Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
1
Phân tích xu hướng và chiến lược sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp
Đồng bằng sông Hồng từ 2007-2020
PGS.TS. Nguyễn Văn Song, Đỗ Thị Diệp, Trần Tấn Nhật, Nguyễn Thu Hằng, Đỗ Xuân Thấm
Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội
SUMMARY
By using dynamic modeling, this study estimated the long run trends of population, agricultural
land and agricultural labor force of Red River Delta from 2007 - 2020. The results of the basic project
found out that population and ceultivated lands has been reaching 20.498.520 persons and 540.183ha,
respectively. In 2020, even if the increasing population and decreasing cultivated land, the average rice
production per person are still arounf 303kg per/person in the year of 2020 ensuring food security.
Expansion of husbandry, stabilizing population and improvement of humman resource's quality are
main sustainable development strategies for Red River Delta.
Key word: Dynamic modeling, population, cultivated land, agricultural labor force and rice production.
1. Đặt vấn đề
Đồng bằng Sông Hồng là dải đất nằm ở
hai bên tả, hữu ngạn Sông Hồng. Cái tên ĐBSH
không chỉ là địa danh của một vùng kinh tế lâu
đời, trù phú mà còn là tên riêng của một khu
vực dân cư đông đúc và quần tụ trong một môi
trường xã hội làng xã rất đặc trưng, một nền văn
hoá giàu bản sắc và độc đáo trong nước Việt
Nam thống nhất. Với tổng diện tích tự nhiên
1486,2 nghìn ha [2], trong đó 70% là đất phù sa
phì nhiêu, nông thôn chiếm 56,12% diện tích
toàn vùng, lực lượng lao động dồi dào…là điều
kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế của
vùng nói chung và phát triển nông nghiệp nông
thôn nói riêng. Thế nhưng, cùng với quá trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá, sự tác động của
quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công
nghiệp dẫn đến sự thay đổi và biến động các
nguồn lực trong nông nghiệp. Giai đoạn 2001-
2005 diện tích đất lúa chuyển cho nuôi trồng
thuỷ sản là 1.395ha, chuyển cho công nghiệp
hoá và đô thị hoá 4150 ha. Bình quân thóc trên
đầu người của vùng năm 2004 là 376,2 kg, năm
2005 giảm xuống còn 343 kg, đến năm
2006
mức bình quân này lại tăng lên 358,56 kg [2], tuy
nhiên so với năm 2004 vẫn ở mức thấp hơn.
Trong quá trình chuyển đổi của vùng
theo hướng CNH-HĐH, mọi nguồn lực trong
nông ngiệp như: đất đai, dân số-lao động nông
nghiệp đều được huy động nhằm thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Việc phân bổ
nguồn lực trong nông nghiệp hợp lý sao cho phù
hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
dự báo xu hướng biến động các nguồn lực cơ
bản trong nông nghiệp là một yếu cầu cần thiết
và quan trọng cho việc các nhà hoạch định
chính sách phát triển và sử dụng tiềm năng nông
nghiệp trong vùng. Vì vậy, các câu hỏi về các
biến động cụ thể của các nguồn lực cơ bản trong
nông nghiệp được đặt ra cho nghiên cứu này.
Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là tìm ra
xu hướng biến động của các nguồn lực cơ bản
trong nông nghiệp, sản lượng lúa cho khu vực
đồng bằng sông Hồng từ nay tới năm 2020.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích
hệ thống động (dynamic modelling) của
BruceHanon & Matthias để xem xét sự thay đổi
của sự vật hiện tượng kinh tế-xã hội trong một
Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
2
khoảng thời gian dài . Mô hình được áp dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: vi mô, vĩ mô,
sinh học, hoá học và quản lí môi trường.
William Grant &cs (1997) đã sử dụng mô hình
này để quản lí và sử dụng một số tài nguyên
thiên nhiên như: đất, nước, rừng và thuỷ sản.
Lar Hei (2005) đã sử dụng mô hình này để tính
toán lượng chất thải trong các nguồn nước của
con sông. Căn cứ vào đó các chính sách quản lí
ô nhiễm được ban hành nhằm tối thiểu hoá các
chi phí xã hội.
Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong
nghiên cứu được thu thập từ các sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục thống kê
của 11 tỉnh trong toàn vùng, sở kế hoạch và đầu
tư, sở khoa học công nghệ của các tỉnh trong
vùng. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua
điều tra 400 hộ nông dân trồng lúa trong vùng.
Nguồn số liệu này được sử dụng để chạy hàm
Cobb-Douglas, xem xét các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất và tình hình phân phối lúa gạo
của khu vực cho các mục đích khác nhau. Các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là các yếu tố
đầu vào cơ bản ảnh hưởng gián tiếp đến tổng
sản lượng lúa sản xuất ra và biến cân bằng lúa
gạo trong mô hình cân bằng động.
Mối quan hệ giữa 3 biến chính trong mô
hình: dân số-lao động nông nghiệp, đất canh tác
lúa, cân bằng lúa gạo là mối quan hệ động theo
thời gian. Dân số biến động phụ thuộc vào tỉ lệ
sinh, tỉ lệ tử, di cư, nhập cư…dân số tăng làm
tăng lao động tham gia vào sản xuất lúa, đồng
thời dân số tăng làm tăng lượng lúa phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng và tăng diện tích đất lúa
giành cho nhà ở. Diện tích đất lúa và năng suất
ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lúa sản xuất
ra. Diện tích đất lúa lại chịu ảnh hưởng của đất có
khả năng nông nghiệp và tỉ lệ mở rộng đất lúa.
Cân bằng lúa gạo của vùng ngoài hai
yếu tố ảnh hưởng nội sinh trực tiếp là năng suất
và diện tích gieo trồng lúa còn bị ảnh hưởng
của các yếu tố khác như phân bón, lao động,
tiêu dùng nội tỉnh, trao đổi ra tỉnh ngoài .
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Phân tích sự thay đổi của các yếu tố trong
mô hình
Trong phương án gốc của mô hình,
chúng tôi sử dụng giá trị thực tế của các yếu tố
thu thập được từ các nguồn tài liệu thứ cấp của
các tỉnh trong vùng và số liệu sơ cấp thông qua
việc điều tra hộ nông dân trong vùng.
3.1.1 Xu hướng biến động của dân số-lao động
nông nghiệp
Kết quả mô hình cho thấy, dân số của
ĐBSH trong những năm tiếp theo tiếp tục tăng
lên. Năm 2010 dân số của vùng ĐBSH là
18.834.907 người, năm 2015 là 19.649.114
người và đạt mức 20.498.520 người vào năm
2020. Kết quả mô hình cũng cho thấy, lao động
nông nghiệp và lao động sản xuất lúa vẫn tiếp
tục tăng lên. Từ năm 2007 đến năm 2009 (giai
đoạn 1), tốc độ tăng lao động cho sản xuất lúa
nhanh hơn tốc độ tăng dân số và lao động nông
nghiệp. Từ năm 2009 đến năm 2020 (giai đoạn
2), tốc độ này có xu hướng tăng chậm hơn so
với tốc độ tăng dân số. Ta thấy rằng giai đoạn 2
kéo dài hơn là do ĐBSH đang trong giai đoạn
đầu của quá trình CNH nên tỉ lệ lao động nông
nghiệp chuyển sang các lĩnh vực phi nông
nghiệp còn chậm. Vì khu vực công nghiệp có
nhiều khả năng lựa chọn và ứng dụng tiến bộ kĩ
thuật công nghệ nên có thể tiếp nhận lao động
dư thừa từ nông nghiệp. Nhưng một trong
những điều kiện đủ ở đây là công nghiệp chỉ thu
hút được lao động dư thừa ở nông nghiệp khi
thu nhập từ khu vực công nghiệp (Tcn) lớn hơn
hoặc ít ra cũng bằng thu nhập ở nông thôn
Tcn > = Tnn
Mặc dù tốc độ CNH đang diễn ra khá
nhanh nhưng hiện ĐBSH đang ở trong giai
đoạn đầu của quá trình CNH. Khi quá trình
CNH đi vào giai đoạn phát triển thì tốc độ dịch
chuyển cơ cấu lao động sẽ tăng nhanh hơn. Tuy
nhiên, số lượng lao động nông nghiệp của vùng
Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
3
vẫn tiếp tục tăng trong các năm tới về mặt tuyệt
đối.
3.1.2 Xu hướng biến động của đất canh tác lúa
Cùng với quá trình CNH-HĐH và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, đất đai của
vùng ĐBSH biến động theo các xu hướng đề ra
trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã
hội của vùng. Theo quy hoạch phát triển của
vùng đến năm 2010 và 2020: các ngành kinh tế
phi nông nghiệp sẽ chiếm khoảng 90% trong tổng
GDP, các sản phẩm chủ lực đóng góp 60-65%
GDP, độ mở của nền kinh tế đạt trên 90%, cơ cấu
kinh tế của vùng là cơ cấu hiện đại với các ngành
mũi nhọn có khả năng đột phá, có sức cạnh tranh
[12]. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá của
vùng đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô
lớn làm cho diện tích đất chuyên dùng và đất ở
không ngừng tăng lên trên phạm vi cả nước nói
chung và đồng bằng Sông Hồng nói riêng.
Theo kết quả phương án gốc của mô
hình, tức với tốc độ CNH Là 5000 ha như hiện
nay, thì đến năm 2020 diện tích đất canh tác lúa
giảm xuống còn 540.183ha, bình quân mỗi năm
giảm hơn 6 nghìn ha.
Từ thực tế và những phân tích ở trên
chúng tôi thấy, một trong những kế hoạch đề ra
cho vấn đề sử dụng đất canh tác là tiếp tục chuyển
đất canh tác lúa sang các mục đích sử dụng khác
như: xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường
giao thông, thuỷ lợi hoặc chuyển những vùng đất
trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng
thuỷ sản sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên sự giảm
sút với tốc độ nào, đến diện tích bao nhiêu thì
thích hợp đối với các mục tiêu của tỉnh sẽ được
chúng tôi phân tích ở các phần sau.
3.1.3 Xu hướng biến động sản lượng lúa và cân
bằng lúa gạo
Sản lượng lúa của đồng bằng Sông Hồng
có chiều hướng giảm qua các năm. Như đã phân
tích ở phần trước, sản lượng lúa chịu ảnh hưởng
của năng suất, tổng diện tích và cơ cấu diện tích
gieo trồng. Mặc dù năng suất lúa trên toàn vùng
có tăng từ 60,7 tạ/ha năm 2007 lên 65,2 tạ/ha
vào năm 2020, nhưng do diện tích đất canh tác
lúa giảm nhanh hơn nên sản lượng lúa gạo vẫn
có xu hướng giảm: Năm 2007 sản lượng lúa của
đồng bằng Sông Hồng là 6,764 triệu tấn, đến
năm 2020 giảm xuống còn 6,213 triệu tấn. Trên
thực tế, điều này hoàn toàn phù hợp với xu
hướng phát triển của ngành sản xuất lương thực,
dịch vụ là sản xuất lúa.
3.1.4 Phân tích mối quan hệ giữa dân số, đất
canh tác lúa, cân bằng lúa gạo
Dân số của vùng tiếp tục tăng lên trong
khi đất canh tác lúa tiếp tục giảm cùng với quá
trình CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Diện
tích đất canh tác lúa giảm từ 619018 ha xuống
còn 540183 ha năm 2020. Đứng trên phương
diện sản xuất và phân phối lúa với mục tiêu đạt
cân bằng lương thực cao nhất thì năm 2010 là
thời điểm thích hợp cho tỉnh ổn định đất lúa,
không để giảm thêm nữa. Tuy nhiên với mục
tiêu hoàn thành công nghiệp hoá vào năm 2020,
với tốc độ CNH nhanh, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch thì vùng đồng bằng Sông Hồng cần
mở mang, xây dựng nhiều hơn nữa các cụm
công nghiệp, khu đô thị, chuyển đất lúa kém
hiệu quả cho nuôi trồng thuỷ sản. Điều này làm
cho sản lượng lúa không cân bằng ở mức cao
nhất mà sẽ giảm. Tuy nhiên, giảm ở mức nào là
phù hợp sẽ được chúng tôi xem xét ở các
phương án sau.
3.2 Phân tích sự biến động của dân số-lao
động nông nghiệp, đất canh tác lúa, sản
lượng lúa khi có sự thay đổi của các yếu tố
khác trong mô hình
3.2.1 Biến động sản lượng lúa khi hệ số sử
dụng đất lúa tăng
Là vùng đồng bằng với cơ cấu thu nhập
từ nông nghiệp còn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ
cấu thu nhập, song hệ số sử dụng đất lúa của
vùng chỉ ở mức 1,8 lần. Có thể nói, đây là hệ số
sử dụng đất tương đối thấp, đặc biệt trong điều
Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
4
kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm diện tích
đất trồng lúa giảm dần thì hệ số quay vòng đất
cần phải tăng cao. Vì vậy trong phương án này
hcúng tôi giả định hệ số sử dụng đất lúa của
ĐBSH tăng từ 1,8 lên 1,9 lần (theo phuơng
hướng phát triển vùng). Kết quả mô hình khi có
sự thay đổi gọi là phương án 1.
Bảng 1: So sánh phương án gốc và phương án 1
ĐVT: Nghìn tấn
2007 2010 2020
Chỉ tiêu
PAG PA1 SS (+,-) PAG PA1 SS (+,-) PAG PA1 SS (+,-)
- DTGT (Ng.ha) 1114,23 1187,5 +73,27 1081,8 1141,9 +60.1 972,33 1026,35 54,02
- Sản lượng lúa 6764,434 6997,42 +233 6673,762 6934,183 +260,42 6212,208 6627,098 +414,9
- Phân phối
+ Nhu cầu cho người 4957,925 5000,06 0 5085,404 5085,424 0 5534,6 5534,6 0
+ Nhu cầu cho chăn nuôi 593,016 651,383 +58,37 629,232 690,549 +61,32 415,795 543,412 +127,17
+ Xuất khẩu 593,016 651,383 +58,37 629,232 690,549 +61,32 415,795 543,412 +127,17
Phương án gốc: Hệ số sử dụng đất lúa: 1,8 lần
Phương án 1: Hệ số sử dụng đất lúa: 1,9 lần
Bảng 1 minh chứng sự biến động của sản lượng
lúa, diện tích gieo trồng và khả năng phân phối
cho các mục đích tiêu dùng khi có những thay
đổi kể trên. Cụ thể, với diện tích gieo trồng lúa
năm 2020 cao hơn ở phương án gốc là 54,02
nghìn ha, mặc dù năng suất lúa không đổi nhưng
sản lượng lúa vẫn tăng 414,9 nghìn tấn so với
phương án gốc. Với mức tiêu dùng thóc gạo cho
người không thay đổi ở mức 270 kg/người/năm
thì khi sản lượng lúa tăng lên sẽ làm tăng nhu
cầu thóc gạo cho chăn nuôi, xuất khẩu và các
mục đích tiêu dùng khác. Đến năm 2020 nhu
cầu thóc dành cho chăn nuôi và xuất khẩu tăng
127,17 nghìn tấn.
Như vậy, khi hệ số sử dụng đất lúa tăng
lên 1,9 lần thì diện tích gieo trồng, sản lượng
lúa, phân phối lúa gạo cho chăn nuôi và xuất
khẩu tăng lên. Tuy nhiên, để đạt được hệ số sử
dụng đất lúa ở mức 1,9 lần/năm, bên cạnh việc
chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, vùng cũng cần có
các biện pháp mạnh mẽ hơn thúc đẩy quá trình
chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ
trọng diện tích các giống lúa ngắn ngày, năng
suất cao.
3.2.2 Biến động về đất canh tác lúa khi tốc độ
công nghiệp hoá tăng lên
Theo phương hướng và quan điểm phát
triển của đất nước nói chung và các tỉnh trong
vùng nói riêng: "đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp”, chúng tôi giả
định tốc độ CNH của vùng đến năm 2020 là
5500 ha/năm. Kết quả mô hình khi có sự thay
đổi gọi là phương án 2.
Bảng 2: So sánh kết quả của phương án gốc và phương án 2
2007 2010 2020
Chỉ tiêu ĐVT
PAG PA2 SS (+,-) PAG PA2 SS (+,-) PAG PA2 SS (+,-)
- Sản lượng lúa Ng.tấn 6764,434
6486,066
-278,37
6673,762
6379,69
-294,072
6212,208
6021,8
-190,397
- Đất lúa Ng.ha 619,018
618,169
-0,849
601,004
597,606
-3,398
540,183
528,29
-11,893
- Dân số Ng.người 18362,667
18362,667
0
18834,906
18834,906
0
20498,52
20498,52
0
-SL lúa/người Kg 368,38
353,22
-15,16
354,33
338,71
-15,62
303,056
293,768
-9,288
-Đất lúa/người Ha 0,0337
0,0336
0,0001
0,0319
0,0317
0,0002
0,0263
0,0257
0,0006
Phương án gốc: Tốc độ CNH: 5000 ha; lao động nông nghiệp: 61%
Phương án 2: Tốc độ CNH: 5500 ha; lao động nông nghiệp: 55%,
Khi tốc độ CNH tăng lên, cơ cấu kinh tế
có sự chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH:
tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ thương mại, giảm dần tỉ trọng ngành
nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân thì một
phần lao động nông nghiệp được chuyển sang
các ngành nghề phi nông nghiệp như: buôn bán,
Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
5
dịch vụ vì vậy tỉ lệ lao động nông nghiệp của
vùng giảm từ 61% xuống còn 55%.
Kết quả bảng 2 là minh chứng rõ ràng
cho sự biến động sản lượng lúa, diện tích đất
canh tác lúa, dân số khi có những thay đổi kể
trên:Cụ thể, diện tích canh tác lúa và sản lượng
lúa ở phương án 2 đều thấp hơn so với phương án
gốc. Khi tốc độ CNH tăng lên (5500 ha) thì diện
tích đất lúa giảm đi mạnh hơn. Năm 2007 chênh
lệch giữa hai phương án là (-849 ha), năm 2010 là
(-3398 ha), đến năm 2020 chênh lệch này lên tới
(-11893 ha). Trong điều kiện năng suất lúa không
đổi, hệ số sử dụng đất không tăng thêm được nữa
thì sự giảm sút diện tích này dẫn tới sản lượng bị
giảm đi đáng kể.
Bình quân thóc/ người năm 2007 giảm
so với phương án gốc là 15,16 kg; năm 2010
giảm 15,62 kg, năm 2020 giảm 9,2 kg. Con số
này so với tiềm năng của vùng tuy không cao
nhưng vẫn có thể chấp nhận được khi mà chúng
ta chấp nhận đánh đổi để có một cơ cấu kinh tế
phù hợp với xu hướng chung của cả nước.
3.2.3 Biến động sản lượng lúa khi năng suất lúa
tăng
Năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến sản
lượng lúa sản xuất ra. Có rất nhiều các yếu tố
khác nhau tác động đến năng suất lúa của vùng
như giống, phân bón, đất đai, lao động… Theo
điều tra của chúng tôi, phân bón và lao động là
2 yếu tố có tác động lớn tới năng suất lúa của
vùng. Do đó trong phần này chúng tôi giả định
lượng phân bón tăng từ 170 kg/ha lên 180 kg/ha
và lao động cho sản xuất lúa tăng từ 60% lên
65%. Vì năng suất lúa tuân theo quy luật năng
suất biên giảm dần nên cần chú ý tăng đầu tư
lao động cho sản xuất lúa ở một mức độ nhất
định để thu được năng suất cao nhất (VMPL=W
tức giá trị sản phẩm biên của lao động bằng với
tiền lương). Cũng như vậy khi bón phân đạm
phải chú ý kết hợp với lân, kali và các loại phân
khác theo một tỉ lệ thích hợp để đạt hiệu quả
nhất. Như chúng ta đã biết, đầu tư lượng đầu
vào có hiệu quả nhất khi: P
đầu ra
*MP = P
giá đầu
vào. Dựa vào đó, theo tính toán của chúng tôi
lượng phân đạm bón có hiệu quả nhất sẽ ở mức
180 kg/ha. Kết quả thu được trên bảng 3 và gọi
là phương án 3.
Bảng 3: So sánh kết quả phương án gốc và phương án 3
2007 2010 2020
Chỉ tiêu ĐVT
PAG PA 3 SS (+,-)
PAG PA 3 SS (+,-)
PAG PA 3 SS (+,-)
- Sản lượng Ng.tấn 6764,434
7104,81
+340,38
6673,762
7009,57
+335,8
6212,208
6662,22
+450
- Cân bằng lúa gạo Ng.tấn 7412,704
7754,56
+341085
7865,404
8882,25
+1016,8
5562,562
7192,57
1630
-BQ thóc/người Kg 368,38
386,91
+18,53
354,33
372,15
+17,82
303,056
325
+21,944
Phương án gốc:Lao động sản xuất lúa: 60%; Phân đạm 170 kg/ha
Phương án 3: Lao động sản xuất lúa: 70%; Phân đạm 180 kg/ha
Kết quả mô hình ở phương án 3 cho
thấy, đầu tư phân bón, lao động cho sản xuất lúa
tăng lên sẽ làm cho năng suất, sản lượng lúa,
cân bằng lương thực tăng, từ đó nhu cầu cho
dân cũng như phân phối cho các mục đích sử
dụng khác tăng lên. Bình quân thóc/người năm
2020 tăng 21,94 kg so với phương án gốc. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện tốc độ
công nghiệp hóa, đô thị hoá và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của đồng bằng Sông Hồng tăng lên,
diện tích đất canh tác lúa giảm đi.
Trong mô hình này chúng tôi chỉ phân
tích sự tác động của phân đạm, lao động tới
năng suất cũng như sản lượng lúa cân bằng của
vùng song trên thực tề còn rất nhiều yếu tố khác
nữa. Vì thế, tìm tòi thử nghiệm các giống lúa
mới năng suất cao song song với việc áp dụng
các phương thức canh tác hiện đại sẽ giúp tỉnh
duy trì sản lượng lúa cần thiết khi diện tích canh
tác lúa ngày một giảm.
Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
6
3.2.4 Biến động về phân phối sản lượng khi nhu
cầu lương thực bình quân đầu người giảm.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã
hội, mức sống của người dân ngày một nâng cao
và theo quy luật kinh tế của Engel thì nhu cầu
lương thực sẽ giảm xuống, thay thế vào đó là
nhu cầu về các thực phẩm cao cấp như: rau, thịt,
trứng, sữa Theo xu hướng đó, chúng tôi giả
định lượng thóc tiêu dùng bình quân/người/năm
giảm từ 270 kg xuống mức 240 kg. Kết quả mô
hình gọi là phơng án 4.
Bảng 4: So sánh kết quả phương án gốc và phương án 4
ĐVT: Nghìn tấn
2007 2010 2020
Chỉ tiêu
PAG PA4 SS (+,-) PAG PA4 SS (+,-) PAG PA4 SS (+,-)
1,SL lúa
6764,434 6764,434 0 6673,762 6673,762 0 6212,208 6212,208 0
2,Nhu cầu cho người
4957,925 4407,04 -550,88 5085,404 4520,37 -565,034 5534,6 4919,64 -614,96
3,Cho chăn nuôi
593,016 636,715 +43,699 629,232 762,193 +132,96 415,795 681,324 +265,529
4, Xuất khẩu
593,016 636,715 +43,699 629,232 762,193 +132,96 415,795 681,324 +265,529
Phương án gốc: Bình quân lương thực: 270 kg/người
Phương án 4: Bình quân lương thực: 240 kg/người
Số liệu thể hiện qua bảng 4 cho thấy:
Với mức bình quân thóc trên đầu người giảm từ
270 kg/năm xuống còn 240 kg/năm thì nhu cầu
thóc gạo cho người đến năm 2020 giảm một
lượng là 614.960 tấn. Lượng thóc phân phối cho
chăn nuôi và xuất khẩu do đó tăng lên. Điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng quy
mô chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá,
đặc biệt chăn nuôi lợn và gia cầm là hai thế
mạnh của vùng. Điều này còn có ý nghĩa hơn
khi mà đời sống người dân tăng lên, nhu cầu về
lương thực thực phẩm giảm đi, nhu cầu về các
sản phẩm từ chăn nuôi tăng lên.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của xã
hội, đời sống người dân tăng lên, bình quân
lương thực (chủ yếu là thóc gạo) trên đầu người
giảm xuống thì kế hoạch phân phối sản lượng
lúa có thể đặt ra cho tương lai đó là: tập trung
phát triển chăn nuôi hoặc xuất khẩu lúa gạo. Xét
trên phương diện hiệu quả xã hội và điều kiện
thực tế của vùng thì chăn nuôi sẽ có thế mạnh
hơn vì nó góp phần giải quyết việc làm cho lao
động thiếu việc làm ở nông thôn.
3.2.5 Biến động dân số - lao động khi tỷ lệ gia
tăng dân số giảm
Giả sử tốc độ gia tăng dân số giảm từ
1,05% xuống còn 0,9% (theo phương hướng
phát triển dân số của vùng). Kết quả mô hình
khi có sự thay đổi gọi là phương án 5.
Bảng 5: So sánh kết quả phương án gốc với phương án 5
2007 2010 2020
Chỉ tiêu ĐVT
PAG PA5 SS (+,-) PAG PA5 SS (+,-)
PAG PA5 SS(+,-)
1.CBLT Ng.tấn 7412,704
7412,704
0
7865,40
7865,404
0
5562,562
5562,56
0
2.Đất lúa Ha 619018
610018
0
601004
601120
+116
540183
540312
+129
3.Dân số Ng,người 18362,66
18344,46
-18,2
18834,9
18760,312
-74,58
20498,52
20215,8
-282,73
4.Đất ở Ha 1349,66
1348,32
-1,34
1384,37
1378,88
-5,49
1506,64
1485,86
5.N.cầu cho
người
Ng.Tấn 4957,925
4953
-4,925
5085,404
5065,28
-21,12
5534,6
5458,26
-76,34
Phương án gốc: tỷ lệ gia tăng dân số 1,05%
Phương án 5: tỷlệ gia tăng dân số: 0,9%
Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
7
Qua số liệu thể hiện trong bảng 5 ta
thấy: với tỷ lệ gia tăng dân số giảm xuống còn
0,9% dân số của vùng đến năm 2020 giảm so
với phương án gốc 282.730 người. Do tính chất
cân bằng động của mô hình, dân số giảm dẫn
đến nhu cầu đất cho nhà ở giảm đi, diện tích đất
canh tác lúa tăng lên 129 ha so với phương án
gốc (năm 2020). Mặt khác, tỉ lệ gia tăng dân số
giảm, nhu cầu lương thực thực phẩm cho người
giảm đi, trong khi cân bằng lương thực không
đổi thì phân phối cho chăn nuôi, xuất khẩu và
các mục đích khác tăng lên.
Như vậy quy mô dân số ổn định sẽ đem
lại nhiều thuận lợi cho vùng trong quá trình
phát triển theo hướng CNH-HĐH và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành. Điều này không
những giảm bớt gánh nặng, sức ép cho nền
kinh tế- xã hội mà còn làm tăng GDP bình
quân đầu người, cải thiện chất lượng cuộc
sống.
3.2.6 Biến động sản lượng lúa, diện tích đất
canh tác lúa khi có sự thay đổi đồng thời của
các yếu tố
Ở các phần trên chúng ta đã xem xét sự
thay đổi riêng rẽ của các yếu tố dẫn đến sự thay
đổi trong cân bằng lương thực, đất canh tác lúa,
dân số. Trong phương án này, chúng tôi sẽ xem
xét sự thay đổi đồng thời của các yếu tố nói trên
tác động như thế nào đến cân bằng tổng thể của
mô hình. Phương án này được gọi là phương án 6.
Bảng 6: So sánh kết quả phương án gốc và phương án 6
2007 2010 2020
Chỉ tiêu ĐVT
PAG PA6 SS (+,-)
PAG PA6 SS (+,-)
PAG PA6 SS (+,-)
1.Sản lượng lúa Ng.tấn
6764,434
7151,15
386,72
6673,762
7021,2
347,44
6212,208
6548,876
336,67
2.Đất canh tác Ha
619018
617668,67
-1349
601004
595606
-5398
540183
521290,15
-18893
3.Dân số Ng.người
18362,66
18362,66
0
18834,9
18834,9
0
20498,52
20498,52
0
-BQ thóc/người Kg
368,38
389,43
+21,05
354,33
372,77
+18,44
303,056
319,48
+16,42
-BQđất/người Ha
0,0337
0,0336
-0,0001
0,0319
0,0331
+0,0012
0,0263
0,00254
-0,023
Phương án gốc: Tốc độ CNH: 5000 ha; tỉ lệ lao động nồng nghiệp: 61%; LĐ SX lúa: 60%; phân bón: 170 kg; HSSDĐ:1,8 lần
Phương án 6: Tốc độ CNH:5500 ha; tỉ lệ lao động nồng nghiệp: 55%; LĐ SX lúa: 65%%; phân bón: 180 kg; HSSDĐ: 1,9 lần
Do tốc độ CNH tăng lên 5.500 ha nên
diện tích đất canh tác lúa giảm đi một lượng so
với phương án gốc là: 1349 ha năm 2007, giảm
5.398 ha năm 2010 và 18893 ha năm 2020. Mặc
dù diện tích đất canh tác lúa giảm đi do quá
trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nhưng do tăng hệ số sử dụng
đất lúa từ 1,8 lên 1,9 lần; tăng lượng phân đạm
(180kg/ha), lao động đầu tư cho sản xuất lúa
tăng nên sản lượng lúa nhìn chung vẫn tăng so
với phương án gốc: năm 2007 tăng 386,72
nghìn tấn; năm 2010 tăng 347,44 nghìn tấn; năm
2020 tăng 336,67 nghìn tấn. Ta thấy rằng tốc độ
tăng của sản lượng lúa có xu hướng giảm dần là
do mức độ giảm sản lượng lúa do tăng tốc độ
công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh hơn mức
tăng năng suất lúa do các biện pháp đầu tư thâm
canh. Với sự ổn định về dân số, sản lượng lúa
tăng lên làm cho bình quân thóc/đầu người tăng
lên mức 319,48kg năm 2020. Mức bình quân
này tuy không cao nhưng có thể chấp nhận
được. Đặc biệt khi xã hội phát triển, đời sống
con người được nâng lên, nhu cầu lương thực
bình quân/đầu người giảm đi thì phân phối cho
chăn nuôi, xuất khẩu và các mục đích khác tăng
lên. Điều này hết sức có ý nghĩa trong quá trình
CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu tình hình và
phân tích chiều hướng phát triển kinh tế - xã hội
của đồng bằng Sông Hồng, bằng việc sử dụng
mô hình phân tích hệ thống để phân tích xu
hướng phát triển và chiến lược sử dụng nguồn
lực trong nông nghiệp của vùng, kết quả cho
phép kết luận như sau:
Một là: Kết quả mô hình phân tích hệ
thống được tính đến năm 2020, lấy mốc thời
gian là điểm đất nước ta hoàn thành công cuộc
Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 5; từ trang 4-9; tháng 6 năm 2008
8
CNH-HĐH. Tính đến thời điểm đó, dân số của
vùng ĐBSH sẽ ở mức 20.498.520 người, diện
tích đất canh tác còn 540.183 ha.
Hai là: Kết quả của mô hình trong
phương án 6 là thích hợp. So với các phương án
khác, sản lượng lúa ở phương án 6 không đạt
mức cao nhất. Nhưng trong phương án này, với
bình quân thóc trên đầu người dao động từ
319,48 kg đến 368,38kg thì không những đảm
bảo an ninh lương thực mà còn thừa để cho nhu
cầu chăn nuôi và các mục đích sử dụng khác.
Bên cạnh đó, hệ số sử dụng đất lúa, lao động
cho sản xuất lúa và mức đầu tư phân bón tăng
lên, làm cho năng suất và sản lượng tăng, chứng
tỏ sản xuất lúa được đầu tư thâm canh có hiệu
quả. Ngoài ra trong phương án này, số lượng lao
động nông nghiệp của vùng giảm từ 61% xuống
55% hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển
hiện nay khi mà tốc độ CNH tăng từ 5000 ha lên
5500 ha/năm
Ba là: Mức tiêu dùng hiện tại của người
dân vùng ĐBSH trung bình là 270 kg thóc và
300 kg lương thực quy thóc/người/năm. Với
mức bình quân đó, hàng năm toàn vùng dành ra
khoảng 70% sản lượng thóc sản xuất ra để ăn,
8% cho chăn nuôi, 8% con số đó dành cho xuất
khẩu.
Trong phương án 4, với mức giả định
nhu cầu thóc của người dân ở mức 240
kg/người/năm chúng tôi thấy rằng lượng thóc
dành cho chăn nuôi và xuất khẩu tăng lên đáng
kể. Do yêu cầu thực tế về lao động và việc làm
của vùng hiện nay thì trong những năm tới
vùng cần có chiến lược đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm để
tận dụng sản lượng thóc dư thừa.
Bốn là: Giữa dân số - lao động có mối
quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Với tỉ lệ
gia tăng dân số dao động từ 0,95 – 1,1% giai
đoạn 2001-2005, bình quân hàng năm vùng
ĐBSH phải giải quyết việc làm cho khoảng
200.000 lao động. Với khu vực diện tích nhỏ,
đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc như ĐBSH thì
đây là một sức ép rất lớn. Vì thế chiến lược dân
số của vùng trong thời gian tới là phải ổn định
quy mô dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Theo tính toán của bài toán thì với việc
giảm tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,05 % xuống
0,9% quy mô dân số của vùng nên duy trì ở mức
20.215.800 người vào năm 2020./.
Tài liệu tham khảo
1. Bruce hannon & Matthias ruth (1994)
Dynamic Modeling Springer – Verlag New
York, lnc.
2. Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê,
2007
3. Niên giám thống kê các tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Hồng