Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP Chủ Đề Phân tích hoạt động sản xuất tác nghiệp tại Doanh nghiệp sản xuất sữaVinamilk Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.97 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC……

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP
Chủ Đề: “Phân tích hoạt động sản xuất tác nghiệp tại
Doanh nghiệp sản xuất sữaVinamilk Việt Nam”

Họ và tên:
Lớp:
MSV:

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2021

1


MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Tổng quan về công ty
1.2. Hoạt động sản xuất tác nghiệp
2. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP CỦA CƠNG TY VINAMILK
2.1.phân Tích hệ thống sản xuất
2.2’ Lập kế hoạch tác nghiệp 
2.3. đánh giá ưu điểm hạn chế
3.NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2




A. MỞ ĐẦU
Quản trị sản xuất trong thực tế đã xuất hiện từ thời cổ đại nhưng
chúng chỉ được coi là"các dự án sản xuất công cộng", quản trị sản xuất với
tư cách là đơn vị sản xuất hànghoá tham gia kinh doanh trên thị trường chỉ
mới xuất hiện gần đây.Quản trị sản xuất bắt đầu từ cuộc cách mạng
côngnghiệp lần thứ nhất vào những năm 1770 ở Anh. Thời kỳ đầu trình độ
phát triển sản xuất cịn thấp, cơng cụsản xuất đơn giản, sử dụng lao động thủ
công và nửacơ khí, hàng hố được sản xuất trong những xưởng nhỏ, năng
suất rất thấp, khối lượng hàng hoá sản xuấtchưa nhiều.Sự phát triển nhanh
chóng của khoa học, cơng nghệ,tính cạnh tranh ngày càng tăng buộc các
doanh nghiệptăng cường hoàn thiện quản trị sản xuất. Quản trị sảnxuất tập
trung vào nỗ lực giảm chi phí về tài chính, vậtchất và thời gian, tăng chất
lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng... Nhiệm vụ, chức năng
của quản trị sản xuất được mở rộng ra bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau từ
nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết kế sản phẩm, thiết kế hệ thống sản xuất
tới hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ q trình
sản xuất của doanh nghiệp.
Trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả kéo con người chạy theo
guồng quay của công việc và đuổi theo những trải nghiệm mới mẻ. Vì vậy
việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể được duy trì và phát
triển là điều hoàn toàn cần thiết. Và sữa là một trong những thực phẩm chứa
nhiều các vi chất tốt dễ hấp thụ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên
dùng nhất hiện nay cho mọi đối tượng từ người già cho đến trẻ em. 
Hiện nay có rất nhiều loại sữa được sản xuất trên thị trường, Nhưng
vinamilk vẫn là dịng sữa có thương hiệu nổi tiếng và được sử dụng nhiều

3



nhất. Vậy để tìm hiểu được quy trình sản xuất dịng sữa này thì Em xin chọn
đề tài : :“ Phân tích hoạt động sản xuất tác nghiệp tại Doanh nghiệp
sản xuất sữaVinamilk ” để phân tích và tìm hiểu sau về vấn đề này hơn…
do kiến thức của em vẫn cịn nhiều hạn chế, kính mong thầy cơ bổ sung
thêm để bài tiểu luận này của em được hoàn thiện hơn, em xin chân thành
cảm ơn!

4


NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Tổng quan về cơng ty Vinamilk
CƠNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BÒ SỮA VIỆT NAM: 8 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Phát triển hệ thống các trang trại chăn ni bị sữa chun nghiệp, phù hợp
với các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.
Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh
tranh hợp lý, tiệm cận giá thành sản xuất trung bình của thế giới.
Hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực
Hoạt động kinh doanh chính của cơng ty này bao gồm chế biến, sản xuất và
mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc,
sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Các mặt
hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia
như Campuchia, Phillippines, Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu
xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu của công ty. Năm 2011, Vinamilk mở
rộng sản xuất, chuyển hướng sang phân khúc trái cây và rau củ. Không lâu
sau phân khúc hàng mới, dịng sản phẩm đạt được thành cơng với 25% thị
phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2 năm 2012, công ty mở rộng sản
xuất sang mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em

Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính:
Sữa nước: Sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa
organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex,
Super SuSu...

5


Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi,
ProBeauty, Vinamilk Star, Love Yogurt, Greek, Yomilk...
Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum (Gold),
bột dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường,
SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold, Organic Gold, Yoko...
Sữa đặc: Ngơi Sao Phương Nam (Southern Star), Ơng Thọ và Tài Lộc...
Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem,
Nhóc Kem Ozé, phơ mai Bò Đeo Nơ...
Sữa đậu nành - nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa
đậu nành GoldSoy...
Từ 2 nhà máy sữa đầu tiên là Nhà máy Sữa Thống Nhất và Nhà máy Sữa
Trường Thọ, đến nay, Vinamilk đã có tổng cộng 13 nhà máy trên cả nước,
trải dài từ Bắc đến Nam, mà nổi bật nhất là Siêu Nhà máy Sữa sản xuất sữa
nước hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà máy này được đặt tại Bình Dương, là
một trong số ít nhà máy trên thế giới có cơng nghệ tự động tiên tiến nhất mà
tập đoàn Tetra Pak từng triển khai. Với diện tích xây dựng 20ha, cơng suất
giai đoạn 1 là hơn 400 triệu lít sữa/năm và dự kiến đầu tư tiếp giai đoạn 2
vào năm 2017 để nâng cơng suất lên 800 triệu lít sữa/năm.Vinamilk hiện
đứng đầu thị phần ngành hàng sữa nước ở Việt Nam. Năm 2016, ước tính
Vinamilk đưa ra thị trường hơn 7 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho
người tiêu dùng cả nước. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm của Vinamilk
hiện có mặt ở 43 nước trên thế giới.

Vinamilk là thương hiệu sữa duy nhất tại Việt Nam được người tiêu dùng
bình chọn là Thương hiệu Quốc gia 8 năm liên tiếp, Hàng Việt Nam chất
lượng cao trong 20 năm liên tiếp. Để có được sự ghi nhận này, Vinamilk
luôn chú trọng đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ nâng cao năng suất, hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp
6


Lãnh đạo Vinamilk nhiều lần khẳng định sẽ luôn đẩy mạnh mũi nhọn khoa
học công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất, nhằm tăng chủng loại và tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã,
bao bì, lựa chọn cơng nghệ thích hợp đối với các sản phẩm mới để nâng cao
trình độ cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường…
Trong 5 năm vừa qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng từ nguồn vốn
tự có để đầu tư xây dựng nhiều nhà máy có trình độ tự động hóa cao ngang
tầm khu vực và thế giới. Nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được trang bị
dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản
xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay, nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự
động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
Theo đánh giá của giới chuyên gia trong ngành, cùng với mục tiêu phát triển
bền vững và vươn tầm quốc tế, Vinamilk đã có những đổi mới không ngừng,
luôn đặt người tiêu dùng trong tâm điểm kinh doanh khi luôn đưa ra những
giải pháp đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Với sự ra đời của siêu
nhà máy sữa hiện đại nhất Việt Nam, Vinamilk đang dần hiện thực hóa giấc
mơ đưa thương hiệu sữa Vinamilk vào bản đồ ngành sữa thế giới và trở
thành thương hiệu đáng tin cậy hàng đầu cho hàng triệu gia đình Việt và trên
thế giới.
Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo
lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150m3/bồn).
Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: Ly

tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển
đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT. Máy ly tâm tách khuẩn,
giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật.
Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 độ C,
sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25 độ C, giữ được hương vị tự nhiên,
7


các thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất của sản phẩm. Sữa được
chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vơ trùng vào bao gói tiệt
trùng.
Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: Công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt
trùng UHT và công nghệ chiết rót vơ trùng, sản phẩm có thể giữ được hương
vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản.
Tại nhà máy có các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành
phẩm đến khu vực kho thơng minh. Ngồi ra, LGV cịn vận chuyển các cuộn
bao bì và vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động. Hệ thống robot
LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người.
Nhà máy cịn có hệ thống kho thơng minh hàng đầu tại Việt Nam, diện tích
6.000m2 với 20 ngõ xuất nhập, có chiều dài 105m, cao 35m, gồm 17 tầng
giá đỡ với sức chứa 27.168 lô chứa hàng. Nhập và xuất hàng tự động với 15
xe tự hành RGV (Rail guided vehicle) vận chuyển pallet thành phẩm vào
kho và 8 Robot cần cẩu (Stacker Crane) sắp xếp pallet vào hệ khung kệ.
Việc quản lý hàng hoá xuất nhập được thực dựa trên phần mềm Wamas.
Hệ thống vận hành tại nhà máy dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant
Master, cho phép kết nối và tích hợp tồn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu
vào cho đến thành phẩm. Nhờ đó nhà máy có thể điều khiển mọi hoạt động
diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục.
Hệ thống Tetra Plant Master cũng cung cấp tất cả dữ liệu cần thiết giúp nhà
máy có thể liên tục nâng cao hoạt động sản xuất và bảo trì.

Ngồi ra, hệ thống quản lý kho Wamas tích hợp hệ thống quản lý ERP và
giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master mang đến sự liền mạch thông suốt
trong hoạt động của nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất,
nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm của tồn cơng ty.

8


1.2. Hoạt động sản xuất tác nghiệp
a.Khái niệm sản xuất tác nghiệp
Quản trị sản xuất chính là tổng hợp quá trình hoạch định, tổ chức triển khai
vàkiểm tra hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, trong đó yếu tố trung tâm là
quản trịq trình biến đổi nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các
yếu tố đầu ranhằm thực hiện những mục tiêu định trước. Như vậy, về
thực chất sản xuất chính là q trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến
chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.
b.Nội dung của quản trị sản xuất và tác nghiệp
Trong doanh nghiệp, bộ phận tổ chức điều hành sản xuất chịu trách nhiệm
sản xuấtsản phẩm và dịch vụ. Quá trình này bao gồm việc tiếp nhận nguồn
nguyên vật liệu và biến đổi chúng từ đầu vào thành đầu ra. Nội dung của
quản trị sản xuất bao gồm:
-Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm;
-Thiết kế sản phẩm và dịch vụ;
-Hoạch định năng lực sản xuất;
-Định vị doanh nghiệp;
- Bố trí mặt bằng sản xuất; 
-Hoạch định tổng hợp các nguồn lực;
-Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
c.Mục tiêu của quản trị sản xuất tác nghiệp
Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên

quản trị sản xuất bị chi phối bởi mục đích của doanh nghiệp. Đối với các
9


doanh nghiệp kinh doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp cơng
ích mục đích là phục vụ. Quản trị sản xuất với tư cách là tổ chức quản lý sử
dụng các yếu tố đầu vào và cung cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trường,
mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách
hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. Nhằm thực hiện
mục tiêu này, quản trị sản xuất có các mục tiêu cụ thể sau: - Bảo đảm chất
lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng; - Giảm chi
phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra; - Rút ngắn thời
gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

10


2. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP CỦA CÔNG TY
VINAMILK
2.1.phân Tích hệ thống sản xuất
1. Định vị doanh nghiệp
1.1. Thực chất và vai trò của định vị doanh nghiệp
* Thực chất
Xác định vị trí đặt doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của công tác quản
trị sản xuất. Thông thường khi nói đến định vị doanh nghiệp là nói đến việc
xây dựng các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên trong thực tế những quyết định
định vị doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến đối với các doanh
nghiệp đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới để xây
dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng, đại lý mới. Hoạt động này đặc
biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp dịch vụ. Việc bố trí hợp lí tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy, chọn địa
điểm bố trí doanh nghiệp là một tất yếu trong quản trị sản xuất.
Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh
nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp đã lựa chọn. Đây là nội dung cơ bản của chọn địa điểm đặt
doanh nghiệp. Chúng có thể được thực hiện đồng thời trong cùng một bước
hay phải trách riêng tùy thuộc vào quy mơ và tính phức tạp trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này khá phức tạp, có nội
dung rộng lớn địi hỏi phải có cách nhìn tổng hợp, đánh giá tồn diện trên tất
cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ… Mỗi phương án đưa ra là sự
kết hợp kiến thức của rất nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, đòi

11


hỏi phải rất thận trọng.Khi tiến hành hoạch định địa điểm bố trí, các doanh
nghiệp thường đứng trước các cách lựa chọn khác nhau.Mỗi cách lựa chọn
phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và mục tiêu phát triển sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Có thể khái quát hóa thành một số cách lựa chọn
chủ yếu sau đây:
- Mở thêm những doanh nghiệp hay bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở
các địa điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực sản xuất hiện có.
- Mở thêm những doanh nghiệp hay bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở
các địa điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực sản xuất hiện có.
- Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng
quy mơ sản xuất của doanh nghiệp.
- Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là
trường hợp bắt buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận
trọng giữa chi phí đóng cửa và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra
quyết định

* Vai trò
Việc quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế
– xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau này
và góp phần nâng cao hiệu quả của q trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và
lợi ích của doanh nghiệp; đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế – xã hội và dân cư trong vùng, góp phần củng cố và thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển.
Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt
12


động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động định vị doanh
nghiệp là bộ phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp,
đồng thời là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tác động của định vị doanh
nghiệp rất tổng hợp. Đó là giải pháp quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và
nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ thoả mãn tốt hơn,
nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần đầu tư thêm.
Định vị doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và
chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng
doanh

thu



lợi


nhuận

hoạt

động

của

các

doanh

nghiệp.

Định vị doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm.
Quyết định định vị doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp
(kể cả chi phí cố định và chi phí biến đổi), đặc biệt là chi phí vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm. Định vị hợp lý doanh nghiệp làm cho cơ cấu chi
phí sản xuất hợp lý hơn, giảm những lãng phí khơng làm tăng giá trị gia tăng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Định vị doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi
nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn
những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi,
khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm
năng bên trong.
Cơ cấu tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý và cách hoạt động của mỗi doanh
nghiệp có hiệu quả khi chúng thích ứng với mơi trường hoạt động trực tiếp.
Do đó, định vị doanh nghiệp cịn ảnh hưởng trực tiếp tới cơng tác tổ chức
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau này.


13


Cuối cùng định vị doanh nghiệp là một công việc phức tạp có ý nghĩa dài
hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, khắc phục hay khắc phục rất tốn kém.
Bởi vậy, việc lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp luôn là một trong
những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với doanh
nghiệp.
2.2’ Lập kế hoạch tác nghiệp 
Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất
lớn.
Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thơn với các dịng sản phẩm
phổ thơng, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.
Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia
tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia
tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.
Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành
kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách
tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị
hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu
dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.
3.Nguyên liệu đầu vào được kiểm tra chất lượng chặt chẽ:
Đầu tiên, nguồn sữa tươi phải được niêm phong để đảm bảo yêu cầu vệ sinh
nghiêm ngặt trong quá trình vận chuyển đến nhà máy. Trước khi tiếp nhận,
nhân viên kiểm tra niêm phong và các chỉ tiêu chất lượng. Sau đó, các mẫu
14



sữa được chuyển đến phịng thí nghiệm nhà máy để phân tích, kiểm tra chất
lượng và phân loại.
4. Q trình chế biến với các thiết bị hiện đại từ châu Âu:
Từ hệ thống van sữa tự động tắt mở theo quy trình, thiết bị bồn chứa hóa
chất, hệ thống điều khiển, bơm đến các thiết bị phụ trợ đều được vệ sinh
hoàn toàn bằng hệ thống tự động.
5. Hệ thống rót sữa và đóng hộp tự động:
Được trang bị bằng máy móc của Pháp và Đức, hệ thống này đảm bảo mức
độ và vệ sinh an toàn
6. Dự trữ bằng kho lạnh:
Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo
lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn). Từ bồn
chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các cơng đoạn chế biến: ly tâm tách
khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển đến bồn
chứa sẵn sàng cho khâu chế biến. Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi
khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật.
7. Vận chuyển và bảo quản bằng xe chuyên dụng:
Thành phẩm sẽ được đóng gói, sắp xếp tại kho dựa trên nguyên lý hệ thống
vận hành Tetra Plant Master.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Khối Nghiên Cứu và
Phát Triển của Vinamilk, từng hộp sữa chua Vinamilk đều được sản xuất
trên dây chuyền công nghệ khép kín theo Hệ thống quản lý chất lượng quốc
tế ISO 9001:2015 & đạt tiêu chuẩn FSSC 22000; được xử lý nhiệt thanh
trùng loại bỏ vi khuẩn và giữ nguyên dưỡng chất; áp dụng công nghệ lên
men tự nhiên; không sử dụng chất bảo quản với từng khâu sản xuất đều đảm
bảo tính an tồn và vệ sinh.

2.2.phân tích hoạt động phát triển
15



Từ 2 nhà máy đầu tiên là Nhà máy sữa Trường Thọ và Nhà máy sữa Thống
Nhất, đến nay Vinamilk đã có tổng cộng 14 nhà máy với 13 nhà máy trong
nước, trải dài từ Bắc tới Nam và 1 nhà máy ở New Zealand. Trong số đó, có
10 nhà máy đang sản xuất sữa chua. Ngoài “siêu” nhà máy sản xuất sữa bột
và sữa nước đã đi vào hoạt động trong năm 2013 với công suất lên đến 800
triệu lít/năm và là một trong những dự án hiện đại nhất mà tập đoàn Tetra
Pak từng triển khai, Vinamilk đang “ấp ủ” dự định “siêu” nhà máy sữa chua
trong tương lai gần.
Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan
hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích
hợp dọc và kết hợp.
Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác
với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.
Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi
mơ hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với
các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách
tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị
hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu
d’ùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.’

2.3. đánh giá ưu điểm hạn chế
-Ưu

điểm:

16



+ SỮA AN TỒN: Sữa được kiểm định an tồn vệ sinh thực phẩm (vì mình
lấy nguồn sữa từ trạm thu mua sữa của nhà máy vinamilk, có nhân viên kiểm
định chất lượng hàng ngày và rõ ràng, nên không có chuyện sữa bị nhiễm
bệnh, có dư lượng kháng sinh hoặc sữa bị nhiễm bẩn. Thậm chí bị mẹ dùng
thuốc bổ để chuẩn bị đẻ thì sữa ấy cũng khơng được thu mua đâu ạ)
+ Sữa 100% NGUYÊN CHẤT, không pha trộn bất kì nước hay 1 phụ gia
nào cả. Trong khi sữa thanh trùng của các hãng vẫn phải bổ sung chất phụ
gia để đồng hóa sữa, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cố định trong mỗi lit
sữa, một số chất để diệt khuẩn-nhưng ai đảm bảo rằng nếu dùng sữa hàng
ngày thì chất đó khơng có hại đến cơ thể người? Chưa kể họ có 1 trang trại
sữa thôi mà cung cấp sữa tươi cho cả nước?
+ SỮA SẠCH: Sữa được CHỌN LỌC từ những con bò mới đẻ (hàm lượng
bơ, chất đề kháng nhiều hơn), hoặc những con bị khỏe mạnh, khơng phải
sữa hỗn hợp. Mình chỉ lấy sữa vào sáng sớm, nên sữa giao tới các bạn bao
giờ cũng là sữa MỚI NHẤT trong ngày.
+ Sữa được chứa trong 1 bình sạch, đẹp vì phương châm của mình là ngon
mắt trước rồi mới tới ngon miệng . Không giống các đại lý giao sữa khác
thường đựng vào can nhựa, chai nhựa, không thể cho dụng cụ cọ rửa vào để
rửa, hoặc sử dụng chai dùng 1 lần, người tiêu dùng vừa bị tính tiền mua chai,
vừa chưa đảm bảo được nó sạch sẽ, an tồn và gây ô nhiễm môi trường.
+ GIÁ THÀNH RẺ: Sữa nhà mình khơng mất chi phí quảng cáo nên giá
thành rẻ hơn và sản phẩm được chuyển tới tận nhà các bạn có nhu cầu chỉ
với 1 cuộc điện thoại đơn giản.

17


- Nhược điểm:
+ Vì là sữa bị ngun chất nên hạn sử dụng không được lâu (tối đa là 3
ngày) – không giống sữa thanh trùng của các hãng tối đa là 30 ngày

+ Vì là sữa nguyên chất, nên vẫn còn 1 chút vị của bò sữa (mà sữa mẹ cịn
có mùi nữa là sữa bị) , nên với bản thân gia đình mình, thì đó là hương vị
riêng của sữa, không phiền lắm.
+ Sữa là sản phẩm handmade nên độ tin cậy chưa cao, và có nhiều hãng sữa
nổi tiếng viết những bài báo không tốt về sữa bị tươi ngun chất (có thế thì
họ mới bán được sữa công ty chứ) nên làm các bà nội trợ đắn đo khi sử dụng
sữa bò tươi nguyên chất, nhưng các cơng đoạn đun, chiết vào bình sữa mình
làm cịn sạch sẽ và đảm bảo hơn cả việc chuẩn bị đồ ăn cho con mình, vậy
nên bất kì khách nào đặt hàng mình 1 lại muốn dùng thêm

18


3.NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
Để có thể tiếp tục phát huy những thế mạnh về thương hiệu, trong giai đoạn
tới, Vinamilk cần nỗ lực phát huy hơn nữa và có thể thực hiện một số giải
pháp sau.
- Về giá: Trong giai đoạn vừa qua, Vinamilk thực hiện chính sách hỗ trợ giá
sữa. Đây là giải pháp mang lại hiệu quả trong ngắn hạn nhưng nếu xét về dài
hạn, chính sách này sẽ ảnh hưởng đến tài chính của Vinamilk. Vì thế,
Vinamilk cần rà sốt lại để có thể đưa ra một mức giá phù hợp sao cho
người tiêu dùng có thể cảm nhận sự tương ứng giữa chất lượng mang lại khi
mà họ đã bỏ tiền ra để dùng mà bản thân Vinamilk vẫn được đảm bảo nguồn
thu cho ngành hàng sữa tươi này. Nói cách khác, người tiêu dùng bên cạnh
việc quan tâm đến giá cả, họ cũng yêu cầu chất lượng tương ứng theo giá
của một sản phẩm khi quyết định mua để sử dụng.
- Về sản phẩm: Hiện Vinamilk đã thành công khi là thương hiệu được
người tiêu dùng sử dụng thường xuyên nhất. Theo quan điểm người tiêu
dùng, “Vinamilk” cần phải đưa ra các sản phẩm sữa tươi vừa đảm bảo về
chất lượng vừa đáp ứng đầy đủ về các dưỡng chất cần phải có. Thực tế, với

nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng thực sự của các sản phẩm sữa tươi tại
Việt Nam có thật là sữa tươi 100% như lời quảng cáo thì Vinamilk cần có
thơng điệp rõ ràng nhằm giải đáp mối nghi ngờ từ người tiêu dùng, tăng
niềm tin vào thương hiệu “Vinamilk” vốn được người tiêu dùng đánh giá là
thương hiệu “Đáng tin cậy”. Đầu tiên, một trong những nguyên nhân gây
sức mua giảm trong ngành hàng sữa nói chung nhưng Vinamilk vẫn đạt
được mức tăng trưởng, trong đó bao gồm mặt hàng sữa tươi, đó là vì
Vinamilk đã thực hiện hàng loạt các chương trình kích thích tiêu dùng, tăng
doanh thu như: cải tiến chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh kênh phân phối ở
các vùng sâu vùng xa.
19


- Về cách trưng bày: Hiện Dutch Lady được người tiêu dùng đánh giá là
thương hiệu “Dễ tìm mua”. Trong khi đó trong ngành hàng sữa nước,
Vinamilk hiện đang nắm thị phần là 48,7%. Do hiện nay Vinamilk có mạng
lưới phân bổ rộng khắp thì yếu tố “Dễ tìm mua” có thể đáp ứng được yêu
cầu của người tiêu dùng nhưng bản thân họ lại muốn được đáp ứng cao hơn
đó là “Trưng bày bắt mắt”. Nếu Vinamilk thực hiện tốt điều này, có thể đây
là yếu tố góp phần làm tăng mức tiêu thụ sản phẩm sữa tươi trong thời gian
tới. Thực tế cho thấy, nghệ thuật “Trưng bày hàng hóa” là người bán hàng
thầm lặng. Hiện TH True Milk đã thực hiện được yếu tố này. Vì việc trưng
bày cần phải đảm bảo 2 yếu tố cơ bản sau: Vừa lôi cuốn người mua, vừa
cung cấp đủ thông tin để đảm bảo việc mua hàng. Vậy, yếu tố bao bì có thể
là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người
tiêu dùng. Xuất phát từ việc đánh giá bao bì, tấn số của yếu tố “Bao bì bắt
mắt” Vinamilk khơng được đánh giá cao so với các thương hiệu cịn lại. Vì
thế, Vinamilk cần đầu tư cho việc thiết kế bao bì kết hợp thực hiện công tác
“Trưng bày bắt mắt” sao cho có thể thu hút từ cái nhìn đầu tiên. Điều này
giúp tạo thương hiệu sữa tươi Vinamilk về hình ảnh bao bì trong tâm trí

người tiêu dùng

20


KẾT LUẬN
Nhìn nhận tại thị trường Sữa Việt Nam, rõ ràng Vinamilk đã tạo được
một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng và các đối tác kinh
doanh của mình.
Tuy có nhiều thành tựu nhất định trên thị trường quốc tế, được đánh giá là
thương hiệu được nhiều người yêu chuộng nhưng Vinamilk cũng đang phải
đối mặt với rất nhiều thách thức, tới từ nhiều phía khác nhau. Mặc cho có
những lợi thế cạnh tranh mạnh nhất định về thương hiệu, sự sáng tạo trong
các chiến dịch marketing, nhưng với điểm yếu về đa dạng hoá sản phẩm
đang là những trở ngại lớn mà thương hiệu này bắt buộc phải vượt qua. 
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế có sự thay đổi hằng năm dẫn đến việc chi
tiêu của khách hàng về vấn đề thiết yếu cũng thay đổi, việc kinh doanh của
Vinamilk ở thị trường Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn
hiện tại.Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến nhu cầu của tiêu dùng sản
phẩm: Nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất tăng cao, nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa tăng cao sẽ là động lực lớn cho Vinamilk phát triển bởi vì các
sản phẩm của Vinamilk đã có thị phần lớn và chỗ đứng vững chắc trên thị
trường

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu giới thiệu tổng quan công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
2. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung (2012), Thương hiệu với nhà

quản lý, NXB Lao động xã hội.
3. Đỗ Thị Thùy Trang (2012), Nghiên cứu mối quan hệ giữa lòng trung
thành thương hiệu với các thành phần khác cấu thành giá trị thương hiệu
sữa tươi Vinamilk. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.

22



×