Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp hộ tịch phường trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN TRUNG HƯNG

NĂNG LỰC THỰC THI CƠNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ DUY YÊN

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Anh Thư
Phản biện 2: PGS.TS. Văn Tất Thu

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 3B, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - quận Đống Đa - thành


phố Hà Nội
Thời gian: vào hồi 9 giờ 00 ngày 19 tháng 5 năm 2022

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Thông tin điện tử Ban QLĐT Sau
đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác tư pháp, hộ tịch cấp xã chủ yếu là các hoạt động liên
quan đến quản lý và giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực này
phát sinh trên địa bàn cấp xã. Lĩnh vực tư pháp và hộ tịch là một lĩnh
vực vô cùng phức tạp, đụng chạm trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân
dân. Cơng tác quản lý nhà nước về tư pháp và hộ tịch của chính quyền
cấp xã được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào năng lực
thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Quận Ba Đình là một trong những Quận trung tâm của thành phố
Hà Nội với 14 phường, có nhiều trụ sở cơ quan của Đảng, Nhà nước,
các bộ, ngành của Việt Nam, cơ quan ngoại giao của nước ngoài. Đặc
biệt, từ ngày 01/7/2021 Nhà nước thực hiện thí điểm tổ chức mơ hình
chính quyền đơ thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
(theo tinh thần Nghị quyết số 97/2019/QH14), theo đó, UBND phường
thuộc UBND quận trên địa bàn thành phố Hà Nội làm việc theo chế độ
thủ trưởng, không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường. Chủ
tịch UBND phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản
lý, điều hành công việc của UBND bảo đảm nguyên tắc tập trung dân
chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật. Mơ hình chính quyền đơ
thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh phân cấp, phần
quyền. Chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho công chức Tư pháp

- Hộ tịch thực hiện ký và đóng dấu chứng thực bản sao từ bản chính
các giấy tờ, văn bản. Do đó, năng lực thực thi cơng vụ của công chức
Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và
cơng chức Tư pháp - Hộ tịch phường thuộc quận Ba Đình nói riêng
phải không ngừng nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đơ thị
trong q trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp hiện nay.

1


Thực tế hiện nay cho thấy, công chức Tư pháp - Hộ tịch phường
trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung cũng như ở quận Ba Đình nói
riêng cịn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được u cầu
cơng việc. Điều đó được thể hiện qua kết quả thực thi công vụ trong
lĩnh vực tư pháp, hộ tịch ở các phường chưa được như mong muốn,
ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở,
nhiều trường hợp giải quyết các thủ tục hành chính cịn kéo dài, có
những sai phạm dẫn đến làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính
quyền cơ sở. Xuất phát từ những lý do trên em lựa chọn đề tài: “Năng
lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên
địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu viết luận
văn thạc sĩ Quản lý cơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao năng lực và năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ cán bộ, cơng chức (CBCC) nói chung và CBCC chính quyền cấp
xã nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm dưới nhiều góc độ
khác nhau. Có nhiều cơng trình khoa học, bài báo khoa học, luận văn
thạc sỹ, luận án tiến sỹ nghiên cứu về bộ máy chính quyền cấp xã trong
đó có bàn về đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, nhất là bàn về năng
lực, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ này. Đáng chú ý là những

cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
như: Đề tài nghiên cứu về năng lực (Năng lực cá thể; Năng lực chuyên
ôn; Năng lực phương pháp; Năng lực xã hội); Đề tài nghiên cứu về
năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức (Một số vấn đề về
phát triển năng lực của cán bộ, công chức; Chất lượng thực thi công
vụ -Vấn đề then chốt của cải cách hành chính, Nâng cao năng lực thực
thi cơng vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; Sách chuyên khảo“Công
vụ và quản lý thực thi công vụ”; Các yếu tố cấu thành năng lực thực

2


thi công vụ của công chức, …); Đề tài nghiên cứu về năng lực thực thi
công vụ của công chức cấp xã (Nâng cao năng lực thực thi công vụ
của công chức cấp xã; Năng lực thực thi công vụ của cơng chức lãnh
đạo cấp phịng thuộc UBND quận tại thành phố Hà Nội; Nâng cao năng
lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn ở huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hiện nay; Nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức phường tại quận Lê Chân thành phố Hải Phòng;..).
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu năng lực
thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, nhất là các đề tài nghiên cứu về năng
lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trong bối
cảnh chính quyền phường thực hiện mơ hình chính quyền đơ thị, do đó,
đề tài nghiên cứu của tác giả hồn tồn có tính mới và không trùng lặp
với bất kỳ đề tài nào đã nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực thực thi công vụ của
công chức và thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Tư

pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội,
tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phát triển đô
thị trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về năng lực thực thi công
vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường.
- Đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Tư
pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội,

3


qua đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân những điểm
yếu của năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp-Hộ tịch phường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về các hoạt
động công vụ và năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch phường thông qua các nội dung khái niệm, các yếu tố cấu thành
năng lực thực thi công vụ của công chức này như đề xuất ở Chương 1;
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp trong giai
đoạn từ năm 2018 đến năm 2020; Các số liệu sơ cấp, điều tra khảo sát
từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021. Luận văn đề xuất các giải pháp

nhằm giải quyết vấn đề với tầm nhìn đến năm 2030.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng, đánh giá năng lực
thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch tại UBND của 14
phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
4.3. Câu hỏi, giải thuyết nghiên cứu
4.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi:
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình
thực thi nhiệm vụ mới như thế nào trong bối cảnh thành phố Hà Nội
thực hiện mơ hình chính quyền đô thị.
- Kết quả thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch

4


phường trên địa bàn quận Ba Đình trong bối cảnh thực hiện mơ hình
chính quyền đơ thị
- Giải pháp hỗ trợ và nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường trong bối cảnh thực hiện mơ hình chính
quyền đơ thị
4.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ ngày 01/7/2021, thành phố Hà Nội thực hiện mơ hình chính
quyền đơ thị với mong muốn phục vụ nhân dân tốt hơn, mang lại lợi
ích cho nhân dân nhiều hơn. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của
công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình chưa
đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới, do đó, cơng chức Tư pháp
- Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình cần được bồi dưỡng, tạo
điều kiện hơn nữa nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, đáp ứng
yêu cầu trong bối cảnh mới.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của
Nhà nước về hoạt động công vụ của công chức và những vấn đề liên
quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp khảo sát, phỏng vấn
Để hiểu về thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Tư
pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, tác giả sử dụng 4 mẫu
phiếu điều tra xã hội học đối với các nhóm điều tra xã hội học, tổng cộng

5


có 238 phiếu, cụ thể:

- Mẫu phiếu số 1 có 23 phiếu: Đối tượng khảo sát là 23 công chức
Tư pháp - Hộ tịch của 14 phường trên địa bàn quận Ba Đình

- Mẫu phiếu số 2 có 75 phiếu: Đối tượng khảo sát là các chức
danh công chức khác làm việc cùng công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường trên địa bàn quận Ba Đình.

-

Mẫu phiếu số 3 có 120 phiếu: Đối tượng khảo sát là người dân


đến UBND các phường trên địa bàn quận Ba Đình.

-

Mẫu phiếu số 4 có 20 phiếu: Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo

của 14 phường gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND phường
Tác giả tiến hành kết hợp cả 3 phương pháp phỏng vấn: Phương
pháp phỏng vấn sâu cấu trúc (theo mẫu bảng hỏi đã có); Phương pháp
phỏng vấn sâu bán cấu trúc (xây dựng các câu hỏi trong bảng hỏi linh
hoạt nhằm đạt mục đích nghiên cứu, khơng q cứng nhắc vào bảng
hỏi) và Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc là phương pháp rất
tự do trong khi hỏi và trả lời, tác giả căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu
để tìm thêm thơng tin cần thiết từ người được hỏi nhằm làm rõ thực
trạng năng lực thực thi công vụ cùng với những nhận xét, đánh giá về
năng lực này của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường.
- Phương pháp thống kê toán học: Được tác giả sử dụng để xử lý
các số liệu sơ cấp thu thập được từ kết quả điều tra, khảo sát.
6. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa và làm
phong phú thêm những vấn đề lý luận về năng lực thực thi cơng vụ nói
chung và năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

6


Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của

công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý của UBND quận Ba
Đình, các phường thuộc Quận có những cái nhìn mới, những định
hướng mới trong phát triển năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ này.
Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý, các nhà
nghiên cứu, các học viên khi muốn tìm hiểu thực trạng về năng lực
thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường
Chương 2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức
Tư pháp-Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội

7


Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH PHƯỜNG
1.1. Khái quát chung về công chức Tư pháp-Hộ tịch phường
1.1.1. Khái niệm công chức, công chức Tư pháp-Hộ tịch phường
Công chức Tư pháp - Hộ tịch phường là công chức cấp xã; là công
dân Việt Nam được tuyển dụng vào làm việc tại Ủy ban nhân dân
phường, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; có trách

nhiệm tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp Ủy ban nhân dân phường
tổ chức điều hành các hoạt động quản lý nhà nước về công tác tư pháp,
hộ tịch theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa phương.
Thực hiện thí điểm mơ hình chính quyền đơ thị, cơ cấu tổ chức
của UBND phường gồm: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND,
Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Qn sự và các cơng
chức khác: Văn phịng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đơ thị và
Mơi trường; Tài chính - Kế tốn; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hố - Xã hội.
Biên chế cơng chức bình quân làm việc tại UBND phường là 15 người.
Số bình quân này được tính trên tỏng số phường của một quận, thị xã.
1.1.2. Đặc điểm, vai trị của cơng chức Tư pháp-Hộ tịch phường
1.1.2.1. Đặc điểm của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường
Công chức Tư pháp-Hộ tịch phường là một bộ phận trong hệ thống
cơng chức hành chính nhà nước. Họ có các đặc điểm của cơng chức
hành chính nhà nước nói chung gồm 07 đặc điểm. Ngồi ra cịn có điểm
khác biệt so với chun viên thuộc cơ quan chuyên môn ngành dọc cấp
trên; điểm khác biệt so với công chức khác làm việc tại UBND phường.
1.1.2.2. Vai trị của cơng chức Tư pháp - Hộ tịch phường: Là
người trực tiếp quản lý xã hội, đồng thời cung ứng dịch vụ công trên

8


các lĩnh vực được giao; là người nắm bắt kịp thời, phản ánh đầy đủ tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân; Có vai trị quan trọng trong tổ chức và
vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước; gương mẫu trong thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; trong thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở. Ngồi ra, cơng chức Tư pháp-Hộ tịch phường cịn có vị trí,
vai trị riêng biệt so với các chức danh công chức khác thuộc UBND

phường và công chức chuyên mơn cấp trên (Phịng Tư pháp).
1.1.3. Nhiệm vụ, tiêu chuẩn của công chức Tư pháp-Hộ tịch phường
1.1.3.1. Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường
Một là, tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND phường trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
Hai là, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Phổ biến, giáo dục pháp
luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân
trên địa bàn phường trong việc tham gia xây dựng pháp luật; Quản lý
tủ sách pháp luật; Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND và UBND phường (sau ngày 01/7/2021, quận Ba Đình
khơng có HĐND); Thực hiện nhiệm vụ cơng tác tư pháp, hộ tịch,
chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; …..
1.1.3.2. Tiêu chuẩn của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường
- Tiêu chuẩn chung: có 4 tiêu chuẩn chung
- Tiêu chuẩn riêng: (1) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã
được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; (2) Có chữ viết rõ ràng và trình độ
tin học phù hợp theo yêu cầu công việc. Tuy nhiên, theo quy định tại
Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, cơng
chức cấp xã thì từ 25/12/2019 cơng chức Tư pháp - Hộ tịch phường
phải có bằng đại học.

9


1.2. Khái quát chung về năng lực thực thi công vụ của công chức
Tư pháp - Hộ tịch phường
1.2.1. Khái niệm năng lực, năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường
1.2.1.1. Khái niệm năng lực: Năng lực là những phẩm chất tâm lý

cá nhân bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ, bảo đảm cho việc thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
1.2.1.2. Khái niệm, đặc điểm công vụ: Công vụ là một hoạt động
đặc biệt trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước, do đội ngũ cán bộ,
công chức hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền để thực
hiện nhiệm vụ công theo quy định của pháp luật.
Hoạt động công vụ ở nước ta có 6 đặc điểm
1.2.1.3. Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức Tư
pháp - Hộ tịch phường
Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường là khả năng vận dụng tổng hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng,
thái độ của bản thân cơng chức đó được thể hiện ra bên ngoài bằng các
hoạt động nhằm thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao với những
kết quả có thể quan sát và đo đạc theo những tiêu chí nhất định.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường (Sơ đồ 1.2)
1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi cơng vụ của cơng
chức Tư pháp-Hộ tịch phường
1.2.3.1. Nhóm tiêu chí về trình độ, kiến thức: Trình độ chun
mơn nghiệp vụ; Trình độ lý luận chính trị; Kiến thức quản lý hành
chính nhà nước; Trình độ tin học.
1.2.3.2. Nhóm tiêu chí về kỹ năng chun mơn: Tham mưu; Cập
nhật và áp dụng pháp luật; Giao tiếp; Thu thập và xử lý thông tin; Lập

10


hoạch, kế hoạch; Soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, hồ sơ chuyên
môn; Tổ chức thực hiện công việc, tổ chức thực hiện cơng việc
1.2.3.3. Nhóm tiêu chí về thái độ, phẩm chất đạo đức

Bao gồm: Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan;
Tuân thủ kỷ luật hành chính; Ý thức trách nhiệm trong thực thi công
vụ; Ý thức tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ; Tinh thần hợp
tác, phối hợp trong cơng việc; Phẩm chất đạo đức
1.2.3.4. Nhóm tiêu chí về động lực, phương pháp làm việc, điều
kiện làm việc và sức khỏe
Bao gồm các tiêu chí về: Động lực làm việc; Phương pháp làm
việc; Sức khỏe; Điều kiện làm việc; Kết quả thực thi công vụ.
A. KIẾN THỨC
. ĐH Luật;
. Nghiệp vụ Hộ tịch (Bồi dưỡng)
.Trung cấp Lý luận Chính trị
. QL HCNN
.Trình độ Tin học
B. KỸ NĂNG
1. Tham mưu
2. Cập nhật và áp dụng pháp luật
3. Giao tiếp
4. Thu thập & xử lý Thông tin
5. Lập kế hoạch
6. Soạn thảo VB & QLVB hồ sơ
Sơ đồ
7. Tổ chức thực hiện công
việc1.2.
C. THÁI ĐỘ, PHẨM CHẤT
1. Tuân thủ PL
2. Kỷ luật HC
3. Trách nhiệm
4. Tự nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng
5. Hợp tác công vụ
6. Phẩm chất đạo đức

. Tạo động lực
. Phương pháp
làm việc
. Điều kiện làm
việc
. Sức khỏe

NĂNG LỰC
THỰC THI
CÔNG VỤ
CỦA CÔNG
CHỨC TƯ
PHÁP-HỘ
TỊCH
PHƯỜNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Cá nhân công chức
2. Môi trường tổ chức
3. Nhà LĐ, QL (chủ tịch UBND)

Sơ đồ 1.2. Mơ hình nghiên cứu của đề tài

11



1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường
1.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân công chức Tư pháp - Hộ
tịch phường
Các yếu tố gồm: Được đào tạo, tự ĐTBD, thơng qua tích cực hoạt
động cơng vụ, trải nghiệm, rút kinh nghiệm; Động cơ, động lực làm việc;
tổ chức tạo động lực cho công chức; Thể lực và sức khỏe tinh thần.
1.3.2. Các yếu tố về môi trường, tổ chức
Bao gồm các yếu tố: Các chính sách liên quan đến công chức cấp
xã; Công tác tuyển dụng; Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
phường; Điều kiện cơ sở vật chất .
1.3.3. Yếu tố thuộc về người lãnh đạo, quản lý - người sử dụng
công chức
Người lãnh đạo, quản lý - Chủ tịch UBND phường quan tâm đầy
đủ tới cơng chức sẽ góp phần khơng nhỏ đến phát triển năng lực thực
thi, đó là các hoạt động: bố trí, sử dụng đúng chun mơn, tạo điều kiện
cho công chức được ĐTBD, huấn luyện, đánh giá khách quan, bố trí nơi
làm việc phù hợp, đủ phương tiện làm việc như máy tính, bàn,
ghế,…động viên cơng chức và thực hiện chế độ, chính sách đúng.
Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch UBND phường sẽ thúc đẩy
hoặc kìm hãm những nội dung quản lý công chức; đồng thời, Chủ tịch
UBND phường tạo điều kiện cơ sở vật chất, quan tâm động viên, tạo
động lực cho công chức phát triển năng lực thực thi cơng vụ sẽ góp
phần phát triển năng lực thực thi công vụ của công chức.

12


Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung

về năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường
như: Các khái niệm công cụ (công chức, công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường, năng lực, năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch phường) và chỉ ra những đặc điểm cơ bản, vai trị của cơng
chức Tư pháp - Hộ tịch phường; Phân tích các tiêu chí đánh giá năng
lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường (gồm
các tiêu chí: trình độ, kiến thức; kỹ năng trong thực thi công vụ; thái
độ, phẩm chất; động lực, tạo động lực; phương pháp, điều kiện làm
việc và kết quả cơng việc).
Tác giả đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi
công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường.
Những vấn đề lý luận được đề cập trong Chương 1 là luận cứ
khoa học giúp tác giả phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi
công vụ ở Chương 2 cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội tại Chương 3 của luận văn.

13


Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về kinh tế-xã hội quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội quận Ba Đình
Quận Ba Đình có 14 phường, bao gồm: Cống Vị, Điện Biên, Đội
Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn
Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.
Nhìn vào thực tế phát triển của Quận Ba Đình trong nhiều năm
qua đã khẳng định được sự nghiệp xây dựng và phát triển Quận nói

riêng và của Thủ đơ nói chung. Quận ủy Ba Đình đã xây dựng và thực
hiện có hiệu quả nhiều chương trình nhằm nâng cao vai trò của Quận
ở một vị thế, tầm cao mới, hướng tới mục tiêu văn minh, hiện đại, giàu
bản sắc, xứng đáng là một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà
Nội. Năm 2020 là năm có ý nghĩa quan trọng để quận Ba Đình phấn
đấu hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm, giai đoạn
2016 - 2021 với phương châm "Kỷ cương- trách nhiệm- hiệu quả".
Thời gian qua, Quận Ba Đình đã đạt được nhiều kết quả khả quan về
kinh tế- xã hội.
2.1.2. Tác động của kinh tế - xã hội quận Ba Đình đến năng lực
thực thi cơng vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường
Công chức Tư pháp - Hộ tịch phường chủ yếu là người sinh sống
trên địa bàn Quận Ba Đình, hoặc có thời gian dài cơng tác tại cơ quan
trên địa bàn Quận, có sự am hiểu về kinh tế, xã hội; phong tục tập quán,
văn hóa ở địa phương; trực tiếp xây dựng và phát triển các phong trào
tạo nên sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân. Bên cạnh đó, trước yêu

14


cầu phát triển nhanh chóng và phức tạp về mọi mặt đời sống xã hội,
nhất là các vấn đề liên quan đến kinh tế, đất đai, dân số, tình hình an
ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt, từ ngày 01/7/2021, thành phố Hà
Nội thí điểm thực hiện mơ hình chính quyền đơ thị tại các phường, địi
hỏi bản thân công chức Tư pháp - Hộ tịch phường phải luôn tự học hỏi,
cập nhật những kiến thức mới, luôn có thái độ tích cực trong học tập,
bồi dưỡng kiến thức, tự hoàn thiện bản thân, các kỹ năng để xử lý tốt
mọi tình huống.
2.2. Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành

phố Hà Nội
2.2.1. Thực trạng số lượng, cơ cấu công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường trên địa bàn quận Ba Đình
Qua báo cáo tổng hợp, rà sốt, tính đến tháng 12/2020, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội có 23 cơng chức Tư pháp - Hộ tịch ở 14
phường trên địa bàn Quận. Hiện có 6/14 phường chỉ bố trí 01 cơng
chức Tư pháp - Hộ tịch và chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện
công tác hộ tịch; số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch đến năm 2020
vẫn chưa đủ theo định biên được giao (thiếu 05 biên chế).
Thông qua số liệu cơ cấu về độ tuổi và kinh nghiệm công tác ở
bảng 2.2 và 2.3 cho thấy, số công chức Tư pháp - Hộ tịch phường của
quận Ba Đình có cơ hội để phát triển năng lực tốt, có cơ cấu độ tuổi
hợp lý, số cơng chức có kinh nghiệm lâu năm và ít năm đồng đều nhau.
2.2.2. Thực trạng trình độ chun mơn, nghiệp vụ và các kiến
thức khác của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn
quận Ba Đình
Đến năm 2020 cịn 5/23 cơng chức (chiếm 21,73%, tính cả 01 cơng
chức có trình độ chun mơn trung cấp luật) chưa ngang tầm về trình độ

15


chun mơn; có 2/23 (chiếm 8,7%) cơng chức chưa được bồi dưỡng
quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức Tư pháp - Hộ
tịch. Công chức Tư pháp-Hộ tịch phường chưa đầu tư nâng cao trình độ
ngoại ngữ, chủ yếu là hoàn thiện chứng chỉ theo quy định bắt buộc.
2.2.3. Kết quả nghiên cứu về năng lực thực thi công vụ của
công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội
2.2.3.1. Kiến thức: Trình độ chun mơn của cơng chức Tư pháp Hộ tịch trên địa bàn quận Ba Đình chủ yếu có trình độ đại học, chỉ có

một cơng chức có trình độ trung cấp luật, ngồi ra có hai cơng chức Tư
pháp - Hộ tịch có trình độ thạc sĩ luật mới được tuyển dụng năm 2017
và năm 2019. Điều này cho thấy nhiều cơng chức ln có ý thức tự học
tập để nâng cao trình độ chun mơn nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
của thời kỳ đổi mới.
2.2.3.2. Kỹ năng: Kết quả khảo sát đã phản ánh thực trạng mức độ
thành thạo các kỹ năng của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên
địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội chủ yếu dừng lại ở mức độ
khá; sắp tới cần được cải thiện hơn nữa khi Hà Nội thực hiện thí điểm
mơ hình chính quyền đơ thị.
2.2.3.3. Thái độ: Để có cơ sở đánh giá, tác giả lựa chọn 03 nhóm
điều tra xã hội học gồm: 23 phiếu tự đánh giá của công chức Tư pháp
- Hộ tịch phường; 75 phiếu khảo sát công chức khác làm việc tại
phường; 120 phiếu khảo sát người dân đến UBND phường thực hiện
thủ tục hành chính. Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 2.10 và
Bảng 2.11.
2.2.3.4. Kết quả thực hiện công việc
- Về công tác hộ tịch (kết quả tại bảng 2.12)

16


Bảng 2.12: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính về hộ tịch
tại Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Ba Đình
Đơn vị tính: trường hợp
Lĩnh
Đăng Đăng
Thay đổi, Nhận
Cấp
Xác nhận

vực Đăng ký ký

cải chính, ni con trích
Khai
tình trạng
Khai Kết
bổ sung
nuôi; lục hộ
sinh
hôn nhân
Năm
tử
hôn
hộ tịch Giám hộ tịch
2018

2568

986

1054

1263

15

12

763


2019

2985

1233

1325

1405

12

9

955

2020

2889

948

1178

1489

11

8


998

(Nguồn: Báo cáo cơng tác tư pháp của Phịng Tư pháp quận Ba Đình)
- Về cơng tác tun truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; chứng
thực: Nội dung và phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
đa dạng và phong phú. Kết quả thực hiện được thể hiện tại Bảng 2.13.
- Về cơng tác hịa giải cơ sở: được thực hiện có hiệu quả, nâng
cao chất lượng cơng tác hòa giải tại cơ sở.
- Về quản lý và khai thác tủ sách pháp luật: Hiện nay, quận Ba
Đình có 14 tủ sách pháp luật được đặt tại UBND của 14 phường, bao
gồm hàng trăm đầu sách phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của cán bộ,
cơng chức và nhân dân trên địa bàn.
- Về công tác giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại,
tố cáo: Từ việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật đến việc
tiếp xúc cử tri và đối thoại trực tiếp từ cơ sở đã phát huy quyền làm
chủ, thể hiện quyền lợi của nhân dân. Từ công tác này đã giải quyết
cơng việc hợp tình, hợp lý cho nhân dân, tạo lòng tin của người dân
đối với Nhà nước.

17


Bảng 2.13: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức
Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình
Tun truyền
PBPL
Năm

Hịa giải


Số người Số vụ Tỉ lệ hịa
Số
được tun hịa giải thành
cuộc
truyền
giải cơng (%)

Cơng tác
văn bản

Chứng thực

Số văn
bản
Số văn
thẩm bản kiểm Bản sao Chữ ký
định,
tra
góp ý

2018

25

2.678

37

31


233

879

512.150 13.543

2019

22

3.036

42

38

265

671

605.672 12.956

2020

17

2.912

32


29

212

602

337.285 16.422

(Nguồn: Báo cáo cơng tác tư pháp của Phịng Tư pháp quận Ba Đình)
2.3. Đánh giá chung về năng lực thực thi công vụ của công chức Tư
pháp-Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội
2.3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, về kiến thức: Kiến thức của công chức Tư pháp - Hộ
tịch phường ngày càng được nâng cao; Công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường đang được trẻ hóa, tăng cường về số lượng lẫn chất lượng.
Thứ hai, về kỹ năng: Các kỹ năng cần thiết được họ trau dồi
thường xuyên; Công chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận
Ba Đình là những người ln có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc.
Thứ ba, về thái độ, phẩm chất đạo đức: Công chức Tư pháp - Hộ
tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình chủ yếu là người địa phương
hoặc có thâm niên cơng tác tại địa phương nên họ hiểu rõ những đặc
điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội, tâm lý của dân cư trên địa bàn.
Thứ tư, về tạo điều kiện làm việc, tạo động lực và môi trường làm

18


việc: được quan tâm đầy đủ từ phía UBND các phường thuộc quận Ba
Đình.
Thứ năm, về kết quả thực hiện công việc trên địa bàn quận luôn

đạt trên 90% số lượng hồ sơ giải quyết đúng thời gian quy định, việc
cập nhật các văn bản kịp thời, công tác xử lý vi phạm đạt được nhiều
kết quả tốt.
Thời gian này, ngoài nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội,
tại Hà Nội cũng như ở một số địa phương trong cả nước đang tăng
cường phòng, chống dịch Covid-19 đã cho thấy sự tn thủ kỷ luật
hành chính của cơng chức, lan tỏa sang người dân thật rõ nét.
2.3.2. Hạn chế
Việc triển khai thực hiện phần mềm điện tử dùng chung 3 cấp
thực hiện vẫn cịn có những vướng mắc; Đội ngũ công chức phải kiêm
nhiệm nhiều, chưa được tập trung trong giải quyết công việc; Số lượng
biên chế được giao ít hơn so với u cầu chun mơn; Việc thực hiện
thủ tục hành chính đơi khi chưa đảm bảo theo khung giờ quy định cho
mỗi bước giải quyết, tuy trả hồ sơ cho Bộ phận “Một cửa” trước thời
hạn nhưng vẫn bị báo muộn.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, việc tuyển dụng công chức cấp xã qua thi tuyển gặp
nhiều khó khăn, chưa bố trí đủ cơng chức theo biên chế được giao, bố
trí cơng việc kiêm nhiệm
Thứ hai, thể chế pháp luật quy định về công tác tư pháp, hộ tịch
chưa đầy đủ, đồng bộ
Thứ ba, công tác tư pháp, hộ tịch thực hiện trong bối cảnh mới mơ hình chính quyền đơ thị
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư pháp, hộ tịch
Thứ năm, nguồn lực thực hiện công tác tư pháp, hộ tịch

19


Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực cơng

chức Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 qua các tiêu chí (1) kiến thức; (2) kỹ
năng (3) thái độ; (4) kết quả thực hiện cơng việc, đáp ứng sự hài lịng
của người dân cùng với việc lãnh đạo UBND các phường, quận Ba
Đình tạo điều kiện cơ sở vật chất cũng như tạo động lực, môi trường
làm việc để công chức Tư pháp – Hộ tịch phát huy năng lực thực thi
công vụ. Tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích năng
lực thực thi cơng vụ của chức danh cơng chức này theo trình tự tiêu
chí đánh giá năng lực thực thi cơng vụ ở chương 1. và thu được các kết
quả nghiên cứu theo mục đích nghiên cứu. Qua phân tích, tác giả cũng
chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến
hạn chế về năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường trên địa bàn quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Những đánh giá này là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp
nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch
phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội tại Chương 3
của luận văn.

20


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC HỘ TỊCH - TƯ PHÁP PHƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm của Đảng, nhà nước và của thành phố Hà Nội về
nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ
tịch phường
3.1.1. Sự cần thiết nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường trong bối cảnh mới

Tình hình bối cảnh mới - thành phố Hà Nội thực hiện thí điểm mơ
hình chính quyền đơ thị tại các phường; u cầu cải cách hành chính
nhà nước địi hỏi phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường
3.1.2. Quan điểm của Đảng về nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức
Một là, về quy hoạch; Hai là, về đào tạo, bồi dưỡng; Ba là, về rèn
luyện, thử thách qua thực tiễn công tác.
3.1.3. Quan điểm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư
pháp - Hộ tịch phường
Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, Thành ủy
Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản nhằm
tạo bướ chuyển mạnh về kỳ luật kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục
vụ nhân dân của công chức; quy định tiêu chí đánh giá đối với cơng
chức, viên chức.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư
pháp-Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

21


3.2.1. Bố trí cơng chức Tư pháp - Hộ tịch đúng vị trí chức danh,
theo bản mơ tả cơng việc, sử dụng đúng năng lực
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác tư pháp,
hộ tịch
3.2.3. Đổi mới công tác tư pháp, hộ tịch trong bối cảnh mới mơ hình chính quyền đơ thị
3.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích cơng
chức tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Trên cơ sở nhu cầu, tìm ra mức độ hẫng hụt về kiến thức, kỹ năng

chuyên môn để gửi họ đi ĐTBD đúng nhu cầu. Ngoài việc tổ chức cử
đi ĐTBD, lãnh đạo UBND phường cịn phải khuyến khích họ tự
ĐTBD, kiến nghị với UBND quận để cử họ đi hội thảo, tập huấn
chuyên môn khi có những lớp do Bộ Tư pháp tổ chức tại địa phương.
Ngồi ra, có một phương pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ là
huấn luyện tại chỗ.
3.2.5. Tăng cường phối hợp, ứng dụng công nghệ thông tin
trong cơng tác tư pháp, hộ tịch
Phịng Tư pháp Quận cần tăng cường ứng dụng CNTT gắn với cải
cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành, tăng tốc độ xử lý giải quyết thủ tục hành chính, giảm thời gian,
chi phí hoạt động cũng như nâng cao tính minh bạch trong các hoạt
động cơng vụ.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đảm bảo ATTT
cho hệ thống mạng nội bộ (LAN) gồm: Máy chủ, máy trạm, thiết bị
mạng, phần cứng, phần mềm hệ thống và các hệ thống thông tin, phần
mềm ứng dụng nhằm đánh giá tổng thể mức độ ATTT mạng, kịp thời
phát hiện và xử lý sự cố, lỗ hổng, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn cơng
vào hệ thống mạng.

22


3.2.6. Tạo động lực và điều kiện làm việc cho công chức Tư
pháp - Hộ tịch
Quan tâm thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ cơng chức tư pháp - hộ tịch, bố trí phòng làm việc, cơ sở
vật chất, trang thiết bị làm việc, hệ thống mạng internet, phần mềm
chuyên dụng… cho công chức Tư pháp – Hộ tịch phường.
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện

công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch phường
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức
Tư pháp - Hộ tịch phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội đã được phân tích, đánh giá ở Chương 2, tác giả đã đưa ra các
quan điểm và đề xuất được 7 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng
lực thực thi công vụ phù hợp với công tác quản lý, sử dụng, đào tạo
bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển công chức và thực hiện các chính
sách đối với cơng chức Tư pháp - Hộ tịch phường trong bối cảnh Hà
Nội thí điểm thực hiện mơ hình chính quyền đơ thị; đó là: (1) Bố trí
cơng chức Tư pháp - Hộ tịch đúng vị trí chức danh, theo bản mơ tả
cơng việc, sử dụng đúng năng lực; (2) Hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật về công tác tư pháp, hộ tịch; (3) Đổi mới công tác tư pháp,
hộ tịch trong bối cảnh mới - mơ hình chính quyền đơ thị; (4) Tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích cơng chức tự đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; (5) Tăng cường phối hợp, ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác tư pháp, hộ tịch; (6) Tạo động lực
và điều kiện làm việc cho công chức Tư pháp - Hộ tịch; (7) Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công vụ của công
chức Tư pháp - Hộ tịch phường.

23


×