Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn tin học 12 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.33 MB, 219 trang )

TĨM TẮT
Luận văn hồn thành từ sự khảo sát thực tiễn ở trường THPT, vấn đề dạy học
theo hướng tiếp cận năng lực sớm được đưa vào nguyên lý giáo dục trong nhà trường
với phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận
gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay, trong thực tế soạn thảo chương trình, sách giáo khoa (SGK)
THPT nói chung và mơn Tin học nói riêng vẫn nặng về tiếp cận nội dung; điều này
đã làm chậm sự đổi mới, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, sản phẩm đào tạo
không đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội đang phát triển. Tin học là môn học vừa giúp
HS rèn luyện một số kĩ năng, rèn luyện các thao tác, liên hệ nhiều thực tế. Bài tập
thực hành tin học trong SGK về nội dung kiến thức cơ bản là đầy đủ nhưng chưa đảm
bảo cho người học hình thành và phát triển năng lực; Môn Tin học lớp 12 với mục
tiêu chung nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức ban đầu về hệ cơ sở dữ liệu
(CSDL), từ đó giúp học sinh tìm hiểu một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL) cụ
thể, cung cấp các kiến thức về kiến trúc và bảo mật các hệ CSDL; Hình thành và rèn
luyện cho học sinh bước đầu có những kĩ năng làm việc với một hệ quản trị cơ sở dữ
liệu cụ thể. Do đó để học sinh tiếp thu và rèn luyện kĩ năng, ngoài các bài tập thực
hành trong SGK, cần xây dựng và hệ thống hóa các bài thực hành theo tiêu chí các kĩ
năng chi tiết, nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Nội dung luận văn bao gồm:
Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài, mục tiên nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống bài tập thực hành
Chương 2: Khảo sát thực trạng về hệ thống bài tập thực hành môn Tin học 12 tại
trường THPT Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn Tin học 12

vii



Phần kết luận: gồm kết luận và kiến nghị.
Căn cứ vào cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống bài tập thực hành và căn cứ vào
kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng về hệ thống bài tập thực hành môn Tin học
12, người nghiên cứu đã tiến hành xây dựng và hệ thống hóa hệ thống bài tập thực
hành mơn Tin học lớp 12. Sau đó tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm 06/09 nhóm bài
tập đã xây dựng tại trường THPT Giồng Riềng.
Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ được hiệu quả của hệ thống bài tập
thực hành mà người nghiên cứu đã xây dựng. Chất lượng bài tập thực hành được nâng
lên, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện kỹ năng thực hành.

viii


ABSTRACT
The thesis is completed by the study at High School, the issue of teaching in the
approach of competence is incorporated into the educational principle of the school
with a motto “Study must be accompanied by practice”, education combines with
productive labor, theoretical must be accompanied by practice, the school combines
with family and society. However, up to now, the editing programs in practice,
textbooks in general and Information Technology in particular still have had heavy
of access to contents. Therefore, they have been slowed innovations, affecting the
quality of education and training products that did not meet the social requirements.
Informatics is a subject that helps students to practice some skills, practice the
exercises and relate a lot of realities. Practical exercises of Information Technology
textbooks on the content of basic knowledge is complete but not ensuring for the
learners to form and develop their capacities. The aims of 12th grade Information
Technology provide students with initial knowledge of the database which will help
students learn a specific database management system (QTCSDL), providing
knowledge on architecture and security of database systems. Formation and training

for students who initially have the skills to work with a particular database
management system. So, in order for students to acquire and practice their skills, in
addition to the practical exercises in the textbooks, it is necessary to develop and
systematize the practice according to the criteria of detailed skills, in order to develop
the students' abilities.
The content of thesis includes:
Introduction: The reasons for choosing the topic, research objectives, research
tasks, research subjects, subjects and research subjects, research hypotheses and
research methods.
Content consists of three chapters:
Chapter 1: The basic theoretical of building practice exercises.
Chapter 2: Surveying the reality of the practice system of 12th grade
Information Technology at Giong Rieng High School, Kien Giang Province.
Chapter 3: Building system of practical exercises of 12th grade Information
Technology.
Conclusion includes conclusions and recommendations.
Based on the basic theoretical for the development of the exercise system and
based on the results of the study and the actual situation survey on the exercise system
for 12th grade Informatics, systematizes carry out a buiding and systematize practical
exercises of 12th grade Information Technology. Then they conduct experimental
teaching about 06/09 group of exercises that was built at Giong Rieng High School.
Experimental results demonstrate the effectiveness of the practice system by the
researchers. The quality of exercises is improved, students can learn and practice their
skills.

ix


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................i

Quyết định về việc giao đề tài luận văn tốt nghiệp và người hướng dẫn....................ii
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ............................................................................... iii
Lý lịch cá nhân ......................................................................................................... iv
Lời cam đoan ...............................................................................................................v
Lời cảm ơn ................................................................................................................ vi
Tóm tắt ..................................................................................................................... vii
Mục lục ........................................................................................................................x
Danh sách các chữ viết tắt .........................................................................................xv
Danh sách các hình.................................................................................................. xvi
Danh sách các bảng ................................................................................................ xvii

A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ..................................................................3
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..............................................................3
7.3. Phương pháp thống kê toán học ..................................................................4
8. Đóng góp của Luận văn ..........................................................................................4

x


9. Cấu trúc của Luận văn............................................................................................. 4

B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
THỰC HÀNH .................................................................................................. 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................7
1.3. Tiếp cận xây dựng hệ thống bài tập thực hành ..................................................10
1.3.1. Hệ thống bài tập .....................................................................................10
1.3.2. Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập thực hành .......................11
1.3.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực hành .....................................11
1.4. Quá trình hình thành kĩ năng thực hành .............................................................11
1.4.1. Những yêu cầu khi rèn luyện kĩ năng.....................................................12
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng .................................13
1.4.3. Các mức độ của kĩ năng .........................................................................13
1.5. Chuẩn, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng ............ 14
1.6. Sự khác biệt giữa bài tập thực hành truyền thống và bài tập thực hành xây dựng
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ................................................................................... 15
1.7. Các mức độ về kiến thứ, kĩ năng ........................................................................ 16
1.8. Các yếu tố tác động đến xây dựng hệ thống bài tập thực hành.......................... 19
1.9. Đánh giá kĩ năng thực hành ...............................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................21

Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC
HÀNH MÔN TIN HỌC 12 TẠI TRƯỜNG THPT GIỒNG RIỀNG, TỈNH
KIÊN GIANG.................................................................................................................22
2.1. Giới thiệu về trường THPT Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang...............................22

xi


2.2. Tổng quan chương trình mơn Tin học lớp 12 ....................................................26
2.2.1. Vị trí........................................................................................................ 26

2.2.2. Mục tiêu .................................................................................................. 26
2.2.3. Cấu trúc và nội dung môn Tin học lớp 12 .............................................. 27
2.2.4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học lớp 12 ....................................... 29
2.3. Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy thực hành môn Tin học 12 tại trường THPT
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang .................................................................................. 33
2.3.1. Khảo sát giáo viên giảng dạy môn Tin học ............................................ 34
2.3.2. Khảo sát học sinh học môn Tin học ....................................................... 39
2.3.3. Khảo sát trang thiết bị giảng dạy môn Tin học ...................................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................41

Chương 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN TIN
HỌC 12 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO ................................................................................................................ 42
3.1. Các cơ sở làm căn cứ xây dựng hệ thống bài tập thực hành ..............................42
3.1.1. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................42
3.1.2. Cơ sở lý luận...........................................................................................42
3.1.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................42
3.2. Những định hướng có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập thực hành
môn Tin học lớp 12 ...................................................................................................43
3.2.1. Bài tập thực hành phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp với
thực tiễn .....................................................................................................................43
3.2.2. Bài tập thực hành phải đảm bảo phù hợp trình độ kiến thức, khả năng học
sinh ............................................................................................................................43
3.2.3. Bài tập thực hành phải đảm bảo tính sư phạm .......................................43
3.2.4. Bài tập thực hành phải đảm bảo tính kế thừa ......................................... 43

xii


3.2.5. Bài tập thực hành phải phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay ................ 43

3.2.6. Bài tập thực hành phải đảm bảo về kiến thức, kĩ năng môn Tin học .... 44
3.3. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập thực hành môn Tin học lớp 12 ................... 44
3.4. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn Tin học lớp 12................................44
3.4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung môn học: .................................... 44
3.4.2. Bước 2: Xác định hệ thống bài tập thực hành môn học: ........................ 44
3.4.3. Bước 3: Soạn thảo bài tập và sắp xếp thành hệ thống ............................ 45
3.4.4. Bước 4: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các BT thực hành .................... 49
3.5. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................51
3.5.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .............................................................51
3.5.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .............................................................52
3.5.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................................52
3.5.4. Khảo sát đầu và phân tích kết quả ở hai nhóm TN và ĐC .....................52
3.5.5. Thời gian và địa điệm thực nghiệm ........................................................55
3.5.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................55
3.5.7. Tiến hành dạy thực nghiệm ....................................................................55
3.5.8. Kiểm tra, đánh giá thực nghiệm .............................................................59
3.5.9. Xử lý kết quả thực nghiệm .....................................................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................69

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 74
MỤC LỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ THỰC TRẠNG DẠY BÀI TẬP
THỰC HÀNH TIN HỌC ............................................................................................3
Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ THỰC TRẠNG HỌC BÀI TẬP
THỰC HÀNH TIN HỌC ............................................................................................5

xiii



Phụ lục 4: ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT TRƯỚC THỰC NGHIỆM ......................... 7
Phụ lục 5: DANH SÁCH GIÁO VIÊN THAM GIA THỰC NGHIỆM..................... 9
Phụ lục 6.1: DANH SÁCH HỌC SINH LỚP TN..................................................... 10
Phụ lục 6.2: DANH SÁCH HỌC SINH LỚP ĐC .................................................... 12
Phụ lục 7.1: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 1 CỦA LỚP TN .............................. 14
Phụ lục 7.2: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 1 CỦA LỚP ĐC ............................. 16
Phụ lục 7.3: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 2 CỦA LỚP TN .............................. 18
Phụ lục 7.4: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 2 CỦA LỚP ĐC ............................. 20
Phụ lục 7.5: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 3 CỦA LỚP TN .............................. 21
Phụ lục 7.6: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 3 CỦA LỚP ĐC ............................. 24
Phụ lục 7.7: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 4 CỦA LỚP TN .............................. 26
Phụ lục 7.8: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 4 CỦA LỚP ĐC ............................. 28
Phụ lục 7.9: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 5 CỦA LỚP TN .............................. 30
Phụ lục 7.10: BẢNG ĐIỂM PHIẾU TIÊU CHÍ 5 CỦA LỚP ĐC ........................... 32
Phụ lục 7.11: ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH .......................................................... 34
Phụ lục 7.12: BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA THỰC HÀNH LỚP TN .......................... 38
Phụ lục 7.13: BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA THỰC HÀNH LỚP ĐC .......................... 40
Phụ lục 7.14: ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH .......................................... 42
Phụ lục 8: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN DỰ GIỜ VỀ HỆ THỐNG BÀI TẬP
THỰC HÀNH ........................................................................................................... 43
Phụ lục 7.15: KẾ HOẠCH BÀI DẠY ...................................................................... 45

xiv


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ


BT

: Bài tập

BTTH

: Bài tập thực hành

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

CTGDPT

: Chương trình giáo dục phổ thơng

ĐC

: Đối chứng

ĐG

: Đánh giá

GD


: Giáo dục

GV

: Giáo viên

HQTCSDL

: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

HS

: Học sinh

KN

: Kĩ năng

KT

: Kiểm tra

KTĐG

: Kiểm tra đánh giá

NLTH

: Năng lực thực hiện


SGK

: Sách giáo khoa

TN

: Thực nghiệm

THPT

: Trung học phổ thông

xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Q trình hình thành kĩ năng – Hoạt động của giáo viên và học sinh ...... 10
Hình 2.1: Tập thể GV trường THPT Giồng Riềng ................................................... 22
Hình 2.2: Tập thể GV tổ Tin học .............................................................................. 24
Hình 2.3: Giờ học thực hành mơn Tin học của học sinh tại phịng vi tính 1 ............ 25
Hình 2.4: Biểu đồ tầm quan trọng của bài tập thực hành mơn Tin học .................... 34
Hình 2.5: Biểu đồ các thức đánh giá bài tập thực hành môn Tin học của GV ......... 35
Hình 2.6: Biểu đồ nhận xét của GV về ý thức tự học bài tập thực hành môn Tin học
trong SGK của HS ................................................................................................... 36
Hình 2.7: Biểu đồ nhận xét của GV tính chi tiết từng tiêu chí kĩ năng cần đạt ....... 37
Hình 2.8: Biểu đồ mức độ kiểm tra thực hành dưới dạng phiếu quan sát hoặc phiếu

kiểm ......................................................................................................................... 38
Hình 2.9: Biểu đồ mức độ bài tập thực hành mơn Tin học trong SGK ................... 39
Hình 2.10: Biểu đồ mức độ đáp ứng trang thiết bị thực hành mơn Tin học ............ 40
Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm, theo mức độ điểm số bài kiểm tra trước thực nghiệm
.................................................................................................................................. 52
Hình 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất kết quả kiểm tra trước thực nghiệm .... 53
Hình 3.3: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm kiểm tra lần 1 sau thực nghiệm .......................... 60

xvi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Các mức độ của kĩ năng ....................................................................... 13
Bảng 1.2: Bảng kiểm dùng trong đánh giá kĩ năng .............................................. 21
Bảng 2.1: Phân phối chương trình mơn Tin học lớp 12 ....................................... 27
Bảng 2.2: Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học lớp 12
của bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................................. 29
Bảng 2.3: Tầm quan trọng của bài tập thực hành môn Tin học............................ 34
Bảng 2.4: Cách thức đánh giá bài tập thực hành môn Tin học ............................. 35
Bảng 2.5: Ý thức tự học bài tập thực hành môn Tin học trong SGK ................... 35
Bảng 2.6: Nhận xét của GV về tính chi tiết từng tiêu chí kĩ năng cần đạt trong
SGK ................................................................................................................. 36
Bảng 2.7: Nhận xét của GV về mức độ kiểm tra thực hành dưới dạng phiếu quan
sát hoặc phiếu kiểm ......................................................................................... 37
Bảng 2.8: Mức độ bài tập thực hành môn Tin học trong SGK ............................. 38
Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng trang thiết bị thực hành môn Tin học ....................... 39

Bảng 3.1: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra trước thực nghiệm ................... 50
Bảng 3.2: Bảng phân phối tỉ lệ phần trăm kết quả kiểm tra theo mức độ đánh
giá .................................................................................................................... 51
Bảng 3.3: Bảng phân phối các tham số có đặc trưng về kết quả kiểm tra trước
thực nghiệm ..................................................................................................... 52
Bảng 3.4: Bảng phân phối tần số kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.................... 59
Bảng 3.5: Bảng phân tỉ lệ phần trăm kiểm tra sau thực nghiệm........................... 59
Bảng 3.6: Bảng phân phối các tham số và kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ..... 59

xvii


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, tri thức của
lồi người là khơng tưởng. Các nước trên thế giới đều hướng đến giáo dục tri thức
cho thế hệ kế thừa, đặt mục tiêu phát triển giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Trên đà
phát triển cùng thế giới, Việt Nam ngày càng chú trọng đổi mới giáo dục. Nghị quyết
hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xác
định mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu,
định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [1, tr 3]. Ở Việt Nam, vấn
đề dạy học theo hướng tiếp cận năng lực sớm được đưa vào nguyên lý giáo dục trong
nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình
và xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, trong thực tế soạn thảo chương trình, sách giáo
khoa vẫn nặng về tiếp cận nội dung; điều này đã làm chậm sự đổi mới, ảnh hưởng
lớn đến chất lượng giáo dục, sản phẩm đào tạo không đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã

hội đang phát triển [7, tr 10]. Tin học là môn học vừa giúp HS rèn luyện một số kĩ
năng, rèn luyện các thao tác, liên hệ nhiều thực tế. Bài tập thực hành tin học trong
SGK về nội dung kiến thức cơ bản là đầy đủ nhưng chưa đảm bảo cho người học hình
thành và phát triển năng lực; Môn Tin học lớp 12 với mục tiêu chung nhằm cung cấp
cho học sinh các kiến thức ban đầu về hệ cơ sở dữ liệu (CSDL), từ đó giúp học sinh
tìm hiểu một HQTCSDL cụ thể, cung cấp các kiến thức về kiến trúc và bảo mật các
hệ CSDL; Hình thành và rèn luyện cho học sinh bước đầu có những kĩ năng làm việc
với một HQTCSDL cụ thể. Do đó để học sinh tiếp thu và rèn luyện kĩ năng, ngoài
các bài tập thực hành trong SGK, giáo viên cần xây dựng và hệ thống hóa các bài
thực hành nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Vấn đề đặt ra
là xây dựng như thế nào? Quy trình xây dựng ra sao? Cần phải dựa vào những tiêu

1


chí gì? Dạy học bài thực hành Tin học nhằm hình thành, củng cố và phát triển những
tri thức, kĩ năng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học. Hướng tới việc
hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho người học [2,
tr 24]. Để có được năng lực thì phải rèn luyện và hình thành cho học sinh từng kĩ
năng chuyên biệt. Xuất phát từ những lý do trên người nghiên cứu chọn đề tài “Xây
dựng hệ thống bài tập thực hành môn Tin học 12 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập thực hành nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
Tin học lớp 12.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn Tin học 12 theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo” thực hiện các nhiệm vụ sau:

1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về sắp xếp hệ thống bài tập và xây dựng tiêu chí
đánh giá bài tập thực hành.
2) Khảo sát thực trạng việc dạy học thực hành môn Tin học 12 tại trường THPT
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
3) Sắp xếp hệ thống bài tập và xây dựng tiêu chí đánh giá bài tập thực hành môn
Tin học lớp 12 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4) Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính phù hợp và hiệu qủa của hệ thống bài
tập đã sắp xếp và tiêu chí đánh giá bài tập thực hành.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
- Kiến thức, kĩ năng môn Tin học lớp 12 cho học sinh tại trường THPT Giồng
Riềng, tỉnh Kiên Giang.
- Nội dung môn Tin học lớp 12: Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học 12 của
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Đối tượng nghiên cứu:
Bài tập thực hành môn Tin học 12

2


5. Giả thuyết nghiên cứu
Bài tập thực hành đóng vai trị quan trọng trong dạy học mơn Tin học. Việc xây
dựng và sử dụng bài tập thực hành môn Tin học cho HS tại trường THPT Giồng
Riềng, tỉnh Kiên Giang hiện nay vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Nếu áp dụng bài tập
mà người nghiên cứu xây dựng và hệ thống hóa bài tập thực hành có tính khoa học
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đặc điểm của HS, đồng thời có biện
pháp sử dụng chúng một cách hợp lí, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn Tin học lớp 12 tại trường trung học phổ thông Giồng Riềng.


6. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này người nghiên cứu xây dựng và hệ thống hóa bài tập
thực hành mơn Tin học lớp 12 để giảng dạy tại trường THPT Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang. Thực nghiệm trong năm học 2016-2017

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận (giải quyết nhiệm vụ 1,3,4)
Nghiên cứu các văn bản, tài liệu khác nhau về chủ đề liên quan đến đề tài nghiên
cứu bằng cách phân tích chúng một cách đầy đủ, tồn diện nhằm làm chủ được hệ
thống lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát (giải quyết nhiệm vụ 4)
Quan sát hoạt động dạy và học thực hành môn tin học tại trường THPT Giồng
Riềng, Kiên Giang.
Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở tri giác trực tiếp đối
tượng và các nhân tố liên quan đến đối tượng bằng các cơng cụ chun mơn một cách
có hệ thống, nhằm cảm nhận và ghi lại hoạt động của đối tượng nghiên cứu để từ đó
có thể rút ra những đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi (giải quyết nhiệm vụ 2)
Dùng phiếu khảo sát để hỏi ý kiến của GV và HS trước và sau quá trình học tập
và giảng dạy, để từ đó có thể đưa ra đánh giá kết quả đạt được.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm

3


Nghiên cứu hoạt động dạy và học của GV và HS trong dạy học thực hành môn
Tin học 12, phân tích các hoạt động của GV và HS nhằm xác định trình độ phát triển
trí tuệ, thái độ, hứng thú, xu hướng học tập của HS, từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá
chuẩn, q trình học thực hành của HS.

7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (giải quyết nhiệm vụ 4)
Nghiên cứu các tác động sư phạm trên hai lớp 12 học môn Tin học (lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm) trong khi giữ ổn định tất cả các yếu tố khác, trên cơ sở đó
đánh giá hiệu quả học tập và giảng dạy của GV, HS đồng thời chỉ ra được mối liên
hệ giữa những tác động đưa vào với kết quả cụ thể của nó.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Tổng hợp, thống kê, xử lý các số liệu qua hoạt động kiểm tra nhằm đánh giá
tính khả thi của việc sử dụng hệ thống bài tập thực hành môn tin học 12 tại trường
THPT Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

8. Đóng góp của Luận văn
- Về lí luận: Tham khảo và trình bày cơ sở lí luận về xây dựng hệ thống bài tập
thực hành.
- Về thực tiễn:
+ Đưa ra quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn Tin học 12
+ Giáo viên dạy bài tập thực hành mơn Tin học lớp 12, có những tiêu chí
đánh giá : cơng bằng, khách quan về kĩ năng thực hành của học sinh.
+ Góp phần nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh, học môn Tin học
lớp 12.

9. Cấu trúc của Luận văn
Gồm các phần như sau:
A- Mở đầu
B- Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống bài tập thực hành
Chương 2: Khảo sát thực trạng về hệ thống bài tập thực hành môn tin học
12 tại trường THPT Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

4



Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn tin học 12 theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
C- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

5


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP THỰC HÀNH
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có những luận văn thạc sĩ hay những đề tài về xây dựng bài tập, bài tập thực
hành. Nhằm rèn luyện kĩ năng cho học sinh nói chung và kĩ năng cho học sinh THPT
nói riêng, điển hình như sau:
Trần Sinh Thành, Đặng Quang Khoa với đề tài: “ Hình thành kĩ năng phán đốn
cho sinh viên kỹ thuật thông qua dạy học thực hành” (2003) [16].
Cao Cự Giác, trường đại học sư phạm Vinh có bài viết: “ Phát triển khả năng tư duy
và thực hành thí nghiệm qua các bài tập hóa học thực nghiệm” (Tạp chí giáo dục số
88-2004)[3]. Theo tác giả, việc sử dụng bài tập thực nghiệm không chỉ cung cấp kĩ
năng, củng cố kiến thức mà còn rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm và thao tác
thực hành.
Nguyễn Thị Dung, trường cao đẳng sư phạm Hà Nội có bài: “Tích cực hóa hoạt
động học tập trong giờ thực hành củng cố mơn Sinh học ở phổ thơng” (Tạp chí giáo
dục số 6-2006) [4]. Tác giả cho rằng với quan niệm dạy học mới hiện nay, việc tích
cực hóa hoạt động học tập trong giờ thực hành củng cố cần được coi trọng, bằng cách

tạo điều kiện cho HS tự lực tìm con đường cho các vấn đề được học.
Ngồi ra một số luận văn thạc sĩ các ngành vật lý, địa lý, có làm về đề tài hình
thành và rèn luyện kĩ năng như: Phạm Hữu Tịng – Hình thành kiến thức, kĩ năng,
phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý - luận văn
thạc sĩ năm 1996 [13]; Vũ Đình Chiến – Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng kênh
hình trong sách giáo khoa địa lý lớp 7, luận văn thạc sĩ giáo dục học – Huế, 2003
[21]; Nguyễn Văn Phượng – Phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lý cho học sinh lớp
9 THCS [11].

6


Việc nghiên cứu phương pháp giải bài tập Tin học nhằm giải quyết mục tiêu của
quá trình dạy học Tin học và giúp cho học sinh rèn luyện được KN, kỹ xảo cũng được
đưa vào nghiên cứu trong quá trình đào tạo GV Tin học. Một số tác giả đã nghiên cứu
và triển khai như Th.S Nguyễn Tương Tri - Bài giảng phương pháp dạy học giải bài
tập Tin học phổ thơng - Huế, 2007 [19]; TS Vương Đình Thắng- Bài giảng phương
pháp dạy học Tin học - Huế, 2007 [17]. Trong hai tài liệu này mục tiêu chính là
phương pháp giảng dạy Tin học trong nhà trường, trong đó có đề cập đến mục tiêu,
chức năng của dạy học giải bài tập ở trường THPT.
Như vậy, việc sử dụng các phương pháp thực hành trong dạy học đã được nghiên
cứu và chú ý từ rất sớm. Các cơng trình nghiên cứu đa số theo hướng hình thành kĩ
năng thực hành cho người học qua nội dung và phương pháp rèn luyện KN thực hành,
theo đặc thù riêng của từng môn học. Người nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu cơ sở
lý luận, việc sắp xếp lại hệ thống bài thực hành và tiêu chí đánh giá bài tập thực hành
về rèn luyện KN thực hành, cũng như rèn luyện KN tự học cho người học.

1.2. Các khái niệm cơ bản
- Dạy học
Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường, diễn ra theo

một quá trình nhất định từ t0 đến tn gọi là quá trình dạy học. Đó là một q trình xã
hội bao gồm và gắn liền với hoạt động dạy và hoạt động học trong đó học sinh tự
giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức
của mình dưới sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. [12, tr 10]
- Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người
dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời
gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy hoc. [12, tr 10]
- Bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên và Đại từ điển Tiếng Việt do
Nguyễn Như Ý chủ biên [23]: Bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng những gì đã

7


học và bài toán là vấn đề cần giải quyết bằng các phương pháp khoa học. Bài tập là
một dạng bài gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời bao gồm của bài toán
và câu hỏi, mà khi HS hồn thành chúng thì nắm vững được một tri thức, một KN
nhất định hoặc cũng có thể hồn thiện chúng. Bài tập đặt ra sự cần thiết phải tìm kiếm
một cách có ý thức các phương tiện thích hợp để đạt được mục đích rõ ràng nhưng
khơng thể đạt được ngay. Việc giải bài tập chính là tìm ra phương tiện thích hợp đó,
bài tập là một cơng việc mà người ta chưa biết hồn thành cơng việc đó như thế nào,
vì vậy địi hỏi người học cần phải có ý thức vận dạng hệ thống tri thức mà mình có
để có thể giải được bài tập đó.
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về thuật ngữ
“Bài tập”. Theo Nguyễn Ngọc Quang thì “bài tập là một nhiệm vụ mà người giải cần
phải thực hiện, trong bài tập có bao gồm dữ kiện và u cầu cần tìm”. Cũng theo ơng
thì bài tốn là một hệ thống thông tin cố định, bao gồm những điều kiện và nhiều yêu
cầu mâu thuẫn với nhau, dẫn tới nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng

[12].
Theo cách hiểu như trên, bài tập được sử dụng chủ yếu trong hoạt động thực
hành, giải bài tập là một hình thức thực hành, chính vì vậy bài tập là một nhiệm vụ
thực hành mà người học cần phải thực hiện trong quá trình học tập của mình. Nhưng
theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy cao độ tính tự
giác, tích cực chủ động, sáng tạo trong nhận thức của người học thì phạm vi ứng dụng
của Bài tập rộng rãi hơn rất nhiều. Bài tập không chỉ được sử dụng nhằm mục đích
giúp người học vận dụng hệ thống tri thức đã học, rèn luyện KN – kỹ xảo tương ứng
mà cịn được sử dụng trong q trình cung cấp kiến thức về lý thuyết, giúp người học
khắc sâu kiến thức hơn, cụ thể hơn để từ đó có thể vận dụng những kiến thức một
cách hiệu quả nhất và thực hiện được các yêu cầu học tập ngày càng cao của môn
học.
Từ những quan điểm trên, người nghiên cứu cho rằng bài tập là nhiệm vụ học
tập mà giáo viên đặt ra cho học sinh thực hiện, được trình bày dưới dạng câu hỏi, bài
toán, bài tập, bài tập thực hành,…học sinh tìm điều chưa biết trên cơ sở những điều

8


đã biết, qua đó nắm vững kiến thức đã học vận dụng vào thực hành các bài tập nhằm
hình thành kĩ năng, kỹ xảo tương ứng.
- Thực hành, bài tập thực hành
+ Thực hành được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Thực hành
(nghĩa rộng) là vận dụng sự hiểu biết để thực hiện các nhiệm vụ của thực tiễn đời
sống, thực hành (nghĩa hẹp) là hình thức luyện tập để người học đào sâu tri thức, vận
dụng tri thức lý thuyết, hình thành và rèn luyện các thao tác về kĩ năng – kỹ xảo hoạt
động. Đây chính là hoạt động thực tiễn của dạy học, là khâu quan trọng nhất đảm bảo
nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”. Trong nhà trường khái niệm thực hành
thường được hiểu theo nghĩa hẹp là hình thức luyện tập gắn liền với từng bộ môn,
từng chuyên đề dưới hình thức học tập khác nhau như làm bài tập, làm thí nghiệm,

viết văn, tập nghe, nói, đọc,… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này người
nghiên cứu cũng thiên về nghiên cứu thuật ngữ thực hành theo nghĩa hẹp.
+ Bài tập thực hành là loại bài tập được sử dụng trong hoạt động thực hành
nhằm mục đích giúp người học củng cố tri thức, phát triển năng lực sử dụng độc lập
những tri thức thu nhận được, rèn luyện được các KN – kỹ xảo trong các hoạt động
nhất định… gọi là bài tập thực hành. Hiện nay trong các trường phổ thơng thì Bài tập
thường bao gồm các dạng hoạt động như: Bài tập thực hành, hoạt động nghiên cứu
khoa học, …
- Tiêu chuẩn và tiêu chí
+ Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn (Standard) là những quy định làm căn cứ để đánh giá; tiêu chuẩn
còn được hiểu là chuẩn.
+ Tiêu chuẩn thực hiện
Tiêu chuẩn thực hiện (Performance standard) là các tiêu chí được áp dụng trong
một nghề, dùng để xác định xem một công việc đã được thực hiện một cách thỏa đáng
hay chưa.
+ Tiêu chí (Criteria) địi hỏi học sinh phải đạt tới việc thực hiện thành thạo một
mục tiêu công việc.

9


+ Tiêu chí thực hiện
Tiêu chí thực hiện là tính chất, dấu hiệu, thông số làm căn cứ nhận biết, xếp loại
sự vật, hiện tượng, quá trình hay khái niệm. [17, tr 22]
- Kĩ năng:
Kĩ năng (skill) là khả năng thực hiện một công việc hoặc một hoạt động nào đó
một cách có chất lượng và hiệu quả theo yêu cầu, mục đích xác định trong những
điều kiện nhất định ( thời gian, phương tiện, môi trường hoạt động, nguồn lực…) [23,
tr 2]


1.3. Tiếp cận xây dựng hệ thống bài tập thực hành
1.3.1. Hệ thống bài tập
Là nhóm các bài tập thực hành được cơ cấu theo loại năng lực phù hợp với trình
độ học sinh từ đơn giản đến phức tạp.
* Cấu trúc của một bài tập bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Cấu trúc là tổng hoà các mối quan hệ bên trong của một chỉnh thể, một hệ thống
các thành tố. Tiếp cận quan niệm về bài tập của tác giả Thái Duy Tuyên, thông thường
bài tập được cấu tạo bởi các thành tố sau [15]:
- Những điều kiện: bao hàm những điều đã cho, các thuộc tính và mối quan hệ
giữa chúng đây có thể coi là “cái đã cho”, “cái đã biết”.
- Những yêu cầu: là “cái cần tìm”, “cái chưa biết” mà chủ thể phải hướng tới để
thoả mãn nhu cầu của mình.
- Nhu cầu nhận thức: hai tập hợp các yếu tố trên khơng phù hợp với nhau, mâu
thuẫn nhau, từ đó xuất hiện nhu cầu nhận thức ở chủ thể (người học), kích thích hoạt
động nhận thức để giải quyết của chủ thể.
Quá trình giải bài tập yêu cầu người học phải vận dụng tri thức vốn có của mình,
sử dụng các thao tác trí tuệ hay thực hành để tìm cách khắc phục sự không phù hợp
hoặc mâu thuẫn giữa các điều kiện và các yêu cầu của bài tập, biến đổi chúng để cuối
cùng đưa chúng tới sự thống nhất. Quá trình giải bài tập làm cho người học lĩnh hội
được kiến thức mới.

10


1.3.2. Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập thực hành
- Hệ thống bài tập thực hành phải góp phần thực hiện mục tiêu của mơn học.
- Bài tập thực hành phải đảm bảo tính phù hợp với trình độ, khả năng của học
sinh.
- Hệ thống bài tập phải góp phần tích cực hóa hoạt động học của học sinh.

1.3.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực hành
Hệ thống bài tập thực hành phải được xây dựng theo một trình tự có tính khoa
học, bao gồm nhiều giai đoạn và được sắp xếp theo một hệ thống bài tập của môn
học và được xây dựng theo các quy trình sau:
- Xác định mục tiêu, nội dung môn học.
- Xác định hệ thống bài tập thực hành môn học.
- Thu thập và khai thác nguồn dữ liệu.
- Soạn thảo bài tập và sắp xếp thành hệ thống
- Xây dựng tiêu chí đánh giá bài tập vừa soạn thảo
- Vận dụng bài tập thực hành vào quá trình dạy học.
1.4. Quá trình hình thành kĩ năng thực hành
Kĩ năng có nhiều loại, nhưng chúng thường được hình thành theo những quy
luật nhất định, thường bắt đầu từ việc nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động
cụ thể [14]. Có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

HS

Lĩnh hội hiểu biết
kỹ thuật

Bắt chước

Luyện tập

KQ

Hình ảnh, biểu
tượng vận động

Động hình vận động


Kỹ năng

GV

Định hướng, thơng
tin kỹ thuật

Làm mẫu hình động

Huấn luyện

Hình 1.1: Quá trình hình thành kĩ năng - Hoạt động của giáo viên và học sinh

11


Qua sơ đồ trên cho ta thấy, quá trình hình thành kĩ năng ở học sinh gồm ba giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: hình thành động cơ và lĩnh hội hiểu biết cần thiết cho hoạt
động.
Kết quả của giai đoạn này là hình thành biểu tượng và hình ảnh hành động, bao
gồm nhận thức về mục địch, nhiệm vụ và trình tự các động tác cần thực hiện. Để đạt
được kết quả này giáo viên phải định hướng tạo động cơ học tập và các hiểu biết cần
thiết cho học sinh.
- Giai đoạn 2: tạo dựng động hình vận động
Nhằm chuyển biểu tượng vận động thành các vận động tay chân, hay cịn gọi là
động hình vận động. Động hình có được nhờ quan sát và bắt chước một cách có ý
thức những động tác đang và đã có trước đây. Để hỗ trợ cho học sinh động hình giáo
viên cần phải làm mẫu, giải thích kỹ lưỡng cho học sinh về hành động cần hình thành

kĩ năng.
- Giai đoạn 3: hình thành kĩ năng
Ở giai đoạn này kĩ năng được hình thành dần nhờ tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều
lần những động hình đã có kết hợp với việc phân tích, điều chỉnh vận động. Do đó
giai đoạn này giáo viên cần tổ chức huấn luyện cho học sinh. Từ việc phân tích q
trình hình thành kĩ năng trên chúng ta thấy được rằng trong dạy thực hành cần kết
hợp sử dụng nhiều phương pháp đơn lẽ khác nhau tùy theo mục đích và nội dung của
từng giai đoạn như phương pháp lầm mẫu – quan sát, huấn luyện - luyện tập. Các giai
đoạn hình thành kĩ năng là cơ sở cho việc thiết kế cấu trúc bài dạy thực hành (giai
đoạn hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc) .
1.4.1. Những yêu cầu khi rèn luyện kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng nói chung và rèn luyện KN giải bài tập cho học sinh nói riêng
là một q trình lâu dài và phức tạp, có tính thường xun, sự kiên trì, địi hỏi nhiều
cơng sức và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lớp nhằm đạt mục đích cuối cùng là học
sinh biết sử dụng các nguồn cung cấp tri thức, các bài tập Tin học như là một nguồn

12


cung cấp tri thức, định hướng dạy học khi sử dụng các cách thức và phương pháp dạy
học để rèn luyện cho học sinh cần chú ý tới các yêu cầu sau:
+ Việc rèn luyện phải nhằm vào mục đích u cầu nhất định.
+ Phải có một trình tự chặt chẽ, lúc đầu đơn giản, có làm mẫu, có thể chỉ dẫn,
sau tăng dần tính phức tạp, độ khó của các hành động và sự tự lực hành động của các
hành động và sự tự lực luyện tập.
+ Phải nắm vững cơ sở lý luận rồi mới tiến hành luyện tập.
+ Phải đảm bảo mức độ khó vừa sức đối với các hoàn cảnh khác nhau.
Những yêu cầu trên đây có thể được tiến hành theo những mức độ khác nhau,
tùy thuộc đặc điểm, yêu cầu của nhiệm vụ và mức độ thuần thục của học sinh. [12]
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng

Việc rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh luôn chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Cụ thể:
+ Sự dễ dàng hay khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn là phụ
thuộc vào khả năng nhận dạng nhiệm vụ, bài tập.
+ Nội dung của bài tập, nhiệm vụ được đặt ra được thể hiện rõ hay trừu tượng
hóa làm lệch hướng suy nghĩ của học sinh trong q trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Tâm thế và thói quen cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và rèn luyện kĩ năng
Tính thường xun hay khơng thường xun xuất hiện của vấn đề hay kĩ năng
cần rèn luyện. Điều này sẽ tạo cơ hội cho học sinh có nhiều hay ít rèn luyện kĩ năng
giải bài tốn. [12]
1.4.3. Các mức độ của kĩ năng
Ở các cấp học, từng đối tượng học sinh, các mức độ về rèn luyện kĩ năng cũng
có những yêu cầu khác nhau. Theo B.Bloom kĩ năng có các mức độ như Bảng 1.1
sau:
Mức độ

Nội dung tóm tắt

Bắt chước

Nhắc lại các hành động đã được biểu diễn

Thao tác

Thực hiện công việc theo chỉ dẫn

13


Hành động chuẩn xác


Thực hiện công việc đã được học một cách chính xác

Hành động phối hợp

Thực hiện cơng việc một cách nhịp nhàng, phối hợp các KN

Hành động tự nhiên

Thực hiện công việc một cách thành thạo, dễ dàng, khơng
cần cố gắng nhiều về trí lực, thể lực
Bảng 1.1: Các mức độ của kĩ năng

Tóm lại các mức độ trên đây của kĩ năng là cơ sở để xác định cách thức rèn
luyện kĩ năng, sử dụng sách giáo khoa Tin học 12 cho học sinh lớp 12, do đặc điểm
tâm sinh lý và trình độ nhận thức, trình độ tư duy của học sinh lớp 12 đã và đang
được hoàn thiện nên cần rèn luyện gần như thuần thục các mức độ của kĩ năng như
đã nêu ở trên. [12]
1.5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông [9]
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ
thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình mơn học, hoạt động
giáo dục (gọi chung là mơn học) và các chương trình cấp học.
Đối với mỗi mơn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể
hóa thành chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mơn học, chương trình cấp
học.
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mơn học là các yêu cầu cơ bản,
tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của mơn học mà học sinh cần và có thể đạt được sau
mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng
của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của
đơn vị kiến thức mà học sinh cần và có thể đạt được. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng

thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có
thể chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cụ thể, tường minh hơn;
minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và mức
độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng.
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản,
tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt
được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương

14


×