Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

NỘI DUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.45 KB, 19 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
K72. A144 (2021 – 2022)
TÊN MƠN HỌC:
LÝ LUẬN DÂN TỘC VÀ QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

TÊN BÀI THU HOẠCH:
NỘI DUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG, NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................ 3
1. Cơ sở lý luận chung về dân tộc và quan hệ dân tộc ................................................................... 3
1.1. Khái niệm dân tộc ............................................................................................................... 3
1.2. Khái niệm quan hệ dân tộc .................................................................................................. 3


1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc ................................................................ 3
2. Một số nội dung về chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới .......... 3
2.1. Khái niệm chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc .............................................. 3
2.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời
kỳ đổi mới .................................................................................................................................. 4
2.3. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới ................... 6
3. Thực tiễn trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta trên địa
bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ............................................................................................ 8
3.1. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Quán ................................. 8
3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................................... 12
3.3. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện
Định Quán trong thời gian tới .................................................................................................. 13
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 17


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống,
trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số khoảng hơn hơn 85% tổng dân số cả nước và có
sự cư trú đan xen trên nhiều địa bàn của Tổ quốc. 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm hơn
14% tổng dân số cả nước và được gọi chung là các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có
tiếng nói, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng. Chính điều đó làm nên đặc điểm
văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
Trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm, các dân tộc dù quá trình tộc người
khác nhau nhưng luôn luôn sát cánh bên nhau cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Anh
em các dân tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết, ln kề vai sát cánh trong quá trình
dựng nước và giữ nước. Xuất phát từ đặc điểm đó, ơng cha ta đã thực thi nhiều biện
pháp nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trước yêu cầu phát triển quốc gia, đặc biệt là

trong thời cổ trung đại và di sản trong lịch sử về vấn đề dân tộc đã để lại nhiều bài
học quý giá cho hôm nay khi giải quyết vấn đề dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ khi mới
ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trị và vị
trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, cùng với việc xem xét tình
hình, đặc điểm của cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra và triển khai nhiều chủ trương, chính sách dân tộc, góp phần quan trọng
tạo nên sự ổn định, phát triển của các dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, chính sách dân
tộc của Đảng ta thể hiện ngun tắc cơ bản: bình đẳng, đồn kết, tơn trọng giúp nhau
cùng phát triển.
Tổng kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm,
giai đoạn 2016 - 2020, Đảng ta khẳng định: Hệ thống chính sách dân tộc được hồn
thiện, đầy đủ hơn và đã tích hợp một số chính sách, bảo đảm bao phủ toàn diện các
lĩnh vực và phân cấp triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện. Đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được
cải thiện. Tuy nhiên, Đảng ta cũng thẳng thắn thừa nhận: Mức hưởng thụ văn hóa
giữa các vùng, miền còn khoảng cách lớn. Giảm nghèo của vùng dân tộc thiểu số và
miền núi thiếu bền vững. Một số vấn đề bức xúc trong đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số như di cư tự do, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… chưa được giải
quyết hiệu quả.


2

Với mỗi một thời kỳ lịch sử, quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước lại được bổ sung và từng bước hồn thiện. Có thể thấy rõ rằng, trong giai đoạn
đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ln nhất qn chủ trương, ngun tắc trong đường
lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đồn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các

dân tộc, phát triển tồn diện về kinh tế - chính trị - xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp
cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc
thù đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy vậy, vấn đề dân tộc còn là một vấn
đề “nhạy cảm”, khơng ít nội dung đang đặt ra khơng phải một sớm một chiều có thể
giải quyết được. Do đó, em xin chọn chủ đề “Nội dung chính sách dân tộc của Đảng,
Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới và thực tiễn thực hiện chính sách dân tộc trên
địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” để làm bài thu hoạch.


3

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận chung về dân tộc và quan hệ dân tộc
1.1. Khái niệm dân tộc
Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử nhân loại.
Cho đến hiện nay, quan điểm của các nhà khoa học về vấn đề này vẫn còn chưa thống
nhất. Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà khoa học đều cho rằng, dân tộc được hiểu theo
hai nghĩa: dân tộc với nghĩa quốc gia (Nation) và dân tộc với nghĩa tộc người (Ethnie).
1.2. Khái niệm quan hệ dân tộc
Quan hệ dân tộc là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các quốc gia dân
tộc; giữa các tộc người trong một quốc gia (đa số với thiểu số; thiểu số với nhau); hoặc
giữa các tộc người ở những quốc gia khác nhau (đồng tộc, khác tộc) thể hiện trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phịng, an ninh.
1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc
Khi đề cập đến cộng đồng dân tộc với nghĩa quốc gia, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài
của xã hội lồi người. Trước khi hình thành cộng đồng dân tộc, lồi người đã trải qua
các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao như: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự hình thành
và phát triển dân tộc là một hiện tượng lịch sử xã hội phức tạp, có căn nguyên sâu xa

từ sự vận động của nền sản xuất xã hội, đồng thời chịu sự tác động chi phối trực tiếp
của nhân tố chính trị, nhất là giai cấp và nhà nước. Mặt khác, dân tộc ra đời và phát
triển còn gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa của từng dân tộc.
Dân tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ tộc, thay thế bộ tộc, ra
đời gắn liền với xã hội có phân chia giai cấp, nhà nước. Trong nhiều tác phẩm của
mình, C.Mác và PhĂngghen đã đề cập đến sự ra đời của các dân tộc khi chưa xuất
hiện chủ nghĩa tư bản. Trong Hệ tư tưởng Đức viết năm 1845-1846, hai ông cho rằng:
“Sự đối lập giữa thành thị vâ nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại
dã man lên thời đại văn minh, từ chế độ bộ lạc lên nhà nước, từ tính địa phương lên
dân tộc và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay”.
2. Một số nội dung về chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời
kỳ đổi mới
2.1. Khái niệm chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc
2.1.1. Chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam là những quyết sách của
Đảng, Nhà nước tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc để


4

phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái, đảm bảo
quốc phịng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng
phát triển giữa các vùng và các dân tộc ở Việt Nam.
2.1.2. Thực hiện chính sách dân tộc
Thực hiện chính sách dân tộc là việc đưa các quyết sách của Đảng và Nhà
nước vào cuộc sống trên cơ sở cụ thể hóa các quyết sách thơng qua việc: thơng tin,
hướng dẫn, phân công trách nhiệm, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết bảo đảm thực
hiện đúng tiến độ, mục tiêu, yêu cầu quy định trong chính sách.
Thực hiện chính sách dân tộc thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất

của chế độ xã hội chủ nghĩa; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với
những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghiệp cách mạng giành và giữ nền
độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng
nhằm xác định hiệu lực, hiệu quả của chính sách, so sánh, đối chiếu với những mục
tiêu đặt ra, là cơ sở để xem xét chính sách có phù hợp hay khơng, cần điều chỉnh hay
bãi bỏ. Đánh giá chính sách đòi hỏi phải thực hiện ở tất cả các khâu, giai đoạn, theo
sát tiến trình vận động của chính sách.
Thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quốc gia, không thể tách rời với
sự phát triển chung của đất nước, nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia cả về khía cạnh
chính trị, kinh tế và xã hội.
2.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nước Việt Nam thời kỳ đổi mới
Bình đẳng giữa các dân tộc: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người,
đều có tư cách chính trị - xã hội - pháp lý như nhau trong các quan hệ tộc người, trong
quyền hạn và nghĩa vụ đối với đất nước. Như vậy, nội dung của bình đẳng dân tộc,
với tư cách là quyền, phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
- xã hội.
Đoàn kết giữa các dân tộc: là sự đoàn kết trong nội bộ của từng dân tộc thiểu
số; giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, giữa các dân tộc ở Việt Nam với các dân
tộc trên thế giới vì hịa bình và tiến bộ xã hội. Đồn kết dân tộc là chiến lược của cách
mạng Việt Nam. Vì vậy, cần hạn chế những tác động làm tổn hại đến sự đoàn kết


5

như: các biểu hiện của tư tưởng dân tộc lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti mặc cảm
dân tộc, cục bộ bản vị, vị kỷ dân tộc, dân tộc cực đoan...
Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc: là phương châm, nguyên tắc quan

trọng trong xử lý mối quan hệ giữa các dân tộc với nhau, mối quan hệ giữa nhà nước
với các dân tộc. Đó không đơn thuần là các quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội mà biểu
hiện cao nhất là quan hệ về chính trị. Ngồi thực hiện các quyền bình đẳng chung thì
giải quyết vấn đề lợi ích trên mọi mặt của đời sống xã hội, giải quyết những vướng mắc
trong tâm lý của các cộng đồng dân tộc, các nhóm dân tộc cần được chú trọng. Đặc
điểm các dân tộc ở Việt Nam có nguồn gốc lịch sử và trình độ phát triển kinh tế - xã
hội khơng đồng đều, việc giúp đỡ, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng,
ghi nhận và khẳng định các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường sự tham gia của đại diện
các dân tộc trong hệ thống chính trị phù hợp, thúc đẩy giao lưu, trao đổi, hợp tác giữa
các nhóm dân tộc, vùng, miền nhằm tạo nên tâm lý dân tộc đồng thuận có ý nghĩa quan
trọng.
Giúp nhau cùng phát triển: là tư tưởng, quan điểm mới được Đại hội lần thứ XI
của Đảng đưa vào nguyên tắc chính sách dân tộc. Đây là quan điểm phát triển biện
chứng của việc gắn chính sách dân tộc với xu thế tiến bộ chung của đất nước tiến lên
con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với đường lối đổi chính sách của
Đảng, Nhà nước, các dân tộc anh em cùng chung trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau, bằng nhiều hoạt động dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, môi trường một
cách bền vững. Đồng thời đây cũng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, mọi ngành,
mọi cấp và cả hệ thống chính trị.
Các phạm trù bình đẳng, tơn trọng, đồn kết, giải quyết hài hịa quan hệ giữa
các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển có quan hệ chặt chẽ cho nhau, hòa quyện vào
nhau, biện chứng lẫn nhau, thể hiện trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc.
Có thể thấy rõ rằng, trong giai đoạn đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất
quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối
đồn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn diện về kinh tế - chính
trị - xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số
trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp
luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.



6

2.3. Nội dung chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi
mới
Về chính trị: Trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi có đơng đồng
bào dân tộc thiểu số, cần thể hiện đầy đủ các chính sách dân tộc, phát triển mối quan
hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đồn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau,
cùng làm chủ tập thể. Tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc sẽ còn tồn tại lâu dài và là
một lĩnh vực nhạy cảm. Trong khi xử lý các mối quan hệ dân tộc, phải có thái độ thận
trọng đối với những gì liên quan đến lợi ích của mỗi dân tộc, tình cảm dân tộc của
mỗi người. Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những
biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Cần có quy định vận dụng nguyên tắc tập
trung dân chủ phù hợp trong Hội đồng nhân dân ở những địa phương có nhiều dân
tộc khác nhau để Hội đồng nhân dân thật sự là cơ quan quyền lực của dân, đồng thời
đảm bảo đồn kết dân tộc.
Cơng tác cán bộ: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc thiểu số. Trong
những năm gần đây, cần tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến
cơng tác ở vùng dân tộc thiểu số. Coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thanh niên sau
khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cán bộ bổ sung cho cơ sở. Nghiên cứu
sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ
cơng tác ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là những cán bộ cơng tác lâu năm ở miền
núi, vùng cao. Có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu
số, nâng cao năng lực cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các cấp chính quyền, cán bộ
quản lý kinh tế. Đề xuất chính sách đặc thù, thống nhất trong cả nước nhằm sử dụng
hiệu quả số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số đã được đào tạo.
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở: Tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở vững mạnh. Có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát
huy vai trò của những người uy tín trong đồng bào dân tộc đối với việc thực hiện

chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa bàn dân cư vùng dân tộc và miền
núi.
Về phát triển kinh tế: Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân
tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thơng và cơ sở hạ tầng, xóa
đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với
bảo vệ bền vững mơi trường sinh thái. Áp dụng chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng,
chuyển giao kỹ thuật, sử dụng đất đai. Khuyến khích hình thành những tụ điểm kinh


7

tế có tiềm năng thúc đẩy kinh tế hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa
ngành nghề, phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, mở mang
dịch vụ. Có chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút đầu tư vào vùng sâu, vùng xa. Áp dụng
cách quản lý đặc thù về đầu tư đối với miền núi trong từng khu vực cụ thể.
Về văn hóa - xã hội: Tập trung ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có
đơng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm chênh lệch về phát triển giáo dục
giữa các vùng miền. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các
chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo,
nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp; đẩy mạnh việc tổ chức các
trường mẫu giáo công lập, mở rộng việc dạy chữ dân tộc. Đa dạng hóa, phát triển
nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình
dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử
tuyển dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học và cao đẳng...
Nghiên cứu tổ chức hệ thống trường chuyên bồi dưỡng trí thức và cán bộ là người
dân tộc thiểu số.
Về y tế: Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu
tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
miền núi, các hộ nghèo. Ưu tiên đầu tư và tăng cường các chiến dịch chăm sóc sức

khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đối với các vùng đơng dân có mức sinh cao,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ưu tiên triển khai các chương trình, dự
án nâng cao chất lượng cuộc sống đối với các dân tộc thiểu số, vùng nghèo, vùng khó
khăn, người di cư và nhóm đối tượng thiệt thịi.
Về văn hóa: Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây
dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc
thiểu số. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc đi đôi với sử dụng
ngơn ngữ, chữ viết phổ thơng, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc
thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn
học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số.
Về quốc phòng, an ninh: Đầu tư nguồn lực xây dựng thế trận quốc phịng tồn
dân, thế trận an ninh nhân dân nhằm giữ vững trật tự an toàn xã hội và ổn định chính
trị.


8

Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc trong từng
thời kỳ cũng như trong tồn bộ tiến trình đổi mới đều thể hiện sự trung thành, nhất
quán với chủ nghĩa Mác - Lênin, có kế thừa, phát huy sáng tạo bằng tinh thần và tư
tưởng Hồ Chí Minh, ln phù hợp với hồn cảnh, điều kiện thực tiễn của Việt Nam,
đồng thời mang tính toàn diện, sâu sắc và cụ thể. Đây là cơ sở, nền tảng, định hướng
cho việc hoạch định, quyết định chính sách và tổ chức thực hiện có kết quả các chính
sách dân tộc Việt Nam.
3. Thực tiễn trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và nhà
nước ta trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, trên địa bàn huyện có
33 thành phần dân tộc với 52.943 hộ, 187.306 khẩu. Trong đó có 32 thành phần dân
tộc thiểu số với 37.276 khẩu. Đông nhất là đồng bào dân tộc Hoa chiếm trên 60% so

với tổng số nhân khẩu dân tộc thiểu số. Có 2 dân tộc tại chỗ là Chơro và Châu mạ,
còn lại đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các địa phương khác đến. Về
phân bố dân cư, tính đến nay tất cả 14 xã, thị trấn đều có bà con dân tộc thiểu số sinh
sống, tập trung đông ở các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh, Phú Túc, Túc Trưng, La
Ngà, Thanh Sơn và TT Định Quán. Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2016 - 2020, có bước phát triển đáng kể. Các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
trong đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế cịn khó khăn được triển khai thực hiện có hiệu
quả. Từ đó đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện từng bước được
ổn định và phát triển. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ
tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Định Qn khơng cịn ấp đặc biệt khó khăn và
có 06/14 xã, thị trấn thuộc khu vực I vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Xuất hiện
nhiều tập thể, cá nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả cao, làm giàu cho gia đình, tạo cơng ăn việc làm cho nhiều người, góp phần
vào cơng tác giảm nghèo chung của huyện. Số hộ nghèo trên tồn huyện tính đến đầu
năm 2021 còn 402 hộ, chiếm tỷ lệ 0,78% so với hộ dân. Trong đó số hộ nghèo dân
tộc thiểu số là 94 hộ chiếm 23,38% so với tổng số hộ nghèo của huyện và chiếm
0,89% so với tổng số hộ dân tồn huyện.
3.1. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Định Quán
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập
trung triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng thực


9

hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước đối với đồng bào
dân tộc thiểu số.
Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II về đầu tư hỗ trợ phát triển vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn với tổng số vốn 2.317,8 triệu đồng. Trong đó hợp phần hỗ
trợ phát triển sản xuất là 450 triệu đồng cấp 160 con dê giống cho 80 hộ; hợp phần

xây dựng cơ sở hạ tầng là 1.837,8 triệu đồng thực hiện nâng cấp nhà văn hóa và đường
giao thơng nông thôn; hợp phần nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, ấp
và cộng đồng 30 triệu đồng.
- Hỗ trợ hộ đồng bào nghèo thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán theo
Quyết định số 1635/QĐ-UBND, ngày 19/6/2015 của UBND tỉnh về hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất và nước sinh hoạt cho 1.367 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo
ở ấp đặc biệt khó khăn với tổng nguồn vốn là 8,9 tỷ đồng, cụ thể: Hỗ trợ nước sinh
hoạt phân tán cho 138 hộ với tổng số tiền 179,4 triệu đồng. Hỗ trợ xây mới 02 cơng
trình nước sinh hoạt tập trung và Duy tu, sửa chữa 03 cơng trình nước sinh hoạt tập
trung với tổng kinh phí 900 triệu đồng. Hỗ trợ đất sản xuất (chuyển đổi nghề) cho
183 hộ với tổng kinh phí 915 triệu đồng. Hỗ trợ cho 103 hộ vay vốn, với tổng số tiền
1.521 triệu đồng. Hỗ trợ đất ở và xây nhà tình thương cho 06 hộ có nhu cầu hỗ trợ
đất ở.
- Thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo và hộ nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 3716/QĐUBND ngày 20/10/2017 của UBND tỉnh: thực hiện hỗ trợ cho 278 hộ với tổng kinh
phí 1,173 tỷ đồng. Cụ thể: Hỗ trợ chuyển đổi nghề 137 hộ kinh phí 685 triệu, hỗ trợ
nước sinh hoạt 119 hộ kinh phí 178,5 triệu, vay vốn 11 hộ với số tiền 310 triệu. Hỗ
trợ đất ở và xây nhà tình thương cho 05 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở.
- Thực hiện hỗ trợ y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Luật Bảo hiểm y tế,
Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, và từ nguồn kết dư từ quỹ
khám chữa bệnh của BHXH tỉnh, cấp mới và gia hạn 145.784 thẻ BHYT với kinh phí
trên 68,9 tỷ đồng.
- Thực hiện Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND
tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy định mức hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là
người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang học hệ đại học, cao đẳng chính
quy, từ học kỳ II năm học 2013 - 2014 năm học 2015 - 2016, đã hỗ trợ 1.660 lượt


10


sinh viên, số tiền 3.070.500 ngàn đồng; Hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán cho 481 em với
kinh phí 250,2 triệu đồng.
- Chính sách về hỗ trợ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và hỗ trợ tiền Lễ, tết truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, theo Quyết
định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 03/7/2014, giai đoạn 2014 – 2018 với tổng kinh
phí 405 triệu đồng.
- Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng
bào dân tộc: tổ chức Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc thiểu số huyện và tham
gia Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai với kinh phí 290
triệu đồng; Hỗ trợ lễ tết truyền thống của đồng bào dân tộc Châu mạ, Chơro, Khmer,
Tày – Nùng với kinh phí trên 30 triệu đồng; Thăm và tặng quà đồng bào dân tộc
Khmer nhân dịp lễ, tết với kinh phí trên 109 triệu đồng; Tổ chức 02 lớp truyền dạy
sử dụng bộ nhạc cụ dân tộc Mường, Khmer với kinh phí trên 52 triệu đồng.
- Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 08/6/2017 của Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện về triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, cận nghèo sản
xuất kinh doanh giai đoạn 2017 – 2020, đã trao vốn cho 288 hộ với số tiền 4.153.650
ngàn đồng, trong đó có 47 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ với số tiền trên
700 triệu đồng.
- Cấp báo, tạp chí theo Quyết định 2472/QĐ-TTg ngày 28/5/2011 của Thủ
tướng Chính phủ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai
đoạn 2012 – 2015, có 08 đầu báo được cấp cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân: phịng
Dân tộc huyện, phịng Văn hóa – Thông tin, 14 xã, thị trấn, các Trường Tiểu học và
Trường THCS, Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ và người có uy tín. Qua đó, đẩy
mạnh tun truyền các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
về công tác dân tộc; nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, không nghe theo kẻ xấu
xúi giục, không theo tà đạo, không gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an tồn
xã hội; giới thiệu những điển hình tiên tiến trên từng lĩnh vực trong đời sống xã hội;
thông tin thị trường, kinh nghiệm giảm nghèo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xóa
bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngồi ra trên địa bàn huyện có xã Thanh
Sơn và xã Phú Tân được Vụ Văn hóa dân tộc cấp tài liệu tuyên truyền định kỳ. Từ
năm 2014 đến nay đã cấp 5.364 ấn phẩm, trong đó báo tạp chí là 192 cuốn, còn lại là
tài liệu tuyên truyền. Thực hiện cấp bổ sung đầu sách cho 05 Tủ sách pháp luật tại xã
Thanh Sơn giai đoạn 2014 - 2018 kinh phí 50 triệu đồng,...


11

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Quyết định 1270/QĐTTg ngày 27/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt “Đề án bảo
tồn phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến nam 2020”. Các cấp ủy
đảng, chính quyền, MTTQ, đồn thể và các ngành chức năng chú trọng việc khôi
phục và phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong vùng đồng bào
dân tộc: đầu tư xây dựng 04 Nhà văn hóa Dân tộc (Nhà Văn hóa dân tộc Chơro ấp 5
– xã La Ngà; Nhà Văn hóa dân tộc Chơro xã Túc Trưng; Nhà văn hóa Châu Mạ tại
Khu phố Hiệp Nghĩa – Thị trấn Định Quán; Nhà văn hóa dân tộc Mường tại xã Phú
Túc). Trang bị 12 bộ trang phục truyền thống cho đội cồng chiêng dân tộc Chơro,
bằng nguồn ngân sách tỉnh trang bị 03 bộ cồng, chiêng cho đồng bào dân tộc Châu
mạ, Khmer thị trấn Định Quán, đồng bào dân tộc Mường xã Phú Túc (đến nay đã
trang bị 05 bộ cồng chiêng cho đồng bào dân tộc: 02 bộ cồng, chiêng cho đồng bào
Chơ ro, 01 bộ cho đồng bào Châu mạ, 01 bộ cồng chiêng đồng bào Mường, 01 bộ
ngũ âm đồng bào Khmer). Các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống của đồng bào
các dân tộc được tổ chức định kỳ, thường xuyên, như: Sayangva của đồng bào dân
tộc Chơro, lễ hội Yang Koi, Yang Bơnơm của đồng bào dân tộc Châu Mạ, lễ hội
Xuống đồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, tết Chol Chnam Thmay, lễ Ok Om bok
của dân tộc Khmer... Các lễ hội của đồng bào diễn ra trong khơng khí vui tươi, an
tồn, phản ánh đời sống văn hóa, tín ngưỡng của từng dân tộc. Đại diện chính quyền
các cấp thăm hỏi, động viên đồng bào dân tộc thiểu số nhân các dịp lễ hội truyền
thống. Văn hóa – thể thao trong đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, tổ chức

tập luyện và đưa đoàn vận động viên dân tộc thiểu số của huyện tham gia Ngày hội
văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số, ngồi việc góp phần giữ gìn các bộ mơn thể
thao truyền thống, đây cịn là Ngày hội để đồng bào dân tộc giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm và thắt chặt tình đồn kết. Cơng tác quản lý nhà nước về dân tộc được tăng
cường, không để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để xuyên tạc, xúi dục
đồng bào chống đối Nhà nước, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Vị trí, vai trị của
già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, thực sự đóng
vai trị chủ chốt cho cơng tác xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc và thực hiện
các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn dân cư.
Huyện quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
đội ngũ cán bộ là người dân tộc; quan tâm thực hiện tốt các chính sách đối với đội
ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Công tác phát triển đảng viên đối với người dân


12

tộc thiểu số được quan tâm. Công tác vận động, tập hợp quần chúng của MTTQ và
các đoàn thể huyện đến cơ sở trong thời gian qua đã không ngừng đổi mới, động viên
quần chúng nhân dân tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế, tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước; qua đó đã tạo được sự đồng thuận trong
xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị của địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói
chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Tinh thần đồn kết và sự hịa hợp các
dân tộc được giữ gìn và phát huy, các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt phong
trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao được đồng bào các dân tộc
tích cực hưởng ứng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định tình
hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế vùng đồng bào dân tộc

thiểu số vẫn còn khoảng cách chênh lệch với vùng dân cư các khu, ấp trên địa bàn.
Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế gia
đình cịn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực và mặt bằng dân trí thấp, dẫn đến khả
năng tiếp cận và vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Nghề nghiệp
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhưng nguồn lực (tư liệu sản xuất) cịn thiếu, hạn
chế. Cán bộ cơng tác dân tộc ở cơ sở đa số là người Kinh, thực hiện theo chế độ kiêm
nhiệm và thường xuyên thay đổi. Vì vậy cịn khó khăn trong việc nắm bắt phong tục,
tập quán, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn lực còn hạn chế,
đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm, hiệu quả đầu tư cho vùng dân tộc chưa cao, đời
sống của đồng bào dân tộc vẫn cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao so với hộ
nghèo của huyện. Cơng tác tuyên truyền chính sách, pháp luật trong vùng đồng bào
dân tộc thực hiện chưa thường xuyên, phương thức tuyên truyền chưa thực sự hiệu
quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số chưa được
quan tâm đúng mức, tỷ lệ cán bộ công chức người dân tộc thiểu số làm việc trong các
cơ quan nhà nước cịn ít. Tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn
tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
* Nguyên nhân hạn chế
Một là, Cơ quan tham mưu về công tác dân tộc của Đảng, chính quyền và các
đồn thể có lúc chưa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong việc tham mưu, đề xuất thực
hiện thống nhất các chủ trương, chính sách về cơng tác dân tộc trên địa bàn huyện


13

nên chưa phát huy được nội lực và tính dân chủ trong các cộng đồng dân cư. Vai trò
quản lý nhà nước của một số địa phương về công tác dân tộc có lúc, có nơi chưa được
quan tâm đúng mức.
Hai là, Cán bộ thực hiện chính sách dân tộc thiếu về số lượng, một bộ phận
vẫn còn yếu về chất lượng dẫn đến việc tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và
Nhà nước ở một số địa phương cịn lúng túng.

Ba là, Mặt bằng trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số cịn thấp gây
khó khăn cho việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất phát
triển kinh tế. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào
Kinh còn cao.
Bốn là, Một số đồng bào dân tộc cịn tính ỷ lại, trơng chờ sự hỗ trợ của nhà
nước.
3.3. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
trên địa bàn huyện Định Quán trong thời gian tới
Trong thời gian tới, tình hình dân tộc và cơng tác dân tộc trên địa bàn huyện
tiếp tục được quan tâm thực hiện. Nhìn chung, về kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện tiếp tục có bước phát triển tích cực, các hộ có kinh tế trung
bình, khá, giàu sẽ tăng lên, số hộ nghèo giảm; về văn hóa và các lễ hội truyền thống
tiếp tục được quan tâm tổ chức, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của đồng bào dân tộc thiểu số; tình hình tư tưởng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản
ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên vẫn cịn có những nhân tố tiềm ẩn có thể gây phức tạp về tình hình, các thế
lực thù địch có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số bộ phận đồng bào dân tộc
thiểu số để gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa
phương.
Để thực hiện tốt công tác dân tộc trên địa bàn huyện trong thời gian tới, huyện
Định Quán cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
3.3.1. Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác giảm
nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào dân tộc
- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất thúc đẩy dịch chuyển
cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực vào phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao
động người dân tộc thiểu số.


14


- Tập trung nguồn lực thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ vùng đồng bào các
dân tộc như: các chương trình, chính sách giảm nghèo, nhà ở, hỗ trợ vốn sản xuất,
nước sinh hoạt và cải thiện vệ sinh môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt công tác khuyến nông, hướng dẫn đồng bào thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; hỗ trợ đồng bào tiếp cận mơ hình làm ăn hiệu
quả để đồng bào chủ động học hỏi, làm theo, phát triển kinh tế hộ gia đình.
3.3.2. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở gắn với xây dựng
nông thôn mới kiểu mẫu, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng dân tộc
thiểu số.
- Phát triển hạ tầng truyền dẫn phát sóng đồng bộ, đảm bảo chuyển tải được
các dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu
cầu sản xuất, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số.
3.3.3. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
người dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo trong đồng bào dân
tộc thiểu số, khuyến khích và tạo điều kiện để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đến
trường các cấp để nâng cao trình độ, chun mơn, góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc.
- Phối hợp với các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú liên huyện Tân Phú –
Định Quán, Trường Cao đẳng nghề số 8 tổ chức tuyên truyền, vận động, tuyển sinh
học viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn đăng ký theo học.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời nghiên cứu, tổ chức các hình
thức dạy nghề phù hợp với đặc trưng từng dân tộc, từng vùng, mở rộng các hình thức
dạy nghề theo hợp đồng đào tạo đặt hàng giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cho học viên sau khi ra trường có việc làm.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm để đào tạo, bồi dưỡng
về chun mơn, lý luận chính trị và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, ưu tiên

đối tượng là lực lượng nòng cốt trong các tổ chức quần chúng ở cơ sở. Có kế hoạch
đào tạo, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, chú trọng công tác phát triển Đảng
trong thanh niên dân tộc thiểu số.
3.3.4. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội vùng đồng bào các
dân tộc


15

Nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế
của trạm y tế xã, thị trấn, bệnh viện tuyến huyện. Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; chính
sách bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em dân tộc
thiểu số; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của
pháp luật; nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa.
Đẩy mạnh cơng tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngơn ngữ, chữ viết,
tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng
và nâng cao chất lương hoạt động các thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc.
3.3.5. Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, củng cố an ninh chính trị,
trật tự an tồn vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Kiện toàn, củng cố hệ thống thực hiện công tác dân tộc từ cơ sở, đẩy mạnh
cơng tác xây dựng khối đại đồn kết. Phát huy vai trị MTTQ, các đồn thể nhân dân,
nhất là phát huy vai trị của già làng, người có uy tín, các cá nhân tiêu biểu trong việc
đấu tranh loại bỏ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Quan
tâm phát hiện nguồn, quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số.
Xây dựng vững chắc thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, chủ động nắm
chắc diễn biến tình hình, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở, kiên quyết
không để xảy ra các “điểm nóng”, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế
lực thù địch, chủ động ngăn chặn các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc

thơng qua “diễn biến hịa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để lừa gạt, lôi kéo,
kích động đồng bào các dân tộc thiểu số.


16

PHẦN KẾT LUẬN
Chính sách dân tộc ở Việt Nam là cụ thể hoá quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về vấn đề dân tộc. Xét về mục tiêu, chính sách dân tộc nhằm khai thác mọi
tiềm năng để phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc, từng bước khắc phục khoảng
cách chênh lệch, xố đói giảm nghèo, hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
thể hiện ngun tắc cơ bản: bình đẳng, đồn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển.
Các nội dung đó có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành
một thể thống nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Với quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo thực hiện cơng tác dân
tộc và chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi. Trong đó,
nhiều chính sách đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế miền núi, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, trong q trình triển khai thực hiện cịn nhiều
thách thức, đòi hỏi phải điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chính sách dân tộc, xóa đói giảm
nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua đã được Huyện ủy, Ủy
ban nhân dân huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăn lo đời sống đối với
đồng bào dân tộc thiểu số. Từ các chính sách đầu tư của Nhà nước, với sự hỗ trợ của
cộng đồng và đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc. Các giá trị văn hóa
của đồng bào dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy. Đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số đã có bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo qua các năm giảm; đời sống vật
chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt; kết cấu hạ tầng

được đầu tư xây dựng và củng cố; cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc
được đảm bảo thường xuyên.
Từ đó đã trở thành động lực giúp cho đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước
ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, tạo nên diện mạo khởi sắc tại các
vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để những chính sách đó tiếp tục
phát huy hiệu quả hơn nữa, trên hết vẫn cần sự tích cực, chủ động vươn lên của đồng
bào, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Tổng kết các chính sách dân tộc giai đoạn 2016 – 2020, định hướng
chính sách giai đoạn 2021 – 2025 của Phòng Dân tộc huyện Định Qn, tỉnh Đồng
Nai.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về cơng tác dân tộc.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Lý luận dân
tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
6. Huyện ủy Định Quán (2020), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện
lần thứ XIII.



×