
ròng lần lượt đạt 8.600 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ và 700 tỷ đồng giảm 2,6% so với
cùng kỳ).

Như vậy, có thê nhận thấy những doanh nghiệp lớn đầu ngành thủy sản đang có cơ hội
mở rộng thị phần xuất khẩu, qua đó tăng doanh thu. Nhưng những khó khăn từ giá nguyên
liệu và logistics tăng cao khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản giảm. Một số doanh
nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra nguồn tiền giúp phát triển bền vững
hơn trong tương lai.
Cơ hội mở rộng thị phần

Trong quý 2/2021, VASEP dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và
7% so với cùng kỳ.
Đen cuối năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ 2 cơ
hội chính: giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi dịch COVID-19; tiếp tục tăng trưởng từ mảng bán lẻ và bán hàng trực tuyến trong khi
nhu cầu từ kênh nhà hàng sẽ sớm phục hồi.


Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), xuất khẩu tôm
nguyên liệu nước ấm của Án Độ sang Mỹ giảm 9% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm
10% so với cùng kỳ về giá trị trong quý 1/2021.

Trong khi đó, các nước đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng. Ecuador là
nước hưởng lợi tức thì, với mức tăng trưởng 37% so với cùng kỳ về sản lượng và 44% về
giá trị trong quý 1/2021.
Ecuador có lợi the cạnh tranh nhờ giá bán bình quân thấp nhất trong số nhóm 5 nước
hàng đầu, cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ.
Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ, thực tế kết quả xuất khẩu tôm Việt Nam
sang thị trường này khả quan trong quý 1/2021, với mức tăng 41% so với cùng kỳ về sản
lượng và 10% so với cùng kỳ về giá trị.
Với tôm nguyên liệu, giá xuất khẩu của Việt Nam vần ở mức khá cao so với các đối
thủ cạnh tranh do tỷ trọng tơm sú có giá bán binh quân cao hơn.

160


Cơng ty cổ phần Chứng khốn SSI (SSI) cho rằng giá bán bình qn đối với tơm thẻ
chân trắng ngun liệu vẫn khá ổn định, đạt 10 USD/kg, giá bán bình quân trong quý 1/2021
giảm là do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm để giảm tỷ trọng tôm sú với giá cao hơn.

Tỷ lệ doanh thu tôm thẻ chân trắng/tôm sú thay đổi từ 87/13 trong quý 1/2020 thành
91/9 trong quý 1/2021. Điều này là do tôm sú thường được tiêu thụ trong các kênh nhà hàng
và khách sạn vẫn đang đóng cửa một phần do dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 cũng đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu
đối với tơm chế biến đã tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước
Ecuador tại thị trường Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới;
trong đó, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến.


Theo NOAA, quý 1/2021, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất về giá trị trong
nhóm 5 nước xuất khẩu tơm hàng đầu là Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

về nhóm các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra được hưởng lợi từ nhu cầu tại Mỹ phục
hồi. Theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng 3% so với cùng kỳ trong quý 1/2021 và
26% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 4/2021; trong đó, xuất khẩu sang Mỹ (thị trường
hàng đầu) tăng trở lại lần lượt ở mức 16% và 120% so với cùng kỳ. Dữ liệu này cho thấy
ngành thủy sản phục hồi vững chắc.
VASEP cũng cho rằng giá bán bình quân từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021 đã chạm
đáy và giá bán bình quân của tất cả các thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm.”.
2. Tài liệu bổ sung:

Cơng ty Cổ phần Vĩnh Hồn:

- Tên tiếng Anh: Vinh Hoan Corporation.
- Mã chứng khoán HOSE: VHC.

- Ngành: Sản xuất/ Sản xuất thực phẩm/ Sơ chế và đóng gói thủy sản.
Nguồn: Vietstock (2021).

Trích BCKQHĐKD của Cơng ty qua các quý (tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Q2/21

Ql/21

Q4/20


Q3/20

Q2/20

Ql/20

Tổng doanh thu hoạt động kinh
doanh

2.344

1.790

2.014

1.816

1.666

1.642

1

2

70

16


36

6

Doanh thu thuần

2.343

1.788

1.944

1.800

1.630

1.636

Giá vốn hàng bán

1.910

1.516

1.718

1.570

1.310


1.421

432

273

226

229

320

215

Doanh thu hoạt động tài chính

47

38

73

69

40

55

Chi phí tài chính


27

19

32

20

40

18

8

6

8

8

9

12

Các khoản giảm trừ doanh thu

Lọi nhuận gộp

Trong đó: Chi phí lãi vay


161


100

90

60

36

36

39

51

50

37

34

36

40

302

152


170

208

247

172

Thu nhập khác

5

3

4

5

4

2

Chi phí khác

6

3

3


16

10

2

-1

0

1

-12

-6

-1

Lọi
• nhuận
• kế tốn trước thuế
Chi phí thuế TNDN

301

152

171


196

241

172

40

21

18

21

25

20

Lọi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp

261

132

153

175

215


152

Lợi nhuận sau thuế của Cơng ty
mẹ•

260

131

153

175

215

152

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lọi nhuận thuần từ hoạt động
kỉnh doanh

Lợi
• nhuận
• khác

Doanh thu theo mặt hàng (tỷ đồng)
Năm


Sản phẩm
chính (Cá
tra Fillet)

Sản
phẩm
phụ

Sản phẩm
chăm sóc sức
khỏe

Sản phẩm
giá trị gia
tăng

Khác

Tổng

2019

5.461

1.041

514

168


684

7.867

2020

4.836

1.226

582

145

247

7.037

Doanh thu theo thị trường (tỷ đồng)
Năm

Mỹ

Châu
Âu

Trung Quốc

Khác


Tổng

2019

3.077

917

1.598

2.276

7.867

2020

2.442

1.237

1.207

2.152

7.037

Cơng ty Cổ phần Tập đồn Thủy sản Minh Phú:
- Tên tiếng Anh: Minh Phu Seafood Corporation.
- Mã chứng khoán UPCOM: MPC

- Ngành: Sản xuất/ Sản xuất thực phẩm/ Sơ chế và đóng gói thủy sản.
Nguồn: Vietstock (2021).

162


Trích BCKQHĐKD của Tập đồn qua các q (tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Q2/21

Tổng doanh thu hoạt động kỉnh 3.306
doanh

Ql/21

Q4/20

Q3/20

Q2/20

Ql/20

2.814

4.364

4.416


2.747

4.229

Các khoản giảm trừ doanh thu

14

4

12

15

11

23

Doanh thu thuần

3.292

2.810

4.353

4.402

2.736


4.206

Giá vốn hàng bán

2.729

2.563

3.986

3.870

2.398

3.930

Lợi nhuận gộp

563

247

366

532

338

275


Doanh thu hoạt động tài chính

24

30

43

41

73

40

Chi phí tài chính

12

26

25

30

31

59

12


5

19

28

24

21

Lợi nhuận hoặc lồ trong cơng ty liên kết

-

17

-

19

13

Chi phí bán hàng

187

175

182


215

141

163

Chi phí quản lý doanh nghiệp

82

50

51

55

42

61

26

169

273

216

46


Trong đó: Chi phí lãi vay

Lọi nhuận thuần từ hoạt động 306
kinh doanh
Thu nhập khác

-6

17

3

5

-2

2

Chi phí khác

-12

15

8

5

6


-3

Lọi
• nhuận
• khác

6

2

-5

-1

-7

4

-Lợi nhuận hoặc lồ trong công ty 9
liên kết (trước 2015)

7

-

-

-9


-

Lọi nhuận kế tốn trước thuế

321

35

164

272

200

50

Chi phí thuế TNDN

71

9

22

28

24

-2


Lọi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp

250

27

142

244

176

52

Lợi ích của cổ đơng thiểu số

22

1

2

2

-2

0

26


140

241

179

52

Lọi nhuận sau thuế của Cơng ty 228
mẹ•

163


Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng (%)

Năm

Sản phẩm tươi (tôm sú,
tôm thẻ)

2019

45,65

16,55

37,8


100

2020

45,25

18,67

36,07

100

Sản phẩm hấp

Sản phẩm giá trị
gia tăng

Tổng

Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường (triệu USD)

Đông
Âu

Năm

Mỹ

2019


245,98

132,6

62,76

1,09

2020

149,11

143,93

77,89

61,42

Nhật

Canada

Úc &
Newzeland

Khác

72,4

34,34


94,54

0,57

59,32

95,87

EU

3. Yêu cầu:

1. Dựa trên tài liệu đã cho, Anh/Chị hãy so sánh và đưa ra nhận định về hiệu quả kinh
doanh giữa Cơng ty Minh Phú và Cơng ty Vĩnh Hồn trong bối cảnh nền kinh tế mà bài báo
đề cập.

2. Hãy sử dụng các nội dung phân tích phù hợp để đánh giá về kế hoạch lợi nhuận của
Minh Phú và Vĩnh Hoàn cho năm 2021 như bài báo đề cập là khả thi hay khơng? Vì sao?
8.2. Hướng dẫn giải
Bài số 1

Yêu cầu 1. Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của Công ty năm 2020 theo những
chỉ tiêu chủ yếu được thực hiện thông qua các bước sau:
(1) Tính tốn trị số của một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả kinh doanh năm 2020
và 2019 của Công ty, bao gồm:

- Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(căn cứ chỉ tiêu số 03 cùng tên), Doanh thu thuần HĐTC (căn cứ chỉ tiêu số 06 “Doanh thu
hoạt động tài chính”), Doanh thu thuần HĐKD (bao gồm chỉ tiêu “Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Doanh thu thuần HĐTC”), Thu nhập từ hoạt động
khác (căn cứ chỉ tiêu số 12 “Thu nhập khác”).
- Các chỉ tiêu phản ánh chi phí: Giá vốn hàng bán (căn cứ chỉ tiêu số 04 cùng tên), Chi
phí bán hàng (căn cứ chỉ tiêu số 09 cùng tên), Chi phí quản lý doanh nghiệp (căn cứ chỉ tiêu
số 10 cùng tên), Chi phí HĐTC (căn cứ chỉ tiêu số 07 “Chi phí tài chính”), Chi phí hoạt động
khác (căn cứ chỉ tiêu số 13 “Chi phí khác”), Chi phí thuế TNDN (bao gồm chỉ tiêu số 16
“Chi phí thuế TNDN hiện hành” và chỉ tiêu số 17 “Chi phí thuế TNDN hỗn lại”).

- Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế (căn cứ vào chỉ tiêu số 18 “Lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp”), Lợi nhuận trước thuế (căn cứ vào chỉ tiêu số 15
“Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế”), Lợi nhuận thuần từ HĐKD (căn cứ vào chỉ tiêu số 11
cùng tên), Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (căn cứ chỉ tiêu sổ 05 cùng tên),
và một số chỉ tiêu khác được xác định như sau:
164


+ Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: được tính bằng cách lấy trị số của
chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ” trừ (-) đi trị số của chỉ tiêu 09
“Chi phí bán hàng” và trừ (-) đi trị số của chỉ tiêu 10 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.

+ Lợi nhuận thuần từ HĐTC: được tính bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu 06 “Doanh
thu hoạt động tài chính” trừ (-) đi trị số của chỉ tiêu 07 “Chi phí tài chính”.

+ Tổng thu nhập thuần: được tính bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu “Doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ” cộng (+) với trị sổ của chỉ tiêu “Doanh thu thuần HĐTC”
cộng (+) với trị số của chỉ tiêu số 14 “Lợi nhuận khác”.
(2) So sánh trị số của các chỉ tiêu kể trên năm 2020 với năm 2019 cả về số tuyệt đối
và so tưong đối.
(3) Dựa vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu và kết quả so sánh để đưa ra nhận xét ban đầu
về kết quả kinh doanh mà DN đạt được trong năm 2020 theo từng chỉ tiêu cả về quy mô và

tốc độ biến động.

Yêu cầu 2. Phân tích xu hướng tăng trưởng kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu
chủ yếu được thực hiện thông qua các bước sau:

(1) Tính ra chuồi trị số phản ánh tốc độ tăng trưởng định gốc của các chỉ tiêu chủ yếu
theo thời gian (các năm 2018, 2019, 2020). Chẳng hạn, nếu lựa chọn chỉ tiêu “Doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ” đe phân tích xu hướng tăng trưởng kết quả kinh doanh
thì cần phải tính tốn chuỗi trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc của doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ” qua các năm (năm 2018 so với 2017, năm 2019 so với
2017, năm 2020 so với 2017), trong đó trị số của năm 2020 so với 2017 được tính theo cơng
thức:
Doanh thu thuần
Tốc độ tăng trưởng
định gốc của doanh thu thuần

bán hàng và cung cấp dịch
VU2020 (%)

bán hàng và cung
cấp dịch vụ2020
——

'

Doanh thu thuần

-

bán hàng và cung

câp dịch VU2017
-------- ỹ-------—------

X 100

Doanh thu thuân bản hàng và cung câp

dịch vụ20ỉ 7

Tốc độ tăng trưởng định gốc của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2018 và 2019 so với 2017 cũng xác định tưong tự.

(2) Sử dụng đồ thị để phản ánh chuồi giá trị tính tốn được và căn cứ vào đó đưa ra
nhận xét về xu hướng tăng trưởng kết quả kinh doanh của Công ty theo thời gian (là tăng
hay giảm) ứng với từng chỉ tiêu chủ yếu.
Để thuận tiện cho việc phân tích, có thể lập bảng phân tích xu hướng tăng trưởng kết
quả kinh doanh theo từng chỉ tiêu chủ yếu. Chẳng hạn, bảng phân tích xu hướng tăng trưởng
doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau:

165


Bảng phân tích xu hướng tăng trưởng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội theo thời gian (%)
Chỉ số

Năm 2017

Năm 2018


Năm 2019

0,0

16,2

3,5

Tốc độ tăng trưởng định gốc của
doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ

Nãm 2020

20,9

Yêu cầu 3. Phân tích nhịp điệu tăng trưởng kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu
chủ yếu được thực hiện thông qua các bước sau:
(1) - Tính ra chuỗi trị số phản ánh tốc độ tăng trưởng liên hoàn của các chỉ tiêu chủ
yếu qua các năm 2018,2019, 2020 (năm 2018 so với 2017, năm 2019 so với 2018, năm 2020
so với 2019). Chẳng hạn, nếu lựa chọn chỉ tiêu “Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ” để phân tích nhịp điệu tăng trưởng kết quả kinh doanh thì cần phải tính tốn chuỗi trị số
của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ” qua các nàm, trong đó trị số của năm 2020 so với năm 2019 được tính theo cơng thức:
Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Tốc độ tăng trưởng
liên hồn của

doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch VU2020 (%)

bán hàng và cung
cấp dịch VU2020

—--- —--

,

-

bán hàng và cung
cấp dịch VỊL2019

---- ;--- ---- -

Doanh thu thuần bán hàng và cung câp dịch

xtoo

VỊ120Ỉ9

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2018 so với 2017, 2019 so với 2018 cũng xác định tương tự.

- Sử dụng đồ thị để phản ánh chuỗi giá trị tính tốn được và căn cứ vào đó đưa ra nhận
xét về nhịp điệu tăng trưởng kết quả kinh doanh của Công ty theo thời gian (là ổn định hay
bấp bênh) ứng với từng chỉ tiêu chủ yếu.
Đê thuận tiện cho việc phân tích, có thể lập bảng phân tích nhịp điệu tăng trưởng kết

quả kinh doanh theo từng chỉ tiêu chủ yếu. Chẳng hạn, bảng phân tích nhịp điệu tăng trưởng
doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau:

Băng phân tích nhịp điệu tăng trưởng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội theo thời gian (%)
Chỉ số

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
của doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ

Năm 2017

0,0

Năm 2018

16,2

Năm 2019

Năm 2020

-10,9

16,8

Yêu cầu 4. Phân tích cơ cấu kết quả kinh doanh theo những chỉ tiêu chủ yếu được thực
hiện thông qua các bước sau:
(1) Xác định và tính tốn trị số của các bộ phận cấu thành nên từng chỉ tiêu chủ yếu

phản ánh kết quả kinh doanh. Chẳng hạn, cơ cấu của chỉ tiêu tổng chi phí hoạt động bao gồm
các thành phần chi phí được xác định theo cơng thức như sau:

166


Tổng chi
, r,
J
phỉ hoạt
động

Giá vốn
1 ,
=
hàng

,
+

bản

Chi phí
, ,
bán
hàng

Chi phí
,


,

,,

+ quan lý
DN

Chi phí
+

7.

tài

,

+

Chi phi
,

chinh

Trong điều kiện dữ liệu cho phép, có thể dựa vào các BCTC bộ phận hoặc các sổ kế
toán liên quan để xác định chi tiết hon và dưới nhiều góc độ hon từng bộ phận cấu thành của
các chỉ tiêu chủ yếu để có được các thơng tin đầy đủ và phù hợp cho việc ra quyết định. Ví
dụ, giá vốn hàng bán có thể được cấu thành từ các khoản mục chi phí như chi phí nhân cơng,
chi phí ngun vật liệu, chi phí cơng cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ,...
(2) Tính tốn tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành chiếm trong tổng thể của từng chỉ
tiêu nghiên cứu dựa trên công thức tổng quát như sau:

Trị số của từng bộ phận
cấu thành chỉ tiêu nghiên cứu
--------------------- —-—---------------- XỈOO

Tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tông thể chỉ
tiêu nghiên cứu (%)

Trị số của chi tiêu nghiên cứu

(3) So sánh tình hình biến động của từng bộ phận cấu thành nên các chỉ tiêu chủ yếu
năm 2020 với năm 2019 cả về mức độ phổ biến (tỷ trọng), quy mô biến động (số tuyệt đối)
và tốc độ biến động (tỷ lệ). Dựa trên kết quả so sánh để nhận xét về mức độ đóng góp của
từng bộ phận cấu thành vào chỉ tiêu tổng cũng như xu hướng biến động trong mức độ đóng
góp của từng bộ phận.
Để thuận tiện, có thể lập bảng phân tích cơ cấu theo từng chỉ tiêu chủ yếu. Chẳng hạn,
bảng phân tích cơ cấu tổng chi phí hoạt động có dạng như sau:

Bảng phân tích cơ cấu tổng chi phí hoạt động của Cơng ty cổ phần Sữa Hà Nội

Năm 2019
Chỉ tiêu

Năm 2020

SỐ
số
Tỷ
tiền trọng tiên
(trđ) (%) (trđ)

1
2
3

Tỷ
trọng
(%)
4

100,0

100,0

Chênh lệch năm 2020
so vói năm 2019
Số
Tỷ
Tỷ lệ
tiên
trọng
(%)
(trđ)
(%)
5=3-1 6=5x100/1
7=4 -2

1. Giá vơn hàng bán
- Chi phí nhân cơng
- Chi phí ngun vật liệu
2. Chi phí bán hàng

3. Chi phí quản lý DN
4. Chi phí tài chính
5. Chi phí khác
Tổng chi phí hoạt động
(=1+2+3+44-5)

Yêu cầu 5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh theo những chỉ
tiêu chủ yếu.
167


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh được kết hợp với đánh giá
khái quát kết quả kinh doanh để làm sáng tỏ nguyên nhân gây nên biến động trong các chỉ
tiêu chủ yếu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty năm 2020, từ đó đưa ra các giải pháp
phù hợp để cải thiện kết quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Yêu cầu này được thực hiện thông qua các bước sau:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ (tác động cùng chiều hay ngược
chiều) của các nhân tố ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả kinh doanh.
Chẳng hạn, chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là “Tổng thu từ
các hoạt động” với tác động cùng chiều và “Tổng chi từ các hoạt động” (đã bao gồm chi phí
thuế TNDN) với tác động ngược chiều, được thể hiện qua công thức sau:
Lợi nhuận
sau thuế

Tổng thu từ các

Tổng chỉ từ các hoạt động (kể

hoạt động


cả chi phí thuế TNDN)

Trong đó, “Tổng thu từ các hoạt động” và “Tổng chi từ các hoạt động” lại chịu tác
động từ các nhân tố được xác định theo các công thức bên dưới:
Tông thu từ

Doanh thu thuần bản hàng

các hoạt động

và cung cấp dịch vụ

Tông chi từ
các hoạt
động

Giả vốn
=

hàng
bán

Chi phỉ

bán

-+■

hàng


Chi phỉ
+ quản lý
DN

Doanh thu
thuần HĐTC

Chi phỉ
4 HDTC

Chỉ phí

+ hoạt động

khác

Thu nhập
khác

Chi phỉ
+
thuế

TNDN

- Tính tốn và so sánh trị số của từng nhân tố năm 2020 với năm 2019 cả về số tuyệt
đối và số tương đối để thấy được quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
- Dựa trên kết quả so sánh đế nhận xét sự thay đổi của từng nhân tố đến sự thay đổi
của các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả kinh doanh năm 2020 với năm 2019. Có thể tập

trung vào các nhân tố có quy mơ biến động lớn và tốc độ biến động nhanh để xác định những
nguyên nhân chính gây nên biến động trong các chỉ tiêu chủ yếu, từ đó có giải pháp đúng
trọng tâm đế cải thiện hoặc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Để thuận tiện cho
việc phân tích, có thể lập bảng sau:

Bảng phân tích kết quả kinh doanh năm 2020 của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội
thông qua chỉ tiêu lọi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu

2020

2019

Chênh lệch năm
2020 so với năm
2019 (±)
Số tiền
(trđ)

1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Doanh thu thuần HĐTC
3. Thu nhập khác

168

Tỷ lệ
(%)



I. Tổng thu từ các hoạt động (=1+2+3)

4. Giá vốn hàng bán
5. Chi phí bán hàng
6. Chi phí quản lý DN

7. Chi phí HĐTC
8. Chi phí hoạt động khác
9. Chi phí thuế TNDN

II. Tổng chi từ các hoạt động (=4+5+...+9)
III. Lọi nhuận sau thuế (= I - II)
Bài số 2

Yêu cầu 1. Phân tích xu hướng tăng trưởng của kết quả kinh doanh dựa trên cơ sở
BCKQHĐKD của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội.
Yêu cầu được thực hiện tương tự như yêu cầu 2, bài số 1 nói trên.
Yêu cầu 2. Phân tích nhịp điệu tăng trưởng của kết quả kinh doanh dựa trên cơ sở
BCKQHĐKD của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội.

Yêu cầu được thực hiện tương tự như yêu cầu 3, bài số 1 nói trên.Trên cơ sở nhận định
về xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Cơng
ty trong q khứ, có thể đưa ra các kỳ vọng về hiệu quả kinh doanh trong tương lai thê hiện
qua kết quả dự báo các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD.

Bài số 3
Thực hiện tương tự như hướng dẫn bài sổ 1 ở trên.

Bài số 4


Thực hiện tương tự như hướng dẫn bài số 2 ở trên.
Bài số 5

Yêu cầu được thực hiện thơng qua các bước sau:
(1) Tính toán các chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD
năm 2020 so với một số chỉ tiêu được chọn làm gốc như doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu thuần kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 của
Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội và Công ty cổ phần sữa Việt Nam. Các chỉ số này được xác
định theo công thức tổng quát như sau:
Tỷ lệ của từng khoản mục trên

Trị sổ của từng khoản mục

BCKQHĐKD so với chỉ tiêu được
chọn làm gốc (%)

Trị số của chi tiêu được chọn

X 100
làm gốc

Tùy vào chỉ tiêu được chọn làm gốc, các khoản mục được sử dụng để tính ra các chỉ
số cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, nếu chỉ tiêu được chọn làm gốc là doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ thì các chỉ số cần được tính tốn để phục vụ cho việc phân tích
bao gồm: “Tỷ lệ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ/Doanh thu thuần bán hàng và cung

169


cấp dịch vụ”, “Tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu/Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp

dịch vụ”, “Tỷ lệ giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “Tỷ lệ
lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ/Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ”, “Tỷ lệ chi phí bán hàng/Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “Tỷ lệ chi phí
quản lý DN/Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “Tỷ lệ lợi nhuận thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ/Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Các chỉ số khác cần được tính tốn tương ứng với chỉ tiêu gốc là doanh thu thuần kinh
doanh và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, cũng như ý nghĩa giải thích của từng chỉ số này
đã được đề cập chi tiết tại mục “8.3.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo
chiều dọc” trong Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Phan Hồng Hải, 2022).
(2) So sánh trị số đã tính tốn được cho năm 2020 của các chỉ số nêu trên giữa Công ty
Cổ phần Sữa Hà Nội và Công ty cổ phần sữa Việt Nam cả về số tuyệt đối và số tương đối.

(3) Dựa trên ý nghĩa giải thích của từng chỉ số cũng như kết quả so sánh để đưa ra đánh
giá về hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội so với Công ty cổ phần sữa
Việt Nam, từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh chi phí, nâng cao hiệu
suất hoạt động, cải thiện kết quả kinh doanh cho Công ty cổ phần Sữa Hà Nội.
Để thuận tiện, có thể lập bảng phân tích tương ứng với từng chỉ tiêu gốc được chọn.
Chẳng hạn, bảng phân tích BCKQHĐKD trong quan hệ với doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ giữa Công ty cổ phần Sữa Hà Nội và Công ty cổ phần sữa Việt Nam có
dạng như sau:

Băng phân tích BCKQHĐKD trong quan hệ vói doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ giữa Công ty cổ phần Sữa Hà Nội và Công ty cổ phần sữa Việt Nam (%)

Chỉ tiêu

Hanoimiỉk Vinamiik

Chênh lệch giữa

Hanoỉmỉlk và Vinamỉlk

Mức

1. Tỷ lệ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ/Doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ

2. Tỷ lệ các khoản giảm trừ
doanh thu/Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ
3. Tỷ lệ giá vốn hàng bán/Doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ

4. Tỷ lệ lợi nhuận thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ/Doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ
170

Tỷ lệ


5. Tỷ lệ chi phí quản lý
DN/Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
6. Tỷ lệ lợi nhuận gộp bán hàng
và cung cấp dịch vụ/Doanh thu

thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ

7. Tỷ lệ lợi nhuận thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ/Doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Bài số 6

Thực hiện tương tự như hướng dẫn bài số 5 ở trên.
Bài số 7

Yêu cầu 1: Nội dung, ý nghĩa, cơng thức tính và tên gọi phổ biến của các chỉ tiêu
mà bài báo sử dụng để phản ánh kết quả kinh doanh tại Công ty Thành Thành Công.
Các chỉ tiêu được bài báo sử dụng để phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty bao
gồm sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng trưởng sản lượng so với cùng kỳ này năm trước; doanh
thu thuần và tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần so với cùng kỳ này năm trước, tốc độ tăng
trưởng doanh thu thuần kỳ này so với kế hoạch năm 2020; lợi nhuận gộp và tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận gộp so với cùng kỳ này năm trước; lợi nhuận thuần từ HĐKD và tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận thuần từ HĐKD so với cùng kỳ này năm trước; lợi nhuận sau thuế và
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ này năm trước. Ý nghĩa, công thức xác
định cũng như tên gọi phổ biến khác của các chỉ tiêu này đã được đề cập chi tiết tại mục
“8.1.1. Kết quả kinh doanh” và mục “8.2.1. Đánh giá khái qt kết quả kinh doanh” trong
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Phan Hồng Hải, 2022).
Yêu cầu 2: Kiểm tra lại trị số của các chỉ tiêu sử dụng trong bài báo.
Dựa vào dữ liệu BCKQHĐKD của Công ty đã cho ở trên và các công thức đề cập ở
u cầu 1 để tính tốn lại trị số của các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh mà bài báo đã
sử dụng nhằm bảo đảm sự chính xác của số liệu.

Vì các chỉ tiêu mà bài báo sử dụng là cho lũy kế 6 tháng đầu niên độ kế tốn 20202021, do đó trị số của các chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng (+) trị số của quý 1 và quý

2 niên độ 2020-2021 trên BCKQHĐKD. Chẳng hạn trị số của chỉ tiêu doanh thu thuần lũy
kế cho 6 tháng đầu niên độ 2020-2021 được xác định theo công thức sau:
Doanh thu
thuần 6 tháng đầu niên độ

(20-21)

Doanh thu
thuẩnọi/(20-21)

Doanh thu
thuẩnQ2/(20-2i)

= 3.656 + 73 + 3851 + 143 = 7.723 (tỷ đồng).

So với kết quả mà các nhà phân tích của Cơng ty đưa ra, chênh lệch một khoản là:

171


7.723 - 7.507 = 216 (tỷ đồng). Khoản chênh lệch này đúng bằng số doanh thu hoạt động tài
chính. Điều đó cho thấy chỉ tiêu “Doanh thu thuần” do các nhà phân tích của Cơng ty tính
tốn chỉ bao gồm doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tuông tự, trị số của chỉ tiêu doanh thu thuần tính cho cùng kỳ năm trước (mà bài báo
sử dụng để so sánh) cũng được xác định như sau:
Doanh thu
thuân 6 tháng đầu niên đội9-20

Doanh thu

thuầnQi/(19-20)

_

Doanh thu
thuầnQ2/(19-20)

= 2.506 + 384 + 3.081 + 355 = 6.326 (tỷ đồng).

Từ đó, tính ra tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần so với cùng kỳ này năm trước:
Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần so

_

ơ- 723 - 6.326)

với cùng kỳ năm trước (%)

6.326

Ket quả này đúng với kết quả do các nhà phân tích của Cơng ty tính tốn.

Các chỉ tiêu khác cũng được kiểm tra tương tự.

Yêu cầu 3: Ý kiến về các nội dung phân tích kết quả kỉnh doanh cùng hệ thống
chỉ tiêu sử dụng để phân tích KQKD tại SBT:

- về nội dung phân tích:
Nội dung phân tích tại Cơng ty hết sức đơn giản, chỉ bao gồm phân tích tốc độ tăng
trưởng (tốc độ tăng trưởng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần

HĐKD và lợi nhuận sau thuế) và phân tích cơ cấu doanh thu. Những nội dung phân tích này
chưa đủ cơ sở để có thể nhận xét, đánh giá về kết quả kinh doanh của Công ty, đặc biệt là
xem xét các nhân tố tác động. Vì thế, cần thiết phải bổ sung các nội dung phân tích khác liên
quan đến kết quả kinh doanh của Cơng ty như phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng,
phân tích nhân tố ảnh hưởng, phân tích kết quả kinh doanh thơng qua BCKQHĐKD cả theo
chiều dọc và theo chiều ngang.

- về hệ thống chỉ tiêu sử dụng để phân tích: Khơng chỉ nội dung phân tích kết quả kinh
doanh sơ sài, đơn giản mà các chỉ tiêu sử dụng để phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty
cũng chưa làm nổi bật kết quả mà Cơng ty đạt được. Vì thế, cần thiết phải bổ sung các chỉ
tiêu phân tích tương ứng với từng nội dung phân tích đã chỉ ra ở trên.
- về cơng cụ và kỹ thuật phân tích: Cơng cụ và kỹ thuật sử dụng phân tích tại Cơng
ty là công cụ so sánh (với kỹ thuật so sánh bằng số tương đối giản đơn) và cơng cụ biểu đồ.
Vì thế, kết hợp với nội dung và chỉ tiêu phân tích hết sức đơn giản như đã chỉ ra ở trên, khó
mà nắm bắt được kết quả kinh doanh thực sự của Công ty.
Bài số 8

Yêu cầu 1: Yêu cầu được thực hiện thơng qua việc tính tốn lại trị số của các chỉ tiêu
phản ánh kết quả kinh doanh mà bài báo đã sử dụng nhằm bảo đảm sự chính xác của số liệu,
sau đó tiến hành đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của Tập đoàn dựa trên các chỉ tiêu
tính tốn được để kiểm chứng lại nhận định của bài báo. Các bước thực hiện đánh giá khái
quát kết quả kinh doanh tương tự như hướng dẫn giải yêu cầu số 1 bài 1 ở trên.

Vì niên độ kế tốn của Tập đồn bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc vào ngày 30/6 của
172


×