Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.88 KB, 25 trang )

A

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ HỒNG ĐỊNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CĨ CƠNG
VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KRƠNG NƠ, TỈNH ĐẮK NƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8340403

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

KRÔNG NÔ – NĂM 2022

1


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: GS,TS. Nguyễn Đăng Thành

Phản biện 1: TS. Nguyễn Đăng Quế

Phản biện 2: TS. Tuyết Hoa Niê KĐăm



Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng 208 - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân
viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên
Số: 02 đường Trương Quang Tuân, phường Tân Lập, TP. Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Thời gian: vào hồi 9 giờ 00 ngày 26 tháng 6 năm 2022

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của
Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Qc gia

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân
tộc Việt Nam ta đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh để giành độc
lập và bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ. Chiến tranh qua đi, nhưng những gì
nó để lại chính là những đau thương và mất mát, mà gần đây nhất là
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Hịa bình đã trở lại nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn khắc khoải
đè nặng lê vai những người lính mang thương tật trở về, người ở lại
mang trong tim một nỗi đau không nguôi, những người mẹ Việt Nam
anh hùng cũng cạn nước mắt để trơng ngóng những người con còn
nằm lại nơi đất Mẹ.
Đến nay, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có
cơng, trong đó có trên 1,3 triệu người có cơng được hưởng trợ cấp

hằng tháng. Mỗi năm giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho 6 đến 8
nghìn trường hợp, đưa trên 580 nghìn lượt người có cơng đi điều
dưỡng định kỳ và hỗ trợ giáo dục cho khoảng 40 nghìn lượt người.
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Krơng Nơ có tổng dân số là
83.982 người, trong đó có: 575 đối tượng chính sách.
Trong những năm qua, huyện đã triển khai, tổ chức thực hiện
nghiêm túc và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với người có cơng với cách mạng, đã tác động một cách tích
cực, trực tiếp đến các đối tượng, đã giúp cho đời sống các đối tượng
chính sách ổn định, tiếp tục củng cố niềm tin của các đối tượng chính
sách đối với Đảng và Nhà Nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số
tồn tại, hạn chế như: Cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách chưa
được thực hiện rộng rãi trong nhân dân. Nhận thức của một số người
dân về ch nh sách chưa đầy đủ, nên cịn nhiều vướng mắc về chính
1


sách. Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ, chưa rõràng.
Thủ tục xét cơng nhận cịn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho
các đối tượng. Quá trình xét duyệt, thẩm định hồ sơ cịn chậm, chưa
rõ ràng dẫn đến xác việc có đối tượng nộp hồ sơ trong thời gian dài
vẫn chưa có kết quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu với
nội dung: “Thực hiện chính sách người có cơng trên địa bàn huyện
Krông Nô, tỉnh Đắk Nông” để làm luận văn khóa học với mong
muốn thơng qua thực tiễn việc đánh giá, phân tích những thành tựu,
cũng như những tồn tại hại chế trong quá trình tổ chức thực hiện,
nhằm giúp cho cấp có thẩm quyền nhìn nhận bổ sung, hồn thiện
hiệu quả thực hiện chính sách người có cơng trong cả nước nói chung

và huyện Krơng Nơ nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là
một nội dung quan trọng về thực hiện chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước ta, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân
tộc từ ngàn xưa đến nay. Đây là lĩnh vực được nhiều tác giả quan
tâm, nghiên cứu.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập được các vấn
đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính
sách người có cơng cách mạng ở cấp địa phương. Tuy nhiên, hiện
nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chính
sách người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh
Đắk Nông. Vì vậy, tơi quyết định chọn và thực hiện đề tài “Thực
hiện chính sách người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện
Krơng Nơ, tỉnh Đắk Nơng”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
2


Luận văn nghiên cứu để xây dựng luận cứ khoa học (lý luận và
thực tiễn) làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nâng cao kết
quả thực hiện chính sách người có cơng trên địa bàn huyện Krơng
Nơ, tỉnh Đắk Nơng.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận và thực trạng
thực thi chính sách đối với người có cơng như: chính sách đối với
người có cơng, thực thi chính sách đối với người có cơng, quy trình
thực thi chính sách đối với người có cơng, nội dung thực thi chính
sách đối với người có cơng và các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi

chính sách người có cơng.
- Phân tích thực trạng thực thi chính sách người có cơng trên
địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, đánh giá những ưu điểm,
hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.
- Xác định mục tiêu, quan điểm và đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị hồn thiện thực thi chính sách người có công trên địa bàn
huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thực thi
chính sách đối với người có cơng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh
Đắk Nông; luận văn đề xuất những giải pháp góp phần hồn thiện
cơng tác thực thi chính sách với đối tượng người có cơng cách mạng
trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng trên địa
bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2016- 2020.
3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp quy của
Nhà nước về thực hiện chính sách đối với người có cơng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, điều
tra xã hội học.

Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng và kế
thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện
trong nước có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu
đã đề ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Hệ thống lại được một số các khái niệm như chính sách,
thực hiện chính sách người có cơng. Góp phần phân tích rõ
hơn cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng trên
địa bàn huyện Krơng Nô.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn: Đưa ra những giải pháp phù hợp với tình
hình của huyện dựa trên những ngun nhân phân tích nhằm góp
phần hồn thiện hơn hoạt động thực thi chính sách đối với người
có cơng, nâng cao đời sống cho người có cơng trên địa bàn huyện
Krơng Nơ.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính
sách đối với người có công cách mạng.
4


Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có
cơng cách mạng trên địa bàn huyện Krơng Nơ, tỉnh Đắk Nơng.
Chương 3. Giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách đối với
người có cơng cách mạng trên địa bàn huyện Krông Nô.

5



CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG
CÁCH MẠNG
1.1. Người có cơng
1.1.1. Khái niệm
Người có cơng là người khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo,
giới tính, tuổi tác, … đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ
quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của
Pháp luật.
1.1.2. Người có cơng gồm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh số
02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 , Pháp lệnh ưu đãi
người có cơng với cách mạng thì người có cơng bao gồm các đối
tượng :
Một là, người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945:
Hai là, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm
1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
Ba là, liệt sĩ
Bốn là, bà mẹ Việt Nam anh hùng
Năm là, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Sáu là, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
Bảy là, thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được
công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính
sách như thương binh
Tám là, bệnh binh

Chín là, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá
6


học
Mười là, người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ
Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày
Mười một là, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế
Mười hai là, người có cơng giúp đỡ cách mạng
1.2. Chính sách đối với người có cơng
1.2.1. Chính sách
Chính sách là sản phẩm của quá trình ra quyết định lựa chọn
các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết, là chương trình hành
động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn
đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
1.2.2. Chính sách đối với người có cơng
Chính sách đối với người có cơng là sự phản ánh trách nhiệm
của Nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt
để ghi nhận cơng lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có cơng
và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có cơng
1.3. Thực hiện chính sách và thực hiện chính sách đối với
người có cơng
Sau khi một chính sách được hoạch định, chính sách đó cần
được thực hiện trong cuộc sống,đây là giai đoạn thứ hai trong cả quá
trình chính sách, nhằm biến chính sách thành những hoạt động và kết
quả trên thực tế.
Bộ máy hành chính nhà nước chịu trách nhiệm chính đối với
tổ chức thực hiện chính sách.
Như vậy, tổ chức thực hiện chính sách là quá trình biến các

chính sách thành những kết quả trên thực tế thơng qua các hoạt động
có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hoá những mục
tiêu mà chính sách đã đề ra.
7


1.3.1. Ý nghĩa của thực hiện chính sách đối với người có cơng
Thứ nhất, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng
bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, thực hiện chính sách đối với người có cơng góp
phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Thứ ba, thực hiện chính sách đối với người có cơng là bảo
tồn, phát huy và giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
Thứ tư, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng
góp phần khơng ngừng ổn định, năng cao đời sống người có cơng
phù hợp với sự phát triển đi lên của Đất nước trong từng thời kỳ.
1.3.2.Nội dung thực hiện chính sách đối với người có cơng
Thứ nhất, trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một
lần
Thứ hai, các chính sách về kinh tế - văn hố – xã hội :
1.3.3. Quy trình thực hiện chính sách đối với người có cơng
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách
Bước 2: Phổ biến, tun truyền chính sách
Bước 3: Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách
Bước 4: Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực thi chính sách
Bước 5: Kiểm tra, đơn đốc thực thi chính sách
Bước 6: Điều chỉnh chính sách
Bước 7: Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với
người có cơng

Việc đưa các chính sách đối với người có cơng vào thực tiễn
khơng phải là việc đơn giản và nhanh chóng. Trên thực tế đó là một
q trình phức tạp, chịu nhiều tác động của các yếu tố thúc đẩy và
cản trở đến việc thực hiện chính sách, trong đó có các yếu tố quan
trọng sau:
8


Một là, bản chất của vấn đề chính sách
Hai là, bối cảnh thực tế
Ba là, thể chế hành chính
Bốn là, năng lực triển khai thực hiện chính sách của đội ngũ
cán bộ, cơng chức
1.3.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách người có cơng ở
các huyện
Huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hồ
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân
huyện Cam Lâm luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách
với người có cơng với cách mạng. Cơng tác chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và
người có công với cách mạng là trách nhiệm và sự tri ân sâu sắc đối
với các thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập của dân
tộc.
Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Những năm qua, công tác chăm sóc người có cơng với cách
mạng ln được các cấp ủy, chính quyền huyện Bát Xát quan tâm
thực hiện với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, thể hiện đạo lý
truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Không ngừng
nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa",
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của

các đối tượng thụ hưởng. Hiện nay, huyện Bát Xát có 107 người đang
hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 30 thương binh, 11 bệnh binh,
21 người nhiễm chất độc hóa học, 10 người là con của người nhiễm
chất độc hóa học; 19 thân nhân liệt sỹ....
Từ việc tham khảo kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với
người có cơng ở huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa và huyện Bát Xát
tỉnh Lào Cai, chúng ta có thể rút ra một số giá trị tham khảo cho
9


huyện Krơng Nơ trong việc thực hiện chính sách người có cơng như
sau :
- Để triển khai thực hiện chính sách đối với người có cơng
đạt được mục đích của chính sách, các địa phương cần phải xây dựng
kế hoạch triển khai thực thi chính sách cụ thể; phân rõ chức năng,
nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức; chuẩn bị tốt các nguồn lực để
thực hiện chính sách.
- Vấn đề cần chú trong và nâng cao nhất là công tác tun
truyền, phổ biến chính sách đối với người có cơng .
- Ngồi các chế độ trợ cấp do Nhà nước quy định, cần huy
động nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện các hoạt động,
chương trình hỗ trợ người có cơng khi gặp khó khăn trong cuộc sống
là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người có cơng.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác thương binh, liệt sỹ và người có cơng;
thường xun kiểm tra, giám sát, khen thưởng những cán bộ, cơng
chức hồn thành tốt nhiệm vụ, xử lý nghiêm đối với cán bộ, công
chức vi phạm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng.
- Đẩy mạnh giải quyết tồn đọng hồ sơ về xác nhận người có

cơng qua các thời kỳ.
- Nhân rộng mơ hình xã hội hóa ni dưỡng, chăm sóc người
có cơng; động viên người có cơng phát huy truyền thống cách mạng,
khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Tiểu kết chương I

10


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KRÔNG NÔ
2.1. Khái quát về huyện Krơng Nơ
Huyện Krơng Nơ nằm về phía đơng đơng bắc tỉnh Đắk Nông,
cách thị xã Gia Nghĩa 91 Km theo quốc lộ 28; cách thành phố Buôn Ma
Thuột ( tỉnh Đắk Lắk) 40 km về phía bắc; địa hình khơng bằng phẳng, bị
chia cắt nhiều, phía bắc giáp huyện Cư jut, phía nam giáp huyện Đắk
glong, phía đơng giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp huyện Đắk Mil, Đắk
Song; có diện tích tự nhiên là 81.374, 2 ha; với 12 đơn vị hành chính gồm
11 xã và 01 thị trấn.
2.1.1. Về dân số
Năm 1987, khi thành lập huyện Krông Nô dân số có 13.385
người, đến nay dân số có 83.982 người, gồm 24 dân tộc cùng sinh
sống, trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số 33.832 người (chiếm
40,28% so với tổng dân số toàn huyện).
2.1.2. Về kinh tế
Trong những năm qua, nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
của Huyện Uỷ, cùng với việc thực hiện đồng bộ các mục tiêu, giải
pháp, đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, sự

đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên tồn địa bàn
huyện, kinh tế đã có nhiều thành tự đáng kể. Tổng giá trị sản xuất đạt
9.510 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 1,8; thu nhập bình quân đầu
người đạt 50 triệu đồng/ người/ năm, tăng 18 triệu đồng so với năm
2015.
2.1.3. Về văn hóa, xã hội
Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực văn hoá xã hội đã
và đang được quan tâm đầu tư không ngừng nâng cao đời sống tinh
11


thần cho nhân dân.
2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với
người có cơng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Cùng với sự đổi mới và quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và chính quyền, nhân dân huyện
Krrông Nô, trong những năm gần đây đời sống của đại bộ phận nhân
dân nói chung và bộ phận người có cơng với cách mạng trên địa bàn
huyện nói riêng đã từng bước được cải thiện và nâng cao. Hiện nay
trên địa bàn tồn huyện có tổng 83.982 người, trong đó người có
cơng và thân nhân người có cơngPhịng Lao động Thương binh và
Xã hội huyện đang quản lý là 575 người.
2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối
với người có cơng
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là giai
đoạn vơ cùng quan trọng trước khi đưa chính sách vào thực tế.
2.2.2. Phổ biến, tun truyền chính sách đối với người có cơng
Cơng tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lĩnh
vực ưu đãi người có cơng với cách mạng đã được các cấp, các ngành
thường xuyên quan tâm, triển khai trên phạm vi tồn tỉnh bằng nhiều

hình thức.
2.2.3. Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách đối với người
có cơng
Để triển khai có hiệu quả và đồng bộ các chế độ, chính sách
đối với người có cơng địi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành, tổ
chức, hội, đoàn thể và các địa phương, đặc biệt là sự lãnh đao, chỉ
đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, mà
mỗi cơ quan, tổ chức được phân công nhiệm vụ, phối hợp để thực
hiện tốt chính sách đối với người có cơng.
2.2.4. Duy trì chính sách đối với người có cơng
12


Trong những năm qua để duy trì chính sách người có cơng và
để chính sách có thể triển khai hiệu quả trong thực tế, huyện Krông
Nô đã phát huy mọi nguồn lực và thực hiện đầy đủ, đồng bộ các quy
định của Pháp luật về thực hiện chính sách người có cơng.
2.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính sách
đối với người có cơng
Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện chính
sách đối với người có cơng là hoạt động của các cơ quan, cán bộ,
cơng chức có thẩm quyền nhằm làm cho các chủ thể thực thi chính
sách nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm
vụ được giao, tránh để sảy ra các sai phạm trong quá trình thực thi
chính sách đối với người có cơng
2.2.6. Kết quả thực hiện chính sách đối với người có cơng
trên địa bàn huyện Krông Nô giai đoạn 2016 – 2020
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng
100% đối tượng người có cơng trên địa bàn huyện Krông Nô
đều nhận được trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và nhờ khoản trợ

cấp đó họ có thể chi phí một phần cho sinh hoạt hàng ngày của mình
để cuộc sống họ đỡ khó khăn, vất vả hơn. Với điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước và địa phương hiện tại thì trên thực tế đây là khoản
trợ cấp còn thấp với những khó khăn trong điều kiện kinh tế của gia
đình chưa đáp ứng được nhu cầu an sinh của họ.
Trợ cấp một lần
Phòng lao động thương binh và xã hội đã thực hiện chi trả trợ
cấp một lần cho tổng cộng 1.758 đối tượng người có cơng với số tiền
hơn 5, 6 tỷ đồng. Phối hợp chi trả trợ cấp ưu đãi cho các đối tượng
người có cơng theo Quyết định 142, 62, 49, 290 do Ban chỉ huy Quân
sự huyện quản lý: Đã tiến hành chi trả trợ cấp ưu đãi cho 221 đối
tượng với số tiền hơn 679 triệu đồng.
13


Trong năm 2020, UBND các xã, thị trấn đã thực hiện Chi trả
hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cho 499 đối tượng người
có cơng cách mạng với số tiền 744 triệu đồng
Về bảo hiểm y tế
Về thực hiện hỗ trợ cấp phát thẻ BHYT cho đối tượng người
có cơng, thân nhân người có cơng giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2020: Đã hỗ trợ mua và cấp thẻ BHYT cho 3.210 đối tượng với tổng
số tiền gần 2,5 tỷ đồng.
Điều dưỡng phục hồi sức khỏe
Ưu đãi giáo dục
Nội dung ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là con em của
người có cơng với cách mạng là hình thức hỗ trợ thiết thực để gia
đình các đối tượng có cơng với cách mạng giảm bớt phần nào gánh
nặng về kinh tế, là hình thức để động viên các em trong vươn lên
trong học tập.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà và xây dựng nhà
tình nghĩa cho người có cơng với cách mạng, thân nhân liệt sĩ
Hỗ trợ về nhà ở là một trong những chính sách đền ơn, đáp
nghĩa quan trọng của Đảng, nhà nước và của nhân dân đối với những
ngườicó nhiều cơng lao trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong 05 năm qua đã vận động xây dựng và sửa chữa
được cho 46 nhà với tổng kinh phí là 2.640.000.000 đồng.
Cơng tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ
Việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc thể hiện đạo lý
“Uống nước, nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.
Từ năm 2018 - 2020 đã tiếp nhận và an táng cho 03 liệt sĩ,
trong đó có 02 liệt sĩ được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện gồm
14


01 liệt sĩ chuyển từ nơi khác đến và 01 liệt sĩ chưa xác định được
thông tin quy tập trên địa bàn xã Tân Thành, 01 liệt sĩ được gia đình
an táng trên địa bàn xã Nam Đà.
Cơng tác tu bổ, tôn tạo Nghĩa trang liệt sĩ và nhà bia ghi
danh liệt sĩ
Tồn huyện hiện có 4 cơng trình ghi công liệt sỹ, gồm: 01
nghĩa trang liệt sỹ, 03 nhà bia ghi danh liệt sĩ tại xã Đăk Drô, Nâm
N’Đir, Nâm Nung. Từ năm 2016 đến nay, nghĩa trang liệt sĩ huyện đã
tiếp nhận và an táng 02 liệt sĩ; di
Việc xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, hưởng ứng,
tham gia phong trào “Tồn dân chăm sóc gia đình thương binh
liệt sĩ và người có cơng với cách mạng” của Mặt trận tổ quốc và
các Đồn thể Chính trị xã hội

Giai đoạn 2016 - 2020 qua thư kêu gọi của Ủy ban nhân dân
huyện và công tác tuyên truyền, vận động của MTTQ và các đoàn
thể; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã tích
cực đóng góp được tổng cộng số tiền: 593.912.565 đồng (trong đó,
nguồn ngân sách huyện bổ sung mỗi năm là 20.000.000 đồng);
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách đối với người có
cơng trên địa bàn huyện Krơng Nơ
2.3.1. Ưu điểm
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên của Uỷ ban nhân
dân tỉnh và Sở Lao động Thương binh vã Xã hội tỉnh; sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự phối hợp triển khai thực
hiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hội, Đoàn thể, các
cơ quan, ban ngành từ huyện đến cơ sở nhất là sự nổ lực của những
cán bộ, công chức ngành Lao động Thương binh vã Xã hội nên việc
triển khai cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng với
cách mạng trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt. Cụ thể như sau:
15


Một là, Các chế độ chính sách đối với người có cơng được
thực hiện kịp thời và được Đảng, Chính quyền quan tâm.
Hai là, đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chun mơn
nghiệp vụ, từ huyện đến các xã, thị trấn, có sự phối hợp và làm việc
với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong cơng việc.
Ba là, Chính sách ưu đãi cho người có cơng cách mạng được
thực hiện trên hầu hết các lĩnh vực, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng
thụ hưởng
Bốn là, Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng được nhân
rộng, nhận được sự đồng thuận lớn của nhân dân trên địa bàn, nhiều
đối tượng là con của người có cơng với cách mạng được ưu tiên trong

tuyển dụng và hiện tại có cuộc sống kinh tế ổn định.
Năm là, các thủ tục liên quan đến người có cơng và thực thi
chính sách đối với người có cơng được cơng bố rõ ràng, công khai,
minh bạch.
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, việc quản lý hồ sơ người có cơng, thân nhân người
có cơng trên địa bàn huyện cịn gặp nhiều khó khăn
Thứ hai, nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi
đối với người có cơng cịn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu so với thực
tế.
Thứ ba, công tác giám sát của MTTQ và các tổ chức thành
viên chưa cao, sự phối hợp chưa chặt chẽ thậm chí cịn thờ ơ trong
cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng cịn tồn tại trong
các tổ chức.
Thứ tư, cơng tác tun truyền chính sách pháp luật đối với
người có cơng cịn chậm, chưa sử dụng các hình thức tuyên truyền
phong phú để người dân và các đối tượng người có cơng năm bắt
được các quy định, nhất là các quy định mới.
16


2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, hệ thống văn bản quy phạm của Nhà nước đối với
người có cơng cịn chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn cịn chưa cụ
thể, thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với nhau.
Hai là, kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
cơng chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, tỉnh;
Ba là, các cơ quan, đoàn thể ít quan tâm và thụ động trong q
trình giải quyết các chính sách liên quan đến người có cơng
Việc tin học hoá, phần mềm ứng dụng quản lý hồ sơ đối với

người có cơng chưa được áp dụng, dễ gây nên tình trạng thất lạc hồ
sơ, nếu có sự thay đổi về nơi làm việc của cơ quan quản lí.
Tiểu kết chương II

17


CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KRƠNG NƠ TỈNH ĐẮK NƠNG
3.1. Quan điểm hồn thiện thực hiện chính sách đối với người
có cơng trên địa bàn huyện Krơng Nơ, tỉnh Đắk Nông.
3.1.1.Quan điểm
Đảng, Nhà nước,nhân dân và lực lượng vũ trang ta luôn
luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm được nhiều việc tốt để tỏ
lòng hiếu nghĩa bác ái, quý trọng đối với thương binh, gia đình
liệt sĩ và những người có cơng với nước.
3.1.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu của Uỷ ban
nhân dân huyện Krông Nô về việc thực hiện chính sách ưu đãi
người có cơng
Quan điểm
Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người
có cơng với đất nước, thực hiện kịp thời, đúng, và đầy đủ các chế
độ chính sách ưu đãi đối với người có cơng trên địa bàn huyện.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong các phong trào “ Đền ơn đáp
nghĩa”, chăm sóc người có cơng trên địa bàn huyện, trong đó xác
định rõ vai trị của nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức, và
toàn xã hội.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, lực
lượng trong triển khai thực thi chính sách đối với người có cơng
với cách mạng, người tham gia kháng chiến và phong trào “Đền
ơn đáp nghĩa” .
Định hướng
18


Nâng cao chất lượng cuộc sống với các đối tượng chính
sách cả về vật chất lẫn tinh thần, bên cạnh đó nâng cao nhận thức,
trách nhiệm chính trị của các tổ chức, lực lượng và cá nhân đối
với các đối tượng chính sách, khuyến khích họ phấn đấu vươn lên
trong cuộc sống.
Mục tiêu
- 100% người có cơng có mức sống bằng hoặc cao hơn
mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
- 100% người có cơng trên địa bàn huyện được xoá nhà
dột nát.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong lĩnh vực chính sách người có cơng, đảm bảo giải
quyết hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, kịp thời và đúng quy định,
không để hồ sơ tồn đọng, trễ hẹn.
3.2. Giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách đối với
người có cơng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
3.2.1. Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy
phạm pháp luật về chính sách đối với người có cơng với cách mạng
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính
sách đối với người có cơng
3.2.3. Nhóm giải pháp về thu hút nguồn lực cho thực

hiện chính sách đối với người có cơng
3.2.4. Tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin và tin học
hoá vào việc quản lý hồ sơ, giải quyết hồ sơ người có cơng với cách
mạng, lập đường dây nóng để tiếp nhận và giải quyết kịp thời các
vấn đề, chế độ chính sách đối với người có cơng.
3.2.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra và xử lý
vi phạm trong việc thực hiện các chính sách đối với người có
cơng với cách mạng
19


3.3. Kiến nghị
3.3.1 Đối với Trung Ương
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước; nâng mức trợ cấp ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng theo đúng lộ trình cải cách tiền
lương, bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp xã hội.
Đối với người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày
chưa hưởng trợ cấp một lần nay lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ
cấp hàng tháng thì nên bổ sung chế độ hưởng trợ cấp tính từ
ngày 01/9/2012 như các đối tượng người hoạt động cách mạng
bị địch bắt tù, đày đã hưởng trợ cấp 1 lần trước ngày 01/9/2012
Về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước: Bổ sung
quy định cụ thể về trách nhiệm của các Bộ, ngành. Theo đó Bộ
Quốc phịng, Bộ Công an hướng dẫn việc xác nhận, cung cấp
thông tin về thời gian và địa điểm bị địch bắt tù, đày đối với
người tham gia hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng
chiến; xác nhận thời gian và địa bàn tham gia hoạt động cách
mạng, hoạt động kháng chiến tại các vùng mà quân đội Mỹ đã

sử dụng chất độc hóa ở chiến trường B, C, K.
Xây dựng hệ thống thông tin điện tử trong công tác quản lý,
chi trả trợ cấp đối với người có cơng với cách mạng ứng dụng đồng
bộ giữa các địa phương trên toàn quốc; xây dựng chương trình đào
tạo, bồi dưỡng đối với công chức làm công tác Lao động - Thương
binh và Xã hội nói chung và người có cơng nói riêng, nhằm nâng cao
năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt đối với công chức cấp xã.
3.3.2. Đối với tỉnh Đắk Nông
Xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể về triển khai thực hiện các
chương trình hỗ trợ, giúp đỡ người có cơng với cách mạng theo
20


từng giai đoạn, thời kỳ phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn
toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến nhóm đối tượng người có cơng
với cách mạng là người đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng.
Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác
quản lí, tiếp nhận hồ sơ, khuyến khích đội ngũ cán bộ cơng chức
có sáng tạo trong việc đơn giản hố thủ tục, quy trình trong bộ thủ
tục hành chính về chính sách người có cơng.
Chú trọng tiếp nhận các phản hồi và nhanh chóng giải đáp
phản hồi của người dân, của phòng Lao động Thương binh và Xã
hội các huyện, thành phố.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các
vụ việc lợi dụng chính sách để trục lợi, đảm bảo khách quan và
công bằng giữa các đối tượng tạo dựng niềm tin của nhân dân
đối với chính sách rất đặc biệt và cao quý này của Đảng và Nhà
nước đối với những người đã hy sinh xương máu, dâng hiến cả
cuộc đời của mình vì độc lập, tự do và sự toàn vẹn của Tổ quốc

3.3.3. Đối với huyện Krông Nô
Tăng cường thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc chi
trả chế độ phụ cấp, trợ cấp hàng tháng, một lần của cán bộ bưu điện
trong công tác chi trả, nhằm hạn chế việc chi chậm, chi sai đối tượng,
tránh thất thoát ngân sách và tạo niềm tin đối với người có cơng với
cách mạng và nhân dân
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động toàn dân
trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, tranh thủ mọi sự ủng hộ từ các cơ
quan, đơn vị, các doanh nghiệp đóng chân trong và ngồi địa bàn để
tạo nguồn lực kinh tế giúp đỡ những gia đình có cơng với cách mạng
gặp khó khăn trong cuộc sống.
Thường xun tổng kết, biểu dương khen thưởng những đơn
21


vị, cá nhân làm tốt cơng tác chăm sóc người có cơng.
Tiểu kết chương III

22


KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước ta hiện nay,
cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng
ln có ý nghĩa quan trọng để ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước nói chung và của huyện Krơng Nơ nói riêng. Với
nhiệm vụ chính trị quan trọng được giao, những năm qua phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội huyện Krơng Nơ đã có nhiều nỗ lực
trong việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng
trên địa bàn, đồng thời cũng mang lại kết quả đáng khích lệ. Tuy

nhiên trong q trình thực hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó
khăn nhất định.
Nhằm góp phần khắc phục và hồn thiện cơng tác thực hiện
chính sách đối với người có cơng trên địa bàn huyện Krông Nô trong
thời gian tới, học viên đã tập trung làm rõ cơ sở khoa học của việc
thực hiện chính sách người có cơng, trên cơ sở đó đã đánh giá thực
trạng thực hiện chính sách người có cơng để làm rõ hơn về những
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác thực hiện chính
sách người có cơng trên địa bàn huyện Krơng Nơ. Từ những ngun
nhân hạn chế đó, học viên đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp
phần hồn thiện hơn hoạt động thực thi chính sách đối với người
có cơng, nâng cao đời sống cho người có cơng trên địa bàn huyện
Krông Nô./.

23


×