Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.04 KB, 105 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

HỒ THỊ TUYẾT DUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU
KHI DỒN THỬA, ĐỔI RUỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH
TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Điền

Thái Nguyên – 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Hồ Thị Tuyết Dung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
bảo quý báu của tập thể, cá nhân trong và ngồi Trường Đại học Nơng Lâm
Thái Ngun. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS.
Trần Văn Điền là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu đề tài và hồn thành luận văn. Tơi xin trân trọng cảm ơn sự
giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo, cơng chức, viên chức Phịng Tài ngun và
Mơi trường, Văn phịng Đăng ký đất đai huyện Vĩnh Tường, các cơ quan
ban ngành khác có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, q báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hồ Thị Tuyết Dung


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................
i

LỜI


CẢM

ƠN

..................................................................................................ii MỤC LỤC
.......................................................................................................iii

DANH

MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... vi MỞ
ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ...............................................................................
1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .....................................................
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp .....................................................................
4
1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.............................
6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............
13
1.2. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện dồn thửa, đổi ruộng ............................
15
1.3. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................
17

1.3.1. Tích tụ và tập trung ruộng đất ở một số nước trên thế giới ..................
17
Chương II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................... 26
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ..............................................................
26


4

2.1.1. Đối tượng ..............................................................................................
26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................
26
2.2. Nội dung nghiên cứu:............................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................
26
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: ...........................................................
26
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:....................................................
27


4

2.3.3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ têu đánh giá hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông
nghiệp....................................................................................... 28
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tch số liệu, tài liệuError! Bookmark
not defined.

Chương 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường.......................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 32
3.1.3. Công tác quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc.... 36
3.2. Thực trạng và kết quả thực hiện chính sách dồn thửa, đổi ruộng ở
huyện
Vĩnh Tường. .................................................................................................... 40
3.2.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn thửa, đổi ruộng : ....................................... 40
3.2.2. Quy trình thực hiện công tác dồn thửa, đổi ruộng tại huyện Vĩnh Tường
.... 41
3.3. Kết quả thực hiện Dồn thửa, đổi ruộng ở huyện Vĩnh Tường:................ 44
3.3.1. Tình hình chung tồn huyện.................................................................. 44
3.3.2. Tình hình thực hiện dồn thửa, đổi ruộng tại 2 xã điều tra ....................
46
3.3.3. Nhận xét chung về công tác DTĐR ở 2 xã điều tra .............................. 47
3.4. Đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu ... 48
3.4.1. Hiện trạng các loại hình sản xuất nơng nghiệp nơng nghiệp tại huyện
Vĩnh Tường ..................................................................................................... 48
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác DTĐR đến quy mô sử dụng đất
..... 52
3.4.3. Hiệu quả xã hội của quá trình dồn thửa, đổi ruộng............................... 57
3.4.4. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường................................................... 61
3.4.5. Đánh giá chung về hiệu quả các loại hình sản xuất nông nghiệp nông
nghiệp


5


......................................................................................................................... 62
3.4.6. Ý kiến đánh giá của người dân về dồn thửa đổi ruộng tại xã Ngũ Kiên
và xã Cao Đại .................................................................................................. 65


5

3.5. Tồn tại, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất sau khi thực hiện dồn thửa, đổi ruộng..............................................
67
3.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 67
3.5.2. Tồn tại, khó khăn................................................................................... 68
3.5.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện
dồn thửa, đổi ruộng
................................................................................................ 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 74
1. Kết luận: ...................................................................................................... 74
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77


6

DANH MỤC VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

DTĐR


Dồn thửa đổi ruộng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT - XH

Kinh tế - xã hội

QSD

Quyền sử dụng

QSDĐ
TN&MT

Quyền sử dụng đất
Tài nguyên và Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPĐKĐ

Văn phòng đăng ký đất


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả chăn nuôi ........................................................................... 34
Bảng 3.2. Sản lượng thủy sản ......................................................................... 35
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 của huyện Vĩnh Tường ............ 38
Bảng 3.4. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Vĩnh Tường.................. 44
Bảng 3.5. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Vĩnh Tường trước và sau
dồn thửa, đổi ruộng .........................................................................................
45
Bảng 3.6. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp của các xã điều tra trước và
sau khi dồn thửa, đổi ruộng
................................................................................... 46
Bảng 3.7. Các loại hính sản xuất nơng nghiệp tại huyện Vĩnh Tường ........... 49
Bảng 3.8. Các loại hình sản xuất nông nghiệp nông nghiệp........................... 52
xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại............................................................................. 52
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất nơng nghiệp sau dồn
điền, đổi thửa tại xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại ................................................ 53
Bảng 3.10. Hiệu quả xã hội của các loại hình sản xuất nông nghiệp sau dồn
điền, đổi thửa tại xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại. ............................................... 57
Bảng 3.11. Đánh giá hiệu quả các loại hình sản xuất nơng nghiệp tại xã Ngũ
Kiên và xã Cao Đại . ...................................................................................... 63
Bảng 3.12. Đánh giá của người dân về công tác dồn thửa, đổi ruộng ............
65


1


2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một quốc gia có diện tch đất tự nhiên nhỏ, dân số đang
ngày càng phát triển, đời sống của đại bộ phận nhân dân dựa vào sản
xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt và khơng thể thay thế. Vì vậy đất đai càng trở nên quan trọng và có
giá trị to lớn. Việc khai thác và sử dụng đất có hiệu quả là một việc làm hết
sức có ý nghĩa khi Việt Nam đang trên con đường phát triển hội nhập sâu
rộng như hiện nay. Đảng và Chính phủ đưa sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ưu tiên lên hàng đầu.
Trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, cần phải giành một
phần quỹ đất cho công nghiệp, thương mại, dịch vụ từ đất sản xuất nơng
nghiệp, vì thế quỹ đất sản xuất nơng nghiệp đang ngày càng giảm đi rõ
rệt. Bên cạnh đó, để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn
thì cần phải tập trung ruộng đất (dồn thửa, đổi ruộng) nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng
hóa, nâng cao thu nhập cho người nơng dân.
Do đó việc sử dụng đất có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của cả nước, cần phải có chiến lược và những giải pháp thiết thực. Một
trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh công tách dồn thửa, đổi ruộng
.
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh sớm triển khai việc giao đất nơng
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày
27 tháng 9 năm 1993; Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 19 tháng 2 năm
1992 và Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 08 tháng 2 năm 1994 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phú (cũ). Diện tích đất nơng nghiệp được chi cho các hộ
gia đình, cá nhân theo tư tưởng “cào bằng”, nên việc giao đất đảm bảo mỗi
hộ gia đình, cá nhân đều có ruộng xa, ruộng gần, ruộng trũng, ruộng cao,



3

ruộng tốt, ruộng xấu, đất lúa, đất màu… Do vậy mỗi hộ gia đình, cá nhân
đều có


nhiều thửa ruộng với diện tích nhỏ nằm rải rác ở nhiều xứ đồng. Điều
này phần nào đã tạo sự công bằng trong việc giao đất nông nghiệp, giúp
người nông dân ổn định sản xuất.
Tuy nhiên, sau hơn 20 năm thực hiện theo Nghị định số 64/NĐ-CP,
việc giao đất nông nghiệp như nêu ở trên đã bộc lộ những tồn tại và hạn chế
như: ruộng giao manh mún dẫn đến sản xuất nhỏ lẻ, năng suất và hiệu
quả kinh tế không ổn định; Làm hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, không đáp ứng được
yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Đồng
thời tình trạng ruộng đất giao đến hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ, phân tán,
manh mún gây khó khăn trong cơng tác quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất.
Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương
chịu ảnh hưởng từ những tồn tại trong việc giao đất nông nghiệp như đã nêu
ở trên. Để khắc phục tồn tại, ngay sau khi tái lập huyện vào năm 1995,
Huyện ủy Vĩnh Tường đã chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa (nay là dồn
thửa, đổi ruộng ) nhằm giảm số lượng thửa ruộng và tăng diện tích từng
thửa cịn lại. Đến nay, cơng tác dồn thửa, đổi ruộng phải phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng sản xuất của tỉnh, huyện và
các xã, thị trấn; Gắn công tác dồn thửa, đổi ruộng với chương trình mục
têu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đúng theo quy định của Luật Đất đai
năm 2013 và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Sau một thời gian thực hiện công tác dồn thửa, đổi ruộng đến
nay, huyện Vĩnh Tường chưa có một cơng trình, một chun đề hay một đề

tài nào nghiên cứu cụ thể, chi tết đánh giá về hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Quy mơ, mức độ tch tụ diện tch ở các mơ
hình sản xuất nơng nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc một cách có bài bản và khoa học để từ đó áp
dụng vào thực tế.


Từ những vấn đề và nguyên nhân đã nêu ở trên, được sự đồng ý của
Khoa Quản lý đất đai – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng
dẫn của PGS.TS Trần Văn Điền, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá ảnh hưởng của dồn thửa, đổi ruộng đến sự thay đổi loại
hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và quyết
định sản xuất của hộ nông dân.
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp
sau dồn thửa đổi ruộng
- Xác định những tồn tại và khó khăn và đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp sau dồn thửa đổi
ruộng
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở lý luận, hồn thiện quy
trình dồn thửa, đổi ruộng phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nông thôn.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài, đề xuất các phương
pháp giúp hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp đầu tư thâm
canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, đa dạng hóa sản
phẩm, cải tến kỹ thuật trong sản xuất, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất
nơng nghiệp, từng bước hình thành các trang trại trên cơ sở tch tụ ruộng

đất.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng
vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển
rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.
Luật đất đai các năm 1993, 1998, 2003, 2013 đã khẳng định: “Đất đai
là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần rất
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng”. Đất
đai là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động trong q trình sản xuất, nó
là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng,
vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu
lao động. Như vậy, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà
cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của
trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn ni phát triển. Với ý nghĩa đó, đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất
cho xã hội. Ở nước ta với hơn 70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát
triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Hội nơng dân Việt Nam, 2015).
1.1.1.2. Khái niệm manh mún ruộng đất



Khái niệm manh mún ruộng đất trong nông nghiệp được hiểu trên
2 khía cạnh: một là, sự manh mún về mặt ơ thửa, trong đó một đơn vị sản
xuất (thường là nơng hộ) có q nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ
của những mảnh ruộng này không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Hai
là, sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu
tố sản xuất khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998). Cả hai kiểu
manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, khả
năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ
giới hoá, thuỷ lợi hố trong nơng nghiệp kém hiệu quả. Ngồi ra tình trạng
manh mún ruộng đất cịn gây nên những khó khăn trong quy hoạch sản
xuất và sử dụng có hiệu quả nguồn tài ngun đất đai… Vì thế mà người ta
ln tm cách để khắc phục tình trạng này.
Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác
nhau trên thế giới và ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng rất đa dạng: có thể là do đặc điểm
về mặt phân bố địa lý, do sức ép gia tăng dân số… nhưng có thể có nguyên
nhân về mặt xã hội như tính chất tểu nơng của nền sản xuất còn kém phát
triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả của một hay
nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội hoặc sự quản lý lỏng lẻo kém hiệu
quả của công tác địa chính,…. Châu Á nói chung và vùng Đơng Nam Á nói
riêng trong đó có Việt Nam là nơi có tình trạng ruộng đất khá manh mún.
1.1.2. Các nội dung về manh mún ruộng đất
1.1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Tình trạng manh mún ruộng đất chủ yếu do các yếu tố, như lịch sử, địa
hình, áp lực dân số, thừa kế… Ở Việt Nam, thực chất của tình trạng đất nơng
nghiệp manh mún hiện nay là do trước đây việc chia đất canh tác cho
nông dân theo Nghị định 64/CP được thực hiện theo phương châm: “Có gần
có xa,



có xấu có tốt, có cao, có thấp”. Tâm lý của người nơng dân là muốn có sự
cơng bằng giữa các hộ cả về các yếu tố thuận lợi trong canh tác như: Độ phì
nhiêu của đất đai, mức độ thuận lợi trong giao thông, thủy lợi, hiệu quả
kinh tế từ các mảnh ruộng mang lại… và cả những yếu tố bất lợi như: khả
năng tưới, tiêu nước, đất chua mặn, đất canh tác ở xa khu dân cư… cũng
được chia đều cho các hộ nông dân, dẫn đến việc một hộ nông dân sở hữu
trên 10 thửa ruộng nằm rải khắp các xứ đồng.
Manh mún có thể được tạo ra do điều kiện điạ hình, nhất là đối với các
vùng đồi núi, trung du, ruộng đất bậc thang; Chế độ thừa kế chia đều
ruộng đất cho con cái, ruộng đất của cha mẹ thường chia đều cho tất cả các
con sau khi tách hộ, vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liến với chu kỳ
phát triển của nông hộ; Tâm lý tểu nông của các hộ sản xuất nhỏ, ngại thay
đổi nhất là những nơng dân ít có cơ hội tìm việc làm phi nơng nghiệp; Một
ngun nhân khác để nơng dân duy trì tình trạng manh mún do nhận thức:
họ cho rằng có thể sử dụng hiệu quả lao động thời vụ hơn, mặc dù lao
động nói chung đang dư thừa ở Việt Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sơng
Hồng, nhưng vào những lúc chính vụ và vụ đơng thì nhu cầu về lao động cũng
rất cao, nơng đân có thể giảm thời điểm căng thẳng này bằng cách đa
dạng hóa cây trồng trên các mảnh khác nhau; một lợi ích tềm năng khác
của manh mún là người sử dụng đất có thể thế chấp hoặc bán một phần
quyền sử dụng đất của họ (Tổng cục Địa chính, 1997).
1.1.2.2. Những hạn chế của manh mún ruộng
đất
a) Hạn chế khả năng cơ giới hố nơng nghiệp
Giảm chi phí lao động chỉ được thực hiện khi chuyển từ lao động thủ
cơng sang cơ giới, để cơ giới hố được phải có quy mơ diện tích của thửa đất
đủ lớn, mặc dù hiện nay có nhiều loại máy nhỏ, phù hợp với quy mơ sản xuất
của hộ gia đình. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn đã

khảo sát tại xã Đại Tập huyện Khối Châu (Hưng Yên), mỗi hộ có đến 12- 15


thửa, có thửa dài hàng cây số, thậm chí 2 km và chỉ gieo được 1-2 hàng ngơ.
Tình trạng này khơng chỉ có ở xã Đại Tập huyện Khối Châu mà cịn có ở hầu
hết các xã ven Sơng Hồng. Tại các xã phân bố trong nội đồng cũng diễn ra
tương tự, mảnh đất khơng dài như ngồi đê nhưng diện tích thửa đất
nhỏ, trung bình 288 m2 , nhỏ nhất là 10 m2 . Do vậy, đã làm cản trở quá
trình đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn, 2003). Tại Đồng bằng Sơng Hồng bình
qn 13 hộ/1 máy kéo, trong khi đó tại Đồng bằng Sơng Cửu Long tỷ lệ này
là 6,2 hộ/1máy.
b) Hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Đất đai manh mún, phân tán khơng khuyến khích hộ gia đình đầu tư
lao động, vốn, vật tư để thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng đa dạng hoá cây trồng, đặc biệt là hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng. Qua khảo sát các mô hình cho thấy, trong
một lơ đất có nhiều hộ sử dụng, khả năng vốn, trình độ canh tác khơng đồng
đều, từ giống cây trồng, đầu tư phân bón, điều tiết nước tưới, phòng trừ
sâu bệnh và các biện pháp canh tác cũng khác biệt. Phần lớn các hộ gia đình
cho rằng với 1 mảnh ruộng nhỏ, có đầu tư áp dụng các tến bộ kỹ thuật thì
hiệu quả kinh tế tăng khơng đáng kể và nếu mất mùa cịn ảnh hưởng khác.
Do vậy năng suất cây trồng thấp so với những hộ có lơ đất rộng để đầu tư áp
dụng tiến bộ kỹ thuật, đây cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế của
một đơn vị diện tch đất thấp.
c) Giảm diện tích đất canh tác nơng nghiệp
Ngun nhân làm giảm diện tích đất canh tác có nhiều, trong đó có
nguyên nhân do đất manh mún nên phải đắp bờ ngăn giữa các hộ quá
nhiều và một phần diện tích đất “đầu thừa, đi thẹo” dư thừa khi giao chia
trong cùng một lô đất. Theo báo cáo kết quả “dồn điền, đổi thửa” tại Hưng

Yên: khi giao đất theo Nghị định 64/CP, diện tích đất nơng nghiệp có 89.000


ha, nhưng năm 2001 khi thực hiện Chỉ thị 05/CT-TU của thường vụ Tỉnh uỷ
và Quyết


định số 34/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về thí điểm dồn điền, đổi
thửa, thì đất nơng nghiệp lên đến 92.309 ha, chênh lệch 3.309 ha (tăng 4%).
Một số địa phương khác (Hà Tây, Vĩnh phúc…) cũng có tình trạng tương tự.
Theo số liệu tổng hợp của nhiều địa phương thì tình trạng manh mún đất
đai đã làm giảm đất canh tác trung bình từ 2,4- 4% diện tch. Như vậy, nếu
khắc phục được tình trạng trên chỉ riêng Đồng bằng Sơng Hồng sẽ tăng
thêm ít nhất 20 nghìn ha đất nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn,
2003).
d) Tình trạng manh mún ruộng đất làm gia tăng chi phí hồn thiện hồ
sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
e) Tình trạng manh mún ruộng đất giảm hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về đất đai
- Ruộng đất manh mún, ô thửa nhỏ, nhiều thửa/hộ, thửa khơng rõ
trên bản đồ đã gây khó khăn rất lớn và lãng phí cho việc lập hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hiệu quả lại không thiết thực,
quản lý đất đai thiếu chặt chẽ.
- Công tác quản lý sử dụng quỹ đất 5% cơng ích cịn nhiều vấn đề cần
quan tâm. Diện tích đất để quỹ cơng ích thường cao hơn so với quy định của
Nghị định 64/CP
f) Tình trạng manh mún ruộng đất làm tăng chí phí trong sản xuất
nơng nghiệp.

1.1.2.3. Tích tụ và tập trung ruộng
đất
Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân, 2003) thì:
- Tập trung (tập:tụ họp; trung: giữa) là dồn tất cả vào một chỗ để
tăng cường sức mạnh.
- Tích tụ: dồn vào, tập trung nhiều vào một chỗ;
- Ruộng đất: là đất đai trồng trọt nói chung.


- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách
tư bản hóa giá trị thặng dư, nó là kết quả trực tếp của tích lũy tư bản.
- Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách
hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá
biệt khác lớn hơn.
- Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tích
tụ tư bản làm tăng thêm quy mô sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh
tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư
bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy
nhanh tích tụ tư bản (Nguyễn Văn Hảo và cs, 2006).
- Tích tụ và tập trung đất đai được hiểu là phương thức làm tăng quy
mô về diện tch của chủ thể sử dụng đất thông qua việc thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng
đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
Sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của
hầu hết các nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các
nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng
nghiệp mà cịn là sự mong muốn của nơng dân, những người trực tếp tham
gia và q trình sản xuất nơng nghiệp (Nguyễn Thị Vịng và cs, 2001).

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng
và vật ni trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương,
từ đó nghiên cứu áp dụng cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có
tính cạnh tranh cao. Đó là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để
phát triển nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vừa mang tính ổn
định vừa đảm bảo sự bền vững.


10

Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc xác định đúng khái niệm
và bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học
của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu
quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường (Vũ Thị Phương Thụy, 2000)
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của
hầu hết các nước trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng
nghiệp mà cịn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham
gia vào q trình sản xuất nơng nghiệp (Đào Châu Thu, 1999).
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và
môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây
trồng, vật ni trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa
phương, từ đó nghiên cứu áp dụng cơng nghệ mới nhằm làm cho sản
phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là
một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng
về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công

dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường cao nhất
(Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt:
- Sử dụng hợp lý về khơng gian để hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất;
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tch đất được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất;
- Quy mơ sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy
mơ kinh tế sử dụng đất;


11

- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất
một cách kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố liên quan. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử
dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức
lý luận của lý thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3
mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị
Vòng và cs, 2001);
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài;
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả
cộng đồng;
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng
các nguồn lực khác;
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
1.1.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói chung và hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp nói riêng, chúng ta thường đánh giá 3 khía cạnh: hiệu quả về
mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi

trường.
a) Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để
đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp hơn, là tiêu chí được quan tâm hàng
đầu, khâu trung tâm để đạt các loại hiệu quả khác. Có khả năng lượng hố
bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính (Lê Ngọc Dương và cs, 1999). Hiệu quả
kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và
hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được một trong hai yếu tố hiệu quả hay hiệu quả phân bổ mới có điều kiện
cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc
sử dụng nguồn


12

lực đạt cả chỉ têu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó mới
đạt hiệu quả kinh tế.
b) Hiệu quả xã hội
Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con
người, có tác động tới mục têu kinh tế. Hiệu quả xã hội được thể hiện
bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng.
Theo Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự thì hiệu quả xã hội là mối
tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra
(Nguyễn Thị Vịng và cs, 2001).
Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả
năng tạo việc làm trên một diện tích đất nơng nghiệp (Nguyễn Duy Tính,
1995).
c) Hiệu quả mơi trường
Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp

và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi
phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình
sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con
người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến
môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang
tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà khơng làm ảnh hưởng xấu đến
tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên đất và môi trường sinh thái (Đỗ Ngun Hải, 2001).
Trong sản xuất nơng nghiệp, hiệu quả hố học môi trường được đánh
giá thông qua mức độ sử dụng các chất hố học trong nơng nghiệp. Đó là
việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất
đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và
không gây ô nhiễm môi trường.


×