Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

MÔN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH BUỔI THẢO LUẬN THỨ 2 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN V À HỘ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.69 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
LỚP HÀNH CHÍNH 45A2

MƠN: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 2: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỢ KINH DOANH

DANH SÁCH NHĨM 1
STT

TÊN

MSSV

LỚP

1

VÕ THỊ KHÁNH HUYỀN

2053801014100

HC45A2

2

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

2053901014160

HC45A2



3

NGUYỄN THỊ TÚ LINH

2053801014128

HC45A2

4

ĐÀO THẢO NHI

2053801014182

HC45A2

5

NGUYẾN KIM NGÂN

2053801014160

HC45A2

6

VÕ MINH KHÁNH

2053801014106


HC45A2

7

PHAN NHẬT MAI

2053801014143

HC45A2

8

ĐẶNG THỊ MAI LAN

2053801014117

HC45A2

9

NGUYỄN DIỆU LINH

2053801014124

HC45A2

10

TRẦN HỒNG KHANG


2053801014103

HC45A2

Nhóm trưởng: Võ Thị Khánh Huyền


I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH VÌ SAO?
1. HKD khơng được sử dụng quá 10 lao đợng.
- Nhận định trên là sai.
- Vì hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, nếu sử dụng trên 10 lao động thì phải đăng
kí thành lập doanh nghiệp theo quy định
CSPL: Điều 66 luật Doanh nghiệp 2020
2. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập HKD.
- Nhận định này là sai.
- Vì người có quyền thành lập hộ kinh doanh phải là Cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và
có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
CSPL: Khoản 1 Điều 80 NĐ Số: 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo
quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ
các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi
dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang
chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc
đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
3. DNTN khơng được qùn mua cổ phần của công ty cổ phần.

- Nhận định trên là đúng.
- Theo Khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"4. Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp
trong cơng ty hợp danh, cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần."
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân khơng có quyền góp vốn, mua cổ phần tại công ty khác.
4. Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu
khác.
- Nhận định trên là đúng.


- Vì theo Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì : ” Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”
5. Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đơng sáng lập của CTCP.
- Nhận định này là đúng.
- Vì Theo Khoản 3 Điều 17 có quy định:
“Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, cơng chức,
Luật Viên chức, Luật Phịng, chống tham nhũng”.
Thì ta có thể thấy chủ DNTN khơng thuộc trong hai trường hợp này. Và tại Khoản 3 Điều 188 quy
định “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân
không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của cơng ty hợp danh”. Do đó
chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập CTCP.
6. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân.
- Nhận định trên là đúng.
- Vì Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Tuy nhiên
trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì chỉ được ủy quyền cho một người làm

đại diện và đồng thời là chủ hộ kinh doanh trên phương diện pháp lý.
CLPL Khoản 1 điều 79 NĐ 01/2021
Như vậy chủ sở hữu của hộ kinh doanh luôn là cá nhân, trường hợp các thành viên trong hộ gia đình
thành lập, thì ủy quyền cho người đại diện đồng thời là chủ hộ kinh doanh.
7. Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nhận định này là đúng.
Vì Theo khoản 4 Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác quản
lý, điều hành doanh nghiệp (Giám đốc quản lý doanh nghiệp) thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trương hợp cho thuê cả doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật với tư cách là chủ sở hữu.


Trong mọi trường hợp, chủ doanh nghiệp tư nhân đều là người đại diện trước pháp luật. Mọi trường
hợp đại diện khác chỉ có thể được thể hiện bằng hợp đồng uỷ quyền (ví dụ uỷ quyền cho luật sư
hoặc một người nào đó), có thể bao gồm trong hợp đồng thuê Giám đốc quản lý hoặc hợp đồng cho
thuê doanh nghiệp.
8. Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp.
- Nhận định này là đúng.
- Trong thời gian cho thuê DNTN, người đại diện theo pháp luật của DNTN chỉ có thể là chủ
DNTN, bởi những lý do sau:
Theo Điều 191 LDN 2020, trong thời hạn cho thuê DNTN, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, điều này có nghĩa, chủ DNTN phải
là chủ thể nguyên đơn, bị đơn, đại diện cho DNTN thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
pháp luật. Cũng theo khoản 3 Điều 190 LDN 2020, chủ DNTN cũng là người đại diện theo pháp
luật của DNTN.
Thứ hai, DNTN không có tư cách pháp nhân, như vậy khơng thể áp dụng Điều 137 BLDS 2015 để
xác định đại diện theo pháp luật của DNTN, còn trong Điều 136 BLDS 2015 quy định về đại diện

theo pháp luật của cá nhân thì khơng bao gồm trường hợp người được cho th DNTN có thể làm
người đại diện cho chủ DNTN.
Với 02 luận điểm trên, trong thời gian cho thuê, chủ DNTN vẫn là người đại diện theo pháp luật của
DNTN.
9. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.
- Nhận định này là sai.
- Vì bán DNTN tức là người chủ của DNTN chuyển nhượng DN của mình cho người khác. Như
vậy, sau khi đã hồn tất việc chuyển nhượng thì người nhận chuyển nhượng sẽ là người chủ mới của
DNTN sau khi đã đăng ký thay đổi và DNTN đó vẫn tiếp tục tồn tại, hoạt động kinh doanh dưới sự
quản lý, điều hành của người chủ mới chứ không chấm dứt hoạt động.
10. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
- Nhận định này là đúng.
- Vì theo điều 192, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về bán DNTN thì sau khi bán DNTN, chủ
DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DNTN phát sinh
trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ DNTN, người mua và chủ
nợ của DNTN có thỏa thuận khác.


III. LÝ THUYẾT
1. Phân tích các đặc điểm cơ bản của DNTN. Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ
cho phép một cá nhân chỉ được làm chủ một DNTN.
* Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:


Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

Doanh nghiệp tư nhân khơng xuất hiện sự góp vốn giống như các cơng ty nhiều chủ sở hữu, nguồn
vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Doanh nghiệp
tư nhân do một cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ có

nghĩa là doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ. Tất cả các cá nhân đều có
quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ những cá nhân khơng có quyền thành lập, quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam. Đặc điểm về chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một chủ) sẽ
phân biệt doanh nghiệp tư nhân với những loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhiều chủ như
công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.


Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp

Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong
quá trình hoạt động chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với
cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký. Vì vậy, khơng có giới hạn nào giữa
phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở
hữu của Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa khơng có sự tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp tư
nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó. Với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một
chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân (chủ sở hữu doanh
nghiệp tư nhân) đầu tư. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư
nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác
tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và
các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại
của mỗi loại tài sản. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký số vốn đầu tư và phải ghi chép đầy đủ
toàn bộ vốn, tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong q trình hoạt động, chủ doanh
nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư và phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân
chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.





Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ Doanh nghiệp tư nhân có tồn quyền quyết
định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh
nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.


Về phân phối lợi nhuận

Về vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có
một chủ sở hữu, tồn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ Doanh
nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa khi có rủi ro chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ tự mình chịu
tồn bộ rủi ro trong q trình kinh doanh.


Doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với
những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân khơng có sự độc lập về tài sản vì tài sản của
Doanh nghiệp tư nhân khơng có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân.


Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân

Do khơng có sự độc lập về tài sản, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ
phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh
doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản
trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.

Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh thường được đặt ra đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh
nghiệp. Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp để chỉ về khả năng chịu trách nhiệm
tài sản giữa doanh nghiệp với các khách hàng, chủ nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách
nhiệm tài sản bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Trách nhiệm tài sản của chủ sở
hữu doanh nghiệp là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do mình góp
vốn đầu tư.
Doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân, khơng có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản
đối với đối tác, khách hàng, chủ nợ, những người có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách
nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm
thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tồn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao
gồm cả tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản mà chủ doanh
nghiệp tư nhân không đầu tư vào doanh nghiệp. Cụ thể hơn có thể hiểu là chủ doanh nghiệp tư nhân


không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi số
vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà cịn phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình khơng đầu tư vào doanh nghiệp trong trường hợp số vốn đầu tư
đã đăng ký khơng đủ để thanh tốn các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tư nhân khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
* Giải thích vì sao Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ cho phép một cá nhân chỉ được làm chủ một
DNTN.
Theo quy định của pháp luật, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Sở
dĩ như vậy là vì, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vơ hạn bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể cả
chủ nợ của các DNTN nên luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN.
2. Phân tích hệ quả pháp lý trong các trường hợp bán, cho thuê DNTN. 
- Hệ quả pháp lý của việc bán DNTN:
+ Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của

doanh nghiệp có thoả thuận khác.
+ Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
+ Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này
- Hệ quả pháp lý của việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân:
+ Người thuê doanh nghiệp tư nhân được sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo thỏa thuận
trong hợp đồng thuê.
+ DNTN không chấm dứt tư cách pháp lý.
+ Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bên thứ ba đối với hợp đồng của DNTN
trong thời gian cho thuê.
+ Quyền và trách nhiệm của chủ DNTN và người thuê được xác định theo hợp đồng thuê. Bên thuê
DNTN chỉ có thể làm đại diện nếu được chủ DNTN uỷ quyền bằng Hợp đồng uỷ quyền nhằm thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó.
3. So sánh DNTN và HKD.
* Giống nhau:
- Đều khơng có tư cách pháp nhân;
- Chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh.


- Trường hợp kinh doanh thua lỗ và phát sinh nợ, chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân
phải chịu nghĩa vụ thanh toán nợ bằng tài sản riêng của mình.
- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh hoặc 01 doanh nghiệp tư nhân (cá nhân thành
lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân
và ngược lại).
* Khác nhau:
Đặc điểm

DNTN

HKD

Do một cá nhân hoặc một nhóm

Chủ thể
thành lập

Do một cá nhân là công dân Việt Nam đủ người gồm các cá nhân là cơng dân
18 tuổi hoặc người nước ngồi có năng Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực
lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ

hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ
gia đình làm chủ

Chủ doanh nghiệp tư nhân có tồn quyền
quyết định đối với tất cả hoạt động kinh
Cơ cấu tổ

doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử

chức

dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và

Không quy định rõ cơ cấu tổ chức

thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật
+ Thủ tục đăng ký thành lập phức tạp
hơn. Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh
Thủ tục đăng
ký thành lập,

giải thể, phá
sản

doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Được phép đăng ký và sử dụng con
dấu.
+ Tiến hành thủ tục giải thể, phá sản theo
quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật
Phá sản.

+ Thủ tục đăng ký thành lập đơn giản.
Hồ sơ nộp tại Phịng Tài chính – Kế
hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ
kinh doanh đặt cơ sở.
+ Không được phép đăng ký sử dụng
con dấu.
+ Khi chấm dứt hoạt động chỉ cần gửi
lại thông báo và nộp lại Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh tại nơi
cấp.


+ Khơng được xuất hóa đơn giá trị
gia tăng (gọi tắt là VAT hay là hóa
đơn đỏ).
Nghĩa vụ
thuế

+ Được phép xuất hóa đơn giá trị gia + Khơng phải đóng thuế thu nhập

tăng.

doanh nghiệp. Hộ kinh doanh đóng lệ

+ Phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

phí mơn bài tùy theo doanh thu/năm.
(Nếu hộ kinh có doanh thu từ 100
triệu trở xuống thì khơng phải nộp lệ
phí mơn bài).

Chuyển

Có thể chuyển nhượng doanh nghiệp cho Không được chuyển nhượng hộ kinh

nhượng

chủ thể khác.

doanh cho chủ thể khác.

 
4. Tại sao chủ DNTN được quyền bán, cho thuê DNTN, còn chủ sở hữu các DN khác khơng
có quyền bán, cho th DN của mình.
III. TÌNH H́NG
1. TÌNH H́NG 1
Đầu năm 2015, bà Phương Minh có hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh (bà Minh không
thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp) dự định đầu tư cùng một lúc dưới các
hình thức sau để kinh doanh: 
   (i) Mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD

   (ii) Thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở hữu, dự
định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương 
(iii) Đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu, cũng dự định
đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.
(iv) Làm thành viên của cơng ty hợp danh (CTHD) X có trụ sở tại tỉnh Bình Dương.
Anh (chị) hãy cho biết dự định của bà Phương Minh có phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành không? Vì sao?
Trả lời:


Mở một cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD:

Theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021 NĐ-CP của CP về đăng ký doanh nghiệp thì bà Phương
Minh có đầy đủ quyền để thành lập HKD.
Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP của CP về đăng ký hộ kinh doanh thì, các trường
khơng phải đăng ký HKD bao gồm:


“2. Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt,
buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải
đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên
phạm vi địa phương.”
Theo đó, việc mở cửa hàng tạp hóa khơng thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do
vậy, mở cửa hàng tạp hóa của bà Phương Minh cần phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh
doanh.


Thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở hữu,
dự định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.


Theo Khoản 3 Điều 80 NĐ 01/2021 NĐ-CP của CP 2020 về đăng ký doanh nghiệp và Khoản 3
Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì bà Phương Minh khơng được đồng thời vừa là chủ hộ kinh
doanh vừa là chủ doanh nghiệp tư nhân:
Như vậy, bà Phương Minh chỉ có thể chọn mở cửa hàng tạp hóa tại nhà theo hình thức HKD hoặc
thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà làm chủ sở hữu.


Đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên do bà làm chủ sở hữu, cũng dự
định đặt trụ sở tại tỉnh Bình Dương.

+ Nếu bà Phương Minh chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà
làm chủ thì bà Phương Minh khơng được góp vốn thành lập cơng ty TNHH 1 thành viên do bà làm
chủ sở hữu.
CSPL: Khoản 4 Điều 188 Luật DN 2020 
+ Nếu bà Phương Minh mở cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD: thì có 2 khả năng
xảy ra. HKD của bà Phương Minh khơng được tham gia góp vốn và bà Phương Minh được tham gia
góp vốn.
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 80 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của CP về đăng ký
doanh nghiệp nêu rõ:
“Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh
doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong
doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh khơng được đồng thời là chủ doanh
nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các
thành viên hợp danh cịn lại.”


Như vậy, theo quy định này, bản thân hộ kinh doanh khơng được quyền góp vốn trong cơng ty

TNHH với tư cách hộ kinh doanh, chỉ có chủ hộ kinh doanh được quyền thực hiện với tư cách cá
nhân mình. Như vậy bà Phương Minh được phép. 


Làm thành viên của cơng ty hợp danh (CTHD) X có trụ sở tại tỉnh Bình

+ Nếu bà Phương Minh chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh quần áo may sẵn do bà
làm chủ thì bà Phương Minh có thể làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Theo Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020: “Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh
nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên
công ty hợp danh”. Tuy nhiên, ngoại lệ của điều lệ này của công ty hợp danh quy định của pháp
luật tại Khoản 1 Điều 180 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định như sau: “Thành viên hợp danh
không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác,
trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh cịn lại”.
Như vậy, thành viên hợp danh của cơng ty hợp danh vẫn có thể là chủ doanh nghiệp tư nhân nếu
được sự đồng ý của các thành viên hợp danh cịn lại. Như vậy, bà Phương Minh vẫn có thể là thành
viên hợp danh của công ty hợp danh X nếu bà nhận được sự nhất trí của các thành viên hợp danh
còn lại.
+ Nếu bà Phương Minh mở cửa hàng bán tạp hóa tại nhà dưới hình thức HKD:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp
tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành
viên hợp danh còn lại.
Như vậy, theo quy định này, về nguyên tắc, chủ hộ kinh doanh không được đồng thời là thành viên
hợp danh của công ty hợp danh. Tuy nhiên, trường hợp các thành viên hợp danh cịn lại đồng ý thì
chủ hộ kinh doanh vẫn có thể làm thành viên hợp danh. Như vậy, bà Phương Minh vẫn có thể làm
thành viên cơng ty hợp danh nếu nhận được sự nhất trí của các thành viên cịn lại.
2. TÌNH H́NG 2 
Hộ gia đình ơng M do ông M làm chủ hộ gồm có ông M, vợ của ông M (quốc tịch Canada)
và một người con (25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập). Hỏi:

(i) Hộ gia đình ơng M có được đăng ký thành lập một HKD do hộ gia đình làm chủ được
khơng?
Trả lời: Hộ gia đình ơng M được quyền đăng ký thành lập một HKD do hộ gia đình làm chủ vì theo
hướng dẫn tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP 14/9/2015 ngày thì: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc


một nhóm người gồm các cá nhân là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới
mười lao động và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
(iii) Ơng M muốn mở rộng quy mơ kinh doanh của HKD bằng cách mở thêm chi nhánh tại tỉnh P
và thuê thêm lao động. Những kế hoạch mà ông M đưa ra có phù hợp với quy định của pháp
luật khơng? Vì sao?
Trả lời: Việc mở chi nhánh đối với HKD của hộ gia đình ơng M là trái pháp luật. Theo quy định
của LDN 2020, cụ thể tại Điều 44 LDN, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Hộ kinh
doanh không phải doanh nghiệp, nên khơng có quyền mở chi nhánh. Cịn về th lao động, theo
Nghị định 78/2015/NĐ-CP, HKD chỉ được thuê tối đa 10 lao động, nhưng hiệu lực của nghị định
này đã hết và được thay thế bằng nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể hiểu rằng Nhà Nước đã khơng
cịn giới hạn số lương lao động được th của HKD. Chính vì vậy, ơng M hồn tồn có quyền th
thêm lao động.
3. TÌNH HUỐNG 3 
Ngày 10/6/2010, Ông An là chủ DNTN Bình An chết nhưng khơng để lại di chúc. Ơng An
có vợ và 2 người con 14 và 17 tuổi. Hai tuần sau, đại diện của công ty TNHH Thiên Phúc đến yêu
cầu Bà Mai vợ ông An thực hiện hợp đồng mà chồng bà đã ký trước đây. Đại diện công ty Thiên
Phúc yêu cầu rằng nếu không thưc hiện hợp đồng thì bà Mai phải trả lại số tiền mà công ty đã ứng
trước đây là 50 triệu đồng và lãi 3% /1 tháng cho công ty X, bà Mai không đồng ý. Bằng những quy
định của pháp luật hiện hành, anh/chị hãy cho biết: 
a) Bà Mai có trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà hay không? Vì sao?
Trả lời: Bà Mai khơng trở thành chủ DNTN Bình An thay chồng bà được. Khoản 1 Điều 188 Luật
doanh nghiệp năm 2020 quy định: "Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp."

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp khơng có tư cách pháp nhân vì vậy, quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp sẽ gắn liền với quyền và nghĩa của chủ doanh nghiệp. Mặt khác, theo quy định
tại khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện hợp pháp của
doanh nghiệp, vì vậy khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết đi, doanh nghiệp cũng sẽ chấm dứt hoạt
động.
b) Bà Mai sau đó đề nghị bán lại một phần doanh nghiệp mà chồng bà là chủ sở hữu cho công ty
TNHH Thiên Phúc để khấu trừ nợ. Hỏi bà Mai có thực hiện được việc này hay khơng? Nếu được thì
bà Mai và cơng ty Thiên Phúc phải thực hiện những thủ tục gì? Giải thích tại sao?


Trả lời: Bà Mai không thể thực hiện hành vi bán một phần DNTN Bình An cho cơng ty TNHH
Thiên Phúc để khấu trừ nợ. DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (theo Khoản 1 Điều 188 LDN
2020) tức chủ doanh nghiệp tư nhân phải là cá nhân có trách nhiệm vơ hạn với tài sản của mình. Vì
vậy công ty TNHH Thiên Phúc không thể làm chủ của DNTN Bình An mà phải chỉ ra một cá nhân
cụ thể làm chủ DNTN Bình An mà chịu trách nhiệm tồn bộ tài sản của cá nhân đó đối với hoạt
động của doanh nghiệp. Đồng thời bà Mai không thể bán lại một phần nếu muốn bán thì phải bán
tồn bộ DNTN Bình An vì theo Khoản 4 Điều 192 LDN 2020 quy định người mua phải đăng ký
thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân t6heo quy định sau khi mua DNTN thì người mua sẽ là chủ của
DNTN đó.



×